intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1.        PHÒNG GD&ĐT THỊ XàĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH LỊCH SỬ 7               NĂM HỌC 2021­2022 I.Phần trắc nghiệm:  Câu 1: Nguyễn Trãi từ đâu bí mật về Lam Sơn theo Lê Lợi khởi Nghĩa và  dâng bản Bình Ngô Sách? A. Đông Quan B. Nghệ An C. Thăng Long D. Hải Phòng Câu 2: Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi? A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng D. Ra hàng quân giặc Câu  3.  Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ  dựng cờ  khởi   nghĩa ở Tây Sơn vào năm nào? A. Năm 1771. C. Năm 1773. B. Năm 1772. D. Năm 1774. Câu 4. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng  nào nước ta? A. An Khê­ Gia Lai. C. Đèo Măng Giang­ Gia Lai. B. Tây Sơn­ Bình Định. D. An Lão­ Bình Định. Câu 5. Chiến thắng có ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785  là  chiến thắng nào? A. Đánh sập tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. B. Hạ thành Quy Nhơn.
  2. C. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. D. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm ­ Xoài Mút. Câu 6. Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam? A. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế. B. Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân. C. Quang Trung qua đời. D. Nguyễn Ánh bắt giết Quang Toản. Câu 7: Kẻ chợ còn có tên gọi là gì? A. Thuận Hóa B. Phố Hiến C. Hội An D. Thăng Long Câu 8. Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ  năm 1833­ 1835 do ai là   người lãnh đạo? A. Lê Văn Khôi. C. Nông Văn Vân. B. Phan Bá Vành D. Cao Bá Quát. Câu 9.  Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII­ nửa đầu thế  kỉ XIX là gì ? A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình. C. Phản ánh cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong  tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư  tật xấu của quan  quân nhà Nguyễn. Câu 10: Vì sao vào thế  kỉ  XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị  chúa  Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh
  3. B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta Câu 11. Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di   sản văn hóa thế giới? A. Chùa Tây Phương. C. Đình làng Đình Bảng. B. Cố đô Huế. D. Khuê văn các ở Văn Miếu. Câu 12.   Hãy nối tên tác giả ở cột trái tương ứng tác phẩm ở cột phải cho đúng.  Mỗi ý nối đúng được 0,5 điểm. Tên tác giả Tác phẩm 1. Lê Quý Đôn A. Lịch triều hiến chương loại chí 2. Phan Huy Chú B. Đồng hồ, kính thiên lí. 3. Nguyễn Văn Tú C. Hải thượng y tông tâm lĩnh. 4. Lê Hữu Trác D. Đại Việt thông sử. II. Phần tự luận:  Câu 1.   Trình bày nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Qua đó đánh  giá công lao của Quang Trung đối với sự  nghiệp chống ngoại xâm và xây  dựng đất nước. * Nguyên nhân thắng lơi: ­ Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân  dân ta. ­ Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy * Công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng   đất nước là: ­ Đánh đổ các chính quyền phong kiến thối nát Lê­Trịnh­Nguyễn, thống nhất  đất nước. ­  Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
  4. ­ Đưa ra các chính sách về  kinh tế, xã hội, văn hóa, ngoại giao phù hợp  để phát triển đất nước. Câu 2.  Nhận xét  những nét độc đáo về  nghệ  thuật quân sự  của  cuộc kháng  chiến chống quân xâm lược Thanh trong phong trào Tây Sơn ở thế kỉ XVIII. * Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự  của cuộc kháng chiến chống quân xâm   lược Thanh trong phong trào Tây Sơn ở thế kỉ XVIII: ­ Rút lui chiến lược để  bảo toàn lực lượng, quân thủy về  Biện Sơn, quân bộ  về Tam Điệp, tạo thành thế nương tựa nơi hiểm yếu, gây khó khăn cho quân   địch. ­ Lợi dụng địch sơ hở (tết Nguyên đán), nắm vững thời cơ triệt để, lợi dụng  yếu tố bất ngờ, phản công chiến lược, tiến công chớp nhoáng. ­ Nghệ  thuật  chiến  tranh  cơ  động  nhanh,  hành  quân  thần  tốc,  táo bạo, tiến  công mãnh liệt, kết hợp với nghệ thuật bao vây vu hồi.  ­  Tư  tưởng  tiến  công  tích  cực,  chia  cắt  địch  ra  từng  mảng;  thế  trận  rất  mạnh, hiểm, kín và chắc; đánh tiêu diệt, đánh thẳng vào sào huyệt của quân  Thanh khiến cho chúng đại bại. Câu 3  Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: ­ Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô,  lập ra triều Nguyễn; ­ Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế ­ Trực tiếp điều hành mọi việc  từ trung ương đến địa phương. ­ Năm 1815, ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long) ­ Các năm 1831­1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc  (Thừa Thiên).
  5. ­ Quân đội: Gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm  ngựa dọc theo chiều dài đất nước. Câu 4.  Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp  nước ta dưới triều Nguyễn. * Tình hình kinh tế nước ta dưới triều Nguyễn là: - Nông nghiệp:  + Các vua Nguyễn chú trọng khai hoang. Các biện pháp di dân, lập  ấp, lập   đồn điền được tiến hành. + Nhà Nguyễn lập lại chế  độ  quân điền. Tuy nhiên phần lớn ruộng đất tập  trung vào tay địa chủ nên không có nhiều tác dụng. +   Ở  các tỉnh phía Bắc, việc đắp đê không được chú trọng nên lụt lội, hạn   hán xảy ra liên miên làm đời sống nhân dân còn đói khổ. ­ Thủ công nghiệp: +  Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu. Thợ  giỏi tập  trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước. + Ngành khai thác mỏ được mở rộng + Các làng nghề thủ công vẫn không ngừng phát triển ­ Thương nghiệp:  + Nhiều thị tứ mới xuất hiện ở Nam Bộ và Trung Bộ. + Việc buôn bán với các nước trong khu vực có nhiều thuận lợi. Nhà   Nguyễn hạn chế giao thương với phương Tây. Câu 5  Chữ  Quốc ngữ  được ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao chữ  cái La  tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ cho đến ngày nay? ­ Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt ngày càng phong phú. ­ Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ  dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.     → Chữ Quốc ngữ ra đời.
  6. ­ Chữ cái La –tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho  đến nay vì đây là loại chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến và là công cụ  thông tin rất thuận tiện.     ­ Chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng góp phần đắc lực vào việc truyền bá  khoa học, phát triển văn hóa trong các thế kỉ sau, đặc biệt trong văn học viết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1