Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM ĐỀ TÀI CẤP BỘ MÃ SỐ: B2001 - 23 -14 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - CÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY, CÂY THỰC PHẨM Ở CÁC QUẬN, HUYỆN NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS ĐÀM NGUYỄN THÙY DƢƠNG Cộng tác viên: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Th.s NGUYỄN VĂN LUYỆN TPHCM, 2005
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM ĐỀ TÀI CẤP BỘ MÃ SỐ: B2001 - 23 -14 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - CÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY, CÂY THỰC PHẨM Ở CÁC QUẬN, HUYỆN NGOẠI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS ĐÀM NGUYỄN THÙY DƢƠNG Cộng tác viên: PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU Th.s NGUYỄN VĂN LUYỆN TPHCM, 2005
- MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................................... DANH MỤC BẢN ĐỒ ................................................................................................................ DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................... MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu - Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 3 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 4 5. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................. 8 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ ...................................................................................................... 8 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ............................................................................... 12 1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ......................................... 14 1.3. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ..................................................... 17 1.3.1. Xí nghiệp nông nghiệp ........................................................................................... 17 1.3.1.1. Quan niệm ........................................................................................................... 17 1.3.2. Thể tổng hợp nông nghiệp ..................................................................................... 18 1.3.3. Vùng nông nghiệp .................................................................................................. 20 1.4. Liên kết nông - công nghiệp ......................................................................................... 22 1.4.1. Liên kết nông - công nghiệp là tất yếu và khách quan........................................... 22 1.4.2. Cơ sở của việc liên kết nông - công nghiệp ........................................................... 27 1.5. Một vài nét về liên kết nông - công nghiệp ở Việt Nam ............................................... 35 1.5.1. Những tiền đề khách quan của sự ra đời liên kết nông - công nghiệp ở Việt Nam35
- 1.5.2. Liên kết nông nghiệp và công nghiệp là một trong những con đƣờng tất yếu để phát triển kinh tế ở nƣớc ta .............................................................................................. 36 1.5.3. Thực trạng về liên kết nông - công nghiệp và các hình thức kết hợp ở Việt Nam 38 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - CÔNG NGHIỆP TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY, CÂY THỰC PHẨM TẠI CÁC QUẬN, HUYỆN NGOẠI THÀNH TPHCM ....................................................................................................... 40 2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................... 41 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc trồng và chế biến cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày tại TPHCM ......................................................................................................... 41 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 41 2.2.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................. 42 2.2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội................................................................................... 48 2.3. Liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM .................................................................... 59 2.3.1. Khái quát về sản xuất nông nghiệp tại TPHCM .................................................... 59 2.3.2. Thực trạng trồng và chế biến cây thực phẩm ở các quận, huyện ngọai thành TPHCM ............................................................................................................................ 64 2.4. Đánh giá, nhận xét về liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến CN ngắn ngày, cây thực phẩm ...................................................................................................................... 90 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRONG VÀ CHẾ BIẾN CÂY THỰC PHẨM, CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY Ở CÁC QUẬN, HUYỆN NGOẠI THÀNH TPHCM ..................................................................................................................... 95 3.1. Cơ sở định hƣớng .......................................................................................................... 95
- 3.1.1. Định hƣởng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội TPHCM đến năm 2010........... 95 3.1.2. Định hƣớng sử dụng đất đến năm 2010 ............................................................... 102 3.2. Định hƣớng cụ thể đối với các quận, huyện ngoại thành TP.HCM ............................ 109 3.2.1. Quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp ở TPHCM....................................... 109 3.2.2. Định hƣớng sử dụng tài nguyên - nhân lực.......................................................... 111 3.2.3. Định hƣớng theo nghành ...................................................................................... 114 3.2.4. Định hƣớng theo lãnh thổ .................................................................................... 117 3.3. Các giải pháp cụ thể .................................................................................................... 118 3.3.1. Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ ........................................................................... 118 3.3.2. Giải pháp về vốn và tín dụng đầu tƣ .................................................................... 119 3.3.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống tổ chức liên kết sản xuất .................................. 120 3.3.4. Giải pháp về thủy lợi............................................................................................ 121 3.3.5. Giải pháp về khoa học - công nghệ ...................................................................... 122 3.3.6. Giải pháp về đất đai ............................................................................................. 123 3.3.7. Giải pháp phát triển cơ giới hóa ........................................................................... 123 3.3.8. Giải pháp về giống cây chất lƣợng cao ................................................................ 124 3.3.9. Định hình các vùng sản xuất tập trung................................................................. 124 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 128 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh CN : Công nghiệp NN : Nông nghiệp HTX : Hợp tác xã BVTV : Bảo vệ thực vật TTCN : Tiểu thủ công nghiệp VAC : Vƣờn ao chuồng DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu trung bình về khí hậu của TP. HCM .............................................. 44 Bảng 2.2 : Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động phân theo thành phần kinh tế....................................................................................................................................... 54 Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất của TPHCM năm 2000 ....................................................... 59 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất NN của TPHCM giai đoạn 1995-2000 ............................... 60 Đơn vị tính: Ha ........................................................................................................................ 60 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản lƣợng ngành nông - lâm - ngƣ của TPHCM thời kỳ 1980 – 2001 .................................................................................................................................................. 63 Bảng 2.6: Diện tích cây thực phẩm qua các năm ..................................................................... 64 Bảng 2.7: Diện tích cây thực phẩm (rau, đậu) phân theo các quận huyện ............................... 66 Bảng 2.8: Sản lƣợng cây thực phẩm qua các năm ................................................................... 68 Bảng 2.9: Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày ..................................................................... 74 Bảng 2.10: sản lƣợng cây công nghiệp ngắn ngày .................................................................. 75 Bảng 2.11: Diện tích trồng mía phân theo quận, huyện........................................................... 78 Bảng 2.12: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc qua các năm................................................... 80 Bảng 2.13: Diện tích trồng lạc phân theo các quận, huyện...................................................... 82 Bảng 2.14: Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá qua các năm .......................................... 84 Bảng 2.15: Diện tích trồng thuốc lá theo các quận, huyện ...................................................... 85
- DANH MỤC BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ 1: HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 40 BẢN ĐỒ 2: DÂN SỐ - NGUỒN LAO ĐỘNG TP. HỒ CHÍ MINH ...................................... 52 BẢN ĐỒ 3: CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO NGÀNH KINH TẾ .......................... 54 BẢN ĐỒ 4: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG CÂY THỰC PHẨM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................................... 67 BẢN ĐỒ 5: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG MÍA TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2003.......................................................................................................................................... 78 BẢN ĐỒ 6: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG LẠC TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2003.......................................................................................................................................... 81 BẢN ĐỒ 7: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƢỢNG THUỐC LÁ TẠI TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2003.................................................................................................................... 83 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Dân số TP HCM qua các năm ............................................................................. 48 Biểu đồ 2.2: Gia tăng dân số tự nhiên giai đọan 1979 - 2004.................................................. 50 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sử dụng đất của TPHCM năm 2000 ........................................................ 59 Biểu đồ 2.4: Tình hình sử dụng đất NN của TPHCM thời kỳ 1995-2000 ............................... 61 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của TPHCM năm 2000 ................................... 61 Biểu đồ 2.6. Diện tích cây thực phẩm qua các năm thời kỳ 1995 - 2004 ................................ 65 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ diện tích rau sạch của TPHCM ................................................................... 70 Biểu đồ 2.8: Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày thời kỳ 1995 – 2004 ................................ 75 Biểu đồ 2.9: Diện tích và sản lƣợng mía thời kỳ 1995 – 2004. ............................................... 77 Biểu đồ 2.10: Diện tích và sản lƣợng lạc thời kỳ 1995 – 2004................................................ 80 Biểu đồ 2.11: Năng suất cây thuốc lá thời kỳ 1995 – 2004 ..................................................... 85
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nƣớc ta đang diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, qui mô các thành phố lớn đang ngày càng mở rộng diện tích, dân số tăng nhanh, nhu cầu cuộc sống ngày càng đa dạng về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Làm thế nào cung cấp đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời và cung cấp đủ nguyên liệu cho các ngành công nghiệp đang ngày càng gia tăng mà vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng và không gây ô nhiễm môi trƣờng? Đây là một thách thức lớn đối với nƣớc ta nói chung và đối với các địa phƣơng nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính có qui mô dân số đông nhất Việt Nam. Năm 2004 dân sốTPHCM là 6.062.993 ngƣời. TPHCM còn là trung tâm công nghệp lớn nƣớc ta. Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp của TPHCM chiếm 24% của cả nƣớc, 52% của Đông Nam Bộ, gấp 5 lần tỉnh Bình Dƣơng, gấp 3,4 lần tỉnh Đồng Nai. Do đó nhu cầu về các loại cây thực phẩm và công nghiệp ngắn ngày để đảm bảo cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân thành phố cũng nhƣ cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp của TPHCM là rất lớn. Cũng nhƣ các đô thị lớn trong cả nƣớc, diện tích đất nông nghiệp của TPHCM chủ yếu tập trung ở các quận ven và các huyện ngoại thành. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây làm cho diện tích đất nông nghiệp suy giảm nhƣng tiềm năng của các quận, huyện ngọai thành về sản xuất cây công nghiệp, cây thực phẩm vẫn còn rất phong phú. Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất kết hợp nông - công nghiệp là rất cần thiết để đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng của TPHCM và đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời 1
- dân thành phố không chỉ về số lƣợng mà cả về chất lƣợng của các loai cây công nghiệp, cây thực phẩm. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoai thành TPHCM". 2. Mục tiêu - Nhiệm vụ - Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, mục tiêu cơ bản của đề tài là nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM; từ đó thiết lập lãnh thổ kết hợp nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp, cây thực phẩm của thành phố nhằm khai thác tối đa các nguồn lực, tăng hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Đúc kết các cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông -công nghiệp trồng và chế biến nông sản trong bối cảnh CNH - HĐH của nƣớc ta. - Phân tích, đánh giá các nguồn lực ảnh hƣởng đến sản xuất các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM. - Tìm hiểu thực trạng của việc trồng và chế biến cây công nghiệp, cây thực phẩm ở địa bàn nghiên cứu. - Thiết lập hệ thống tổ chức lãnh thổ kết hợp nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp, cây thực phẩm (vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến). - Định hƣớng tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp một cách hợp lý giữa trồng và chế biến cây công nghiệp, cây thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh . 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
- - Về thời gian: Từ năm 1995 đến nay - Về không gian: Các quận ven và huyện ngọai thành TPHCM (Cụ thể là các quận: 2, 7, 8, 9, 12, Gò vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, cần Giờ) - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến các lọai cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, thuốc lá) và cây thực phẩm (rau, đậu). 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến nông sản cũng nhƣ liên kết nông - công nghiệp đã đƣợc nghiên cứu từ lâu và đi vào thực tiễn sản xuất của nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Châu Âu có mô hình đồn điền, trang trại, các công ty trồng và chế biến nông phẩm, v.v... Ở Việt Nam, mô hình liên kết nông - công nghiệp đã đƣợc nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về lý luận, PGS.TS Lê Thông với cuốn sách: "Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên thế giới", NXB Giáo dục (1986) đề cập đến bản chất và nội dung của liên kết nông - công nghiệp; TS. Ngô Doãn Vịnh, Nguyễn Văn Phú với tài liệu dành cho hệ đào tạo Sau Đại học: "Tổ chức lãnh thổ kinh t ế - xã hội" đề cập đến phân vùng, kinh tế vùng và phân bố lực lƣợng sản xuất; PGS.TS Đặng Văn Phan, TS. Nguyễn Kim Hồng với giáo trình: "Tổ chức lãnh thổ" do trƣờng Đại học Sƣ phạm TPHCM xuất bản (2002) đề cập đến các khái niệm, nội dung tổ chức lãnh thổ, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam. Về thực tiễn, một số luận á n tiến sĩ đề cập đến nội dung này trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su (Ông Thị Đan Thanh - 1986); trồng và chế biến mía (Phạm Xuân Hậu - 1993); trồng và chế biến sắn (Trịnh Thanh Sơn - 2004). 3
- Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo vô cùng quí giá và thật sự bổ ích cho nhóm nghiên cứu chúng tôi khi thực hiện đề tài này, Tuy nhiên, về vấn đề nghiên cứu hệ thống lãnh thổ kết hợp nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Trong khi vấn đề này rất cần thiết đối với quá trình đô thị hóa, quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nƣớc, đặc biệt đối với thành phố lớn, đông dân, nhiều chức năng quan trọng của vùng và cả nƣớc nhƣ TPHCM . 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về phép biện chứng là kim chỉ nam trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các quan điểm truyền thống cũng nhƣ quan điểm hiện đại trong nghiên cứu Địa lý học. Đó là: 4.1.1. Quan điểm hệ thống Trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở TPHCM luôn biến đổi do ảnh hƣởng bởi sự phát triển KT - XH của thành phố, của vùng và quốc gia cũng nhƣ những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm luôn chịu ảnh hƣởng bởi hệ thống KT - XH lớn hơn. Hệ thống KT - XH TPHCM gồm các phân hệ nhỏ hơn và sự phát triển của nó phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cƣ, xã hội, v.v... Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm phải đƣợc xem xét nhƣ là các sự vật, hiện tƣợng trong một hệ thống hoàn chỉnh và không thể tách rời sự phát triển KT - XH của TPHCM và cả nƣớc. 4
- 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm cơ bản của Địa lý học. Tức là phải nghiên cứu các đối tƣợng trên một lãnh thổ để thấy sự khác biệt của lãnh thổ đó trên cơ sở đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến những nét khác biệt của vùng. Đề tài trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm cần đƣợc đặt trong bối cảnh KT - XH của TPHCM có những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT - XH, lịch sử phát triển, v.v... để hình thành các khu vực trồng trọt năng suất cao, các khu vực chế biến hiện đại với nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, có giá trị. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Vấn đề trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đƣợc phân tích theo chuỗi thời gian. Mỗi một giai đoạn mang một màu sắc, một đặc điểm riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử trong việc nghiến cứu tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở TPHCM nhằm đánh giá thực trạng của vấn đề này trong từng giai đoạn nhất định. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các thời điểm lịch sử quan trọng, những biến đổi KT - XH đáng chú ý nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách biện chứng, khoa học. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có tác động rất lớn làm biến đổi môi trƣờng. Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên cứu nhằm mục đích giảm thiểu những tổn hại đối với môi trƣờng sinh thái nhƣ suy thoái đất, ô nhiễm môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, v.v... Việc thiết lập hệ thống liên kết nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm cũng nhƣ việc đƣa ra các giải pháp cho vấn đề này cũng phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm cạn kiệt tài nguyên và suy giảm môi trƣờng sinh thái của TPHCM. 5
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý đƣợc triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu đƣợc thu thập, tổng hợp, xử lý trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT - XH của Cục Thống kê TPHCM, của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, của Sở Kế họach và Đầu tƣ cùng các cơ quan ban nghành quản lý khác của thành phố. Đề tài cũng sử dụng các nguồn số liệu của các tổ chức, ban nghành, số liệu thống kê về nông nghiệp, công nghiệp, dân cƣ, kinh tế của các vùng để so sánh, phân tích khi cần làm sáng tỏ vị trí của TPHCM so với cả nƣớc hay các vùng lân cận. 4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa Để có đƣợc những số liệu bổ sung và những luận cứ đánh giá đúng nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ thực trạng trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm của TPHCM, ngoài những số liệu thống kê thu thập đƣợc, nhóm nghiên cứu chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu thực địa, phỏng vấn nhân dân và các cán bộ lãnh đạo. Kết quả thu thập đƣợc là cơ sở thẩm định lại những nhận định, đánh giá, dự báo trong quá trình nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ của đề tài 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là phƣơng pháp đặc trƣng trong nghiên cứu Địa lý. Chúng tôi đã thiết lập bản đồ phân bố các loai cây công nghiệp, thực phẩm theo lãnh thổ trên cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối liên hệ giữa các đối tƣợng địa lý. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động còn đƣợc minh họa bằng nhiều biểu đồ, đồ thị. 4.2.4. Phương pháp dự báo 6
- Phƣơng pháp mà chúng tôi sử dụng ở đây là phƣơng pháp ngoại suy. Phƣơng pháp này dựa trên nghiên cứu lịch sử của đối tƣợng và sự chuyển động mang tính qui luật đã đƣợc hình thành trong quá khứ và hiện tại để dự báo tƣơng lai bằng phƣơng pháp xử lý chuỗi thời gian kinh tế. 4.2.5. Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) Hệ thống phần mềm thông tin Địa lý (GIS) đƣợc sử dụng phổ biến để lƣu trữ, phân tích, xử lý các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lý để thấy đƣợc nét đặc trƣng riêng cho đối tƣợng địa lý. Đề tài chủ yếu sử dụng phần mềm MapInfo để tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ, vẽ biểu đồ, đồ thị minh họa cho nội dung đề tài. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết kuận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn này, cây thực phẩm tại các quận, huyện ngoại thành TPHCM Chương 3: Định hƣớng tổ chức lãnh thổ nông - công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn này, cây thực phẩm tại các quận, huyện ngoại thành TPHCM 7
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Tổ chức lãnh thổ Khi nói đến tổ chức không gian, không thể nói không gian hay lãnh thổ trừu tƣợng mà lãnh thổ kinh tế - xã hội của một nƣớc, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã hội nhất định. Theo từ điển Bách khoa Địa lý tiếng Nga, (1968), trang 378: "Lãnh thổ là một bộ phận của bề mặt đất thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định. Lãnh thổ bao gồm đất liền và lãnh hải giới hạn của lãnh thổ là đường biên giới quốc gia". Tổ chức không gian kinh tế - xã hội có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm sau: 1.1.1.1. Quan điểm của các nhà Địa lý Xô Viết Sách của E.B.Alaev "Địa lý kinh tế - xã hội", (1983), đã đƣa ra nhận thức chung của các nhà địa lý Liên Xô về định nghĩa tổ chức lãnh thổ: "Khái niệm tổ chức lãnh thổ xã hội trong nghĩa rộng của từ này bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, các sự khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội và thiên nhiên, cũng như các vấn đề chính sách vùng về kinh tế - xã hội. Ở một nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ - hành chính của Nhà nước, quản lý vùng về sản xuất, sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ chức - kinh tế, sự xác định các khách thể vùng của quản lý, sự phân vùng về kinh tế- xã hội..." Có thể đƣa ra định nghĩa ngắn gọn nhƣ sau: Tổ chức lãnh thổ xã hội là sự kết hợp các cơ cấu lãnh thổ đang hoạt động (bố trí sắp xếp dân cƣ, sản xuất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên), đƣợc liên kết lại bởi các cơ cấu quản 8
- lý với mục đích tái sản xuất cuộc sống của xã hội phù hợp với các mục đích và trên cơ sở các quy luật kinh tế hiện hành trong hình thái xã hội đó". Từ cách hiểu trên, bản chất của tổ chức không gian kinh tế - xã hội có hai tính chất cơ bản. Đó là tính tổ chức và tính lãnh thổ - hệ thống lãnh thổ. Về tính tổ chức: Tổ chức là tính đƣợc sắp xếp, tính phù hợp bên trong của tác động qua lại giữa các bộ phận ít nhiều đƣợc phân công hóa và độc lập của chỉnh thể cho cấu tạo của nó quy định. Tổ chức của hệ thống đƣợc thể hiện ở sự giới hạn tính đa dạng trong hoạt động và tính hoàn chỉnh. Tổ chức của hệ thống có hai mặt là tính sắp xếp và tính định hƣớng. Tính sắp xếp đƣợc xác định về lƣợng nhƣ độ lớn, quy mô của nó. Tính định hƣớng đặc trƣng là sự phù hợp của hệ thống với các điều kiện của môi trƣờng xung quanh. Về tính lãnh thổ - hệ thống lãnh thổ: Tính lãnh thổ của đối tƣợng là độ dài không gian, nghĩa là có phạm vi ranh giới, kích thƣớc, là nét tạo hình đặc biệt của đối tƣợng, là những đặc điểm không gian của bức tranh phân bố các đối tƣợng trong một phạm vi nhất định. Trong bất cứ một lãnh thổ nào về một trình độ sản xuất nhất định, một tổng thể tự nhiên nhất định, một kết cấu tài nguyên nhất định sẽ có một cơ cấu kinh tế tƣơng ứng. Việc sử dụng các điều kiện tự nhiên kinh tế, lịch sử, vị trí địa lý khác nhau, là cơ sở của sự tác động qua lại các thành phần đó. Nhƣ vậy với mỗi lãnh thổ có một lịch sử hình thành nhất định, hay nói rõ hơn không gian kinh tế - xã hội có phạm vi của mình, trong đó chứa đựng các thành phần con ngƣời - tự nhiên và sản xuất. Mỗi thành phần đó bao hàm các yếu tố cấu thành không đứng riêng lẻ, cô lập nhau và chúng có vai trò nhất định tác động qua lại quan hệ theo các kiểu khác nhau. Dƣới góc độ lý thuyết hệ thống, hệ thống lãnh thổ bao gồm các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cƣ. Trong đó, hệ thống sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất phức tạp nhất. Theo N.F.Feđorencô (Liên Xô cũ) tính chất phức tạp của kinh tế đƣợc quyết định không chỉ bởi vô số 9
- các thành phần hợp thành của hệ thống kinh tế và những mối liên hệ giữa chúng với nhau mà còn bởi các đặc điểm về chất của những hiện tƣợng và quá trình kinh tế. Một điều nữa là mỗi không gian lãnh thổ có sự khác biệt theo cấp bậc, phân hóa, phân dị khác nhau sản xuất, tự nhiên, dân cƣ. Việc nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo các vùng, tỉnh bao gồm: Nghiên cứu các hình thức hiện đại của phân bố sản xuất. Nghĩa là không phải nghiên cứu phân bố ngành riêng lẻ mà nghiên cứu phân bố theo nhóm ngành. Những hình thức biểu hiện của phân bố theo nhóm ngành có thể là các loại hình nhƣ: - Thể tổng hợp công nghiệp. - Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp. - Trung tâm công nghiệp. - Thể tổng hợp nông công nghiệp. 1.1.1.2. Quan điểm của các nhà Địa lý Phương Tây Ở các nƣớc đã sớm đi vào kinh tế thị trƣờng, từ thế kỷ XIX tổ chức lãnh thổ đã trở thành khoa học quản lý. Tổ chức lãnh thổ đƣợc hiểu là: ''Nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả'''' (Jean Paul De Gaudemar, 1992). Nhiệm vụ của nó là tìm kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một tỉnh, một vùng và cả nƣớc, trong những điều kiện kinh tế thị trƣờng và hệ thống kinh tế mở. Nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực và lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn...), trong xu thế hòa nhập và cạnh tranh để đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các 10
- vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Tổ chức lãnh thổ là "sự tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân bố tốt nhất vùng và các hoạt động tùy thuộc vào các tài nguyên tự nhiên". Tổ chức lãnh thổ là một chính sách kinh tế dài hạn nhằm cải thiện môi trƣờng trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con ngƣời. - Tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lý học có chủ ý hƣớng tới một sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực, và các không gian ảnh hƣởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cƣ nông thôn và quần cƣ thành thị, bảo vệ môi trƣờng sống. - Các nút, các cực là: thành phố, thị trấn, làng xóm là những điểm trồi, những nơi tập trung dân cƣ, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở dịch vụ - kỹ thuật. Đó là các trung tâm dân cƣ kinh tế, đặc trƣng bởi độ "đông đặc" hay mật độ dân số, mật độ xây dựng tƣơng đối cao. - Với cách nhìn của tổ chức lãnh thổ thì lãnh thổ là một hệ thống trong đó có các cực, dải và không gian bề mặt, 3 yếu tố này có quan hệ, có sức hút, lan tỏa và ảnh hƣởng lẫn nhau. - Sự khác nhau giữa các nút: thƣờng thì các nút (cực) đa chức năng hay khác nhau về số lƣợng các chức năng, thang bậc các trình độ cao hay thấp, tính phức tạp nhiều hay ít, ý nghĩa lớn hay nhỏ, phạm vi ảnh hƣởng rộng hay hẹp. Các mốc cũng khác nhau về tiềm năng phát triển. - Giữa các trung tâm, các nút có những liên hệ chức năng: chúng trao đổi hoạt động, biểu hiện qua các dòng ngƣời, dòng sản phẩm, dòng dịch vụ, dòng tiền tệ và dòng thông tin. Các nút, các dải nằm trong một mạng lƣới, mà các chỗ hổng đƣợc lấp đầy, bằng những bề mặt, với tất cả hoạt động diễn ra ở đó, trong một hệ thống các quan hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống tổ chức 11
- không gian. Cơ cấu hay cấu trúc không gian: là hình thức phân bố trật tự sắp đặt trong không gian các nút, dải, bề mặt, cùng với những tập đoàn ngƣời và những hoạt động ở đó, liên hệ ảnh hƣởng lẫn nhau. Đó là bộ khung cơ bản tổ chức không gian, mà mạng lƣới, nút dải là bộ xƣơng sống. 1.1.2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của việc tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Một trong những chuyên gia Xô viết hàng đầu nghiên cứu và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là giáo sƣ tiến sĩ địa lý K.I.Ivanov. Trong luận án tiến sĩ với đề tài: "Tổ chức lãnh thổ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và việc tính toán điều kiện của địa phương'' (1967), ông đã phát triển tƣ tƣởng của N.N.Kôlôxôvaki về các thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất và đƣa nó vào lĩnh vực nông nghiệp. Về phƣơng diện lý thuyết, K.I.Ivanov xây dựng cơ sở cho phƣơng pháp dòng (băng chuyền) trong việc tổ chức sản xuất của nhiều phân ngành nông nghiệp. Nhiều tƣ tƣởng và quan niệm mới của ông đã đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực lập mô hình các hệ thống lãnh thổ. Lần đầu tiên, giáo trình chuyên ngành "Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp" đƣợc giảng dạy tại trƣờng tổng hợp quốc gia Matxcơva vào năm học 1967 - 1968 và đƣợc xuất bản năm 1974 sau khi ông mất (1972). Ngoài công trình quan trọng nói trên, K.I.Ivanov còn hàng loạt các công trình khác liên quan tới việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhƣ "Tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hình thức mới về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền với sự tiến bộ này" (1969); "Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp" (1971). "Hệ thống lãnh thổ sản xuất nông nghiệp" (1971) v.v... 12
- Qua các công trình của K.I.Ivanov, của VG.Kriutokov (1978) và một số tác giả khác có thể quan niệm về vấn đề này nhƣ sau : "Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các qui trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất". Thông qua định nghĩa này, có thể thấy rõ sự nổi bật của một số điểm dƣới đây: - Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động là cơ sở để hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian (lãnh thổ). - Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ nguyện chặt với nhau trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Các đặc điểm không gian của sản xuất phần nhiều bắt nguồn từ tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có. - Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến. Nói cách khác, hình thái kinh tế xã hội nào thì có kiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tƣơng ứng nhƣ thế. Hơn nữa, không thể phân tích tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nếu nhƣ thiếu sự đánh giá trình độ phát triển và những đặc điểm cấu trúc của nó. Tất cả các thông số này là một khâu không thể tách rời đƣợc của cùng một quá trình nghiên cứu. Trình độ phát triển nông nghiệp xác định quy mô và hiệu quả của sản xuất cần đạt đƣợc trong thời điểm nào đấy. Việc nghiên cứu các chỉ 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp điều tiết thị trường nhằm phát triển kinh tế bền vững
107 p | 275 | 62
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 248 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất men kết tinh cho gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu
41 p | 201 | 40
-
Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động học tập cho học sinh khuyết tật học hòa nhập
83 p | 178 | 29
-
Đề tài cấp Bộ: Những sự kiện hoạt động của Trung ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1961-1975
288 p | 134 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tà cấp bộ: Nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học viên nang helinzole (omeprazol 20g) theo mô hình đơn liều kết hợp đa liều)
82 p | 138 | 16
-
Đề tài cấp Bộ: Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên bậc phổ thông trung học (qua dự giờ) tại thành phố Hồ Chí Minh
125 p | 82 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu chế tạo hệ thống giám sát người lao động trong hầm lò
75 p | 98 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Tìm hiểu, nghiên cứu việc sử dụng bộ sách giáo khoa tiếng Việt và văn học bậc PTTH (cải cách giáo dục) ở các tỉnh phía Nam
146 p | 186 | 12
-
Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Nghiên cứu bổ sung cơ sở lý thuyết và xây dựng luận cứ cho một số nội dung của quy hoạch các khu công nghệ cao
98 p | 109 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc
172 p | 94 | 9
-
Đề tài cấp Bộ: Điều tra hiện trạng môi trường trường học ở một số trường trung học phổ thông các quận nội thành TP.Hồ Chí Minh
148 p | 70 | 7
-
Đề tài cấp Bộ: Thực trạng, điều kiện và biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại một số tỉnh thành phía Nam
60 p | 83 | 7
-
Kỷ yếu: Đề tài cấp Bộ 2010 - 2011
271 p | 76 | 7
-
Đề tài cấp Bộ: Phương hướng xây dựng chương trình đại học đào tạo giáo viên dạy nghệ thuật bậc tiểu học
130 p | 69 | 6
-
Đề tài cấp Bộ: Giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cấp II và III qua môn Địa lý
66 p | 92 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn