intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Địa lí lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học: 2023 – 2024 MÔN: Giáo duc kinh tế và pháp luật Phúc Thọ, ngày 22 tháng 4 năm 2024 I. LÝ THUYẾT BÀI 9. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật * Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ * Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý 2. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội. Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. BÀI 10. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực * Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị * Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế * Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động * Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo * Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 2. Ý nghĩa quyền bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội sẽ bảo đảm cho nam, nữ cùng có tiếng nói chung, được cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chữc cũng như mỗi gia đình; nam, nữ có cơ hội như nhau trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực; mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các lĩnh vực khác của xã hội. BÀI 11. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc * Bình đẳng về chính trị Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước * Bình đẳng về kinh tế Các dân tộc được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế. Ngoài việc ban hành đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc thù. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, tạo các điều kiện phát triển tốt nhất cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các dân tộc thiểu số và miền núi cần phát huy nội lực, tự vươn lên làm giàu cùng phát triển với đất nước. * Bình đẳng về văn hóa, giáo dục Các dân tộc được Đảng, Nhà nước tạo mọi điều kiện để mỗi dân tộc gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy. Các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập, trong tiếp cận, thụ hưởng các giá trị văn hoá, giáo dục, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau trong phát triền giáo dục. 2. Ý nghĩa của quyền bình giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội. Bình đẳng giữa các dàn tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển, phát huy được nhũng điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với quê hương đất nước; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; động viên, phát huy các nguồn lực của các dân tộc khác nhau cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. BÀI 12. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
  2. * Bình đẳng về quyền * Bình đẳng về nghĩa vụ * Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý 2. Ý nghĩa của quyền bình giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là điểu kiện để mỗi tôn giáo phát huy được nhũng điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ. BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội * Quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Công dân có các quyền trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: quyền bình đẳng; quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật; quyền tự do ngôn luận, báo chí * Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Công dân có nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành nhũng quy tắc sinh hoạt công cộng; tôn trọng quyền và lợi ích của người khác; tôn trọng lợi ích của dân tộc; trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc,... 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội + Đối với người bị vi phạm: + Đối với người vi phạm: + Đối với Nhà nước và xã hội: BÀI 14. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử * Quyền của công dân về bầu cử Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền: bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử, tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử, khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.... * Quyền của công dân về ứng cử Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; có các quyền: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật, tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử, giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử..... * Nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử: tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử, tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử; không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.... 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. + Đối với xã hội + Đối với cá nhân: + Người thực hiện hành vi vi phạm: BÀI 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
  3. 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo * Quyền của công dân về khiếu nại - Người khiếu nại có quyền: * Quyền của công dân về tố cáo - Người tố cáo có quyền: * Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo - Trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, công dân có nghĩa vụ 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo - Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo sẽ gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. + Đối với xã hội: + Đối với cá nhân: - Người thực hiện hành vi vi phạm: BÀI 16. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc * Quyền của công dân về bảo vệ tổ quốc - Bảo vệ Tổ quốc là quyền cao quý của mỗi công dân. - Công dân có quyền tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bào vệ Tổ quốc; có quyền bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc; có quyền kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia * Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ tổ quốc - Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam. - Công dân có nghĩa vụ tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc...... 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc - Đối với xã hội: - Đối với cá nhân: - Người thực hiện hành vi vi phạm: BÀI 17. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân * Một số quy định cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. - Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức. * Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân 2/ Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng sức khoẻ danh dự nhân phẩm của công dân * Một số quy định cơ bản về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân - Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. - Các hành vi xâm phạm trái phép tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định của pháp luật. * Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân 3/Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân BÀI 18. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN
  4. 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. - Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: + Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân. + Các cơ quan chức năng chỉ được khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi khám xét phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân + Đối với xã hội: + Đối với cá nhân: + Người vi phạm: 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân BÀI 19. QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN CỦA CÔNG DÂN 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị nghiêm cấm. - Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tin của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân BÀI 20. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin * Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin + Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; + Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; + Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí; + Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống; + Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;.... * Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin + Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; + Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; + Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà minh cung cấp; + Thông tin trung thực về tinh hình đất nước và thế giới, không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp; + Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
  5. + Không lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân... 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công trong việc thực hiện dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin BÀI 21. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo * Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Công dân có quyền: + Tự do tín ngưỡng, tôn giáo; + Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; + Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; + Tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo. + Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; + Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật... * Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Công dân có nghĩa vụ: + Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan; + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; + Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; + Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; + Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo 3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng và tôn giáo. II. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM CÓ 4 PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế? A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc. B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp. C. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm. D. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế. Câu 2: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm A. phúc lợi xã hội. B. an sinh xã hội. C. bảo hiểm xã hội. D. bình đăng giới. Câu 3: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Lao động. Câu 4: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. gia đình. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa ? A. Phủ sóng truyền hình quốc gia . B. Khôi phục lễ hội truyền thống. C. Phát triển văn hóa cộng đồng. D. Xây dựng trường dân tộc nội trú. Câu 6: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện tốt việc đoàn kết A. với giai cấp nông dân. B. với giai cấp công nhân. C. giữa các dân tộc. D. cộng đồng quốc tế.
  6. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được A. đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. B. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. C. bảo tồn trang phục dân tộc . D. tổ chức lễ hội truyền thống. Câu 8: Theo quy đinh của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Sử dụng dịch vụ công cộng. B. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến. C. Giảm sát việc giải quyết khiếu nại. D. Đề cao quản điểm cá nhân. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, việc ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân? A. Độc lập phán quyết. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Tự do ngôn luận. D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây? A. Thay đổi kiến trúc thượng tầng. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. D. Sử dụng dịch vụ công cộng. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền của mình về bảo vệ Tổ quốc, mọi công dân đều được A. huy động vào quân đội. B. tàng trữ vũ khí quân sự. C. biên chế vào lực lượng an ninh. D. giáo dục kiến thức quốc phòng. Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phản ánh nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về bảo vệ tổ quốc? A. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. B. Tham gia hiến máu nhân đạo. C. Tham gia dân quân tự vệ. D. Tham gia bảo vệ biên giới. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, mọi công dân có nghĩa vụ A. tuân thủ Hiến pháp. B. sử dụng bạo lực. C. chiếm đoạt tài nguyên. D. từ bỏ quốc tịch đang có. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang A. cướp giật tài sản. B. truy lùng tội phạm. C. phạm tội quả tang. D. khống chế con tin. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Giam giữ nhân chứng. B. Truy tìm tội phạm. C. Đầu độc tù nhân. D. Theo dõi bị can. Câu 16: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang thực hiện hành vi nào sau đây? A. Cướp giật tài sản. B. Thu thập vật chứng. C. Điều tra vụ án. D. Theo dõi nghi phạm. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi : 17,18,19 Vợ chồng chị V, anh N và vợ chồng chị P, anh D cùng sống tại một khu phố, trong đó anh D là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh D lập tức khống chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh D áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh D viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị V cùng em trai là anh S đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh D để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh D đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị V và anh S đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh S. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị V, anh D tìm cách vào nhà anh S và giải cứu được chị P. Câu 17: Hành vi viết đơn đề nghị cơ quan chức năng khởi tố anh N là thể hiện công dân đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây ? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, những ai sau đây có hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của công dân ?
  7. A. Anh D, chị P và anh S. B. Anh D, chị V và anh S. C. Anh N, chị V và anh S. D. Chị P, anh D và anh N. Câu 19: Những ai sau đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Chị V và anh S. B. Chị V, anh S và anh D. C. Anh N và anh D. D. Anh S, anh D và anh N. 2. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào phòng riêng của chị B, nhưng không gặp được chị. Thấy điện thoại chị B để trên giường, khi anh A mở ra xem và phát hiện có một số hình ảnh thân mật giữa chị và anh L đồng nghiệp khiến anh rất bức xúc nên đã cầm điện thoại của chị B ra về. Vài ngày sau, do cần tiền, anh A đã mang điện thoại này ra hiệu cầm đồ do anh K làm chủ. Khi kiểm tra điện thoại thấy có một số hình ảnh về anh L một đối thủ cũng đang kinh doanh mặt hang giống mình nên anh K đã đồng ý. Sau đó anh K đã mang điện thoại về nhà sao chép các hình ảnh của anh L và chị B có trong điện thoại rồi gửi cho chị N người yêu anh L, khiến chị đòi chia tay. a. Vì anh A là người yêu của chị B nên anh A có quyền đột nhập vào phòng chị B mà không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. b. Việc anh A lấy điện thoại của chị B là xâm phạm về tài sản của công dân không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín. c. Anh K là chủ cầm đồ nên có quyền kiểm tra điện thoại khi nhận cầm đồ nên việc làm của anh K là không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín. d. Hậu quả của hành vi vi phạm của anh K có thể dẫn đến gia đình anh L và chị N đứng trước nguy cơ ly hôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2