Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn: Vật lí - Lớp 8 (Năm học 2013-2014)
lượt xem 48
download
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn "Vật lí - Lớp 8" năm học 2013-2014 cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập ôn thi môn Vật lí. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn: Vật lí - Lớp 8 (Năm học 2013-2014)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II MÔN VẬT LÍ LỚP 8 NĂM HỌC 20132014 A. TỰ ÔN TẬP. Câu 1. Phát biểu định luật về công ? Câu 2.Công suất của cho ta biết điều gì? Em hiểu thế nào khi nói công suất của một máy là 2000W? Câu 3. Khi nào vật có cơ năng? Cơ năng có mấy dạng? Kể tên và định nghĩa mỗi dạng của cơ năng? Mỗi dạng của cơ năng phụ thuộc yếu tố nào? Câu 4.Nêu ba ví dụ về vật có động năng, thế năng, có cả động năng và thế năng,có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác? Câu 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất? Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào? Câu 6. Nhiệt năng là gì? Khi nhiệt độ tăng (giảm ) thì nhiệt năng của vật tăng hay giảm? Tại sao? Câu 7. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách? Câu 8 . Có mấy cách truyền nhiệt? Định nghĩa mỗi cách truyền nhiệt và cho biết đó là cách truyền nhiệt chủ yếu của chất nào? So sánh sự gống nhau và khác nhau giữa các hình thức truyền nhiệt. Câu 9. Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng có phải là một dạng năng lượng không? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là jun? Câu 10. Nhiệt dung riêng là gì? Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là gì? Câu 11. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị các đại lượng có trong công thức? Câu 12. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lí này thể hiện sự bảo toàn năng lượng? Viết phương trình cân bằng nhiệt ? B. BÀI TẬP BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH Bài 1. a./ Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước? b./ Tại sao khi muố dưa, cà... ta thường dùng nước nóng ? c./ Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh? d./ Một học sinh cho răng: Dù nóng hay lạnh vật nào củng có nhiẹt năng. Kết luận đó có đúng không, tại sao? Bài 2 Mở lọ nước hoa trong lớp. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? Bài 4 a./ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dẽ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào? b./ Tại sao vào mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? c./ Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh? d./ Tại sao khi sờ vào len thấy ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ của hai vật bằng nhau. Bài 5 a./ Tại sao về mùa hè không nên mặc áo sẩm màu? b./ Hai ấm nhôm đựng nước giống nhau đã được đun sôi, một ấm màu trắng, một ấm màu đen. Khi tắt bếp trong điều kiện như nhau thì ấm nào nhanh nguội hơn. Tại sao ? Bài 6 a./ Giọt nước rơi vào quần áo. Nếu dùng tay chà sát chỗ ấy thì mau khô hơn. Tại sao? b./ Khi mài, cưa, khoan các vật cứng, người ta đổ thêm nước vào các vật cần mài. Tại sao? Câu 7.Từ điểm A,một vật được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0 .Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Cho biết cơ năng của vật tại A và C. Giải thích. Câu 8.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng.Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào? Câu 9.Trong ấm điện dùng để đun nước,dây đun được đặt ở gần đáy ấm hay gần nắp ấm. Giải thích tại sao? Câu 10.Các bể chứa xăng thường được quét sơn màu trắng bạc.Tại sao phải làm như vậy. Câu 11.Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng,mặc dù đã vặn van thật chặt ,nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp. 1 Câu 12. a. Sau khi đá, quả bóng đang bay lên thì có những dạng cơ năng nào ? b. Quả bóng bơm căng đang bị ép xuống thì có những dạng cơ năng nào ? Câu 13. So sánh động năng của các cặp vật sau đây: 1 GV : Đặng Quốc Cường
- a. Hai quả cầu có cùng khối lượng. Quả cầu 1 lăn nhanh hơn quả cầu 2. b. Cùng chạy nhanh như nhau, xe 2 có khối lượng lớn hơn khối lượng xe 1. Câu 14. a.Tính thế năng của vật có trọng lượng P = 50N ở độ cao h = 4m ? b. Hai vật có cùng khối lượng, vật 1 ở vị trí có độ cao bằng 1/2 độ cao của vật 2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 gấp mấy lần thế năng hấp dẫn của vật 2 ? c. Ở cùng độ cao nhưng m1 = 3m2. Thế năng hấp dẫn của vật 1 như thế nào so với thế năng hấp dẫn của vật 2 ? Câu 15. a.So sánh thế năng đàn hồi của một lò xo khi bị kéo dãn thêm 5cm với khi bị kéo dãn thêm 8cm ? b. Tại sao càng kéo căng dây cung thì càng bắn tên đi được càng xa ? Câu 16. Một viên gạch nằm trên miệng giếng nước. Bạn A nói: “Thế năng của viên gạch bằng 0”. Bạn B cãi: “ Gạch vần rơi được xuống giếng và vẫn sinh công được. Như vậy thì thế năng của gạch khác 0”. Ai đúng ? Vì sao ? Câu 17. Hai môtô chạy cùng chiều song song với nhau. Nếu lấy xe này làm vật mốc thì động năng của xe kia là bao nhiêu ? Vì sao ? Câu 18. Khi một quả cầu rời khỏi chân ta đang bay lên cao thì động năng, thế năng hấp dẫn của quả cầu thay đổi như thế nào ? Câu 19 a. Bộ phận chính của đèn kéo quân là một chong chóng lớn đặt phía trên một cái đèn, quay được xung quanh một trục đứng. Khi thắp đèn thì chong chóng quay. Giải thích ? b. Nhiệt năng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất chủ yếu bằng hình thức nào ? Vì sao ? c. Tại sao mùa hè nên mặc áo trắng mà không nên mặc áo đen ? d. Tại sao phích đựng nước lại giữ cho nước nóng được lâu ? BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG A. CÔNG CÔNG SUẤT Bài 1. Công suất của một ô tô là 8 kW ô tô chuyển động đều trong 10 giây và đi được quãng đường 200m.Tính lực kéo ô tô. Bài 2. Để đưa một vật có trong lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động ,người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8 m. aTính lực kéo và độ cao đưa vật lên .Bỏ qua ma sát . b.Tính công nâng vật lên. c.Do có ma sát nên lực phải kéo dây là 250N.Tính hiệu suất của ròng rọc. d.Tính lực ma sát Bài 3.Một cần cẩu mỗi lầm nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m mất 20 giây. a.Tính công suất do cần cẩu sản ra b.Cần cẩu này chạy bằng điện,với hiệu suất 65%.Hỏi để bốc xếp 300 contennơ thì cần bao nhiêu điện năng. Bài 4. Đưa thùng hàng có P = 1000N lên sàn xe cao h = 1,2m bằng ván nghiêng không ma sát. Tính công trực tiếp ? Ván dài 3 m. Dùng định luật về công tính lực kéo thùng hàng lên xe ? Đưa vật nặng có khối lượng P = 4000N lên cao h = 3m bằng mặt phẳng nghiêng có ma sát dài l = 5m phải dùng lực kéo F = 2700N. a. Tính công có ích ? Tính công toàn phần ? Tính công hao phí ? b. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng ? B.NHIỆT LƯỢNG I./ XÁC ĐỊNH NHIỆT LƯỢNG TỪ CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG Bài 1: Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 200C. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K Bài 2: Tính nhiệt lượng toả ra của 10 lít nước ở nhiệt độ 80 0C nguội đi còn 300C. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho 1 môi trường) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Bài 3: Một ấm nhôn có khói lượng 350g chứa 0,8 lít nước. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24. Tính nhiệt lượng tối thiểu để đung sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K II./ XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG TỪ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT. 2 GV : Đặng Quốc Cường
- Bài 1: Một quả câu nhôm có khôi lượng 105gam được nung nóng đên 1420C rồi thả vào chậu nước có nhiệt đọ 200C. Nhiệt độ ngay sau khi có sự cân bằng nhiệt là 420C. Tính khối lượng của nước ? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường). Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K Bài 2: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 200g chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ 150C. Người ta thả vào một thỏi nhôm ở 1000C. Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế khi cân bằng là 20 0C. Tính khối lượng của nhôm. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K Bài 3: Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 4 lít nước ở 300C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 500g. Tính khối lượng dầu hỏa cần thiết, biết hiệu suất của bếp là là 30%. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106J/kg Bài 4: Phải pha bao nhiêu lít nước ở 200C vào 3 lít nước ở 1000C để nước pha có nhiệt độ là 400C. III./ XÁC ĐỊNH NHIỆT DUNG RIÊNG TỪ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT. Bái 5: Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 5kg ở 20 0C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 59kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 500C Tính nhiệt dung riêng của một kim loại? Kim loại đó tên là gì? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Bài 6: Một thỏi kim loại có khối lương 800g được nung nóng đến 1400C rồi thả vào chậu chứa 200gam nước ở 200C. Sau khi cân bàng nhiệt nhiệt độ của hệ thông là 400C . Xác định nhiệt dung riêng của kim lạo đó ? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K IV./ XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ TỪ PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT. Bài 6: Trộn 1500g nước ở 150C với 100g nước ở 370C. Tính nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Bài 7: Thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500gam nước. Miếng đồng nguội từ 120 0C xuống còn 600C. Tính nhiệt độ ban đầu của nước ? (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K Bài 8: Thả 300g đồng ở 1000C vào 250g nước ở 350C. Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K Bài 9: Một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 0,1kg chứa 0,5kg nước ở 20 . người ta thả vào đó một thỏi đồng có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 200. Xác định nhiệt độ khi có sự can bằng nhiệt ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Bài 10: Người ta thả đồng thời 200g sắt ở 150C và 450g đồng ở 250C vào 150g nước ở 800C. Tính nhiệt độ khi cân bằng? Biết nhiệt dung riêng của nước , sắt lần lượt là 4200J/kg.K, 460J/kg.K V./ MỘT SỐ BÀI TẬP TÔNG HỢP Bài 11: Thả 0,3kg chì ở nhiệt độ 1000C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,50C thì nước nóng lên đến 600C. a./ Tính nhiệt độ của chì khi có sự cân bằng nhiẹt. b./ Tính nhiệt lượng nước thu vào. c./ Tính nhiệt dung riêng của chì. d./ Giải thích vì sao có sự chênh lệch giữa kết quả tính được so với nhiệt dung riêng tra trong bảng ? Bài 12. Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 1200C vào một chậu nước ở nhiệt độ 250C .Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của quả cầu thép và nước là 27,50C .Biết nhiệt dung riêng của thép 460J/kg.K và nước 4200J/kg.K. Tính : a) Nhiệt độ quả cầu thép tỏa ra b) Tính thể tích nước trong chậu 1 3 GV : Đặng Quốc Cường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học lớp 10 - THPT Hai Bà Trưng
8 p | 534 | 149
-
Đề cương ôn tập học kỳ I môn Anh văn lớp 11
8 p | 398 | 108
-
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Toán lớp 6 - Trường THCS Lương Thế Vinh
8 p | 713 | 86
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 năm học 2014 - 2015 môn Toán lớp 10 - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 299 | 54
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 năm học 2014 - 2015 môn Toán lớp 10 - GV Trần Mậu Hạnh
11 p | 204 | 50
-
Đề cương ôn tập học kỳ 2 năm học 2009- 2010 môn Toán 11 nâng cao - Đào Thị Mừng
12 p | 286 | 48
-
Đề cương ôn tập Học kỳ 1 năm học 2012 môn Toán 11
7 p | 191 | 40
-
Đề cương ôn tập học kỳ 2 năm học 2010 - 2011 môn Toán lớp 11 - GV. Nguyễn Hoàng Diệu
12 p | 190 | 32
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Toán lớp 11
6 p | 205 | 26
-
Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Ban cơ bản năm học 2009 - 2010 Môn Toán Lớp 11 - GV. Nguyễn Ngọc Sang
5 p | 192 | 24
-
Đề cương ôn tập học kỳ 2 năm học 2011 - 2012 môn Toán 10
3 p | 173 | 17
-
Đề cương ôn tập học kỳ I – Khối 11 năm học 2018-2019 môn Vật lí - Trường THPT Hai Bà Trưng - Huế
12 p | 95 | 7
-
Đề cương ôn tập học kỳ II Hoá học lớp 12 năm học 2018–2019 – Trường THPT Hai Bà Trưng
4 p | 54 | 5
-
Đề cương ôn tập học kỳ I - Môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2018 -2019
2 p | 58 | 3
-
Đề cương ôn tập học kỳ I - Môn Giáo dục công dân lớp 10 năm học 2018 -2019
2 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kỳ I - Môn Giáo dục công dân lớp 12 năm học 2018 -2019
2 p | 61 | 2
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Toán lớp 12 năm học 2018-2019
59 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Toán lớp 6 năm học 2017-2018 – Trường THCS Tân Mai
5 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn