Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG
lượt xem 46
download
Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5]. Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo vệ cơ thể chống đỡ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG
- BỘ Y TẾ BỘ Y TRƯỜNG ĐẠI TẾ Y HÀ NỘI HỌC TRƯỜNG ĐẠI -------- HỌC Y HÀ NỘI ------- TRƯƠNG TẤN HƯNG TRƯƠNG TẤN HƯNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG DƯỚI MỘT THÁNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II Hà nội - 2009 1
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI -------- ------- TRƯƠNG TẤN HƯNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CỐM LỢI SỮA TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU SỮA SAU SINH DƯỚI MỘT THÁNG Chuyên ngành: Y học cổ truyền Mã số: CK 67.72.60.01 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THỊ HIỀN 2. TS. HOÀNG MINH CHUNG Hà Nội - 2009 2
- Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS.BSCKII. Lê Thị Hiền - Nguyên Phó trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa Phụ - Bệnh viện YHCT Trung ương. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. TS. Hoàng Minh Chung - Chủ nhiệm Bộ môn dược - Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. Đã tận tình hướng dẫn, hết lòng tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó trưởng khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, cùng các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội với những kinh nghiệm và lòng nhiệt tình đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hội đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu. Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Phụ Sản - Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Giang đã tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. 3
- Xin chân thành cảm ơn Giám đốc, Cán bộ công nhân viên Công ty đông dược LanQ và Bệnh viện y học cổ truyền LanQ đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin ghi tâm những tình cảm, công lao, sự cổ vũ của bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đình luôn sát cánh cùng tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2009 Người thực hiện Trương Tấn Hưng 4
- CHỮ VIẾT TẮT DĐVN III ................................ : dược điển Việt Nam III N0 ........................................... : ngày bắt đầu điều trị N7 ........................................... : sau 7 ngày điều trị N14 ......................................... : sau 14 ngày điều trị N21 ......................................... : sau 7 ngày dừng thuốc điều trị NXB ....................................... : nhà xuất bản TCCS ..................................... : tiêu chuẩn cơ sở YHCT ..................................... : y học cổ truyền YHHĐ .................................... : y học hiện đại 5
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................3 Chương 1 TỔNG QUAN.......................................................................................14 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA. ................................... 14 1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa. ......................................................... 14 1.1.2. Lượng sữa mẹ: ............................................................................. 15 1.1.3. Thành phần sữa mẹ: ..................................................................... 16 1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ: ........................................................ 17 1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ: ............................................. 18 1.1.6. Thiếu sữa ..................................................................................... 19 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾU SỮA................ 22 1.2.1. Định nghĩa. .................................................................................. 22 1.2.2. Đặc điểm sinh lý về sữa mẹ theo YHCT. ..................................... 22 1.2.3. Nguyên nhân và thể bệnh theo YHCT.......................................... 24 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THIẾU SỮA TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.27 1.3.1. Ở Trung Quốc.............................................................................. 27 1.3.2. Ở Việt Nam.................................................................................. 30 1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "THÔNG NHŨ ĐƠN" 通乳丹.......................... 30 1.4.1. Xuất sứ, nguồn gốc bài thuốc....................................................... 30 1.4.2. Thành phần và cách dùng............................................................. 31 1.4.3. Tác dụng và chủ trị. ..................................................................... 31 1.4.4. Ứng dụng lâm sàng: sản phụ sau sinh ít sữa................................. 31 1.4.5. Phân tích các vị thuốc. ................................................................ 31 Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......40 2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU. ............................................................................... 40 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................... 42 2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng........................................................... 42 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. ...................................................................... 43 6
- 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........................................................................ 43 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................... 43 2.3.2. Chọn cỡ mẫu nghiên cứu. ............................................................ 43 2.3.3. Quy trình nghiên cứu. .................................................................. 44 2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi. ................................................................... 46 2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị. ........................................ 47 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu............................................................ 49 2.3.7. Phương pháp khống chế sai số. .................................................... 49 2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU. ...................................................... 50 2.4.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................... 50 2.4.2. Thời gian nghiên cứu. .................................................................. 50 2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU. ............................................. 50 2.6. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 50 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................51 3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ................................ 52 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu..................................................... 52 3.1.2. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu........................................ 52 3.1.3. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu. .......................... 53 3.1.4. Số lần đẻ của các sản phụ............................................................. 53 3.1.5. Phương pháp sinh con của các sản phụ. ....................................... 54 3.1.6. Số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị. .......................................... 54 3.2. KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG............................................... 55 3.2.1. Cảm giác căng tức vú của sản phụ. .............................................. 55 3.2.2. Lượng sữa vắt trung bình trong 1 phút trong đợt điều trị............. 57 3.2.3. Thời gian một bữa bú của trẻ. ...................................................... 58 3.2.4. Số bữa cho trẻ bú thêm. ............................................................... 60 3.2.5. Sự hài lòng của trẻ sau mỗi bữa bú mẹ......................................... 62 3.2.6. Số lần tiểu tiện của trẻ trong ngày. ............................................... 63 7
