Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều
lượt xem 1
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều
- PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II GDCD 7 NĂM HỌC 2023 – 2024 I. Phạm vi kiến thức ôn thi học kì 2 GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường. - Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường. - Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường. - Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường Bài 8: Quản lí tiền - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. -Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. -Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân. - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. - Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội. - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệnạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. - Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội. - Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Nêu được khái niệm gia đình. - Nêu được vai trò của gia đình. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. II. Một số câu hỏi ôn thi cuối kì 2 GDCD 7 Câu 1. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây? A. Đánh đập con cái thậm tệ. B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp. C. Phê bình học sinh trên lớp. D. Phân biệt đổi xử giữa các con.
- Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường? A. Do thiếu thốn tình cảm. B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực. C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình. D. Do thiếu hụt kĩ năng sống. Câu 3. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây? A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực cộng đồng. D. Bạo lực xã hội. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường? A. Sự sợ hãi của nạn nhân. B. Sự ám ảnh của nạn nhân. C. Sự nổi loạn của nạn nhân. D. Sự trầm cảm của nạn nhân. Câu 5. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh. B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp. C. Giáo viên doạ nạt khiến học sinh căng thẳng. D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp. Câu 6. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây? A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn. B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm. C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý. D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí. Câu 7. Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường. B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau. C. Giữ kín chuyện để không ai biết. D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp. Câu 8: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. sự thiếu hụt kĩ năng sống. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 9: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là do
- A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái. C. thiếu sự giáo dục của gia đình. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường? A. Ông K đánh con vì trốn học để đi chơi game. B. Cô giáo phê bình P vì thường xuyên đi học muộn. C. Bạn T đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài. D. Bạn A nhắc nhở bạn Q không nên nói chuyện trong giờ học. Câu 11. Chi tiêu có kế hoạch là A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả. B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết. C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”. D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền. Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền? A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng. C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của. Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí? A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai. B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra. C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn. D. Năng nhặt, chặt bị. Câu 14. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm? A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm. B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ. C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”. D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp. Câu 15. Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào A. phung phí, hư hỏng. B. hoàn thiện. C. hà tiện. D. bao dung. Câu 16. Câu nói: "Cơm thừa gạo thiếu" nói đến vấn đề gì? A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng. C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm. Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
- A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê. B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật. C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh. D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân? A. Hủy hoại sức khỏe B. Sa sút tỉnh thần C. Vi phạm pháp luật D. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. D. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. C. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý Câu 20: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. C. Kinh tế kém phát triển. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 21: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội. B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Sống giản dị, lành mạnh. D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. Câu 23: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy. C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác. Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí. B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.
- C. Cản trở sự phát triển của đất nước. D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. Câu 25: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ? A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ. Câu 26: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá. B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh. C. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp. D. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Câu 27: Em đồng tình với những ý kiến dưới đây? A. Vì yêu thương con nên cha mẹ phải thường xuyên đánh, mắng để con nên người. B. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. C. Bố mẹ không gương mẫu, sống không có đạo đức sẽảnh hưởng đến con cái. D. Học sinh không ngoan, lười học là do gia đình. Câu 28: Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là A. ép buộc con làm theo ý mình. B. ép con nghỉ học đểđi làm kiếm tiền. C. không coi trọng ý kiến của con. D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con. Câu 29. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ A. phân biệt đối xử giữa các con. B. nuôi dạy con thành công dân tốt. C. ép buộc con làm điều trái pháp luật. D. ép buộc con làm điều trái đạo đức. Câu 30: Pháp luật không thừa nhận hành vi nào sau đây? A. Ông bà nội, ông bà ngoại trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. B. Anh em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau. C. Bố mẹ tôn trọng ý kiến của các con. D. Phân biệt đối xử con trong giá thú và con ngoài giá thú. Câu 31: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây? A. Cha mẹ với con cái B. Ông bà và con cháu
- C. Anh chị em với nhau. D. Giáo viên với học sinh. Câu 32: Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình? A. Đi thưa về gửi. B. Lá lành đùm lá rách. C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã. D. Lời chào cao hơn mâm cỗ. III.MỘT SỐ CÂU HỎI PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Tệ nạn xã hội giống như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng. Vậy theo em: Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội? Bản thân em có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? Gợi ý: *Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. *Tác hại +Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình; +Gây rối loạn trật tự xã hội; +Cản trở sự phát triển của đất nước *Trách nhiệm của bản thân: + Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh. + Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. + Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương. Câu 2: Cho câu tục ngữ: Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. a. Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Câu tục ngữ trên nói về chủ đề nào trong chương trình GDCD lớp 7 b. Từ câu tục ngữ trên, em hiểu thế nào là gia đình? Gia đình có vai trò như thế nào? Gợi ý: a. * Câu tục ngữ được hiểu là: cả hai vợ chồng cùng chung ý kiến quan điểm, mục đích, thống nhất với nhau về các quyết định của vợ chồng, gia đình như việc làm ăn, con cái và các vấn đề khác. * Câu tục ngữ trên nói về chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình b.
- *Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. *Vai trò của gia đình: - Duy trì nòi giống, kinh tế - Tổ chức đời sống gia đình - Nuôi dưỡng, giáo dục - Góp phần phát triển xã hội Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Gợi ý: Em không đồng tình với ý kiến đó. Vì: Việc phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan nhà nước và toàn xã hội chứ không phải chỉ riêng của cơ quan công an. Câu 4: Cho tình huống sau: Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người thân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà. a. Em có đồng tình với việc làm của thầy mo không? Vì sao? b. Những việc làm của thầy mo sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? c. Tội hành nghề mê tín dị đoan được quy định ở Điều nào của Bộ luật Hình sự năm 2015? d. Nếu là A trong tình huống trên, e sẽ xử lí như thế nào? Gợi ý: a. Em không đồng tình với việc làm của thầy mo. - Vì: việc làm của thầy mo là một hoạt động mê tín dị đoan, trái pháp luật và không mang lại hiệu quả chữa bệnh. b. Việc làm của thầy mo sẽ gây ra những hậu quả sau: + Gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng + Gây tốn kém về tiền bạc + Gây mất trật tự, an toàn xã hội. c. Tội hành nghề mê tín dị đoan được quy định ở Điều 320 của Bộ luật Hình sự năm 2015 d. Nếu là A em sẽ: Nói chuyện vói bố mẹ hoặc tìm gặp những người có uy tín ở địa phương như trưởng bản, cán bộ, chính quyền, công an, cán bộ y tế đểnhờ giải thích cho người dân hiểu về nguyên nhân khiến trẻ em bị sốt và nổi ban đỏ. Câu 5.Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia. Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 9 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết: a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
- b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội? Gợi ý: a. Em không đồng tình với suy nghĩ của C. - Vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bbao gồm cả người lớn và trẻ em. - Học sinh càng nêu cao ý thức tự giác, chủ động,bản lĩnh trước cám dỗ và tích cực tuyên truyền trong việc phòng chống tệ nạn xã hội b. Đưa ra lời khuyên với C: - Giải thích với C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. - Học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không mắc tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn