intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2006

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

207
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2006 khái quát chung về phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế; đánh giá thực trạng về số và chất lượng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (2001-2006).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2006

MỤC LỤC<br /> Phần I: Khái quát chung về phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế .................................. 3<br /> 1. Tổng quan tăng trưởng kinh tế ...................................................................................... 3<br /> 2. Phân tích mặt lượng của tăng trưởng kinh tế ................................................................. 3<br /> 3. Phân tích mặt chất lượng của tăng trưởng ..................................................................... 4<br /> Phần II: Đánh giá thực trạng về số và chất lượng của tăng trưởng kinh tế Việt Nam (20012006) ................................................................................................................................... 7<br /> 1. Đánh giá thực trạng trăng trưởng kinh tế Việt Nam về số lượng ................................... 7<br /> 2. Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam về chất lượng ................................ 10<br /> 2.1. Tăng trưởng kinh tế có những điểm mới nhưng chưa thực sự hiệu quảHiệu quả của<br /> tăng trưởng:................................................................................................................ 10<br /> 2.2. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào vốn, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động<br /> thấp ............................................................................................................................ 13<br /> 2.3. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu do tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ tài sản;<br /> tình trạng nhập siêu gia tăng ....................................................................................... 16<br /> 2.4. Tăng trưởng kinh tế chưa có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu theo hướng<br /> hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn ................................................................................. 17<br /> 2.5. Ảnh hưởng lan toả của tăng trưởng kinh tế đối với các lĩnh vực của đời sống kinh<br /> tế, xã hội, môi trường ................................................................................................. 20<br /> Phần III .............................................................................................................................. 24<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỐ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br /> VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................. 24<br /> 1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. .......... 24<br /> 2. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ<br /> và chất lượng của Tăng trưởng kinh tế............................................................................ 26<br /> 3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ............................ 26<br /> KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 28<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 29<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Tăng trưởng kinh tế vốn là mục tiêu hàng đầu trong phát triển kinh tế và nó<br /> thường gây sự chú ý cho nhiều người về mặt số lượng với những con số có thể xem là<br /> khá ấn tượng. Việt Nam kể từ khi bước sang nền kinh tế mở, cùng với xu hướng hội<br /> nhập toàn cầu, chúng ta đã không ngừng nỗ lực trong hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của<br /> các nước phát triển trên thế giới để xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh;<br /> đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Suy cho cùng, mọi sự cố gắng cũng đều<br /> hướng tới việc đem lại những gì tốt đẹp nhất đối với cuộc sống của nhân loại. Tăng<br /> trưởng và phát triển kinh tế là một phần không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trong<br /> bước đường cố gắng đó. Tuy nhiên không phải lúc nào người ta cũng đề cao tăng<br /> trưởng. Có những lúc tăng trưởng mà đặc biệt là “tăng trưởng nóng” lại cần phải có<br /> biện pháp giảm bớt nhiệt. Sự tăng trưởng có hiệu quả hay không, có bền vững hay<br /> không, cần phải xem xét đánh giá cụ thể những vấn đề liên quan đến chất lượng của sự<br /> tăng trưởng đó. Bài viết này muốn tiếp cận tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời<br /> gian gần đây cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây không phải là điều quá mới mẻ<br /> nhưng trong thực tế nó rất dễ bị bỏ qua chính vì vậy nhóm 6 lớp cao học 16 G xin chọn<br /> đề tài “Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam<br /> giai đoạn 2001-2006”.<br /> <br /> Phần I: Khái quát chung về phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế<br /> 1. Tổng quan tăng trưởng kinh tế<br /> Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)<br /> hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân<br /> trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.<br /> Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một<br /> số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình<br /> quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.<br /> Bản chất và vai trò của tăng trưởng trong phát triển:<br /> Bản chất: Tăng trưởng kinh tế sự gia tăng về thu nhập (mặt lượng của nền kinh<br /> tế)<br /> - Sự gia tăng về quy mô tăng trường phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, đồng<br /> nghĩa với sự tăng thêm về lượng tuyệt đối.<br /> - Sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng đợc sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và<br /> phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ, đồng thời là sự gia tăng thêm về<br /> lượng tuyệt đối.<br /> Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh<br /> tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm<br /> bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng nâng cao.<br /> - Thu nhập: hiện vật và giá trị<br /> - Mặt giá trị: tổng thu nhập và thu nhập bình quân<br /> Vai trò của tăng trưởng kinh tế rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đó là điều<br /> kiện cần thiết để khắc phụ đói nghèo lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc<br /> sống cho mọi người dân: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật để phát<br /> triển giáo dục, văn hóa tinh thần. Tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện vật chất để tăng<br /> thêm việc làm giảm thất nghiệp. Tuy nhiên vấn đề này chỉ giải quyết có hiệu quả khi có<br /> mức tăng trưởng hợp lý.<br /> Tính hai mặt của tăng trưởng kinh tế : Nói tới tăng trưởng là nói tới mặt mặt số<br /> lượng và mặt chất lượng của sự gia tăng.<br /> 2. Phân tích mặt lượng của tăng trưởng kinh tế<br /> Khái niệm và thước đo<br /> <br /> Khái niệm: mặt lượng của tăng trưởng là biểu hiện bề ngoài của tăng trưởng và<br /> được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá qui mô và tốc độ tăng trưởng.<br /> Ở mặt lượng của tăng trưởng, người ta thường quan tâm tới các vấn đề như tăng<br /> được bao nhiêu, nhiều hay ít, nhanh hay chậm, và điều đó được thể hiện qua:<br /> Các chỉ tiêu đo lường (bằng giá trị): qui mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu:<br /> 1. Tổng giá trị sản xuất (GO)<br /> 2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản<br /> sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng<br /> được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định<br /> (thường là một năm tài chính)<br /> 3. Tổng thu nhập quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của<br /> tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời<br /> gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc<br /> nội cộng với thu nhập ròng.<br /> 4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI)<br /> 5. Thu nhập quốc dân sử dụng (DI)<br /> 6. GDP bình quân đầu người :Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm<br /> quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc<br /> gia chia cho dân số.<br /> Những khía cạnh cần chú ý trong phân tích và đánh giá số lượng tăng trưởng<br /> ở các nước đang phát triển:<br /> - Chỉ tiêu thường sử dụng và đánh giá chính xác nhất: GDP và GDP/người.<br /> - Các nước đang phát triển: có nhu cầu và khả năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP<br /> cao hơn các nước phát triển.<br /> - Giá sử dụng để tính GDP<br /> - Giá thực tế: GDPr<br /> - Giá so sánh:GDPn<br /> - Giá sức mua tương đương: GDPppp<br /> 3. Phân tích mặt chất lượng của tăng trưởng<br /> Tăng trưởng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan<br /> mật thiết đến các biến số vĩ mô khác như việc làm, lạm phát, đói nghèo… Tuy nhiên<br /> nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế trên giác độ số lượng thu nhập tăng thêm thì chưa<br /> <br /> đủ. Thực tế cho thấy nhiều loại tăng trưởng không những không đem đến cho con<br /> người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế<br /> hệ thương lai phải gánh chịu. Năm 1996, UNDP đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu để các<br /> quốc gia tham khảo, đó là:<br /> - Tăng trưởng không việc làm: Tăng trưởng không tạo ra việc làm mới.<br /> - Tăng trưởng không lương tâm: Tăng trưởng chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận<br /> nhỏ người giàu, điều kiện sống của phần đông người nghèo không được cải thiện.<br /> - Tăng trưởng không tiếng nói: Tăng trưởng không gắn với sự cải thiện về dân<br /> chủ.<br /> - Tăng trưởng không gốc rễ: Tăng trưởng nhưng đạo đức xã hội bị suy thoái.<br /> - Tăng trưởng không tương lai: Tăng trưởng nhưng huỷ hoại môi trường sống của<br /> con người.<br /> Chính vì lẽ đó, khi phân tích về tăng trưởng kinh tế, bên cạnh sự gia tăng về số<br /> lượng còn cần và nhất thiết phải quan tâm đến khía chạnh chất lượng.<br /> Khái niệm:<br /> Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng:<br /> Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế,<br /> thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và<br /> khả năng duy trì nó trong dài hạn.<br /> Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng:<br /> Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính<br /> chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh<br /> vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.<br /> Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ<br /> yếu vào 3 nhân tố chính: vốn (K), lao động (L), và năng suất các nhân tố tổng hợp<br /> (TFP).<br /> Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng<br /> Hàm sản xuất:<br /> Y= f(K,L,TFP)<br /> Tăng trưởng kinh tế được phân làm 2 loại:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0