Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của cao chiết giàu Saponin từ tam thất (Panax Notoginseng (Burk.) F. H. Chen) đến nồng độ một số Hocmon Steroid trên mô hình gây trầm cảm thực nghiệm
lượt xem 11
download
Đề tài "Đánh giá tác dụng của cao chiết giàu Saponin từ tam thất (Panax Notoginseng (Burk.) F.H.Chen) đến nồng độ một số Hocmon Steroid trên mô hình gây trầm cảm thực nghiệm" nghiên cứu nhằm đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất đến biểu hiện trầm cảm của chuột trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ kéo dài, không báo trước; đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết giàu sapoin từ tam thất đến nồng độ hocmon cortisol và testosteron trong huyết thanh chuột trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ kéo dài, không báo trước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác dụng của cao chiết giàu Saponin từ tam thất (Panax Notoginseng (Burk.) F. H. Chen) đến nồng độ một số Hocmon Steroid trên mô hình gây trầm cảm thực nghiệm
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ THỊ NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT GIÀU SAPONIN TỪ TAM THẤT (PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F. H. CHEN) ĐẾN NỒNG ĐỘ MỘT SỐ HOCMON STEROID TRÊN MÔ HÌNH GÂY TRẦM CẢM THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2017.Y Hà Nội - 2022
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: VŨ THỊ NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT GIÀU SAPONIN TỪ TAM THẤT (PANAX NOTOGINSENG (BURK.) F. H. CHEN) ĐẾN NỒNG ĐỘ MỘT SỐ HOCMON STEROID TRÊN MÔ HÌNH GÂY TRẦM CẢM THỰC NGHIỆM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Văn Khanh 2. NCS.ThS Đặng Kim Thu Hà Nội - 2022
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới hai giảng viên hướng dẫn là ThS. Nguyễn Văn Khanh và NCS.ThS. Đặng Kim Thu – giảng viên Bộ môn Bào chế và Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những lời khuyên hữu ích, luôn lắng nghe, động viên và dẫn dắt tôi từng bước chân trên con đường thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các thầy cô của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm và truyền dạy cho tôi những kiến thức quí báu trong suốt 5 năm học tập tại trường. Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra rất phức tạp trong hai năm vừa qua, việc học tập và nghiên cứu của tôi cũng gặp khó khăn, nhưng nhà trường luôn sắp xếp tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được thực hiện trọn vẹn đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và sát cánh bên tôi vượt qua những khó khăn trong quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2022 Sinh Viên Vũ Thị Ngọc Anh
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACTH Hocmon kích thích vỏ thượng thận AVP Arginine - vasopressin COX – 2 Enzym cyclooxygenase – 2 CIS Mô hình gây căng thẳng bất động mãn tính ở chuột CUMS Mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước ở động vật CRH Hocmon giải phóng corticotropin DA Hocmon dopamin ER Thụ thể estrogen HPA Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (Hypothalamo – pituitary – adrenocortical) HPG Trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận ICI 182780 Chất đối kháng thụ thể estrogen iNOS Enzym nitric oxide synthase LPS Lipopolysaccharid MAO – A Enzym monoamin oxidase A MAOIs Chất ức chế monoamin oxidas NE Hocmon norepinephrin NO Oxit nitric NDRI Các chất ức chế tái hấp thu norepinephrin và dopamin Neu Bạch cầu trung tính OVA Ovalbumin PA Plasminogen PGE2 Prostaglandin E2 PAI – 1 Các chất ức chế plasminogen
- PNS Thành phần saponin trong Panax notoginseng SSRI Các chất ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc SNRI Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrin TCAs Thuốc chống trầm cảm ba vòng TG Triglycerid VEGF Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) 5 – HT Hocmon serotonin
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các loại saponin chính trong Panax notoginseng ...................................8 Bảng 1.2. Các phối tử tự nhiên và saponin cho hocmon steroid ...........................18 Bảng 2.1. Các tác nhân gây stress trên chuột thực nghiệm (Phụ lục 1) ................28 Bảng 2.2. Lịch trình gây stress trên chuột theo tác nhân ở tuần đầu .....................28 Bảng 3.1. Bảng điểm cho trạng thái lông các nhóm chuột ....................................36
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Các biến thể phát hoa của Panax notoginseng ........................................3 Hình 1.2. Các biến thể quả của Panax notoginseng ................................................4 Hình 1.3. Số lượng biến thể về màu sắc thân và số lượng thân ra khỏi rễ của Panax notoginseng ...................................................................................................4 Hình 1.4. Các biến thể của góc giữa cuống lá và thân, số lượng của lá kép và hình dạng của lá ở Panax notoginseng ............................................................................5 Hình 1.5. Các biến thể về màu sắc và hình dạng rễ Panax notoginseng .................5 Hình 1.6. Công thức hóa học Cortisol (hydrocortison) – một glucocorticoid nội sinh.... .....................................................................................................................14 Hình 1.7 Công thức hóa học của testosteron – androgen chính ở người ...............16 Hình 2.1. Mẫu dược liệu tam thất ..........................................................................21 Hình 2.2. Chuột cống trắng, giống đực, chủng Sprague – Dawley .......................23 Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của saponin từ tam thất trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước ....................25 Hình 2.4. Sơ đồ mô tả mô hình gây trầm cảm trên động vật thực nghiệm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước ............................................................27 Hình 2.5. Dụng cụ cho thử nghiệm chữ thập nâng cao .........................................30 Hình 3.1. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới cân nặng chuột chịu stress ...............................................................................................................34 Hình 3.2. Trạng thái lông của các nhóm chuột ......................................................35 Hình 3.3. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới hành vi của chuột chịu stress trên thử nghiệm chữ thập nâng cao ......................................................37 Hình 3.4. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới hành vi của chuột chịu stress trên mô hình bơi cưỡng bức .................................................................38 Hình 3.5. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới nồng độ hocmon cortisol trong huyết thanh chuột chịu stress được định lượng bằng phương pháp LC-MS/MS ............................................................................................................40 Hình 3.6. Sắc ký đồ các mẫu phân tích nồng độ hocmon cortisol.........................41 Hình 3.7. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới nồng độ hocmon testosteron trong huyết thanh chuột chịu stress được định lượng bằng phương pháp LC-MS/MS....................................................................................................42 Hình 3.8. Sắc ký đồ các mẫu phân tích nồng độ hocmon testosteron……….......43
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………..3 1.1. Tổng quan về cây tam thất .........................................................................3 1.1.1. Tên khoa học của cây tam thất ...............................................................3 1.1.2. Đặc điểm thực vật ...................................................................................3 1.1.3. Phân bố ...................................................................................................5 1.1.4. Bộ phận dùng ..........................................................................................6 1.1.5. Thành phần hóa học của cây tam thất .....................................................6 1.1.6. Thành phần saponin trong cây tam thất ..................................................8 1.1.7. Tác dụng dược lý của cây tam thất .........................................................9 1.2. Hocmon steroid .............................................................................................13 1.2.1. Một số hocmon steroid .......................................................................13 1.2.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của saponin đến nồng độ một số hocmon steroid ...................................................................................................16 1.3. Tổng quan về mô hình gây stress thực nghiệm trên chuột .......................18 1.3.1. Mô hình chuột bị trầm cảm do tiêm corticosteron lặp lại .....................18 1.3.2. Mô hình gây căng thẳng bất động mãn tính ở chuột (CIS) ..................19 1.3.3. Mô hình gây trầm cảm nhẹ ở chuột không báo trước (CUMS). ...........19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………...21 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................21 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................21 2.2.2. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................21 2.2. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................23 2.2.1. Động vật thí nghiệm .............................................................................23 2.2.2. Hóa chất và dung môi ...........................................................................24 2.2.3. Thiết bị và dụng cụ ...............................................................................24 2.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................25
- 2.4. Điều kiện tiến hành nghiên cứu ...............................................................26 2.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ………………………………………………………… 34 3.1. Kết quả ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất đến biểu hiện trầm cảm của chuột trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài không báo trước .............................................................................................34 3.1.1. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới cân nặng và trạng thái lông của chuột………... .....................................................................34 3.1.2. Ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất tới hành vi của chuột chịu stress trên thử nghiệm chữ thập nâng cao (EPM).......................................36 3.1.3. Kết quả đánh giá khả năng gây stress của mô hình gây trầm cảm của chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước bằng mô hình bơi cưỡng bức .........38 3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin đến nồng độ hocmon cortisol và testosteron ...........................................................................39 3.2.1. Đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết saponin đến nồng độ hocmon cortisol …………………………………………………………………......…39 3.2.2. Đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết saponin đến nồng độ hocmon testosteron……………………………………………………………......……42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………….. 45 4.1. Về kết quả triển khai mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ, kéo dài, không báo trước ............................................................................................45 4.1.1. Về kết quả đánh giá trạng thái lông ......................................................46 4.1.2. Về kết quả đánh giá thay đổi hành vi trên thử nghiệm chữ thập nâng cao…………….. ................................................................................................46 4.1.3. Về kết quả đánh giá thay đổi hành vi trên mô hình bơi cưỡng bức ......47 4.2. Về kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin đến nồng độ hocmon cortisol và testosteron ...........................................................................48 4.2.1. Về kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin đến nồng độ hocmon cortisol………. .....................................................................................49 4.2.2. Về kết quả đánh giá ảnh hưởng của cao chiết già saponin đến nồng độ hocmon testosteron .............................................................................................50 CHƯƠNG 5- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU Trầm cảm là một loại bệnh lý liên quan đến tâm thần, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tỷ lệ mắc bệnh đang không ngừng gia tăng trên toàn thế giới. Trong năm đầu tiên diễn ra đại dịch COVID – 19, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ lo âu và trầm của của toàn cầu đã tăng lên 25%, cứ 40 giây trên thế giới lại có 1 người tự tử do trầm cảm. Đây thực sự là một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng [5]. Các rối loạn nội tiết từ lâu đã được công nhận là các triệu chứng tâm thần như một đặc điểm nổi bật trong biểu hiện lâm sàng của bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, triệu chứng của bệnh lý trầm cảm có sự gia tăng nồng độ cortisol và giảm nồng độ testosteron trong máu [8, 36]. Do vậy, trong những năm gần đây đã xuất hiện thử nghiệm liệu pháp bổ sung hocmon testosteron dành cho bệnh nhân trầm cảm, kết quả đã ghi nhận được những cải thiện đáng kể [13]. Panax notoginseng một loại thuốc y học cổ truyền ở Trung Quốc đã được người dân trồng trọt và sử dụng từ xa xưa, ngày nay đã được du nhập vào Việt Nam và trồng chủ yếu ở cùng Đông Bắc. Ở thế kỷ 21, khi y học và công nghệ ngày càng phát triển, đã có rất nhiều nghiên cứu sâu hơn chỉ ra các tác dụng có lợi cho sức khỏe con người của Panax notoginseng như: chống khối u, chống oxy hóa, chống viêm, bổ trợ và kích thích miễn dịch, bảo vệ thần kinh… Saponin – là chất có tác dụng sinh học chính trong Panax notoginseng. Đã có hơn 100 saponin được phân lập từ tam thất, năm saponin chủ yếu chiếm tới hơn 90% tổng số saponin có trong Panax notoginseng: notogingsenosid R1, ginsenosid Rb1, gingsenosid Rg1, gingsenosid Rd và gingsenosid Re. Trong số đó, ba saponin gingsenosid Rb1, gingsenosid Rg1và notogingsenosid R1 là thành phần có tác dụng quan trọng và được chọn làm hợp chất tiêu chuẩn để đánh giá tam thất [60]. Dựa trên thành phần chính của tam thất, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm sáng tỏ thêm các hoạt tính sinh lý và tìm tòi những công dụng mới của Panax notoginseng. Như các nghiên cứu được thực hiện gần đây đã chứng minh một số saponin chính trong tam thất là chất chủ vận của các thụ thể estrogen và androgen, có ích đối với bệnh nhân thiếu hụt các hocmon streroid như estrogen hoặc androgen, ngoài ra nó còn làm giảm nồng độ hocmon cortisol trong máu [37, 40]. Ngày nay có rất nhiều phương pháp định lượng hocmon steroid như xét nghiệm miễn dịch (IAs), sắc ký ghép nối đầu dò khối phổ (GC-MS), sắc ký ghép nồi 1
- đầu dò khối phổ hai lần (LC-MS/MS), xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzym (ELISA). Trong đó, LC-MS/MS là phương pháp được lựa chọn để sử dụng trong phòng thí nghiệm lâm sàng. Các nhà khoa học cho rằng, nếu chỉ xét về mặt hiệu suất, một số kỹ thuật miễn dịch có thể là tối ưu, nhưng xét về tổng thể, phương pháp LC-MS/MS được khuyến cáo thay thế cho các kỹ thuật miễn dịch trong định lượng nồng độ các hocmon steroid [29, 50]. Chính vì những lý do trên, để áp dụng phương pháp định lượng sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS-MS) mới tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng đồng thời 2 hocmon steroid là cortisol và testosteron trong huyết thanh chuột dưới tác dụng của cao chiết giàu saponin từ tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen) trên mô hình gây trầm cảm thực nghiệm. Mục tiêu 1: Đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết giàu saponin từ tam thất đến biểu hiện trầm cảm của chuột trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ kéo dài, không báo trước. Mục tiêu 2: Đánh giá được ảnh hưởng của cao chiết giàu sapoin từ tam thất đến nồng độ hocmon cortisol và testosteron trong huyết thanh chuột trên mô hình gây trầm cảm bằng chuỗi stress nhẹ kéo dài, không báo trước. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây tam thất 1.1.1. Tên khoa học của cây tam thất Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen, trong giới thực vật có vị trí phân loại như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Thực vật hạt kín (Magnoliophyta) Lớp: Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) Bộ: Hoa tán (Apiales) Họ: Nhân sâm (Araliaceae) Chi: Sâm (Panax) Loài: Tam thất (Notoginseng) Tên thường gọi: Tam thất bắc, nhân sâm Sanchi (tên Trung Quốc) [19]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật Cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân mọc thẳng, không phân nhánh, cao 30 – 60cm, màu xanh đậm. Lá kép chân vịt, 3 – 4 cái mọc vòng gồm 5 -7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt. Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân hoa màu lục vàng nhạt. Các loại cụm hoa của Panax notoginseng là hình ô (98.7%), chùm hoa kép mọc ra từ cùng gốc với chùm hoa chính, hình umbel. Ngoài ra còn có hiện tượng lá phát triển ở gốc cụm hoa. (Hình 1.1.) [19]. Hình 1.1. Các biến thể phát hoa của Panax notoginseng (A) chùm hoa dạng ô, (B) chùm hoa kép, (C) dạng umbel, (D) chùm hoa đang ra chồi nách của thân hoa. 3
- Quả Panax notoginseng có 3 loại khác nhau: giống hình thận, gần giống hình cầu, hình tam giác. Về màu sắc quả có 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, tím. Ngoài ra còn có nhiều màu trung gian cũng tồn tại (Hình 1.2.). Hình 1.2. Các biến thể quả của Panax notoginseng (A) quả màu đỏ; (B) quả màu vàng; (C) quả màu tím. (D) giống hình thận; (B) quả gần giống hình cầu; (C) quả gần giống hình tam giác, (G) hạt giống. Màu sắc thân cây bao gồm ba loại, xanh lá cây, tím và màu trung gian (Hình 1.3.). Theo số lượng thân ra khỏi rễ, loại một thân chiếm 96.1% trong cả ba loại hai thân 3.7% và ba thân 0.2% (Hình 1.3. B, C, D) [19]. Hình 1.3. Số lượng biến thể về màu sắc thân và số lượng thân ra khỏi rễ của Panax notoginseng (A) thân cây màu xanh lục; (B) thân cây trung gian giữa lục và tím; (B) thân câu màu tím, (D) một thân; (E) hai thân; (F) ba thân Loại lá của Panax notoginseng là lá kép hình hình cọ, tạo nên các lá dọc xung quanh đỉnh thân cây, có hai loại góc giữa cuống lá và thân, nhỏ hơn 45 và gần 90. Số lượng lá kép có bảy loại, từ hai đến tám lá. Về hình dạng lá, có 3 loại có thể quan sát. Đầu tiên là ô liu ngược với tỷ lệ chiều dài / chiều rộng lá là 1, loại thứ hai là ô liu với tỷ lệ 2, và loại ba là dài và hẹp với tỷ lệ 3 (Hình 1.4.) [19]. 4
- Hình 1.4. Các biến thể của góc giữa cuống lá và thân, số lượng của lá kép và hình dạng của lá ở Panax notoginseng (A) góc nhỏ hơn 45 với bốn chiếc lá, (B) góc nhỏ hơn 45 với năm chiếc lá, (C) góc gần vuông với ba lá, (D) góc gần vuông với bốn lá; (E) góc nhỏ hơn 45 với năm chiếc lá, (F1) hình dạng lá oliu với tỷ lệ chiều dài/chiều rộng là 1, (F2) hình oliu với tỷ lệ 2, (F2) hình dạng lá dài và hẹp với tỷ lệ 3 [19]. Rễ chính cây tam thất bắc hình nón hoặc hình trụ, có độ dài 1cm – 6cm. Có hai màu vàng và tím. Hình dạng củ có hai loại, hình nón hoặc hình trụ. (Hình 1.5.) [19]. Hình 1.5. Các biến thể về màu sắc và hình dạng rễ Panax notoginseng (A) rễ màu vàng, (B) rễ màu tím, (C) rễ hình trụ, (D) rễ hình nón. 1.1.3. Phân bố Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác ở Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên [19]. Ở Việt Nam, tam thất là cây nhận trồng từ Trung Quốc (1970 – 1984). Từ tước đó rất lâu đồng bào người Hoa ở sát biên giới (Phó Bảng, Quản Bạ Hà Giang) đã có 5
- quan hệ họ hàng bên Trung Quốc và đem tam thất về trồng ở vườn gia đình. Các huyện Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn (Phó Bảng), Quản Bạ (Hà Giang), Sìn Hồ (Lai Châu) là những nơi từng trồng nhiều tam thất [1, 2]. 1.1.4. Bộ phận dùng Rễ tam thất được thu hái trước khi ra hoa, rửa sạch, hoặc phơi khô, rồi phân loại thành rễ cũ, rễ nhánh và thân rễ [2]. 1.1.5. Thành phần hóa học của cây tam thất Hơn 200 hợp chất hóa học đã được phân lập từ Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen. Saponin được coi là thành phần chính, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại các hợp chất flavonoid, dencichin và polysaccharid, cyclopeptid, axit amin, dầu dễ bay hơi và các nguyên tố vô cơ [19, 60]. 1.1.5.1. Saponin Saponin được tìm thấy chiếm ưu thế trong thành phần hóa học của Panax notoginseng (PNS). Tất cả các saponin này có thể chia thành 2 nhóm: 20 (S) – protopanaxdiol hoặc 20 (S) – protopanaxa – triol, được gọi là nhóm Rb và Rg tương ứng. Với cùng một nhân, các saponin triterpenoid loại dammaran sở hữu nhiều nhóm aglycon và glycosyl với các cấu trúc khác nhau. Các loại saponin khác nhau được làm giàu ở các phần khác nhau của Panax notoginseng. Ginenoside Rb1 có nhiều ở tất cả các bộ phận, trong khi ginsenosid Rg1 có nhiều ở thân và thân rễ. Thông thường năm saponin chính: notoginenosid R1 (7-10%), ginsenosid Rb1 (30-36%), Rg1 (20- 40%), Rd (5%-8,4%) và Re (3.9%-6%) chiếm tới 90% tổng số saponin trong Panax notoginseng được sử dụng trong các thí nghiệm dược lý. Trong đó, ginsenosid Rb1, ginsenosid Rg1 và notoginsenosid R1 được chọn làm hợp chất tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của Panax notoginseng [60]. 1.1.5.2. Flavonoid Flavonoid được quan tâm đặc biệt vì các hoạt tính được lý được xác định rõ ràng của chúng, bao gồm hoạt chất chống oxy hóa, hoạt động bảo vệ gan, hoạt động chống khối u,….Đến nay một số flavonoid được phân lập từ cây chủ yếu là: flavon glycosid, chẳng hạn như: liquiritigenin, quercetin và kaempferol-3-O-α-L-rhamnosid [60]. Một glycosid flavonol có tên là quercetin 3-O-β-D-xylopyranosyl- β-D- galactopyranosid được báo cáo là có tiềm năng điều trị bệnh Alzheimer [10]. 6
- 1.1.5.3. Cyclopeptit Cyclopeptit là các hợp chất mạch vòng được hình thành chủ yếu bằng các liên kết peptid của 2-37 protein hoặc nonprotein amino acid. Có 14 cyclodipeptit đã được phân lập, cấu trúc của chúng đã được làm sáng tỏ dựa trên phương pháp quang phổ [60]. 1.1.5.4. Sterol Sterol được phân lập từ Panax notoginseng bao gồm β-sitosterol, daucosterol, srigmasterol, stigmasterol-3-O-β-D-glucopyranoside và Stigmast-7-en-3β-ol-3-O-β- D-glucopyranosid [60]. 1.1.5.5. Polyacetylen Các nghiên cứu về polyacetylen trong Panax notoginseng là rất hiếm, tuy nhiên panaxynol và panaxydol được phân lập từ tam thất đã được chứng minh là có tác dụng mạnh kháng khuẩn chống lại tụ cầu vàng [60]. 1.1.5.6. Saccharid Saccharid trong Panax notogingseng bao gồm monosacharid, oligosaccharid và polysaccharid. Polysaccharid tồn tại trong nhiều bộ phận của tam thất với hàm lượng cao nhất ở rễ chính. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng polysaccharid trong Panax notoginseng có tác dụng nhất định trong bổ trợ và kích kích miễn dịch [15]. 1.1.5.7. Axit amin Có hơn 19 loại axit amin trong Panax notoginseng, và 7 trong số chúng được coi là axit amin thiết yếu. Trong đó, dencichin được quan tâm hơn cả, hợp chất này được phân lập bởi Rao và cộng sự năm 1964. Nó được chứng minh là có đặc tính cầm máu ở liều thấp và tăng tiểu cầu in vivo, trong khi đó ở liều cao sẽ gây độc thần kinh bởi Qiao và cộng sự (2013) [45]. 1.1.5.8. Dầu dễ bay hơi Các thành phần dễ bay hơi của Panax notoginseng bao gồm: tecpen, rượu, andehit, olefin và ankan. Terpen được coi là thành phần quan trọng vì tỷ lệ tương đối cao trong số thành phần dễ bay hơi [34]. 1.1.5.9. Thành phần khác 7
- Ngoài các hợp chất được liệt kê ở trên, còn có các thành phần khác đã được phân lập từ Panax notoginseng bao gồm: icarisid, guanosin, acid béo (Liu và cộng sự, 1990) và các nguyên tố vô cơ và muối khoáng [44]. 1.1.6. Thành phần saponin trong cây tam thất Giống như saponin được phân lập từ tam thất Hoa Kỳ và tam thất Châu Á, các saponin phân lập từ Panax notoginseng cũng là glycosid loại dammaran. Cho đến nay, saponin loại oleanan có trong tam thất Hoa Kỳ và tam thất Châu Á không tìm thấy ở Panax notoginseng. Hiện tại, có hơn 60 loại dammaran được phân lập từ rễ chính, rễ con, lá, nụ hoa, hạt, thân rễ và quả ở tam thất bắc. Hầu đến các saponin này là notoginsenosid và ginsenosid [81]. Bảng 1.1. Các loại saponin chính trong Panax notoginseng Phân Tên R1 R2 Bộ phận Công thức hóa học loại chứa Loại 1 Ginsenosid Rb1 Glc2 - Glc6-> Rễ > 1Glc 1Glc Củ Lá Hoa Qủa Hạt Ginsenosid Rb2 Glc2 - Glc6 -> Rễ > 1Glc 1Ara(p) Củ Hoa Ginsenosid Rb3 Glc2 - Glc6 -> Lá > 1Glc 1Xyl Hoa Qủa Hạt Ginsenosid Rc Glc2 - Glc6 -> Lá > 1Glc 1Ara(f) Hoa Qủa Hạt Ginsenosid Rd Glc2 - Glc Rễ > 1Glc Củ Hoa Hạt Ginsenosid CK H Glc Lá Ginsenosid Mc H Glc6 -> Lá 1Ara(f) Notoginsenosid Glc2 - Glc6-> Lá Fa > 1Glc Hoa Quả 8
- 1Glc2 - Hạt > 1Xyl Notoginsenosid Glc2 - Glc6 -> Lá Fc > 1Xyl Quả 1Glc2 - Hạt > 1Xyl Notoginsenosid Glc Glc6 -> Lá Fe 1Ara(f) Qủa Gypenosid IX Glc Glc6 -> Lá 1Xyl Hoa Quả Hạt Gypenosid XV Xyl2 - Glc6 -> Quả > 1Glc 1Xyl Gypenosid XVII Glc Glc6-> Rễ 1Glc Hoa Quả Ginsenosid Rg3 Glc2 - H Rễ > 1Glc Lá Ginsenosid Rh2 Glc H Lá Loại 2 Ginsenosid F1 H Glc Rễ Lá Notoginsenosid Glc2 - Glc Rễ R1 > 1Xyl Củ Ginsenosid Re Glc2 - Glc Rễ > 1Rha Củ Ginsenosid Rg1 Glc Glc Rễ Củ Ginsenosid Rg2 Glc2 - H Rễ > 1Rha Củ Ginsenosid Rh1 Glc H Rễ Củ Lá 1.1.7. Tác dụng dược lý của cây tam thất Các nghiên cứu khoa học về Panax notoginseng chỉ ra rằng nó có hoạt tính dược lý trên diện rộng bao gồm các tác động đến hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch, chống xơ vữa động mạch, cầm máu, chống khối u…..Trong khi đó, ảnh hưởng đến hệ tim mạch nhiều hơn vượt trội [60]. 1.1.7.1. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch Tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim 9
- Panax notoginseng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào cơ tim được thể hiện qua nhiều con đường tín hiệu. Chiết xuất từ tam thất có thể làm giảm stress oxy hóa trên mô hình thiếu máu cục bộ cơ tim của chuột [75]. Ngoài ra, các chiết xuất từ tam thất có thể kìm hãm quá trình viêm. Bên cạnh đó, tam thất có thể điều chỉnh một số protein tham gia các con đường bao gồm chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa lipid, co cơ, căng thẳng do sốc nhiệt, tồn tại và tăng sinh của tế bào trong mô hình chuột tái tưới máu do thiếu máu cục bộ [32]. Tác dụng bảo vệ đối với tế bào nội mô Chiết xuất của Panax notoginseng: gingsenosid Rb1 và Rg1 được thử nghiệm để tăng sự giãn nở mạch phụ thuộc nội mô của chuột thông qua việc kích hoạt oxit nitric (NO) trong tế bào nội mô. Ngoài ra, 20 (S) – ginsenosid Rg2 và notoginseng Ft1 có tác dụng bảo vệ tế bào nội mô tĩnh mạch dây rốn con người khỏi quá trình chết rụng tế vào do H202 gây ra [65]. 1.1.7.2. Hoạt động chống xơ vữa động mạch Tam thất có tác dụng điều trị đối với xơ vữa động mạch thông qua một số cơ chế. Cơ chế đầu tiên là thông qua tác dụng chống viêm, thứ hai là thông qua điều chỉnh nồng độ lipid trong máu và mức chất béo trung tính chuyển hóa. Panax notoginseng có thể tăng chuyển hóa triglycerid thông qua tăng hoạt tính của lipoprotein lipase và làm giảm kích thước của các mảng xơ vữa động mạch bằng các tăng huy động tế bào tiền thân. Ngoài ra, ginsenosid Rd ngăn ngừa sự phát triển của xơ vữa động mạch bằng cách ức chế dòng Ca2+ thông qua các kênh Ca2+ không phụ thuộc và điện áp [30]. 1.1.7.3. Hoạt động cầm máu & chữa lành vết thương Panax notoginseng được coi như một loại thuốc chữa bách bệnh do chấn thương, và nó thường được sử dụng để điều trị chảy máu bên trong và bên ngoài do chấn thương. Bôi bột, chiết xuất cồn của Panax notoginseng và PNS lên bên ngoài rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu của chuột. PNS làm giảm phản ứng viêm, giảm stress oxy hóa và ức chế endotoxin, myeloperoxidase trong giai đoạn hồi phục của chuột bị sốc xuất huyết. Trong khi đó, ginsenosid Rg1 thúc đẩy quá trình hình thành mạch [31]. 1.1.7.4. Hoạt tính chống oxy hóa Flavonoid và saponin từ Panax notoginseng được chứng minh là có hoạt tính chống oxy hóa và loại bỏ tận gốc. Chế độ ăn uống bổ sung tam thất có thể cải thiện 10
- tình trạng chống oxy hóa của gan của chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo. Chiết xuất hoa tam thất được cho rằng có tác dụng ức chế hoạt động của enzym xanthin oxidase và tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh PC12 chống lại độc tế bào do H202 gây ra [9]. 1.1.7.5. Hoạt động chống viêm Chiết xuất entanol và n-butanol của Panax notoginseng có thể ức chế sản xuất các cytokin gây viêm, ức chế chức năng của bạch cầu trung tính (Neu), cũng như sản xuất quá nhiều oxit nitric (NO) và prostaglandin E2 (PGE2) thông qua việc giảm iNOS và COX-2 biểu hiện ở đại thực bào phúc mạc chuột được kích thích bằng lipopolysaccharid (LPS) và điều chỉnh các phân tử phụ quan trọng [24]. 1.1.7.6. Hoạt động hạ đường huyết và chống tăng lipid máu Ginsenosid Rb1, Re có thể là giảm mức đường huyết lúc đói và cải thiện khả năng dung nạp đường trong chuột KK-Ay và chuột ob/ob. Tác dụng hạ đường huyết của PNS ở chuột KK-Ay có thể liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin [74]. Panax notoginseng cũng có hoạt tính chống tăng lipid máu. Chiết xuất n- BuOH của tam thất có thể làm giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong huyết thanh và cholesterol toàn phần trong huyết thanh bằng cách tăng mức độ biểu hiện của thụ thể lipoprotein mật độ thấp [23]. 1.1.7.7. Tác dụng bảo vệ thần kinh Ginsenosid Rg1 đóng một vai trò quan trọng trong điều chỉnh sự dẫn truyền thần kinh và ngăn ngừa sự thiếu hụt trí nhớ do scopolamin gây ra bằng cách tăng hoạt động cholinergic [67]. Các chức năng chống viêm cũng góp phần vào tác dụng bảo vệ thần kinh. Chiết xuất methanol của Panax notoginseng có thể ức chế các quá trình liên quan đến viêm, bao gồm kích hoạt tế bào vi mô và kích thích các enzym cảm ứng như iNOS và COX-2. Panax notoginsenosid có thể làm giảm hoạt động của bạch cầu, giảm biểu hiện yếu tố gây viêm và làm giảm viêm thứ phát do chấn thương. Ngoài ra, PNS có thể cải thiện quá trình chuyển hóa năng lượng và bảo tồn tính toàn vẹn cấu trúc của tế bào thần kinh chống lại tổn thương do thiếu oxy trong ống nghiệm, thúc đẩy tăng sinh tế bào gốc thần kinh hồi hải mã, biệt hóa thành tế bào thần kinh và tế bào thần kinh đệm mới [53]. 1.1.7.8. Hoạt tính bổ trợ miễn dịch và kích thích miễn dịch 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 415 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 390 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 187 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn