Đề tài " CHIẾN LƯỢC KINH DOANH "
lượt xem 579
download
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian, thời cơ, với không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " CHIẾN LƯỢC KINH DOANH "
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề tài CHIẾN LƯỢC KINH DOANH -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- LỜI MỞ ĐẦU. Việc sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động lao động sản xuất để mưu cầu lợi ích kinh tế là hoạt động tự giác có ý thức của con người trong mọi hình thái kinh tế xã hội. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, con người luôn có ý thức Đõy là đề tài cú phạm vi tương đối rộng, nhưng do hạn chế và quan tâm đến những thông số chi phí chi ra trong quá trình về thời gian thực tập, cũng như thời gian viết bỏo cỏo, những hạn sản xuất kinh doanh và kết quả của mỗi quá trình hoạt động chế của bản thõn, xin đề cập đến những vấn đề mang tớnh cấp sản xuất kinh doanh đó. Hay nói cách khác chiến lược hoạt thiết và hữu ớch đối với đơn vị. động sản xuất kinh doanh là vấn đề tồn tại sống còn chi phối Mặc dự bản thõn đó tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn bộ hoạt động của đơn vị, là căn cứ đề ra những quyết chuyờn đề tốt nghiệp, nhưng với khả năng cú hạn nờn đề tài định hữu ích, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn. khụng Ngày nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế thể trỏnh khỏi những sơ suất khiếm khuyết. Bản thõn xin ghi nhận ngiữngcác thànhvphầngúp ý thưtớng o cạnh tranh trong thầy: Đoàn h ới, thiếu sút à sự kinh ế ự d dẫn sữa chữa của khuôn khổ Gia Dũngt,vàấcỏc ề chiếcụ lược trong kinh doanh là một ydoanh pháp luậ v n đ thầy, n giỏo trong khoa Quản trị kinh ếu tố thuộc trường là thách Đà c đối để ichuyờn ơn vịưsản hoànt thiện quan trọng, Đại học thứ năng vớ các đ đề đ ợc xuấ kinh hdoanh, đòi hỏi đơn vị phải tốn nhiều công sức cho việc nghiên ơn. cứu tìm riêng cho mình một chiến lược kinh doanh và các chính rõn trthích hợpthành gàyccàngnnâng cao hiệu quả hotụi T sách ọng chõn để n xin ảm ơ thầy giỏo hướng dẫn ạt làmngề sảnnày. t kinh doanh của đơn vị mình. Công ty Thương độ đ tài xuấ mại huyện Hiệp Đức là đơn vị mới được thành lập trong cơ Trõn trọng chõn thành xin cảm ơn tất cả cỏc Thầy, cụ giỏo Trường i cũ học Đ nhiều đó khă tỡnh giỳp qua thách thức gian chế mớĐại ng gặpà nẵngkhó tận n để vượt đỡ tụi suốt thờiđó. hTrong suốt thời gian theo học hệ Đào tạo từ xa của Trung tâm ọc tập. giáo dục thường chõn thành c Trcảm ơđạCụng ty à nẵng, mại Trõn trọng xuyên thuộ xin ường n i học Đ Thương với hnhững kiến thứđó đượcđỡ tụithầàncô của đTrung tâm Giáo dục uyện Hiệp Đức c giỳp các hoy thành ề tài này. thường xuyênTthuộtrọng chng Đại học Đảm nẵng đã trang bị, rõn c Trườ õn thành xin c à ơn những hiểu biết của cá nhân và sự giúp đỡ tận tình của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức và gợi ý của các anh chị trong Công ty và đặc biệt là Thầy giáo hướng dẫn thực tập bản thân tôi xin mạnh dạn nêu lên đề tài mà tôi luôn quan tâm "Chiến lược kinh doanh của Công ty Thương mại huyện -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Mục lục Lời mở đầu.......................................................................................... Trang 01 Phần thứ I: Cơ sở lý luận chung về Chiến lược kinh doanh ............ Trang 05 I- Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh .................................. Trang 06 1-Khái niện chung về Chiến lược ............................................... Trang 06 2- Vấn đề cốt lõi của Chiến lược ................................................ Trang 06 3- Mục đích và vai trò của Chiến lược ........................................ Trang 07 4-Một số khái niệm khác có liên quan đến Chiến lược ............... Trang 07 II- Chính sách ..................................................................................... Trang 08 1- Khái niệm Chính sách ............................................................ Trang 08 2- Tác dụng và đặc điểm của Chính sách .................................... Trang 08 III- Quản trị Chiến lược ..................................................................... Trang 10 1- Khái niệm quản trị Chiến lược ............................................... Trang 10 2- Các giai đoạn của quá trình quản trị Chiến lược ..................... Trang 10 3- Mô hình quản trị Chiến lược .................................................. Trang 11 4- Lợi ích cả quản trị Chiến lược ................................................ Trang 12 IV Tiến trình hoạch định Chiến lược ................................................ Trang 13 1- Xác định chức năng nhiệm vụ ................................................ Trang 13 2- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh ........................... Trang 14 3- Phân tích các yếu tố bên trong ................................................ Trang 19 4- Xác định mục tiêu Chiến lược ............................................... Trang 21 5- Các yêu cầu đối với mục tiêu ................................................. Trang 22 6- Phân tích lựa chọn chiến lược ................................................ Trang 22 Phần thứ II : Phân tích tình hình hoạt động và công tác hoạch định Chiến lược tại Công ty TM huyện Hiệp Đưc ................ Trang 26 I- Tổng quan và quá trình hình thành Công ty thương mại huyện Hiệp Đức ................................................................................. Trang 27 1-Đặc điểm tình hình .................................................................. Trang 27 2-Điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hội ........................................... Trang 27 II- Sự hình thành và phát triển của Công ty thương mại huyện Hiệp Đức .................................................................................. Trang 27 1- Chức năng nhiệm vụ .............................................................. Trang 28 2- Cơ cấu tổ chức của Công ty ................................................... Trang 29 -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- 3- Môi trường hoạt động của Công ty ......................................... Trang 31 III Thực trạng việc xây dựng chiến lược kinh doanh ở Công ty thương mại huyện Hiệp Đức .............................................................. Trang 39 1- Những thuận lợi và khó khăn ................................................. Trang 39 2- Hiệu quả kinh doanh của Công ty thương mại trong 3 năm 2000-2002 ......................................................... Trang 40 3- Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty ..................... Trang 42 4- Những căn cứ để hoàn thiện chiến lược kinh doanh ............... Trang 43 5- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại ............. Trang 44 6- Nhận xét chung về chiến lược kinh doanh của Công ty .......... Trang 45 phần thứ iii: một số giải pháp để góp phần hoàn thiện CLKD của Công ty thương mại huyện Hiệp đức ............................. Trang 47 I- Kiến nghị về việc hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty thương mại huyện Hiệp đức ................................................ Trang 48 1- Phương pháp dự báo xây dựng chiến lược kinh doanh ........... Trang 48 2- Phân tích những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu ....... Trang 51 3- Xác định mục tiêu chiến lược ................................................. Trang 55 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức của Công ty .... Trang 56 1- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty .................................. Trang 56 2- Công tác đào tạo .................................................................... Trang 57 3- Các bước thực hiện ................................................................ Trang 58 4- Soát xét lại các mục tiêu hằng năm ........................................ Trang 64 5- Thông báo chiến lược cho cán bộ chủ chốt............................. Trang 64 6- Thông báo các tiền đề xây dựng chiến lược............................ Trang 65 7- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh chiến lược ................... Trang 65 III- Một số kiến nghị .......................................................................... Trang 66 1- Đối với Nhà nước................................................................... Trang 66 2- Đối với Công ty ..................................................................... Trang 67 Kết luận............................................................................................... Trang 69 -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. I/ Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh. 1/ Khái niệm chung về chiến lược: -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian, thời cơ, với không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Chiến lược là một khái niệm khá trừu tượng, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong sự suy nghĩ của những ai có quan tâm đến chiến lược, đó là nhũng phát minh, sáng tạo của chiến lược về cách thức biện pháp hành động trong tương lai của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng nhất cơ bản nhất, và một cách có hiệu quả nhất. Ta có thể hình dung như sau: Chiến lược là một kế hoạch trong đó bao gồm : - Mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai dài hoặc tương đối dài (3 năm, 5 năm hoặc 10 năm…). - Các quyết định về biện pháp chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu. - Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực. - Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh sôi động và các biến cố bên ngoài để đạt được dự kiến trước. - Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Tuy nhiên việc phối kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản trị chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Các quyết định phải được tập trung về cấp Lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn( về sản phẩm, thị trường, đầu tư và đào tạo…) và sự bí mật về thông tin cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường, chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát triển các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 2/ Vấn đề cốt lõi của chiến lược: Trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, phải có các nội dung chủ yếu là mục tiêu chiến lược, biện pháp chiến lược và các chính sách. Nhưng cái cốt lõi của chiến lựơc chính là các biện pháp để thực hiện mục tiêu, đó chính là phương án tối ưu để thực hiện mục tiêu. Có thể hình dung chiến lược kinh doanh -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- của các doanh nghiệp là định hướng các hoạt động chủ yếu các biện pháp quan trọng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mang lại lợi thế nhiều nhất cho doanh nghiệp trong những điều kiện tiền đề nhất định. Chiến lược của doanh nghiệp được coi như bánh lái của con thuyền, còn mục tiêu là cái đích mà con thuyền phải đến. 3/Mục đích và vai trò của chiến lược: a/ Mục đích: Mục đích cuả chiến lược là thông qua các mục tiêu, các biện pháp chủ yếu và các chính sách mà xác định , tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về thể loại cơ sở kinh doanh nào mà chúng ta muốn đạt đến trong tương lai, nó phát hoạ ra những triển vọng, qui mô, vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược còn xác định rỏ một bộ khung để hướng dẫn cho các nhà quản trị duy trì và hoạt động. b/ Vai trò: Trong nền kinh tế thị trường có cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn thành công phải có một chiến lược, nhà doanh nghiệp phải nắm được ưu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành công, biết khai thác những ưu thế của doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu của doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hoặc cắt giảm bớt hoạt động ở những thời diểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên nhằm đưa ra một chiến lược tối ưu, nó có tác dụng cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh doanh là: - Cung cấp cho doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh tăng cường sức mạnh cho doanh nghiệp phát triển thêm thị phần. - Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. 4/ Một số khái niệm khác có liên quan đến chiến lược: a/ Thế chiến lược và kế hoạch chiến lược: + Thế chiến lược của doanh nghiệp thể hiện ở vị trí, vai trò và hình ảnh so sánh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thế chiến lược là kết quả của chiến lược, của hoạt động trước đây và hiện tại của doanh nghiệp. + Kế hoạch chiến lược là một văn bản hướng về tương lai, nó xác định vị thế sau này và là cơ sở cho những kế hoạch hành động chung nhằm hình thành được -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- thế chiến lược trong tương lai đó. Như vậy mọi doanh nghiệp đều có một thế chiến lược giống như sự tồn tại của nó vậy, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có chiến lược. Chỉ có những doanh nghiệp có quan tâm đến chiến lược, có hoạch định chiến lược thì mới có kế hoạch chiến lược. b/ Quyết định chiến lược và quyết định điều hành: Các quyết định chiến lược nhằm xử lý những vấn đề thiết yếu trong những mối tác động đang chéo nhau giữa doanh nghiệp và môi trường và chúng có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự thành công trong quá trình kinh doanh c ủa doanh nghiệp. Các quyết định điều hành liên quan trứơc hết và chủ yếu đến các công việc làm cho các hoạt động trong nội bộ của doanh nghiệp càng ngày làm ăn có hiệu quả và phát đạt. c/ Mối quan hệ giữa chiến lược và các hoạt động, chức năng quản trị khác trong doanh nghiệp: Một cách chung nhất để nhìn nhận thì chiến lược và quản trị chiến lược không đồng nhất với các chức năng và hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị chiến lược và quản trị những chức năng khác đều nhằm vào mục tiêu chung là chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết và khắn khít với nhau, các chức năng quản trị khác sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, ngược lại là tiền đề là cơ sở cho các hoạt động chức năng khác. II/ Chính sách. 1/ Khái niệm về chính sách: Chính sách là những khuôn khổ, những điều khoản, những qui định chung để hướng dẫn, khai thông các suy nghĩ và hành động khi đưa ra quyết định quản trị. Nhờ có chính sách mà đảm bảo được rằng các quyết định sẽ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Các chính sách về thực chất là công cụ để thực thi chiến lược đã đề ra. Các chính sách quy định những vi phạm có thể bắt buột và những giới hạn để hướng dẫn những hành vi, nó chỉ rỏ những cái gì có thể làm ra khi theo đuổi các mục tiêu của doanh nghiệp. 2/ Tác dụng và đặc điểm của chính sách: a/ Tác dụng: + Các thay đổi trong chiều hướng chiến lược trong quá trình thực thi không phải tự nó diễn ra trong hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp các nhà -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- chính sách rất cần thiết để có một chiến lược được phát huy toàn diện, có tác dụng. Các chính sách tạo điều kiện dễ dàng cho việc giải quyết các vấn đề lặp lại và hướng dẫn thực thi chiến lược. Về thực chất mặt hình thức, thì chính sách thuộc loại kế hoạch thường xuyên của tất cả các doanh nghiệp và cần phải có trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. + Chính sách còn là sự bảo đảm cho việc uỷ quyền và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của các nhà quản trị cấp dưới. + Chính sách còn là cơ sở pháp lý, là chỗ dựa để tự kiểm tra trong quản trị cho nên các doanh nghiệp có thể và nên hình thành sổ tay chính sách để hướng dẫn cho các quản trị viên. b/ Đặc điểm: Mối quan hệ giữa chính sách và chiến lược: Có 3 yếu tố gắn kết nhau: Mục tiêu chiến lược, Chiến lược kinh doanh, Chính sách và có mối quan hệ như sau: Mục tiêu Chiến lược Chính sách Cái đích cần phải Bịên pháp để thực Những hướng dẫn, qui định đến trongtương lai hiện mục tiêu hỗ trợ thực thi chiến lược Như trình bày ở trên, chiến lược và chính sách không tách biệt nhau không khác nhau nhiều. Chiến lược chứa đựng những cam kết sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu, còn bản chất của chính sách là tạo ra một hành lang pháp lý vừa đủ rộng cho phép có sự lựa chọn sáng tạo để thực hiện những cam kết của chiến lược một cách linh hoạt và có hiệu quả cao. c/ Có nhiều loại chính sách và nó tồn tại ở tất cả các cấp độ khác nhau của doanh nghiệp. Từ những chính sách lớn, chủ yếu của doanh nghiệp đến những chính sách chỉ áp dụng cho những cấp độ tổ chức thấp hơn của nó như các chính sách chỉ liên quan đến các chức năng riêng rẽ như: Tài chính sản xuất, Marketting, hoặc chỉ liên quan đến các dự án cụ thể. Do chính sách là những tài liệu chỉ dẫn cho việc lựa chọn trong khi ra quyết định cho nên nó có một phạm vi co giản nhất định, có thể bị hiểu sai hoặc có tính giải thích theo chủ quan của nhà quản trị, từ đó việc thực thi chính sách cũng không nghiêm chỉnh. Quan điểm phải nhất quán dù là một phạm vi và hình thức như thế nào thì các chính sách cũng được sử dụng như một cơ chế để thực thi chiến lược và đạt được mục tiêu chung là phương tiện để thực thi chiến lược. Một số chính sách khác: -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- - Chính sách chỉ nhận về công ty để làm công tác quản lý những kỷ sư và cán bộ đã có trình độ đại học. - Chính sách khen thưởng cho những sáng kiến, phát minh. - Chính sách khen thuởng cho tiết kiệm nguyên vật liệu - Chính sách xây dựng mối quan hệ đặc biệt với khách hàng III/ Quản trị về chiến lược: 1/ Khái niệm về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược là một quá trình liên tục bắt đầu từ nghiên cứu môi trường hiện tại và dự báo trong tương lai, đề ra các mục tiêu chiến lược của tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được mục tiêu trong những điều kiện hiện tại và tương lai. Quản trị chiến lược có thể được coi như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập thực hiện và đánh giá các quyết định có liên quan đến nhiều chức năng khác nhau, cho phép doanh nghiệp tiến đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoản thời gian nhất định. Quản trị chiến lược tập trung vào sự hợp nhất việc quản trị Marketting, tài chính sản xuất nghiên cứu phát triển và hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được sự thành công. Rõ ràng trong quá trình quản trị chiến lược chúng ta phải thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản của quản trị thể hiện qua 3 giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược là: Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, kiểm tra và đánh giá chiến lược. 2/ Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược: a/ Giai đoạn hoạch định chiến lược: Giai đoạn hoạch định chiến lược hay còn gọi là lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng nhiệm vụ kinh doanh, điều tra nghiên cứu để phát hiện những khó khăn, thuận lợi bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu bên trong, để dề ra các mục tiêu chiến lược và lựa chọn một chiến lược tối ưu trong những chiến lược có thể đã dùng. Vì doanh nghiệp luôn luôn bị hạn chế các nguồn lực nên các nhà chiến lược phải chọn một chiến lược thích hợp và hợp lý nhất, có hiệu quả cao nhất, những quyết định này có liên quan đến các sản phẩm, thị trường, nguồn tài nguyên và công nghệ cụ thể trong một khoảng thời gian dài trong tương lai các chiến lược xác định rõ được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và có những ảnh hưởng toàn diện đến doanh nghiệp. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Giai đoạn hoạch định chiến lược là vấn đề quan trọng nhất, nếu doanh nghiệp không làm tốt giai đoạn này thì dù các giai đoạn khác có triển khai tốt đến mấy cũng không có ý nghĩa. b/ Giai đoạn thực thi chiến lược: Đây là giai đoạn hành động của chiến lược. Để thực thi phải có một tổ chức đảm đương được nhiệm vụ và huy động quản trị viên, nhân viên thật sự bắt tay vào công việc. Ba hoạt động đảm bảo cho thực thi chiến lược là: Thiết lập mục tiêu hằng năm, để đề ra các chính sách để theo đuổi và phân phối các nguồn tài nguyên. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong qúa trình quản trị chiến lược. Nó đòi hỏi tính kỷ luật cao, sự tận tụy và hy sinh của mỗi cá nhân. Việc thực thi chiến lược thành công như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thúc đẩy các nhân viên của các nhà quản trị, vốn là một nghệ thuật hơn là một khoa học, chiến lược được đề ra mà không được thực hiện sẽ chẵng có lợi ích gì cả. c/ Kiểm tra chiến lược: Đây là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Ba hoạt động chính của giai đoạn này là: xem xét lại các yếu tố cơ sở của chiến lược, đo lường và đánh giá kết quả và thực hiện các hoạt động điều chỉnh. Kiểm tra là giai đoạn cuối cùng nhưng không có nghĩa là nó chỉ thực hiện sau cùng mà nó được tiến hành thường xuyên liên tục để tạo thông tin phản hồi cho các giai đoạn trước kịp thời điều chỉnh công việc của nó. 3/ Mô hình quản trị chiến lược: Thông tin phản hồi Phân tích Thiết lập Xây dựng bên ngoài mục tiêu mục tiêu xác định cơ chiến lược ngắn hạn hội, đe doạ (dài hạn) (hàng năm) Nhận thức chức năng Phát triển Phân phối Đo lường nhiệm vụ và chức năng các nguồn đánh giá chiến lược nhiệm vụ tài nguyên và điều hiện tại (sứ mệnh) chỉnh Phân tích bên Lựa chọn Đề ra các -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- trong : xác chiến lược chính sách để định điểm tối ưu theo đuổi mục mạnh, điểm tiêu yếu Thông tin phản hồi Hoạch định chiến lược Thực thi chiến lược Kiểm tra C. lược Mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa các giai đoạn và công việc chủ yếu quả quá trình quản trị chiến lược. Qúa trình quản trị chiến lược phải năng động và liên tục, bất cứ một sự thay đổi nào ở các thành phần trong mô hình trên đều có thể làm thay đổi một số hoặc tất cả các thành phần khác trong mô hình. Ví dụ: Một sự thay đổi chính sách quản lý vĩ mô của N hà nước có thể tạo ra một cơ hội lớn dẫn đến sự thay đổi, mục tiêu chiến lược đương nhiên phải thay đổi chiến lược, điều đó kéo theo sự thay đổi mục tiêu ngắn hạn chính sách và phân bố nguồn lực. Các mũi tên có chiều hướng khác nhau trong mô hình chỉ rỏ các mối quan hệ nhân quả và mối liên hệ ngược của dòng thông tin phản hồi đối với các quyết định sơ khởi ban đầu, các thông tin phản hồi kịp thời sẽ giúp cho ban Lãnh đạo kịp thời điều chỉnh các quyết định quan trọng trước đó. Trong thực tế quá trình quản trị chiến lược không hoàn toàn được phân đoạn rõ ràng như trong mô hình đã vẽ mà có thể có sự chồng lẫn nhau chút ít. Hơn nữa một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng có ảnh hưởng đến cách thức quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Nếu ở các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh ít mặt hàng, dịch vụ và giản đơn, thường không quản trị chiến lược một cách qui cũ như đã trình bày ở trên. Phong cách quản trị, tính phức tạp của môi trường kinh doanh, độ phức tạp của công nghệ sản xuất, bản chất của các vấn đề phát sinh, mục đích của hệ thống kế hoạch… đều có thể ảnh hưởng đến cách thức tiến hành quản trị chiến lược. 4/ Lợi ích của quản trị chiến lược: Kinh nghiệm cho thấy doanh nghiệp có thực hành quản trị chiến lược thì đều gặt hái những thành công trong kinh doanh so với những doanh nghiệp không quan tâm vì: Qúa trình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xác định một cách ổn định mục đích và hướng đi giúp cho người Lãnh đạo biết tập trung sự chú ý vào Lãnh đạo tập thể hành động theo hướng nào và khi nào phải đạt được mục tiêu thì khi đó tập trung vào được trọng điểm, tất nhiên chức năng nhiệm vụ mà mục tiêu phải đạt. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày nay môi trường kinh doanh biến đổi rất nhanh, làm xuất hiện nhiều cơ hội và nguy cơ. Trong quá trình quản trị chiến lược, người ta rất coi trọng ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh, nên đã dự báo các biến đổi môi trường tương lai gần cũng như xa, qua đó mà khai thác những cơ hội hạn chế nhũng rủi ro và chuẩn bị để thích úng với những diễn biến của môi trường. Quản trị chiến lược là phương pháp tiếp cận rất hợp lý vừa mang tính nghệ thuật vừa khoa học cao, để đạt được mục tiêu cơ bản và toàn diện theo ảnh hưởng mà doanh nghiệp đã chọn. IV/ Tiến trình hoạch định chiến lược kinh doanh: 1/ Xác định chức năng nhiệm vụ: Chức năng nhiệm vụ hay là sứ mệnh của doanh nghiệp được coi như bản tuyên ngôn về mục đích của doanh nghiệp , nguyên tắc kinh doanh, triết lý kinh doanh, lý tưởng mà doanh nghiệp tôn thờ, niềm tin của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp sẽ làm cho người ta phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác tuy chúng cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một thị trường trong những điều kiện nhu nhau. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp dù được trình bày ngắn gọn hay dài dòng đến mấy cũng phải chứa đựng những nội dung chủ yếu sau: - Khách hàng của doanh nghiệp là ai. - Sản phẩm chính của doanh nghiệp là gì. - Thị trường của doanh nghiệp ở đâu. - Mối quan tâm của doanh nghiệp đến công nghệ thế nào, có quan trọng không. - Quan tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lời như thế nào. - Các mục tiêu kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp thế nào. - Về triết lý: Đây là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lý của doanh nghiệp. - Tự đánh giá về những năng lực đặc biệt, ưư thế cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp là gì. - Mối quan tâm của doanh nghiệp về xây dựng một hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trước công chúng như thế nào. - Thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viên như thế nào. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- Những nội dung trên đây phải xây dựng như thế nào dể thoả mãn các yêu cầu sau đây: - Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong doanh nghiệp. - Tạo cơ sở để huy động được nguồn lực cho doanh nghiệp. - Có tiêu chuẩn rỏ ràng để phân bổ nguồn lực và chi dùng các nguồn lực. - Hình thành được khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. - Đóng vai trò tiêu điểm để cho mọi thành viên đồng tình với mục đích, phương hướng của doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để chuẩn hoá từ mục đích thành các mục tiêu và chuẩn hoá từ mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp hành động cụ thể. Nếu một doanh nghiệp không hình thành một bản tuyên ngôn về chức năng nhiệm vụ một cách bao quát và gợi cảm thì sẽ đánh mất cơ hội tự giới thiệu tốt về mình đối với những người góp vốn đầu tư hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều có các nhà quản lý, các nhân viên, khách hàng, người đi vay, người cung cấp, nhà phân phối. Bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ là những phương tiện đắt lực để truyền đạt thái độ của doanh nghiệp đối với họ. Xây dựng bản chức năng nhiệm vụ tốt còn giúp cho việc xác định mục tiêu vạch ra chiến lược đúng đắn, nó cung cấp cho các nhà quản trị thống nhất về định hướng vượt ra ngoài những nhu cầu riêng rẽ, bị hạn chế và có tính nhất thời. Tóm lại mọi doanh nghiệp cần phải có bản thuyết minh về chức năng nhiệm vụ thể hiện mục đích cao cả và lý do tồn tại của nó. Nhiệm vụ của người Lãnh đạo doanh nghiệp là phải xây dựng và phải truyền đạt những nội dung của bản thuyết minh đến mọi đối tượng có liên quan. 2/ Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh: - Doanh nghiệp là một hệ thống mở tồn tại trong môi trường, liên hệ chặt chẽ với môi trường chịu sự chi phối của môi trường, mọi chiến lược của doanh nghiệp phải vạch ra trong một môi trường cụ thể, phải biết tận dụng thuận lợi mà môi trường đem lại và những hạn chế, những khó khăn, trở ngại vướng mắc từ môi trường. - Môi trường tổng quát của doanh nghiệp được chia làm 2 loại theo tính chất : ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. - Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, ngành, nhiều doanh nghiệp và nó ảnh hưởng gián tiếp đến doanh nghiệp. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- - Môi trường vi mô chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ta đang nghiên cứu và nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. + Hai môi trường này chứa đựng nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, bởi vì nó là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nó hình thành nên những tiền đề không thể kiểm soát được. a/ Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô làm rỏ vấn đề quan trọng là doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì, có nhiều vấn đề thuộc yếu tố môi trường vĩ mô. + Các yếu tố kinh tế: Có 4 yếu tố thuộc kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đó là: - Giai đoạn phát triển kinh tế: Tỷ lệ phát triển của nền kinh tế, xu hướng phát triển, thời kỳ tăng tốc bình thường, trì tuệ, khủng hoảng đều ảnh hưởng đến sự phát triển và áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. - Tiền tệ: Tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư dài hạn và sự làm ăn ổn định lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược và quản trị chiến lược. - Hối suất: Hối suất biến động cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến cạnh tranh trong xuất nhập khẩu. - Chính sách kiểm soát giá cả và lương bổng của Nhà nước:. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cho nên các chiến lược phải thích ứng với nó. + Các yếu tố chính trị pháp luật: Hoàn cảnh chính trị, sự ổn định của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng, Chính phủ và Chính quyền địa phương các cấp là những người trực tiếp quản lý và điều hành đất nước, đề ra các chính sách luật lệ, đồng thời cũng là khách hàng lớn của các doanh nghiệp, các yêú tố sau đây cần nghiên cứu và phân tích kỹ. - Sự ổn định của hệ thống chính trị, ảnh hưởng của các Đảng phái, các xung đột chính trị. - Hệ thống luật pháp nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, luật bảo vệ môi trường, chính sách thuế khoá, bảô hộ mậu dịch, bảo vệ quyền kinh doanh hợp pháp, thừa nhận sự bình đẵng giữa các thành phần kinh tế. - Chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại của nhà nước, các luật chống độc quyền, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài. - Mối quan hệ giữa các tổ chức đoàn thể, chính trị, mối quan hệ giưã Chính quyền địa phương và Trung ương. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- + Các yếu tố văn hoá: Những biến đổi về văn hoá và đặc điểm của nó cũng có thể tạo ra những khó khăn hay thuận lợi cho các doanh nghiệp, tuy rằng những biến đổi xã hội thường chậm và khó nhận biết, các yếu tố đó là: - Chất lượng cuộc sống của dân cư, vui chơi, giải trí của các tầng lớp xã hội. - Các chuẩn mực về đạo đức, phong cách sống. - Tình hình về nhân lực như: Lực lượng lao động nữ, lực lượng dự trữ lao động. - Trình độ văn hoá và nghề nghiệp của dân cư và người lao động. - Truyền thống văn hoá và các tập tục xã hội. - Các tôn giáo và vai trò của tôn giáo, các xung đột tôn giáo. - Tình hình nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số, cơ cấu và phân bổ dân cư. + Các yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên cũng tác động mạnh mẽ đối với các quyết định chiến lược, ngày nay chúng ta nhận thức rõ chính hoạt động