intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 bài 3 (2012-2013) - Kèm Đ.án

Chia sẻ: Van Thien Tuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

145
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo đề kiểm tra 1 tiết bài 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2012-2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận trường THPT Trường Chinh và trường THPT Tôn Đức Thằng tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 10 bài 3 (2012-2013) - Kèm Đ.án

  1. SỞ GD-ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TI ẾT (B ÀI SỐ 3) LỚP 10CB Trường THPT Trường Chinh NĂM HỌC 2012-2013 ********* MÔN: HÓA HỌC. Chương trình chuẩn (đề kiểm tra có 2 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1:Tính chất hoá học cơ bản của halogen là A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 2:Cấu hình electrong lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là A.ns1np5 B.ns4np4 C.ns2np5 D.ns2np6 Câu 3:Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất: A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung. Câu 4:Trong tự nhiên,nguyên tố Cl tồn tại dạng hợp chất có số oxi hoá A. +1. B. +3. C. +5 D. -1. Câu 5:Cl2 phản ứng với chất nào sau đây tao nước Gia-Ven? A. H2O. B. H2. C. Cu D. NaOH Câu 6:Phương pháp điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm là A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. phân huỷ khí HCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4… Câu 7:Thể tích khí Cl2(đktc) để đốt chất hoàn toàn 5,4 gam Al là A. 6,72lit B. 4,48lit C. 3,36lit D. 0,56lit Câu 8:Cho 2,24 lit halogen X2 (đktc)tác dụng vừa đủ với kim loại Mg thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là: A. flo. B. clo. C. brom. D. iot. Câu 9:Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là: A. 2,57 lit. B. 5,2 lit. C. 4,48 lit. D. 3,75 lit.
  2. Câu 10:Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách A. clo hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho clo tác dụng với hiđro. C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc. Câu 11:Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các lọ chứa các dung dịch sau đây HCl,NaCl,MgCl2,NaF,KBr.Có bao nhiêu lọ có kết tủa màu trắng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12:Dung dịch axit HCl tác dụng được với nhóm chất nào sau đây? A. Al,CuO,NaOH B. MnO2,CO2,Cu C. HNO3,CaCO3,AgNO3 D. MnO2,NaOH,Ag Câu 13:Tính chất hoá học của axit HCl là A.Tính axit và tính oxi hoá B.Tính axit và tính khử C.chỉ có tính axit D.Chỉ có tính khử Câu 14:Có thể phân biệt 3 dung dịch HCl,NaCl,KNO3 bằng thuốc thử A.Dung dịch AgNO3 B.Quì tím C.Dung dịch AgNO3,quì tím D.Dung dịch AgNO3,HNO3 Câu 15:Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai: A. FeO + 2 HCl = FeCl2 + H2O B.2 Fe + 6 HCl = FeCl3 + 3 H2 C. Fe2O3 + 6 HCl = 2 FeCl3+ 3 H2O D. Fe(OH)3 + 3HCl = FeCl3 + 3 H2O Câu 16:Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử ? A. 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2 +2H2O B. 2HCl + Mg(OH)2  MgCl2 + 2H2O C. 2HCl + CuO  CuCl2 + H2O D. 2HCl + Zn  ZnCl2 + H2 Câu 17:Cho 11,2 gam sắt tác dụng với dung dịch axít HCl. Khối lượng muối sinh ra là A. 32,5 g B. 162,5 g C. 24,5 g D. 25,4 g Câu 18:Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,12 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là: A. 10,8 gam. B. 14,35 gam. C. 17,22 gam. D. 27,05 gam.
  3. Câu 19:Cho 10 gam dung dịch HCl tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được 14.35 gam kết tủa. Nồng độ (C%) của dung dịch HCl phản ứng là: A. 35.0 B. 50.0 C. 15.0 D. 36.5 Câu 20:Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là: A. 80 gam. B. 97,75 gam. C. 115,5 gam. D. Kết quả khác. Câu 21:Cho 13,92 gam hỗn hợp bột FeO và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,688 lít khí H2(đktc).Khối lượng HCl tham gia phản ứng là A.4,38 g B. 8,03 g C. 3,65 g D. 7,3 g Câu 22:Trong 4 hổn hợp sau đây, hổn hợp nào là nước gia-ven A.NaCl + NaClO + H2O B.NaCl + NaClO2 + H2O C.NaCl + NaClO3 + H2O D.NaCl + HClO + H2O Câu 23:Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là: A. sự chuyển trạng thái. B. sự bay hơi. C. sự thăng hoa. D. sự phân hủy. Câu 24:Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 thì có thể nhận được A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 4 dung dịch. Câu 25:Cho 0,2mol AgNO3 tác dụng vừa đủ với 13,925 gam hỗn hợp NaCl và NaBr.Khối lượng kết tủa tạo thành là: A. 30,925 gam. B. 21,525 gam. C. 9,4 gam. D. 27,05 gam. (Cho Cl: 35,5 ;Br :80 ; F:19 ;Ag:108 ;O:16 Fe:56;Zn:65;Mg:24)
  4. Mã đề 391 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 B C C D D D A B C D C A B C B A D C D A B A C D A
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-BÀI SỐ 3- SINH HỌC 10 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG NĂM HỌC 2012-2013 (Đề chính thức) Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)02/04/2013 [] 1.Ở những tế bào có nhân thực , hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu ở loại bào quan nào sau đây ? A. Ti thể B. Bộ máy Gôngi C. Không bào D. Ribôxôm [] 2.Quá trình đường phân xảy ra ở : A. Trên màng của tế bào B. Trong tế bào chất C. Trong tất cả các bào quan khác nhau D. Trong nhân của tế bào [] 3.Trong hoạt động hô hấp tế bào , nước được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây? A. Đường phân B. Chu trình Crep C. Chuyển điện tử D. A và B đúng [] 4.Hô hấp tế bào là quá trình: A. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. B. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2. C. Chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ. D. Chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ. [] 5.Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là : A. Các điện tử được giải phóng từ phân li nước B. Sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng C. Sự giải phóng ôxid. D. Sự tạo thành ATP và NADPH [] 6.Pha tối quang hợp xảy ra ở : A. Trong chất nền của lục lạp B. Trong các hạt grana C. Ở màng của các túi tilacôit D. Ở trên các lớp màng của lục lạp [] 7.Hoạt động sau đây xảy ra trong pha tối của quang hợp là : A. Giải phóng ô xi B. Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbonhidrat C. Giải phóng điện tử từ quang phân li nước D. Tổng hợp nhiều phân tử ATP []
  6. 8.Phát biểu sau đây có nội dung đúng là : A. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ B. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2 D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2 [] 9.Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian? A. Pha G1 B. Pha S C. Pha G2 D. Pha G1 và pha G2 [] 10.Tế bào người mang 46 NST diễn ra nguyên phân liên tiếp một số lần đã tạo ra số TB mới với tổng số 368NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số lần phân chia của tế bào: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. [] 11.Trong kỳ đầu của nguyên nhân , nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ? A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn [] 12.Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ trung gian D. Kỳ cuối [] 13.Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối của nguyên phân là : A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào B. Màng nhân và nhân con xuất hiện C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép [] 14.Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục chín C. Giao tử D. Tế bào xô ma [] 15.Trong quá trình giảm phân ,ADN được nhân đôi ở kì nào sau đây? A. Kỳ trung gian của giảm phân I . B. Kỳ đầu của lần giảm phân I. C. Kỳ trung gian của giảm phân II D. Kỳ đầu của lần giảm phân II [] 16.Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội [] 17.Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân . Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=46. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân II là : A. 5 B.10 C.20 D.230
  7. [] 18.Đặc điểm có ở kì giữa I của giảm phân và không có ở kì giữa của nguyên phân A. Các NST co xoắn tối đa. B. Các NST ở trạng thái kép. C. Hai NST tuơng đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạ của thoi phân bào. D. NST xếp thành hàng trên thoi phân bào. [] 19.Quá trình phân chia nhân trong một chu ky nguyên phân bao gồm A. Một kỳ B. Hai kỳ C. Ba kỳ D. Bốn kỳ [] 20.Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp thẳng hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào : A. Kỳ cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ trung gian D. Kỳ giữa [] 21.Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ? A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa , cuối C. Trung gian , đầu và giữa D. Đầu, giữa , sau và cuối [] 22.Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là : A. Quang dị dưỡng B. Hoá dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hoá tự dưỡng [] 23.Quá trình oxi hoá các chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là ôxi phân tử , được gọi là : A. Lên men B. Hô hấp C. Hô hấp hiếu khí D. Hô hấp kị khí [] 24.Tảo, Vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục có kiểu dinh dưỡng là: A. Hóa tự dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng. [] 25.Quá trình biến đổi đường glucôzơ thành rượu được thực hiện bởi A. Nấm men B. Nấm sợi C. Vi khuẩn D. Vi tảo [] 26.Trong bột giặt sinh học có enzim của VSV như amilaza,prôtêaza sẽ tẩy sạch vết bẩn trên quần áo như: A. Mỡ B. Bột, thịt C. Dầu D. Xenlulôzơ [] 27.Trong gia đình , có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây ? A. Làm tương B. Làm nước mắm C. Muối dưa D. Làm giấm []
  8. 28.Thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút. Người ta thả vào bình nuôi cấy 10 tế bào vi khuẩn E. coli sau 80 phút số lương tế bào vi khuẩn trong bình là: A. 64 B. 80. C. 160. D. 320. [] 29.Trong nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào không đổi theo thời gian tồn tại ở: A. Pha tiềm phát . B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D. Pha suy vong. [] 30.Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào? A. Phân đôi. B. Nảy chồi. C. Bào tử hữu tính. D. Bào tử vô tính
  9. TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-BÀI SỐ 3- SINH HỌC 12 TỔ HOÁ - SINH NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)02/04/2013 Họ, tên học sinh:..................................................................... Số báo danh: Mã đề thi ............................. 132 Câu 1: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. B. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. Câu 2: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết biểu hiện: A. biến động tuần trăng. B. biến động không theo chu kì C. biến động nhiều năm. D. biến động theo mùa Câu 3: Yếu tố quan trong nhất chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là: A. các yếu tố không phụ thuộc mật độ B. sức tăng trưởng của quần thể C. nguồn thức ăn từ môi trường D. sức sinh sản Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng? A. Lá nằm ngang B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển C. Mọc dưới bóng của cây khác. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ. Câu 5: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới: A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể. Câu 6: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện: A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng. Câu 7: Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là: A. giảm cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài. C. phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài. D. tận dụng nguồn sống thuận lợi. Câu 8: Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là: A. 1:1. B. 2:1. C. 2:3 D. 1:3. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  10. Câu 9: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 10: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ: A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 11: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. đường cong chữ S. B. giảm dần đều. C. đường cong chữ J. D. tăng dần đều. Câu 12: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm: A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 13: Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. B. Những con cá sống trong một cái hồ. C. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. D. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. Câu 14: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: A. tuổi trung bình. B. tuổi quần thể. C. tuổi sinh thái. D. tuổi sinh lí. Câu 15: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm: A. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. B. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. C. làm tăng mức độ sinh sản. D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. Câu 16: Tuổi sinh thái là: A. tuổi thọ tối đa của loài. B. tuổi bình quần của quần thể. C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. tuổi thọ do môi trường quyết định. Câu 17: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. D. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. Câu 18: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. C. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. Câu 19: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ? A. Ếch nhái ven hồ. B. Rái cá trong hồ. C. Ba ba ven sông. D. Khuẩn lam trong hồ. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  11. Câu 20: Giới hạn sinh thái là: A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 21: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. chết hàng loạt. C. có sức sống trung bình. D. có sức sống giảm dần. Câu 22: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 23: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây trong vườn B. Cây cỏ ven bờ C. Đàn cá rô trong ao. D. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh Câu 24: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là: A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước bất ổn. D. kích thước phát tán. Câu 25: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới: A. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. B. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. C. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. D. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. Câu 26: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên: A. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. B. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. C. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. D. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. Câu 27: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là: A. điểm gây chết giới hạn dưới. B. khoảng thuận lợi. C. điểm gây chết giới hạn trên. D. giới hạn chịu đựng . Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  12. Câu 28: Ý nghĩa của quy tắc Becman là: A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể B. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường C. động vật có tai, đuôi và các chi bé, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể D. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể Câu 29: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. B. Lá xếp nghiêng. C. Chịu được ánh sáng mạnh. D. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. Câu 30: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là A. biến động kích thước. B. biến động di truyền. C. biến động số lượng. D. biến động cấu trúc. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0