intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 12 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

20
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 12 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 12 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

  1. MA TRẬN TIN HỌC 12 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018­2019 I. Ma trận  CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  Vận dụng cao STT KIẾN THỨC TN TN TN TN Bài 10. CƠ SỞ  5 2 1 1 1 DỮ LIỆU QUAN  HỆ 2 Bài 11. CÁC  5 1 2 1 THAO TÁC VỚI  CSDL QUAN HỆ 3 Bài 12. CÁC  5 2 3 1 LOẠI KIẾN  TRÚC CỦA HỆ  CSDL. 4 BÀI 13: BẢO  5 3 2 1 MẬT THÔNG  TIN TRONG  CÁC HỆ CƠ SỞ  DỮ LIỆU 20 câu  8 câu  4 câu  Số câu/điểm ( 5.0 đ) (2.0đ) (1.0 đ) Tỷ lệ 50 % 20% 10%  Lưu ý: Nội dung kiểm tra từ bài 10 đến bài 13 trong chương trinh tin học lớp 12 (chương trình chuẩn).
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN TIN HỌC 12 NĂM HỌC 2018­2019 I. LÝ THUYẾT Chương III. Hệ CSDL quan hệ Bài 10. Cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Mô hình dữ liệu quan hệ là gì? * Là các khai niệm dùng để mô tả các yếu tố: ­ Cấu trúc dữ liệu. ­ Các thao tác, phép toán trên CSDL. ­ Các ràng buộc dữ liệu. 2. Các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ: (gồm 3 đặc trưng) * Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng quan hệ (bảng), bao gồm: ­ Mỗi cột (thuộc tính, trường) thể hiện thông tin của một thuộc tính. ­ Mỗi hàng (bộ hay bảng ghi) thể hiện thông tin về một đối tượng. * Về mặt thao tác dữ liệu: Có thể xử lý dữ xliệu trong bảng như: ­ Cập nhật: Thêm, sửa, xóa bảng ghi,.. ­ Thống kê, truy xuất: Tìm kiếm, lọc dữ liệu, thống kê, báo cáo,… * Về mặt ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong các bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. 3. Các đặc trưng của một quan hệ trong CSDL quan hệ, gồm: ­ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với các quan hệ khác; ­ Các bộ là phân biệt và thức tự các bộ là không quan trọng; ­ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính không quan trọng; ­ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp. 4. Các thuật ngữ thường dùng: ­ Quan hệ để chỉ bảng. ­ Thuộc tính (trường) chỉ cột. ­ Bộ (bảng ghi) để chỉ hàng. ­ Miền để chỉ kiểu dữ liệu của một thuộc tính. 5 Các khái niệm: CSDL quan hê và hệ QTCSDL quan hệ, khóa chính. 6. Ràng buộc đối với khóa chính. ­ Thuộc tính làm khóa chính phải đầy đủ dữ liệu (không được bỏ trống). ­ Giá trị tài trường khóa chính không được giống nhau. 7. Liên kết giữa các bảng: Để kết nối thông tin của nhiều bảng dựa trên thuộc tính khóa. Bài 11. CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ 1. Nếu các thao tác với CSDL quan hệ gồm: * Tạo lập CSDL ­ Tạo bảng: Thực hiện khai báo cấu trúc của bảng: + Đặt tên các trường. + Chỉ định kiểu dữ liệu cho các trường. + Khai báo kích thước của trường. ­ Chọn khóa chính cho bảng: + Chọn trường làm khóa chính. + Nháy nút khóa hoặc lệnh Primary Key. ­ Đặt tên và lưu cấu trúc bảng. ­ Tạo liên kết: xác định trường chung trong các bảng.