sản xuất của con người đã làm thay đổi rất nhiều hoàn cảnh tự nhiên mà họ sống. Về mặt tích cực con người làm nên những cơ sở hạ tầng, cầu đường, bưu điện, nhà ga, bến cảng, sân bay… làm cho môi trường tự nhiên có cải thiện, nhưng mặt tiêu cực thì quá nhiều. Bởi vậy Chính phủ và công chúng đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp phải không làm ô nhiểm môi trường, môi trường tự nhiên gồm các vấn đề sau: - Điều kiện địa lý có những thuận lợi và có những khó khăn như thế nào đối với doanh nghiệp. - Dự trử tài nguyên dùng làm nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp như thế nào. - Nguồn cung cấp năng lượng và nước. - Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên. + Các yếu tố công nghệ: Đối với doanh nghiệp các yếu tố công nghệ như bản quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, khuynh hướng tự động hoá, điện tử hoá, máy tính hoá…đã làm cho chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn, sản phẩm mới ra đời có tính năng tác dụng tốt hơn nhưng chi phí sản xuất lại thấp hơn. Bởi vậy các doanh nghiệp phải quan tâm theo sát những thông tin về kỷ thuật công nghệ, ngày nay công nghệ mới từ những phát minh, ở phòng thí nghiệm đều đưa ra sản phẩm đại trà, đưa sản phẩm ra thị trường tốn rất ít thời gian, là cơ hội cho những doanh nghiệp ở thời kỳ khởi sự kinh doanh, họ có thể nắm bắt ngay kỷ thuật mới nhất để gặt hái -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- những thành công lớn, không thể thua kém những doanh nghiệp đã có một bề dày đáng kể. Các yếu tố kỷ thuật công nghệ cần phân tích: - Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của Chính phủ và của ngành, xu hướng nghiên cứu. - Múc độ phát triển và nhịp độ đổi mới công nghệ, tốc dộ phát triển sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ kỷ thuật mới trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. - Các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động lẫn nhau và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. - Các yếu tố của môi trường sẽ hình thành các tiền đề chiến lược mà chúng ta phải tìm cơ sở để hoạch định chiến lược. - Các yếu tố môi trường vĩ mô hình thành những cơ hội để phát triển chiến lược và các nguy cơ cần phải chủ động đề phòng. - Phân tích môi trường vĩ mô không những chỉ hiểu biết quá khứ và hiện tại mà điều quan trọng là để dự đoán cho tương lai mà doanh nghiệp thích ứng. b/ Môi trường vi mô: Các yếu tố môi trường vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng mạnh thì khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cùng ngành cũng bị hạn chế. + Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: - Mục tiêu của đối thủ: - Hiểu biết mục tiêu của đối thủ giúp cho doanh nghiệp biết được. - Mức độ bằng lòng của đối thủ cạnh tranh, với kết quả tài chính và vị trí hiện tại của họ. . Khả năng các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến lược như tế nào? . Khả năng phản ứng của các đối thủ đối với các diễn biến bên ngoài như thế nào? . Mức độ quan trọng của các biện pháp mà đối thủ cạnh tranh có thể đặc ra cho doanh nghiệp. . Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh: Điều quan trọng là phải biết đối thủ đang cạnh tranh bằng cách nào, vũ khí chiến lược của họ là gì? + Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh: Tiềm năng của họ thể hiện ở một số điểm sau: . Các loại sản phẩm, đặc điểm và chất lượng. -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- . Hệ thống phân phối. . Bán hàng và khuyến mãi. . Các tác nghiệp sản xuất. . Nghiên cứu thiết kế. . Gía thành sản phẩm dịch vụ. . Tiềm lực tài chính. . Tổ chức. . Năng lực quản lý. . Danh mục đầu tư. . Nguồn nhân lực. . Các mối quan hệ xã hội . Khách hàng: Khách hàng là những đối tượng cần phải nghiên cứu, phân tích kỷ của doanh nghiệp. Chúng ta không trình bày những vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của thị trường, đặc điểm khách hàng, hành vi mua hàng, cạnh tranh của khách hàng, cạnh tranh giữa người mua và người bán. Doanh nghiệp luôn quan tâm đến sự tín nhiệm và tình cảm của khách hàng, dành cho sản phẩm của mình, vấn đề quan trọng đến khách hàng là khả năng trả giá và đặc điều kiện của họ. Một khách hàng được coi là có thể nếu họ có các điều kiện sau: . Số lượng hàng hoá của họ mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hoá của doanh nghiệp. . Khi họ chuyển sang mua hàng hoá của một doanh nghiệp khác thì cũng không có tốn kém gì đáng kể cho sự thay đổi đó. . Sản phẩm của doanh nghiệp không ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm của người mua. . Khi có mối quan hệ với khách hàng loại này cần phải có những chính sách khôn khéo như: Xây dựng mối quan hệ hữu hảo lâu dài, các điều kiện mua bán phải được định rõ cụ thể để giảm đến mức tối thiểu sự bị động của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá thiết bị: Khi doanh nghiệp phải phụ thuộc vào những nhà cung cấp có thế lực đều phải chịu những bất lợi và bị động. Những yếu tố sau đây sẽ làm cho các nhà cung cấp có thế lực mạnh. . Số lượng người cung cấp ít. .Không có vật liệu, mặt hàng, phụ tùng của người khác có thể thay thế được . -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- . Việc lựa chọn nhà cung cấp phải hết sức thận trọng, phải hiểu biết lịch sử thành tích của họ trong quá khứ về việc đảm bảo các cam kết, số lượng, chất lượng, thời gian... Các nhà cung cấp tài chính: Hầu hết các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, lợi nhuận nhiều có lúc hoặc thường xuyên phải tìm kiếm nguồn lực tài trợ tài chính từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn... Thiết lập ma trận các yếu tố bên ngoài: Để thiết lập một ma trận ta có các yếu tố sau: . Mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài được đánh giá bằng hệ số sau: Rất quan trọng: 3 Quan trọng vừa: 2 Quan trọng ít: 1 Nếu tác động tạo điều kiện thuận lợi lấy dấu (+) Nếu tác động khó khăn cho doanh nghiệp lấy dấu(-) Mức độ tác động mạnh: 3 Mức độ tác động trung bình: 2 Mức độ tác động yếu: 1 Các yếu tố bên ngoài ảnh Hệ số Mức độ Tính chất Đánh giá hưởng đến doanh nghiệp quan trọng tác động tác động ý nghĩa 1/ Môi trường vĩ mô a/ Kinh tế - Cạnh tranh gay gắt 3 3 - -9 - Lãi suất ngân hàng tăng 2 2 - -4 - Tốc độ tăng trưởng cao 1 2 + +2 - Nhu cầu tăng nhanh 3 3 + +9 b/ Chính trị pháp luật - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh 2 2 - -4 - Chính phủ ổn định 2 2 + +4 - Khuyến khích đầu tư trong nước 3 2 + +6 c/ Xã hội - Xu hướng tiêu dùng mới 3 2 + +6 - Nhiều lễ hội 1 2 + +2 d/ Tự nhiên - Luật bảo vệ môi trường 2 2 - -4 e/ Công nghệ, thông tin -------------------------------------------------------------------------------------------------
- ------------------------------------------------------------------------------------------------- - áp dụng công nghệ mới ở DN 2 2 - -4 3/ Phân tích các yếu tố bên trong: Yếu tố sản xuất: Sản xuất là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, đây là một lĩnh vực hoạt động chính có ảnh hưởng mạnh đến khả năng thành công của doanh nghiệp, nói chung cũng như các lĩnh vực hoạt động khác nói riêng. Nếu sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ thì: Bộ phận Marketting sẽ có thuận lợi hơn khi tiêu thụ sản phẩm, bán được nhiều, nhanh, về tài chính thì vòng luân chuyển của vốn lưu động tăng lên, các chỉ tiêu tài chính khác cũng được cải thiện. + Các vấn đề cần phân tích đối với yếu tố sản xuất là: - Gía cả nguyên vật liệu chất lượng và tình hình cung cấp nguyên vật liệu quan hệ với nhà cung cấp. - Hệ thống tồn kho mức độ chu chuyển của hàng tồn kho. - Việc bố trí các phương tiện sản xuất, mặt bằng. - Lợi thế do sản xuất qui mô lớn. + Các yếu tố tài chính của doanh nghiệp: . Khả năng thanh toán hiện thời: Cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. . Khả năng thanh toán nhanh: Thể hiện khả năng trả trước các khoản nợ ngắn hạn không phải chờ đến khi bán hết hàng tồn kho. . Tỷ số giữa nợ và vốn kinh doanh: Đo lường mức độ vốn để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. . Khả năng thanh toán lãi vay: Đo lường mức độ mà lợi nhuận có thể giảm nhưng doanh nghiệp có thể thanh toán được lãi vay nợ hằng năm. . Số vòng quay tồn kho: Khi so sánh với chỉ số này với số trung bình trong ngành dể thấy mức luân chuyển tồn kho đã hợp lý chưa. . Số vòng quay cố định: Thể hiện hiệu quả sử dụng, nhà xưởng, máy móc thiết bị. . Số vòng quay khoản phải thu: Nói lên việc thu hồi các khoản tiền bán chịu nhanh hay chậm. . Kỳ thu tiền bình quân: Là khoảng thu tiền trung bình mà doanh nghiệp thu lại được tiền đã bán chịu kể từ khi bán hàng. Số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay của toàn bộ vốn. -------------------------------------------------------------------------------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của công ty Tân Hiệp Phát – sản phẩm Dr. Thanh
37 p | 2068 | 320
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Yamaha Motor Việt Nam
11 p | 712 | 135
-
Đề tài: Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn - Sabeco
27 p | 929 | 125
-
Đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Tổng Công ty Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp”
56 p | 361 | 115
-
Đề tài: Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Viettel
25 p | 699 | 105
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Coca-Cola
17 p | 1035 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa
105 p | 269 | 67
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam
16 p | 541 | 54
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Sony
20 p | 356 | 48
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Acecook - Việt Nam
14 p | 1629 | 43
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh tại Siêu Thị Điện Máy Chợ Lớn
11 p | 351 | 43
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Mobifone Huế
50 p | 203 | 39
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Gucci
15 p | 741 | 32
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của LG Electronics
24 p | 405 | 29
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của siêu thị Thuận Thành
15 p | 139 | 23
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của Hyundai và bài học kinh nghiệm
41 p | 236 | 20
-
Bài tập nhóm: Chiến lược kinh doanh của siêu thị Thuận Thành
7 p | 154 | 14
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh của tập đoàn Carrefour
12 p | 201 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn