intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN:CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2023 - 2024 A. TRẮC NGHIỆM Em hãy lựa chọn ý đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Ngành thủy sản có vai trò đối với đời sống con người là A. cung cấp thực phẩm cho con người. B. cung cấp gỗ cho con người. C. cung cấp thịt lợn cho con người. D. cung cấp gạo cho con người. Câu 2. Loài thủy sản có giá trị kinh tế cao là A. cá rô đồng B. lươn C. tôm hùm D. ốc. Câu 3. Cá đem làm giống phải đảm bảo yêu cầu là A. phản ứng chậm chạp. B. kích cỡ không phù hợp. C. có mang mầm bệnh D. đồng đều, khỏe mạnh. Câu 4. Vận chuyển cá giống vào khoảng thời gian nào trong ngày để đảm bảo an toàn cho cá? A. buổi sáng. B. buổi trưa. C. giữa buổi trưa. D. đầu giờ chiều Câu 5. Nhóm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao là A. ngọc trai, cá rô phi. B. cá tra, cá ba sa. C. cá tra, cá rô đồng. D. tôm, ốc. Câu 6. Hàng ngày, cho cá ăn vào khoảng thời gian là A. 5-6 giờ sáng. B. 8-9 giờ sáng. C. 5-6 giờ chiều. D. 7-8 giờ tối. Câu 7. Đối với cá đã lớn thì dùng thức ăn viên nổi có hàm lượng protein A. 20-22%. B. 22-28%. C. 28-30%. D. 30-32%. Câu 8. Đối với cá mới thả thì dùng thức ăn viên nổi có kích thước là A. 5-6mm. B. 4-5mm. C. 3-4mm. D. 1-2mm. Câu 9. Khi nước ao bị bẩn phải giảm lượng thức ăn cho cá vì A. không ảnh hưởng đến tiêu hóa của cá. B. tiết kiệm chi phí cho nuôi cá. C. giúp cá sinh trưởng tốt. D. giúp cá phát triển tốt Câu 10. Bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch là biện pháp được tiến hành A. hàng tuần. B. hàng tháng. C. hàng ngày. D. hàng năm.
  2. Câu 11. Màu nước tốt nhất để nuôi cá là màu A. đen. B. xám. C. nõn chuối. D. đỏ. Câu 12. Thiết bị để sử dụng hỗ trợ cung cấp khí oxygen cho cá trong ao là A. xô. B. thùng. C. rổ nhựa. D. máy quạt nước. Câu 13. Khi sử dụng thiết bị hỗ trợ như máy phun mưa, máy quạt nước có tác dụng đối với cá nuôi là A. cung cấp khí oxygen cho cá. B. cung cấp nước sạch cho cá nuôi C. hạn chế sự che phủ vào ao nuôi D. bù đắp lượng nước sạch Câu 14. Trong nuôi cá người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh để A. tạo điều kiện cho cá không nhiễm bệnh. B. tạo điều kiện cá dễ bị nhiễm bệnh. C. tạo điều kiện cá phát triển trọng lượng. D. tạo điều kiện cho cá phát triển chiều dài. Câu 15. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là A. 30-35 0C. B. 25-38 0C. C. 25-28 0C. D. 15-25 0C. Câu 16. Có bao nhiêu hình thức thu hoạch cá trong ao? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Hình thức thu tỉa cá nuôi trong ao được áp dụng trong trường hợp là A. cá lớn, mật độ cá thưa. B. cá nhỏ, mật độ cá thưa. C. cá lớn, mật độ cá dày D. cá nhỏ, mật độ cá dày Câu 18. Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước nuôi thủy sản là A.nước thải công nghiệp và bệnh viện. B.nước thải công nghiệp, bệnh viện, nước thải sinh hoạt và trong sản xuất nông nghiệp. C.nước thải trong sản xuất nông nghiệp. D.nước thải sinh hoạt. Câu 19. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản là một trong các yếu tố quyết định đến A. chất lượng thủy sản. C. hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản. B.số lượng thủy sản. D. chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy sản.
  3. Câu 20. Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả cần thực hiện biện pháp là: A. đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa sinh sản. B. xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. C. đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt như sử dụng thuốc nổ. D. đánh bắt các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị. Câu 21. Để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản cần thực hiện biện pháp là A.tăng cường sử dụng kháng sinh trong nuôi cá. B. tăng cường sử dụng hóa chất trong nuôi cá. C. quản lý tốt chất thải, nước thải không gây ô nhiễm môi trường. D. đánh bắt thủy sản bằng hình thức có tính hủy diệt như sử dụng thuốc nổ. Câu 22. Phát biểu nào dưới đây saikhi nói về vai trò của thủy sản: A. Cung cấp thực phẩm cho con người. B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác. C. Hàng hóa xuất khẩu. D. Làm vật nuôi cảnh. Câu 23. Các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ? A. Cá Chép Koi. B. Cá Rô Phi. C. Cá Lăng. D. Cá Chình. Câu 24. Công việc đầu tiên được đề cập đến để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có hiệu quả là: A. Xây dựng các khu bảo tồn biển B. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, mở rộng khai thác xa bờ C. Thả các loài thủy sản quý hiếm vào một số nội thủy, vũng, vịnh D. Nghiêm cấm đánh bắt bằng hình thức hủy diệt Câu 25. Bổ sung nước sạch có tác dụng gì đối với cá nuôi? A. Giúp cá sinh trưởng tốt B. Giúp cá phát triển tốt C. Làm sạch nước ao và hạn chế cá bị bệnh
  4. D. Hạn chế cá chết Câu 26. Kĩ thuật chăm sóc cá chép gồm có các công việc: A. Cho ăn; quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép. B. Cho ăn; quản lý. C. Phòng và trị bệnh cho cá chép. D. Quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép Câu 27. Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu. A. Cá to. B. Cá nhỏ vừa phải. C. Cá đắt tiền. D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Câu 28. Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì? A. Thu hoạch B. Xác định nguyên nhân và dùng thuốc trị bệnh C. Thay nước ao nuôi D. Cho uống thuốc Câu 29. Biện pháp bảo vệ môi trường đầu tiên được đề cập đến là: A. Quản lí tốt chất thải, nước thải B. Thực hiện tốt biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, phòng dịch bệnh C. Khuyến khích các hộ nuôi trồng tăng cường áp dụng tiến bộ kĩ thuật D. Hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất Câu 30. Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là: A. Cho sản phẩm tập trung. B. Chi phí đánh bắt cao. C. Năng suất bị hạn chế. D. Khó cải tạo, tu bổ ao. B. TỰ LUẬN Câu 1.Nhà bạn H chuẩn bị nuôi cá rô phi, để kiểm tra nhiệt độ, độ trong của nước ao nuôi cá thì bố bạn H cần tiến hành đo nhiệt độ, độ trong như thế nào? Câu 2. Vai trò của thủy sản? Hãy đề xuất những việc nên làm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
  5. Câu 3. Là hs em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? Câu 4. Kể tên các cách thu hoạch cá trong ao nuôi? Trình bày phương thức thu hoạch đó? Câu 5. Lập kế hoạch, tính toán chi phí để nuôi một loài cá cảnh phù hợp với điều kiện và sở thích của em như gợi ý(T82-SGK)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2