- 3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC. ........................................ 64 3.3.1. Thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị....................... 64 3.3.2. Một số triệu chứng khác trên lâm sàng......................................... 64 3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUNG. ........................................................................... 65 Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................66 4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................... 66 4.1.1. Về tuổi của các sản phụ thiếu sữa. ............................................... 66 4.1.2. Về nghề nghiệp của các sản phụ thiếu sữa. .................................. 67 4.1.3. Về trình độ học vấn của các sản phụ. ........................................... 68 4.1.4. Về số lần đẻ của các sản phụ........................................................ 68 4.1.5. Về phương pháp sinh con của các sản phụ. .................................. 69 4.1.6. Về số bữa cho trẻ bú thêm............................................................ 70 4.1.7. Về cảm giác căng tức vú của sản phụ........................................... 70 4.1.8. Về số lượng sữa vắt được trong 1 phút của sản phụ. .................... 71 4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ TĂNG TIẾT SỮA TRÊN LÂM SÀNG.................... 71 4.2.1. Thời gian một bữa bú................................................................... 71 4.2.2. Số bữa trẻ bú thêm sữa ngoài. ...................................................... 72 4.2.3. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú. .................................................... 73 4.2.4. Số lần tiểu tiện của trẻ trong một ngày. ........................................ 73 4.3. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CỐM LỢI SỮA VỚI THIẾU SỮA DƯỚI GÓC ĐỘ YHCT. ........................................................................................................................ 74 4.4. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA CỐM LỢI SỮA. ........................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN...........................................................................................................77 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 8
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ tuổi của các sản phụ.......................................................... 52 Bảng 3.2. Tỷ lệ nghề nghiệp của các sản phụ............................................. 52 Bảng 3.3. Tỷ lệ trình độ học vấn của các sản phụ....................................... 53 Bảng 3.4. Tỷ lệ số lần đẻ của các sản phụ .................................................. 53 Bảng 3.5. Tỷ lệ phương pháp sinh con của các sản phụ ............................. 54 Bảng 3.6. Tỷ lệ số bữa bú thêm của trẻ trước điều trị................................. 54 Bảng 3.7. Tỷ lệ căng tức vú của sản phụ trong đợt điều trị......................... 55 Bảng 3.8. Lượng sữa vắt trung bình/1 phút trong đợt điều trị..................... 57 Bảng 3.9. Thời gian một bữa bú trong đợt điều trị ..................................... 58 Bảng 3.10. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. .................................. 60 Bảng 3.11. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị ............. 61 Bảng 3.12. Sự hài lòng của trẻ sau bữa bú trong đợt điều trị. ....................... 62 Bảng 3.13. Số lần tiểu tiện / ngày trong đợt điều trị. .................................... 63 Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hoá máu trước và sau điều trị................. 64 Bảng 3.15. Sự xuất hiện một số triệu chứng khác trên lâm sàng .................. 64 Bảng 3.16. Kết quả điều trị chung theo phân loại......................................... 65 9
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cảm giác căng tức vú nhiều của các sản phụ trong đợt điều trị.... 55 Biểu đồ 3.2. Cảm giác căng tức vú vừa của sản phụ trong đợt điều trị ....... 56 Biểu đồ 3.3. Cảm giác căng tức vú ít của sản phụ trong đợt điều trị........... 56 Biểu đồ 3.4. Lượng sữa vắt được trong 1 phút trong đợt điều trị................ 57 Biểu đồ 3.5. Thời gian một bữa bú < 5 phút trong đợt điều trị ................... 58 Biểu đồ 3.6. Thời gian một bữa bú 5 – 10 phút trong đợt điều trị............... 58 Biểu đồ 3.7. Thời gian một bữa bú > 15 phút trong đợt điều trị. ................ 59 Biểu đồ 3.8. Số bữa bú thêm của trẻ trong đợt điều trị. .............................. 60 Biểu đồ 3.9. Số bữa cho trẻ bú thêm trung bình trước và sau điều trị. ........ 61 Biểu đồ 3.10. Sự hài lòng của trẻ trong đợt điều trị...................................... 62 Biểu đồ 3.11. Số lần tiểu tiện/ngày trong đợt điều trị. .................................. 63 Biểu đồ 3.12. Kết quả điều trị chung theo phân loại..................................... 65 10
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú ......................................................................... 15 Hình 2.1. Các vị thuốc trong bài Cốm lợi sữa.............................................. 41 Hình 2.2. Cốm lợi sữa ................................................................................. 41 Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................... 51 11
- ĐẶT VẤN ĐỀ Sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất đối với trẻ em, không có một loại sữa nhân tạo nào có thể thay thế được. Sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng: Đạm, đường, mỡ, vitamin và các chất khoáng [1], [4], [5]. Trong sữa mẹ có các kháng thể, trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được kháng thể có khả năng miễn dịch nên trẻ ít bị bệnh hơn. Sữa mẹ dễ tiêu hoá và hấp thụ, là thức ăn lý tưởng nhất cho sự phát triển cơ thể, phát triển trí thông minh, bảo vệ cơ thể chống đỡ các bệnh nhiễm khuẩn. Với bà mẹ cho con bú: sữa mẹ đầy đủ sẽ tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, là nguồn cung cấp tiện lợi về kinh tế, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ, tránh có thai, giảm nguy cơ chảy máu, ung thư vú và buồng trứng [36], [43], [48]. Với vai trò quan trọng của sữa mẹ vừa nêu trên, nếu như người mẹ nào thiếu sữa để nuôi con, thậm chí là không có sữa, phải nuôi con bằng nguồn sữa khác thì đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời vô cùng thiệt thòi cho trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mẹ thiếu sữa sau khi sinh rất nhiều, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ không được bú sữa mẹ còn cao [8]. Để khắc phục thiếu sữa cho sản phụ sau sinh, nên khuyên sản phụ cho con bú sớm, bú nhiều, hạn chế cho trẻ bú bình. Sau khi cho con bú vắt sạch sữa để kích thích tạo ra sữa mới. Người mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước hoa quả và sữa [1], [3], [7], [10]. Theo Y học hiện đại, thiếu sữa là tình trạng sản phụ sau khi sinh có ít sữa hoặc không có sữa. Hậu quả thiếu sữa của mẹ sau khi sinh là phải dùng thêm sữa ngoài ngay từ trong giai đoạn đầu thiếu sữa mẹ sau sinh sẽ gây khó khăn cho người mẹ trong việc nuôi con và thiệt thòi cho trẻ [9], [12], [15]. Y học cổ truyền gọi chứng thiếu sữa hoặc không có sữa sau khi sinh là chứng "Sản hậu khuyết nhũ" [22], [27], [29], [41]. Để giải quyết tình trạng 12
- này, Y học cổ truyền sử dụng nhiều biện pháp như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, dùng thuốc theo biện chứng, theo kinh nghiệm dân gian, theo cổ phương, dùng các món ăn nhằm tăng tiết sữa [40], [41], [44]. Mỗi phương pháp đều cho kết quả nhất định. Gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu phục hồi nguồn sữa mẹ như: Đỗ Thanh Hà, Lê Thị Hiền, Nguyễn Sơn Dư (2005) nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống để phục hồi nguồn sữa mẹ" cho thấy kết quả đạt 84,8% [11], [16]. Nguyễn Tài Lương (2003) " Đánh giá hiệu quả của phương pháp chẩn trị bằng tác động cột sống đối với một số bệnh sinh sản ở phụ nữ" cho thấy kết quả đạt 87,2% phục hồi nguồn sữa mẹ [26]. Lê Đình Quý (2007), nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của phương pháp bấm huyệt điều trị thiếu sữa sau sinh" cho thấy kết quả đạt 84%, không kết quả đạt 16% [32]. Các công trình trên mới chỉ tập trung vào phương pháp không dùng thuốc, còn phương pháp dùng thuốc hầu như ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu. Bài thuốc "Thông nhũ đơn" là bài thuốc cổ phương có xuất sứ từ Nữ khoa quyển hạ của Phó Thanh Chủ ở Trung Quốc, được dùng rộng rãi và có hiệu quả [30], [57], [62], [63]. Ở Việt Nam bài thuốc này, cũng đã được các thầy thuốc y học cổ truyền ở các Bệnh viện dùng để điều trị chứng thiếu sữa sau khi sinh [52], [53]. "Cốm lợi sữa" chính là bài thuốc "Thông nhũ đơn" do Khoa Dược Bệnh viện đa khoa y học cổ truyền Hà Nội bào chế, nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá tác dụng của Cốm lợi sữa trong điều trị thiếu sữa sau sinh dưới một tháng" với mục hai tiêu sau: 1. Đánh giá tác dụng tăng tiết sữa của “Cốm lợi sữa” đối với phụ nữ thiếu sữa sau sinh dưới một tháng. 2. Đánh giá mức độ an toàn của “Cốm lợi sữa”. 13
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ THIẾU SỮA. 1.1.1. Sinh lý của sự sản xuất sữa. Sữa mẹ sản xuất từ những tế bào của nang sữa (tuyến vú). Xung quanh các nang sữa là các tế bào cơ, nó co thắt và đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn sữa (từ nang sữa) ra ngoài. Ở phần quầng vú, các ống trở lên rộng hơn và hình thành các xoang sữa. Đó là nơi sữa được gom lại để chuẩn bị cho một bữa ăn. Ống hẹp trở lại khi nó qua núm vú. Tổ chức xung quanh ống dẫn sữa và nang sữa gồm có mô mỡ, mô liên kết, mạch máu. Tổ chức mỡ và mô liên kết quyết định độ lớn của vú. Cuối thời kỳ thai nghén, vú lớn gấp 2-3 lần so với lúc bình thường [2], [14], [18], [50]. Sau khi sinh, sản xuất sữa mẹ được điều chỉnh bởi hai phản xạ: Phản xạ sinh sữa: Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác đi từ vú lên não, tác động lên thuỳ trước của tuyến yên để bài tiết ra prolactine. Prolactine đi vào máu đến vú làm cho các tế bào bài tiết sữa sản xuất ra sữa. Phần lớn prolactine ở trong máu trong khoảng 30 phút sau bữa bú. Chính vì thế, nó giúp vú tạo sữa cho bữa ăn tiếp theo. Đối với bữa ăn này, trẻ bú sữa mà nó đã có sẵn trong vú. Vì thế, cần cho trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. Prolactine thường được sản xuất nhiều về ban đêm, vì vậy nên cho trẻ bú vào ban đêm để duy trì việc tạo sữa. Prolactine làm cho sản phụ cảm thấy thư giãn và đôi khi buồn ngủ vì thế sản phụ có thể nghỉ ngơi tốt ngay cả khi cho con bú vào ban đêm. Ngoài ra, prolactine còn ngăn cản sự phóng noãn vì thế có thể giúp sản phụ không có thai trở lạ i [2 ], [13 ], [18], [23 ]. 14
- Phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa): Khi trẻ bú, xung động từ vú tác động lên thuỳ sau tuyến yên để bài tiết ra oxytocin. Oxytocin đi vào máu đến vú và làm cho các tế bào cơ cung quanh nang sữa co lại, làm cho sữa đã được tập trung vào nang sữa chảy theo ống dẫn sữa đến xoang sữa và chảy ra ngoài. Đây là phản xạ xuống sữa (hay tiết sữa hoặc phun sữa). Ở người đẻ con so: xuống sữa vào ngày thứ 3, thứ 4 sau đẻ. Người đẻ con dạ: xuống sữa vào ngày thứ 2, thứ 3 sau đẻ. Trên lâm sàng ta thấy: vú căng tức, các tuyến sữa phát triển nhiều, to, các tĩnh mạch dưới da vú nổi rõ, khó chịu, sốt nhẹ, nhiệt độ >38˚C, mạch nhanh, khi có sự xuống sữa thực sự thì các hiện tượng trên mất đi [2], [14], [18], [23]. Hình lớn trong ảnh Hình nhỏ trong ảnh là mặt cắt dọc của tuyến vú là mặt cắt ngang A. Ống tuyến vú B. Tiểu thuỳ tuyến vú của tuyến vú C. Chỗ ống tuyến vú giãn rộng A.Tế bào biểu mô ống tuyến D. Núm vú, là nơi hội tụ của các ống tuyến vú B. Màng đáy E. Mô mỡ F. Cơ ngực C. Lòng ống tuyến G. Xương sườn và các cơ liên sườn Hình 1.1. Cấu tạo tuyến vú [6] 1.1.2. Lượng sữa mẹ: Trong vài tháng cuối của thai kỳ, thường có một lượng nhỏ sữa tiết ra. Sau khi sinh, khi trẻ bú mẹ, lượng sữa được tiết ra tăng lên nhanh chóng. Từ 15
- vài thìa trong ngày đầu, lượng này tăng lên vào khoảng 100ml vào ngày thứ hai và 500ml vào tuần lễ thứ hai. Lượng sữa sẽ được tiết ra một cách đều đặn và đầy đủ vào ngày thứ 10-14 sau khi sinh. Trung bình mỗi ngày trẻ khoẻ mạnh tiêu thụ khoảng 700-800ml sữa trong 24 giờ. Độ lớn của vú không ảnh hưởng đến số lượng sữa, tuy nhiên vú quá nhỏ hay không tăng kích thước trong thời gian mang thai có thể sản xuất ít sữa. Ở những sản phụ nuôi dưỡng kém, lượng sữa vào khoảng 500-700ml/ ngày trong 6 tháng đầu, 400-600ml/ ngày trong 6 tháng sau đó và 300- 500ml/ngày trong năm thứ hai. Tình trạng này có thể do nguồn dự trữ của sản phụ bị kém (thiếu dự trữ mỡ) trong thời gian mang thai [2], [7], [12]. 1.1.3. Thành phần sữa mẹ: - Protein: protein sữa mẹ dễ tiêu, dễ hấp thu. Một phần có thể hấp thu ngay ở dạ dày. Protein sữa mẹ chứa α lactalbumin, casein (35%) hình thành những cục mềm lỏng dễ tiêu hoá. Trong sữa non, protein chiếm 10%; Trong sữa vĩnh viễn là 1%. Ngoài ra, acid amine của sữa mẹ có cystein và taurine cần thiết cho sự phát triển của não bộ trẻ sơ sinh. Ngoài ra sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn để bảo vệ cơ thể trẻ [1]. - Lipid: sữa mẹ chữa acid béo không no, đây là loại acid béo dễ tiêu, cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của mạch máu trẻ. Sữa mẹ còn chứa lipase, gọi là lipase kích thích muối mật vì nó khởi động các hoạt động trong ruột non với sự có mặt của muối mật. Lipase không hoạt động trong bầu vú hoặc trong dạ dày trước khi sữa trộn với mật [1]. - Glucid: đường của sữa mẹ là β lactose rất dễ hấp thu, thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus bifidus. Vi khuẩn này biến β lactose thành acid lactic (là loại acid ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) đồng thời giúp hấp thu dễ dàng calcium và các muối khoáng khác [1]. 16
- - Muối khoáng [1]: + Calcium trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn và đủ cho trẻ phát triển. + Sắt trong sữa mẹ ít (50-70µg/100ml), nhưng vào khoảng 70% sắt trong sữa mẹ được hấp thu. + Natri, kali, phospho, clo tuy ít nhưng cũng đủ cho nhu cầu sinh lý của trẻ. Natri trong sữa mẹ phù hợp với chức năng của thận. - Vitamin: nếu mẹ ăn uống đầy đủ, trẻ bú mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin trong 4-6 tháng đầu. Lượng vitamin D ít trong sữa mẹ nhưng trẻ bú mẹ ít bị còi xương. Lượng vitamin C, B1, A thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ [1]. 1.1.4. Tầm quan trọng của sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn toàn diện nhất cho trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu của cuộc sống. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích sau [36]: - Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ. - Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng sữa mẹ một cách có hiệu quả. - Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, tránh một số bệnh dị ứng. - Giúp cho trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất. - Chi phí ít hơn là nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo. - Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gũi, yêu thương. - Giúp cho sản phụ chậm có thai. - Bảo vệ sức khoẻ cho sản phụ (cầm máu hậu sản tốt, giảm tỷ lệ ung thư vú). 17
- 1.1.5. Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ: Những thuật ngữ về bú mẹ [1]: - Bú mẹ hoàn toàn (tuyệt đối): nghĩa là không cho trẻ bất cứ một đồ ăn hoặc thức uống nào ngay cả nước (trừ thuốc và vitamin-muối khoáng hoặc sữa mẹ đã được vắt ra). - Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm một ít nước hoặc đồ uống pha bằng nước. - Bú mẹ đầy đủ: nghĩa là nuôi con bằng sữa mẹ kể cả bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ là chủ yếu. - Bú mẹ một phần: nghĩa là cho trẻ bú một vài bữa sữa mẹ, một vài bữa ăn nhân tạo. - Ăn nhân tạo: nghĩa là nuôi trẻ bằng các thức ăn mà không không cho bú mẹ tí nào. Phương pháp bú mẹ [1], [4], [5]: Nuôi trẻ bằng sữa mẹ chỉ đạt được kết quả tốt khi mẹ muốn cho con bú và đặt tin tưởng vào việc nuôi con trẻ bằng sữa mẹ để hỗ trợ cho phản xạ oxytocin. Trẻ được bú đúng phương pháp. - Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh và để mẹ nằm gần con. - Sữa non phải là thức ăn đầu tiên của trẻ để giúp ruột phát triển hoàn chỉnh và giảm tình trạng nhiễm khuẩn do nguồn thức ăn khác đưa vào. - Bú mẹ tuyệt đối tối thiểu trong 4 tháng đầu. - Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, tránh bú theo giờ, điều này phù hợp với lượng sữa mẹ và sự phát triển của từng trẻ. - Đứa trẻ phải ngậm bắt vú tốt để mút có hiệu quả. - Đứa trẻ nên mút thường xuyên và càng lâu càng tốt. - Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác. 18
- - Vệ sinh vú và thân thể. - Cai sữa: chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18-24 tháng, sớm nhất là 12 tháng. Khi cai sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh hay vào lúc bị bệnh nhiễm trùng phổ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú nhưng cần thêm dinh dưỡng cho trẻ và cho mẹ. - Săn sóc vú và đầu vú: đầu vú nhô ra rõ vào cuối thai kỳ vì thế nếu đầu vú phẳng hoặc tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm cho đầu vú nhô ra bằng cách xoa và kéo đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm không có kết quả thì sẽ cho bú qua một đầu vú phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc. 1.1.6. Thiếu sữa 1.1.6.1. Định nghĩa: Thiếu sữa là hiện tượng sản phụ sau khi sinh sữa rất ít hoặc không có chút sữa nào [7], [9], [12]. 1.1.6.2. Những yếu tố làm giảm lượng sữa trong ngày: - Cho con chậm bú sau đẻ 2-3 ngày, sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến vú bởi vì không có chất prolactine . - Sản phụ có bệnh: suy tim, lao, thiếu máu, suy dinh dưỡng. - Sản phụ quá trẻ, dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa trưởng thành, kém tiết sữa. - Sản phụ dùng các loại thuốc ức chế sự tiết sữa: Aspirine, kháng sinh, thuốc chống dị ứng ... - Sản phụ lao động nặng. - Sản phụ buồn phiền, lo âu sẽ hạn chế tiết prolactine. - Khoảng cách cho bú dài trên 3 giờ. - Con trên 12 tháng. Trong năm đầu lượng sữa là 1200ml/ngày. Năm thứ hai là 500ml/ngày. Năm thứ ba là 200ml/ngày [7], [9], [12]. 19
- 1.1.6.3. Chẩn đoán thiếu sữa. Dấu hiệu từ sản phụ [7], [9], [12], [33]: Bầu vú nhẽo mềm. Chậm xuống sữa, vú không căng sữa khi đến cữ bú, nặn ra ít sữa hơn so với bình thường. Bầu vú căng tức đau nhiều hoặc ít nhưng sữa không xuống. Dấu hiệu từ trẻ [1], [7], [9], [12]: Trẻ không hài lòng sau bữa bú, thường thể hiện trẻ khóc thường xuyên, đòi bú tiếp mỗi khi ngừng cho bú, bụng không căng sau bú. Trẻ tăng cân kém dưới 500g/tháng. Nhẹ cân nặng lúc sinh sau 2 tuần. Trẻ đi tiểu ít, dưới 6 lần/ngày, nước tiểu cô đặc, màu vàng sẫm, mùi khai. 1.1.6.4. Cách bảo vệ nguồn sữa mẹ: Đó là tái lập lại sự tạo sữa hay duy trì sữa mẹ. Được áp dụng cho trẻ còn bú mẹ mà sản phụ vì lý do nào đó tạm thời ít sữa [3], [8], [10]: - Để cho trẻ bú thường xuyên: cho trẻ bú 5 phút ở mỗi vú, 2-3 giờ một lần mặc dù sản phụ chỉ còn ít sữa. - Cho trẻ ăn thêm cho đến khi sản phụ đủ sữa. Trường hợp cho ăn thêm bằng sữa bò thì pha loãng 1/2 đậm độ sữa để trẻ luôn luôn bị đói và bú mạnh thêm. Điều này không nên kéo dài một tuần lễ. Cho trẻ ăn thêm sau khi bú mẹ (cho trẻ ăn bằng thìa ). - Sản phụ phải được nghỉ ngơi thoải mái và phải tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại. Để tăng cường biện pháp trên đây cần phải: - Giải thích cho sản phụ để sản phụ tin tưởng rằng sẽ có sữa trở lại. - Tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gây ít sữa. Nguyên nhân gây ít sữa phổ biến là: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH TUYNEN SỐ 3 THUỘC XÃ THỦY PHƯƠNG, HUYỆN THỦY PHONG
25 p | 621 | 227
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại tại các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên
105 p | 960 | 227
-
Đề tài: Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
54 p | 944 | 161
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại công ty CP thủy sản Vinh Quang
42 p | 481 | 99
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất bền vững
76 p | 407 | 92
-
Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
49 p | 402 | 87
-
Đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đường vành đai III Hà Nội, đoạn Pháp Vân - Mai Dịch”
81 p | 274 | 84
-
Đề tài: Đánh giá tác động môi trường Khu Đô Thị Mới Nam Cầu Tuyên Sơn
58 p | 246 | 41
-
Đề tài: Đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn lúa có khả năng chịu hạn của Việt Nam bằng chỉ thị SSR
86 p | 129 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của Ropivacaine 0,1% phối hợp với Fentanyl 2MCG/ML gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong đẻ
38 p | 120 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa và ức chế enzym Xanthine Oxidase in vitro của lá cây Gai (Boehmeria nivea L. Gaudich)
56 p | 33 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng ức chế enzym HER2 của các hợp chất isoflavone định hướng điều trị ung thư vú bằng phương pháp docking phân tử
57 p | 27 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng điều trị bệnh Alzheimer của các hợp chất trong cây Rau đắng biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.) bằng phương pháp docking phân tử
78 p | 29 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của cao chiết giàu Saponin từ tam thất (Panax Notoginseng (Burk.) F. H. Chen) đến nồng độ một số Hocmon Steroid trên mô hình gây trầm cảm thực nghiệm
76 p | 32 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng chống sa sút trí nhớ của cao chiết giàu alcaloid từ thạch tùng răng cƣa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis) trên mô hình thực nghiệm bằng trimethyltin
68 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng ức chế enzym HER2 của các hợp chất Isoflavone trong định hướng điều trị ung thư vú bằng phương pháp docking phân tử
57 p | 22 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)
47 p | 11 | 4
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng bảo vệ và phục hồi tổn thương gan của viên nang TD0024
53 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn