intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi học kỳ I lớp 10 - môn Hóa

Chia sẻ: Su Minh Tri | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

1.452
lượt xem
326
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Hình thức: Tự luâṇ 100% B. Nội dung: I. Phần lí thuyết: Chương I: Nguyên tử + Điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình. + Lớp electron, phân lớp electron + Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm electron lớp ngoài cùng. Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn: + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cấu tạo bảng tuần hoàn. + Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính chất hóa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi học kỳ I lớp 10 - môn Hóa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I Sở GD&ĐT Long An Môn: Hóa Học 10 – Chương trình chuẩn. Trường THPT Đức Huệ. Năm học 2010 – 2011. A. Hinh thức: Tự luân 100% ̀ ̣ ̣ B. Nôi dung: Phần lí thuyết: I. Chương I: Nguyên tử + Điện tích hạt nhân, số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình. + Lớp electron, phân lớp electron + Cách viết cấu hình electron nguyên tử, đặc điểm electron lớp ngoài cùng. Chương II: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn: + Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cấu tạo bảng tuần hoàn. + Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính chất hóa học các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. + Oxit, hidroxit và hợp chất khí với hidro của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng một chu kì. + Định luật tuần hoàn. Chương III: Liên kết hóa học: + Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. + Hóa trị và số oxi hóa. Chương IV: Phản ứng oxi hóa khử: + Chất khử, chất oxi hóa, quá trình oxi hóa, quá trình khử, phản ứng oxi hóa khử. + Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bừng electron. Phần bài tập: II. Dạng 1: Toán về đồng vị. 79 81 Bài 1. Trong tự nhiên brom có hai đồng vị bền: 35 Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 35 Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom. Bài 2. Tính thành phần % của các đồng vị của cacbon. Biết trong tự nhiên, cacbon có 2 đồng vị bền là 12 C và 13 C . Nguyên tử khổi trung bình của Cacbon là 12,011 Bài 3. Một nguyên tố R có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử R có 35p. Đồng vị thứ nhất có 44n. Số nơtron trong đồng vị 2 nhiều hơn đồng vị 1 là 2 hạt. Tính nguyên tử khối trung bình của R. Dạng 2: Toán về các loại hạt. Bài 4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X. Bài 5. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt proton gần bằng số hạt nơtron. Tính Z và A của nguyên tố B. Bài 6. Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các 7 19 40 nguyên tử sau : 3 Li , 9 F , 12 Mg , 20 Ca 24 Dạng 3: Cấu hình electron . Bài 7.Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau:Ca (Z=20); F(Z =9); Fe(Z=26). Bài 8. Viết cấu hình electron của các ion sau: Ca2+; O2– ; Mg2+; Na+. Dạng 4: Bảng tuần hoàn. Bài 9. Một nguyên tố X có Z = 20. hãy viết cấu hình electron của X, X2+. X là nguyên tố gì, thuộc chu kỳ nào, nhóm nào, là kim loại hay phi kim ? Bài 10. Nguyên tố Y có cấu hình electron như sau :1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1. Xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là : Bài 11. Nguyên tố Mg ( Z=12) trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết: a. Tính kim loại hay phi kim? Hóa trị cao nhất với oxi? b. c. Công thức oxit cao nhất . So sánh tính chất hóa học của Mg, Na, Al. d.
  2. Dạng 5: Xác định tên nguyên tố. Bài 12. Hòa tan hết 0,35 g một kim loại nhóm IA trong nước , dung dịch thu được chiếm thể tích 500ml có nồng độ 0,1M. Xác định tên kim loại. Bài 13. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Trong hợp chất của nó với hidro có R chiếm 91,18% về khối lượng. a). Xác định nguyên tố R b). Viết CTPT hợp chất khí của Y với hidro và công thức hidroxit cao nhất của Y Bài 14 Cho A và B là 2 nguyên tố liên tiếp trong cùng 1 chu kì có tổng số proton trong 2 nhân là 33. a. Xác định A, B b. Viết công thức oxit cao nhất của A và B Dạng 6: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất. Bài 15. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: HCl; Cl2 ; CH4 ; NH3 ;N2; CO2, C2H6, C3H8, HCHO. Cho biết tên các liên kết trong các hợp chất trên. Dạng7: Xác định hóa trị, số oxi hóa của các nguyên tố. Bài 16. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau: a) H2S, S, H2SO3, H2SO4. b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4. c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. d) MnO4– , SO42–, NH4+, NO3– , PO43–. Dang 8: Xác định loại lien kết dựa vào hiệu độ âm điện Bài 17. Trong các phân tử sau, cho biết phân tử nào có chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, không cực : KF (1); NH (2); H - Br (3); Na CO (4); AlBr (5). 3 23 3 Cho độ âm điện: K (0,8); F (4); N (3); H (2,1); Br (2,8); Na (0,9); C (2,5); O (3,5); Al (1,5). Dạng 9: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử. Bài 18. Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron a) FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 b) P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 +H2O. c) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O. d) H2S + HClO3 → HCl +H2SO4. e) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O. f) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. g) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. h) Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. i) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. j) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. k) FeSO4 + H2SO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. l) KMnO4 + HCl→ KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. m) K2Cr2O7 + HCl→ KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. n) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O. đ SO2 + H2O o) S + H2SO4đ p) Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O. q) Cl2 +KOH → KCl + KClO3 + H2O. r) NO2 + NaOH→ NaNO2 + NaNO3 + H2O.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2