intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 12

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

240
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đang gặp khó khăn trước kì kiểm tra sắp tới và bạn không biết làm sao để đạt được điểm số như mong muốn. Hãy tham khảo đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 12 sẽ giúp các bạn nhận ra các dạng bài tập khác nhau và cách giải của nó. Chúc các bạn làm thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn 12

  1. TRUNG TÂM GDTX ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn kiểm tra: Văn (Khối tối) Ngày kiểm tra: 19/ 12/ 2011 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 ( 3 điểm). Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Câu 2 ( 7 điểm). Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lung. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ ai đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Hết - Giám thị không giải thích đề thi. - Họ tên thí sinh: ……………………………….Số báo danh:…… - Họ tên giám thị số 1: …………………………….Chữ ký:…..…
  2. TRUNG TÂM GDTX ĐỐNG ĐA ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Đống Đa , ngày 19 tháng 12 năm 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN I. Hướng dẫn chung: II. Thang điểm và đáp án: Thang Câu Đáp án điểm - Tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. - Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên trí thức Hà Nội 1 vừa rời ghế nhà trường ra đi kháng chiến. Bản thân Quang (3 đ) Dũng cũng là một thành viên của binh đoàn Tây Tiến ngay từ những ngày đầu thành lập. - Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị chưa được bao lâu, nỗi nhớ đơn vị đã thôi thúc nhà thơ sáng tác bài Tây Tiến. Bài thơ được viết năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh thuộc tỉnh Hà Đông cũ. * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài phân tích một tác phẩm thơ theo định hướng. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý sau: - Giới thiệu vấn đề 2 - Nỗi nhớ cảnh thiên nhiên Việt Bắc: bốn mùa, mùa nào cũng (7 đ) tươi tắn, tràn đầy sức sống; thiên nhiên hùng vĩ, rất đặc trưng choViệt Bắc. - Nỗi nhớ người Việt Bắc: hiện lên qua những hình ảnh cụ thể, gợi cảm là những con người cần cù, khéo léo, thầm lặng cùng chung gian khổ với cán bộ kháng chiến Hết
  3. SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA: 01TIET TRUNG TÂM TGDTX CÁI BÈ NĂM HỌC: 2010 - 2011 ---------------------- MÔN : NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề bài: Anh / chị hãy rút ra bài học cuộc sống từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” -------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------- Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  4. SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM: BÀI VIẾT SỐ 1 TRUNG TÂM TGDTX CÁI BÈ NĂM HỌC 2010 - 2011 ------------------------ MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Bình luận về câu nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” I. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Đáp ứng các yêu cầu về văn phong. - Bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp. - Hạn chế các lỗi diễn đạt ; chữ rõ, bài sạch. II. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC: Học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Cần nêu được một số ý cơ bản sau : 1. Giải thích : - “đã khóc”: sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi. - “không có giày để đi”: hoàn cảnh vật chất thiếu thốn, khó khăn. - “không có chân để đi giày”: hoàn cảnh bất hạnh, số phận nghiệt ngã. - “cho đến khi”: sự nhận thức, khám phá ra một vấn đề về cuộc sống. - Ý nghĩa lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng có gì to lớn, nghiêm trọng nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người xung quanh. 2. Bình luận rút ra bài học: - Cuộc sống của mỗi người vốn luôn luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người – nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi. - Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại xung quanh, ta sẽ thấy những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều. - Vì vậy, ta phải biết tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình – bởi thực ra, hoàn cảnh Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  5. đó không khó khăn, đáng sợ như ta nghĩ. Mặt khác, ta phải hiểu rằng: Chính hoàn cảnh khó khăn ấy là sự thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện. - Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến. III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM: * ĐIỂM 10 - 9: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục bài văn hợp lí, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) chặt chẽ, chính xác, phong phú. - Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục. - Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. * ĐIỂM 7 - 8 : - Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và lập luận rõ ràng, chính xác. - Diễn đạt trôi chảy. - Có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 6 - 5: - Hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết lập luận nhưng chỉ nêu được khoảng nửa yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. - Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 4 - 3: - Hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết lập luận nhưng chỉ nêu được khoảng 2/3 yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng nhiều chỗ cũng diễn đạt được ý. - Bố cục bài viết còn lộn xộn. - Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 2 - 1: - Còn lúng túng trong phương pháp. - Nội dung sơ sài. Bố cục lộn xộn. - Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 00,0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  6. Giáo viên: Đinh Quang Phương Trung tâm GDTX Cái Bè
  7. ĐỀ THI KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 90P ĐỀ 1: * Lý thuyết: Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa văn bản “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Câu 2: (8điểm) Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi( Phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXBGiáo dục,2009)  Đáp án: Câu1: Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương .Với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Câu 2: (8đ) 1. Mở bài (2đ) - Giới thiệu nhà văn Nguyễn Thi và tác phẩm - Tác phẩm kể về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, thủy chung với quê hương cách mạng. Phân tích nhân vật Việt sẽ cảm nhận được sự hấp dẫn của tác phẩm. 2. Thân bài (4đ) - Nhân vật Việt: + Việt xuất thân từ một người gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ + Việt rất thương cha mẹ (1đ) - Tuổi đời rất trẻ,ngây thơ và hồn nhiên (1đ) - Căm thù giặc sâu sắc , ý chí đánh giặc để trả thù cho ba má.(1đ) - Dũng cảm gan góc lập nhiều chiến công.(1đ) + Việt hạ được chiếc xe bọc thép của địch. + Một mình nằm giữa chiến trường, toàn thân d8au đớn, Việt vẫn ở trong tư thế chờ giặc để tiêu diệt giặc. 3. Kết bài (2đ) - Việt nhân vật trung tâm của truyện “ Những đứa con trong gia đình”. - Việt mang vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam, sẵn sàng cầm súng đánh giặc để cứu nước trả thù nhà,
  8. ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT MÔN: NGỮ VĂN12 – THỜI GIAN: 90P Câu1: (2điểm) Nêu ý nghĩa văn bản bài “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Câu 2: (8điểm) Anh / chị hãy phân tích nhân vật Mị trong cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ ở nhà Thống lí Pá Tra trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Đáp án: Câu1: Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương với cách mạng nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu2: - Nêu được vấn đề cần nghị luận (1đ) - Mị xuất thân là người nghèo khổ: Trẻ đẹp ,yêu đời vì món nợ truyền kiếp biọ bắt làm dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra bị đối xử tàn tệ(1đ) - Sức sống tìm tàng và khát vọng hạnh phúc(2) - Sức phản kháng mạnh mẽ (2) - Giá trị của tác phẩm: + Giá trị hiện thực. - + Giá trị nhân đạo(1đ) - Nghệ Thuật - Đánh giá chung về nhân vật (1đ)
  9. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2012 - 2013 (Thời gian làm bài: 90 phút) Chủ đề Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Vận dụng ở Thông Vận mức cao hiểu dụng hơn 1.Văn học: 1 câu 1câu 1.1Văn bản văn 2đ 2đ học: Tuyên ngôn (20%) độc lập 1.2 Tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu 3. Làm văn Làm một 1 câu Nghị luận xã hội bài nghị 8đ luận xã hội (80%) 8đ Tổng số câu 1 câu 1 câu 2câu Tổng số điểm 2đ 8đ 10 đ (20%) (80%) (100%) ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN- LỚP 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT Câu 1: ( 2 đ) Vì sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị? Câu 2: (8 đ) Viết một bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến sau: “ Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”( Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2