  3. * Cập nhật dữ liệu: ­ Thêm bảng ghi: Là bổ sung một hoặc một vài bộ dữ liệu vào bảng. ­ Chỉnh sửa dữ liệu: là việc thay đổi các giá trị của thuộc tính. ­ Xóa dữ liệu: là việc xóa một bộ hoặc một số bộ của bảng. * Khai thác dữ liệu: ­ Sắp xếp các bảng ghi: Hệ quản trị CSDL thường phải thực hiện là tổ chức hoặc cung cấp  phương tiện truy cập vào các bảng ghi theo một trình tự nào đó. ­ Truy vấn dữ liệu:  + Truy vấn là một phát biểu thể hiện yêu cầu của người dùng. + Truy vấn mô tả các dữ liệu và thiết đặt các tiêu chí để hệ QTCSDL có thể thu nhập dữ  liệu thích hợp.  Truy vấn là một dạng lọc, có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một  CSDL quan hệ. ­ Xem dữ liệu: Các hệ quản trị CSDL cung cấp nhiều cách xem dữ liệu: + Xem toàn bộ bảng. + Dùng công cụ lọc để xem dữ liệu. + Tạo ra các biểu mẫu để xem dữ liệu. ­ Kết xuất báo cáo: + Thông tin báo cáo thường thu thập bằng cách tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí do người  dùng đặt ra. + Báo cáo thường được in ra hay hiển thị theo khuôn mẫu định sẵn. CHƯƠNG IV:  KIẾN TRÚC VÀ BẢO MẬT CÁC HỆ CSDL Bài 12. CÁC LOẠI KIẾN TRÚC CỦA HỆ CSDL. 1. Nêu đặc điểm và phân loại các hệ CSDL tập trung. * Đặc điểm: ­ Toàn bộ dữ liệu được lưu tại một máy hoặc một dàn máy. ­ Người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL thông qua các thiết bị truyền thông. * Phân Loại ­ Hệ CSDL cá nhân ­ Hệ CSDL trung tâm + Đặc điểm: . CSDL được lưu trữ trên máy tính trung tâm. . Nhiều người dùng từ xa có thể truy cập vào CSDL thông qua các thiết bị đầu cuối và  phương tiện truyền thông. . Các hệ CSDL trung tâm thường rất lớn và nhiều người dùng. + Ưu điểm: Nhiều người có thể sử dụng CSDL đồng thời. + Nhược điểm: Chi phí phần cứng tăng do máy trung tâm phải có cấu hinh mạnh. ­ Hệ CSDL khách – chủ +  Đặc điểm: Trong kiến trúc khách – chủ, các thành phần (của hệ  QTCSDL) tương tác   với nhau tạo nên hệ thống gồm: . Thành phần yêu cầu tài nguyên có thể  cài đặt trên nhiều máy khác nhau (ta gọi là  máy khách) trên mạng. . Thành phần cung cấp tài nguyên thường được cài đặt trên một máy chủ (mạng cục  bộ). + Ưu điểm: 
  4. . Nâng cao khả năng thực hiện. . Chi phí phần cứng thấp. . Bổ sung thêm các máy khách một cách dễ dang. + Nhược điểm: Tính an toàn và bảo mật không cao. 2. Khái niệm về CSDL phân tán: ­ CSDL phân tán là một tập hợp dữ liệu có liên quan (về mặt logic) được dùng chung và phân tán   về mặt vật lý trên một mạng máy tính. 3. Khái niệm về hệ QTCSDL phân tán. ­ Một hệ quản trị CSDL phân tán là một hệ thống phần mềm cho phép quản trị CSDL phân tán   và làm cho người dùng không nhận thấy sự phân tán. 4. Một số ưu điểm và hạn chế của các hệ CSDL phân tán. * Ưu điểm: ­ Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng. ­ Dữ liệu được chia sẽ trên mạng nhưng vẫn cho phép quản trị dữ liệu địa phương (dữ  liệu đặt  tại mỗi trạm). ­ Dữ liệu có tính tin cậy cao vì khi một trạm gặp sự cố có thể  khôi phục lại dữ liệu tại đây do  bản sao của nó có thể được lưu trữ tại một trạm khác nữa. ­ Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Có thể thêm nút mới vào mạng máy tính mà   không ảnh hưởng đến hoạt động của các nút sẵn có. * Hạn chế: ­ Hệ thống phức tạp hơn vì phải làm ẩn đi sự phân tán dữ liệu đối với người dùng. ­ Việc thiết kế CSDL phân tán phức tạp hơn, chi phí cao hơn. ­ Đảm bảo an ninh khó khăn hơn. Đối với hệ CSDL phân tán ngoài những vấn đề an ninh chung   của mạng máy tính còn cần đảm bảo an ninh khi có sự truy cập đến các bản sao đặt ở các vị trí   khác nhau. BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Bảo mật là vấn đề chung cho cả hệ thống CSDL và những hệ thống khác. Bảo mật trong hệ CSDL là: ­  Ngăn chặn các struy cập không được cấp phép. ­ Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng. ­ Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn. ­ Không tiết lộ nội dung dữ liệu cùng như chương trình xử lý. * Các giải pháp chủ yếu cho bảo mật hệ thống là chính sách và ý thức, phân quyền truy cập và   nhận dạng người dùng, mã hóa thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản. 1. Chính sách và ý thức. Việc bảo mật có thể  thực hiện bằng các giải pháp kĩ thuật cả  phần cứng lẫn phần mềm. Tuy   nhiên hiệu quả  của việc bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ  trương, chính sách của các   chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng. ­ Ở cấp quốc gia: Bảo mật phụ thuộc vào quan tâm của chính phủ trong việc ban hành các chhủ  trương, chính sách, điều luật của nhà nước. ­ Người phân tích thiết kế và người quản trị CSDL : phải có giải pháp tốt về phân cứng và phân   mềm hợp lý. ­ Người dùng cần có ý thức bảo vệ thông tin. 2. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng.
  5. * Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL, được tổ chức và xây dựng như những dữ  liệu khác. ­ Được quản lý chặt chẽ, không giới thiệu công khai. ­ Người quản trị hệ thống mới có quyên truy cập, bổ sung, sửa đổi. ­ Mỗi bảng ghi của bảng phân quyền xác định xác định quyền của một nhóm người sử dụng. * Người quản trị CSDL cần cung cấp: ­ Bảng phân quyền truy cập cho các hệ CSDL. ­ Phương tiện cho người dùng hệ QTCSDL nhận biết đúng được họ. * Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần phải khai báo: ­ Tên người dùng ­ Mật khẩu. ­ Dựa vào hai thông tin này , hệ QTCSDL xác minh để cho phép hoặc từ chối truy cập vào CSDL. * Chú ý ­ Đối với nhóm người truy cập cao thì cơ chế nhận dạng có thể phức tạp hơn. ­ Hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu, tăng cường khả  năng bảo vệ  mật khẩu. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MIH HỌA Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là: A. Mô hình phân cấp B. Mô hình dữ liệu quan hệ C. Mô hình hướng đối tượng D. Mô hình cơ sỡ quan hệ Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ? A. Cấu trúc dữ liệu B. Các ràng buộc dữ liệu C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu D. Tất cả câu trên Câu 3: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua : A. Địa chỉ của các bảng B. Thuộc tính khóa C. Tên trường D. Thuộc tính của các trường chung được chọn (không nhất thiết phải là khóa) Câu 4: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các: A. Cột (Field) B. Hàng (Record) C. Bảng (Table) D. Báo cáo (Report) Câu 5: Thao tác trên dữ liệu có thể là: A. Sửa bản ghi B. Thêm bản ghi C. Xoá bản ghi D. Tất cả đáp án trên Câu 6: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng? A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ C. Phần mềm Microsoft Access D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệt Câu 7: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột Câu 8: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột Câu 9: Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột Câu 10: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Bảng C. Hàng D. Cột Câu 11: Trong hệ CSDL quan hệ, miền là: A. Tập các kiểu dữ liệu trong Access B. Kiểu dữ liệu của một bảng C. Tập các thuộc tính trong một bảng D. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính Câu 12: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về miền? A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau       B.  Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền                                                   D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng
  6. D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau Câu 14: Chức năng của mẫu hỏi (Query) là: A. Tổng hợp thông tin từ nhiều bảng                         B. Sắp xếp, lọc các bản ghi C. Thực hiện tính toán đơn giản                                D. Tất cả các chức năng trên Câu 15 : Chức năng chính của biểu mẫu (Form) là: A. Tạo báo cáo thống kê số liệu                              B. Hiển thị và cập nhật dữ liệu C. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh    D. Tạo truy vấn lọc dữ liệu Câu 16 Cho các bảng sau  : ­ DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai) ­ LoaiSach(MaLoai, LoaiSach) ­ HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia) Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào ? A. HoaDon B. DanhMucSach, HoaDon C. DanhMucSach, LoaiSach D.HoaDon, LoaiSach Câu 17: Khẳng định nào là sai khi nói về khoá? A. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính trong bảng để phân biệt được các cá thể B. Khoá là tập hợp tất cả các thuộc tính vừa đủ để phân biệt được các cá thể C. Khoá chỉ là một thuộc tính trong bảng được chọn làm khoá D. Khoá phải là các trường  STT Câu 18: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính? A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất Câu 19: Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây? A. Khóa chính                                                          B. Khóa và khóa chính C. Khóa chính và trường bắt buộc điền dữ liệu       D. Tất cả các trường của bảng Câu 20: Trong mô hình quan hệ, ràng buộc như thế nào được gọi là ràng buộc toàn vẹn thực thể (ràng buộc  khoá)? A. Các hệ  QT CSDL quan hệ  kiểm soát việc nhập dữ  liệu sao cho dữ  liệu tại các cột khoá chính không được để  trống, dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng nhau để đảm bảo sự nhất quán dữ liệu B. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống C. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được trùng nhau D. Dữ liệu tại các cột khoá chính không được để trống nhưng được trùng nhau Câu 21: Danh sách của mỗi phòng thi gồm có các trường : STT, Họ tên học sinh, Số báo danh, phòng thi. Ta  chọn khoá chính là : A. STT B. Số báo danh C. Phòng thi D. Họ tên học sinh Câu 22: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH   làm khoá chính hơn vì : A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN D. Trường SOBH là trường ngắn hơn Câu 23. Câu nào sau đây sai? A. Không thể tạo ra chế độ xem dữ liệu đơn giản B. Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng C. Các hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi D. Có thể xem toàn bộ dữ liệu của bảng Câu 24: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là : A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi D. Tạo ra một hay nhiều bảng Câu 25: Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì? A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ B. Là một dạng bộ lọc C. Là một dạng bộ lọc;có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó Câu 26: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm : A. Khai báo kích thước của trường B. Tạo liên kết giữa các bảng C. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường D. Câu A và C đúng Câu 27: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ? A. Tạo cấu trúc bảng                                        B. Chọn khoá chính C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng               D. Nhập dữ liệu ban đầu
  7. Câu 28: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không  nhất thiết  phải thực hiện? A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt                       B.Chọn kiểu dữ liệu C. Đặt kích thước                                                                     D. Mô tả nội dung Câu 29: Cho các thao tác sau : B1: Tạo bảng      B2: Đặt tên và lưu cấu trúc    B3: Chọn khóa chính cho bảng   B4: Tạo liên kết Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: A. B1­B3­B4­B2               B. B2­B1­B2­B4             C. B1­B3­B2­B4            D. B1­B2­B3­B4 Câu 30: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Nhập dữ liệu ban đầu                                             B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp C. Thêm bản ghi                                                  D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng Câu 31: Có hai loại kiến trúc CSDL là: A. Tập trung và phân tán C. Tập trung và trung tâm B. Thuần nhất và hỗn hợp D. Cá nhân và khách chủ Câu 32. Phát biểu sau nói về hệ CSDL nào? “ CSDL và hệ QTCSDL tập trung được cài đặt trên một máy tính trung tâm. Nhiều người dùng từ  xa có thể truy cập vào CSDL này thông qua các thiết bị đầu cuối và các phương tiện truyền  thông” A. Cá nhân B. Khách – chủ C. Trung tâm D. Phân tán Câu 33. Khóa chính của bảng thường được chọn theo tiêu chí nào? A. Các thuộc tính không thay đổi theo thời gian. C. Khóa có ít thuộc tính nhất. B. Chọn một thuộc tính bất kì. D. Khóa chỉ có một thuộc tính. Câu 34. Quan sát lưới thiết kế bên dưới và hãy cho biết điều kiện lọc dữ liệu của mẫu hỏi: A. Lọc ra những học sinh giỏi môn toán và môn văn. B. Lọc ra những học sinh giỏi tất cả các môn. C. Lọc ra học sinh giỏi môn toán hoạc môn văn. D. Lọc ra những học sinh không giỏi toán và không giỏi văn. Câu 35. Chức năng của biểu mẫu là gì? A. Tạo báo cáo thống kê số liệu B. Tạo truy vấn và lọc dữ liệu C. Liên kết giữa cấc bảng D. Hiển thị và cập nhật dữ liệu Câu 36. Ai là người đưa ra giải pháp bảo mật về phần cứng và phần mềm để bảo mật thông tin  và hệ thống? A. Chính phủ ở các quốc gia B. Người phân tích, thiết kế và người quản trị C. Người dùng C. Các tổ chức khác. Câu 37. CSDL quản lý điểm của một trường có nhiều đối tượng khai thác như: học sinh, phụ  huynh, giáo viên,… CSDL này cho phép nhiều người dùng truy cập vào CSDL từ xa thông qua  mạng. Khi đăng nhập vào hệ thống CSDL yêu cầu nhập tài khoản và mật khẩu. CSDL này đã sử  dụng giải pháp bảo mật nào? A. Lưu biên bản hệ thống C. Mã hóa và giải nén. B. Phân quyền truy cập D. Tất cả các giải pháp bảo mật trên. Câu 38. Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc nào? A. Xóa vĩnh viễn một số bảng ghi không thỏa mãn điều kiện khi thực hiện B. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu C. Liệt kê các tập con của bảng ghi để thõa mãn điều kiện D. Định vị các bảng ghi thõa mãn điều kiện.
  8. Câu 39. Để xem kết quả của biểu mẫu ta nhấn vào công cụ? A.  B.  C.  D.  Câu 40. Trong một CSDL quan hệ có thể có: A. Các thuộc tính cùng tên ở nhiều quan hệ khác nhau. B. Thuộc tính đa trị hay phức hợp C. Hai quan hệ cùng tên C. Có hai bộ giống nhau. Câu 41. CSDL quản lý điểm thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh có quyền nào trong các quyền sau? A.  Đ,B,X,S B. Đ,X C. Đ D. Đ,B Câu 42. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật, khai thác CSDL quan hệ được gọi là gì? A. Hệ quản trị CSDL quan hệ C. Hệ CSDL quan hệ B. CSDL quan hệ D. Hệ quản trị CSDL. Câu 43. Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ là gì? A. Tạo bảng, chọn khóa chính, lưu cấu trúc bảng B. Sắp xếp các bảng ghi theo tiêu chí C. Thêm, sửa, xóa bảng ghi  D. Thiết lập liên kết giữa các bảng ghi Câu 44. Trong các ưu điểm sau, ưu điểm nào không phải cua hệ CSDL phân tán? A. Thích hợp cho nhiều người dùng. B. Dữ liệu được chia sẻ trên mạng nhưng vẫn cho phép người dùng quản trị tại địa phương. C. Thiết kế đơn giản, chi phí thấp. D. Cho phép mở rộng các tổ chức một cách linh hoạt. Câu 45. Khi khai thác CSDL quan hệ ta có thể? A. Tạo bảng, chỉ định khóa, tạo liên kết. B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, đặt kích thước cho trường. C. Thêm, sửa, xóa bảng ghi. D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo. Câu 46. Khi cập nhật dữ liệu vào bảng ta không thể để trống trường nào? A. Trường có thuộc tính khóa. B. Khóa chính. C. Khóa và khóa chính. D. Tất cả các trường của bảng. Câu 47. Nguồn để tạo mẫu hỏi: A. Bảng  B. Báo cáo C. Biểu mẫu D. Truy  vấn Câu 48. Cho các thao tac sau: B1. Tạo bảng B2. Đặt tên, lưu cấu trúc. B3. Chọn khóa chính cho bảng. B4. Tạo liên kết. Khi tạo lập CSDL ta cần thực hiện lần lượt các bước như sau: A. B1B2B3 B4 C. B1B3B2B4 B. B1B3B2B4 D. B1B4B2B3 Câu 49. Các thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL. A. Nhập dữ liệu ban đầu C. Chọn khóa chính C. Tạo liên kết D. Tạo cấu trúc bảng. Câu 50. Mô hình dữ liệu quan hệ là A. Tập các khái niệm mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác trên dữ liệu và ràng buộc dữ liệu trong  một CSDL. B. Mô hình toán học trong đó có định nghĩa các đối tượng, các phép toán trên các đối tượng.
  9. C. Mô hình về quan hệ ràng buộc giữa các đữ liệu D. Mô hình về cấu trúc dữ liệu. Câu 51. Sau khi thực hiện một vài phép truy vấn CSDL sẽ như thế nào? A. CSDL vẫn giữ nguyên không thay đổi. B. Thông tin rút ra được sau khi truy vấn không còn được lưu trong CSDL. C. CSDL chỉ còn chứa các thông tin tìm được sau khi truy vấn. D. Tất cả các phương án trên đều sai. Câu 52. Phát biểu nào sau đây sai? A. Một bảng ghi có thể liên kết với nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. B. Nhờ liên kết nhiều bảng ta tập hợp được thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. C. CSDL quan hệ tổ chức tốt là CSDL có ít bảng. D. Trong mỗi bảng CSDL quan hệ có thể có rất nhiều bảng ghi. Câu 53. Khẳng định nào sau đây khi nói về CSDL quan hệ là đúng?  A. CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ. B. CSDL được tạo ra từ hệ quản trị CSDL Access. C. Tập hợp các bảng dữ liệu. D. CSDL mà giữa các dữ liệu có quan hệ với nhau. Câu 54. Khi tạo cấu trúc bảng việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện? A. Đặt tên, các tên của các trường phải phân biệt. B. Chọn kiểu dữ liệu. C. Đặt kích thước. D. Mô tả kiểu dữ liệu. Câu 55. Muốn xóa liên kết giữa các bảng trong cửa số Relasionship ta thực hiện: A. Chọn tất cả các bảng và nhấn delete. B. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn delete. C. Chọn hai bảng và nhấn delete. D. Tất cả đều sai. Câu 56. Khẳng định nào đúng khi nhận xét về đặc trưng quan trọng nhất của một quan hệ? A. Mỗi quan hệ có một tên phân biệt. B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp. C. Các thuộc tính và các bảng ghi đều có tên phân biệt. D. Không thể nói đặc trưng nào quan trọng nhất vì tất cả các đặc trưng trên đều góp phần tạo  nên một quan hệ trong CSDL quan hệ. Câu 57. Đặc điểm của hệ quản trị CSDL phân tán là? A. Chỉ quản lí dữ liệu người dùng                                           B. Do CSDL tập trung C. Cho phép quản trị CSDL phân tán D. Do nhiều người dùng phân tán dữ liệu lên mạng Cau 58. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về hệ CSDL phân tán? A. Hệ CSDL phân tán làm tăng hiệu quả truy cập dữ liệu B. Người dùng truy cập vào CSDL phân tán thông qua chương trình ứng dụng C. Cho phép người dùng truy cập không chỉ dữ liệu đặt tại chỗ mà cả những dữ liệu để ở xa D. Dữ liệu được định nghĩa phân tán và quản trị tập trung tại một CSDL duy nhất đặt tại một vị trí Câu 59. Phát biểu nào sau đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL? A. Ngăn chặn các truy cập không được phép. B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc thay đổi ngoài ý muốn D. Khống chế số lượng người sử dụng CSDL. Câu 60. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai khi nói về phân quyền truy cập? A. Bảng phân quyền truy cập cùng là dữ liệu của CSDL. B. Dựa trên bảng phân quyền truy cập để trao quyền khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối  tượng người dùng khác nhau. C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung, thay đổi bảng phân quyền.
  10. D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0