Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
lượt xem 19
download
Có thể nói trong thời đại ngày nay, CNTT đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của loài người. Những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Hầu như lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng ứng dụng CNTT và điều đó đã giúp tạo ra năng suất lao động, hiệu quả công việc vô cùng to lớn. Thực tế cho thấy; khi các tổ chức, các doanh nghiệp ứng dụng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG QUANG CHUNG ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM C huyên ngành: Kế toán - Kiểm toán : 60.34.30 Mã số LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC P GS.TS NGUYỄN VIỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. N hững nội dung trình bày trong đề tài là hoàn toàn trung thực và nếu như có sai trái gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Đồng Quang Chung MỤC LỤC Trang Mở đầu ................................................................ .................................... 1 C hương 1 - C ÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG K IỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC .......................................... 4 1.1 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ...................... 4 1.1.1 Đ ịnh nghĩa về kiểm soát nội bộ ..................................................... 4 1.1.2 C ác bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ...................... 6 1.1.2.1 Môi trường kiểm soát ................................................................... 6 1.1.2.2 Đánh giá rủi ro................................ .............................................. 9 1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát ..................................................................... 10 1.1.2.4 Thông tin và truyền thông............................................................. 12 1.1.2.5 Giám sát ....................................................................................... 13 1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG MÁY TÍNH .................... 14 1.2.1 Phần cứng và các thiết bị ngoại vi ................................ ................ 15 1.2.2 Phần mềm ...................................................................................... 17 1.2.2.1 Phần mềm hệ thống ................................................................ ...... 17 1.2.2.2 Các chương trình tiện ích.............................................................. 17
- 3 1.2.2.3 Ngôn ngữ lập trình và các trình biên dịch ..................................... 18 1.2.2.4 Phần mềm ứng dụng ................................ .................................... 18 1.2.2.5 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu............................................................... 19 1.2.3 Mạng máy tính ............................................................................... 20 1.2.3.1 Ứng dụng của mạng máy tính ...................................................... 20 1.2.3.2 Mạng nội bộ và mạng diện rộng ................................................... 22 1.2.3.3 Mạng có dây và mạng không dây ................................................. 23 1.3 CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC ........................................................................................................ 23 1.3.1 H oạt động kiểm soát chung ............................................................. 24 1.3.2 H oạt động kiểm soát ứng dụng ........................................................ 25 1.3.3 H oạt động kiểm soát dữ liệu ............................................................ 28 1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG MÁY TÍNH ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG K IỂM SOÁT.................................................. 30 1.4.1 Đặc điểm của hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học ................................................................................. 31 1.4.1.1 Chịu ảnh hưởng bởi phương pháp xử lý dữ liệu của hệ thống máy tính ................................................................................... 31 1.4.1.2 Chịu ảnh hưởng và phụ thuộc về mặt công nghệ lưu trữ dữ liệu ......................................................................................... 32 1.4.1.3 Chịu sự chi phối của phần cứng máy tính ..................................... 34 1.4.1.4 Chịu ảnh hưởng của hạ tầng mạng ................................ ................ 34 1.4.1.5 Chịu sự phụ thuộc vào hệ thống điện ............................................ 36 1.4.1.6 Chịu sự chi phối và phụ thuộc nhiều vào cơ chế kiểm soát của phần mềm ứng dụng........................................................................... 37
- 4 1.4.2 N hận diện các rủi ro tiềm ẩn đối với các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học ........................................................................ 38 1.4.2.1 Những rủi ro xuất phát từ thiết bị phần cứng ................................ 39 1.4.2.2 Những rủi ro xuất phát từ sự vận hành của hệ thống mạng ........... 40 1.4.2.3 Những rủi ro xuất phát từ sự thiết kế của phần mềm ứng dụng ................................................................................. 40 1.4.2.4 Những rủi ro xuất phát từ công việc lưu trữ dữ liệu........................................................................................... 40 1.4.2.5 Những rủi ro xuất phát từ sự tác động bên ngoài và sự không trung thực của con người ...................................................... 41 Kết luận chương 1 .................................................................................. 42 C hương 2 - TÌM HIỂU THỰC TẾ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP V IỆT NAM ............................................................................................. 43 2.1 H oạt động kiểm soát trong môi trường tin học nhìn từ góc độ nhà quản lý ............................................................................................... 45 2.2 H oạt động kiểm soát trong môi trường tin học nhìn từ góc độ kế toán ................................................................ .......................... 47 2.3 Hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học nhìn từ góc độ IT ...................................................................................... 48 2.4 Nhận xét về các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học được tổ chức tại các doanh nghiệp ................................ ................ 51
- 5 2.5 N hận xét về các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong các phần mềm kế toán Việt Nam ................................ .................................... 64 Kết luận chương 2 .................................................................................. 65 C hương 3 – ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .............................................................. 66 3.1 GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHUNG ................. 66 3.1.1 K iểm soát con người ................................................................ ...... 66 3.1.2 K iểm soát vật chất .......................................................................... 67 3.1.3 K iểm soát vận hành máy tính ......................................................... 68 3.2 GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT ỨNG DỤNG .......... 74 3.2.1 N hững quy định ràng buộc về trách nhiệm của các đối tượng liên quan......................................................................... 75 3.2.2 N hững giải pháp về các thủ tục kiểm soát dữ liệu đầu vào ............................................................................... 77 3.2.3 N hững giải pháp về các thủ tục kiểm soát quy trình xử lý dữ liệu ................................ .................................... 80 3.2.4 N hững giải pháp về các thủ tục kiểm soát thông tin đầu ra ................................ .............................................. 84 3.2.5 N hững giải pháp khác về các thủ tục kiểm soát trên phần mềm ứng dụng ....................................................................... 86 3.3 GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT DỮ LIỆU ............... 88 3.3.1 Tổ chức máy chủ ............................................................................ 88
- 6 3.3.2 Tổ chức sao lưu dữ liệu .................................................................. 88 3.3.3 K iểm soát dữ liệu đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp ............................................................................ 90 3.4 ỨNG DỤNG CÁ C THỦ TỤC KIỂM SOÁT TRÊN PHẦN MỀM VÀO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT MỘT SỐ CHU TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP ............................ 90 3.4.1 Thủ tục kiểm soát ứng dụng với hoạt động kiểm soát chu trình mua hàng ................................................................ ................ 90 3.4.1.1 Mô tả chu trình mua hàng ............................................................. 90 3.4.1.2 Ứng dụng phần mềm vào hoạt động kiểm soát chu trình mua hàng ................................................................................... 94 3.4.2 Thủ tục kiểm soát ứng dụng với hoạt động kiểm soát chu trình bán hàng ................................................................................. 98 3.4.2.1 Mô tả chu trình bán hàng .............................................................. 98 3.4.2.2 Ứng dụng phần mềm vào hoạt đ ộng kiểm soát chu trình bán hàng .................................................................................. 101 3.4.3 Thủ tục kiểm soát ứng dụng với hoạt động kiểm soát chu trình nhân sự, tiền lương .............................................................. 104 3.4.3.1 Mô tả chu trình nhân sự, tiền lương ............................................ 104 3.4.3.2 Ứng dụng phần mềm vào hoạt động kiểm soát chu trình nhân sự, tiền lương ................................ .................................. 106 3.4.4 Thủ tục kiểm soát ứng dụng với hoạt động kiểm soát chu trình sản xuất................................................................................. 108 3.4.4.1 Mô tả chu trình sản xuất ............................................................. 108
- 7 3.4.4.2 Ứng dụng phần mềm vào hoạt động kiểm soát chu trình sản xuất ................................................................................... 111 3.5 B AN HÀNH CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN, HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG CNTT VÀO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ....................................................................................... 115 Kết luận chương 3 ................................................................................ 116 KẾT LUẬN ........................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ .... 119
- 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin : Information Technology - K ỹ thuật thông tin IT CPU : Central Processing Unit - Đ ơn vị xử lý trung tâm RAM : Random Access Memory - Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên HDD : Hard Disk Drive - Ổ đĩa cứng (bộ nhớ lưu trữ) CSDL : Cơ sở dữ liệu SQL : Structured Query Language - N gôn ngữ truy vấn cấu trúc ERP : Enterprise Resources Planning - H oạch định các nguồn lực doanh nghiệp COSO: Committee of Sponsoring Organization – U ỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính
- 9 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 – Mô tả hệ thống máy tính ...................................................... 16 Hình 1.2 – Thiết bị Modem dùng để kết n ối mạng internet ................. 20 Hình 1.3 – Mô tả về mạng máy tính ...................................................... 21 Hình 1.4 – Thiết bị Hub dùng để kết nố i nhiều máy tính với nhau ..... 36 Hình 3.1 – Mô tả về bức tường lửa Firewall ......................................... 71 Hình 3.2 – Mô hình hệ thống thông tin kế toán .................................... 74
- 10 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 – Nhìn nhận về kiểm soát nội bộ trong môi trường tin học .. 49 Bảng 2.2 – Kiểm soát vật chất................................................................ 53 Bảng 2.3 – Kiểm soát vận hành máy tính .............................................. 55 Bảng 2.4 – Kiểm soát dữ liệu đầu vào trên phần mềm ứng dụng ........ 57 Bảng 2.5 – Kiểm soát xử lý số liệu trên phần mềm ứng dụng .............. 59 Bảng 2.6 – Kiểm soát thông tin đầu ra trên phần mềm ứng dụng ....... 60 Bảng 2.7 – Kiểm soát dữ liệu ................................................................. 62
- 11 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Có thể nói trong thời đại ngày nay, CNTT đ ã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của loài người. N hững lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. H ầu như lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng ứng dụng CNTT và điều đó đã giúp tạo ra năng suất lao động, hiệu quả công việc vô cùng to lớn. Thực tế cho thấy; khi các tổ chức, các doanh nghiệp ứng dụng CNTT mà cụ thể là việc đưa vào sử dụng các phần mềm ứng dụng, các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, các kết nối cổng thông tin liên kết trong nội bộ hay liên kết ra bên ngoài đã giúp cho con người trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh ch óng, tiết kiệm thời gian và thay thế dần sức người do có sự tự động hoá ngày càng cao. Bên cạnh đó; trong điều kiện tin học hoá như hiện nay, việc bảo vệ thông tin được xem là công việc được ưu tiên hàng đầu bởi người ta quan niệm rằng “thông tin là tài sản” và nếu để mất nó có thể sẽ phải trả giá rất đắt. Tuy nhiên, để thực hiện công việc này không phải là việc dễ dàng vì nó đòi hỏi phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng, tỉ mỉ và chi tiết thông qua việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu tuân theo quy trình được thống nhất từ cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên trong toàn bộ tổ chức. Ngoài những lợi ích do CNTT mang lại thì song song đó vẫn còn rất nhiều hạn chế hay nói khác đi đó chính là những rủi ro tiềm ẩn bên trong luôn rình rập và sẵn sàng đe doạ đến tài sản thông tin của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm của hệ thống kiểm soát cũng như các biện pháp ngăn ngừa, nhận diện và khắc phục những tác động xấu từ những rủi ro trong môi trường ứng dụng CNTT sẽ giúp cho chúng ta
- 12 có cái nhìn toàn diện hơn để có thể thiết lập được hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu nhằm bảo vệ tài sản thông tin của tổ chức. Và cũng không nằm ngoài những suy nghĩ trên, tác giả đã rất trăn trở và đi đến quyết định chọn đề tài cũng tương đối mới mẻ là “Đề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học cho các doanh nghiệp Việt Nam” để nghiên cứu với hy vọng mang lại cho các tổ chức, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là những người đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng một cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn và cụ thể hơn về vấn đề này hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nước ngoài; thông qua việc thực hiện quan sát, điều tra và khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp ở Việt Nam về kiểm soát nội bộ trong điều kiện ứng dụng CNTT; mục tiêu nghiên cứu của đề tài đưa ra một cái nhìn trực quan và cụ thể về kiểm soát trong môi trường tin học để hướng các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, người hành nghề kế toán, kiểm toán đến việc tổ chức hệ thống thông tin và xây dựng các hoạt động kiểm soát thật sự hữu hiệu trong điều kiện ứng dụng CNTT vào công việc hàng ngày của mình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kiểm soát thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức trong môi trường tin học tại các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể là; thông qua việc quan sát các hoạt động kiểm soát thực tế tại doanh nghiệp, điều tra và khảo sát các đối tượng liên quan như ban giám đốc, bộ phận kế toán và bộ phận IT của các doanh ng hiệp đ ể tìm hiểu. Tuy nhiên; đề tài chỉ mới đề cập đến việc tư vấn cho các doanh nghiệp cách để tự thiết kế ra các thủ tục phục vụ cho việc thực thi các hoạt động kiểm soát
- 13 tương ứng trong môi trường tin học sao cho hữu hiệu hơn để bảo vệ các tài sản thông tin và gia tăng độ tin cậy của thông tin được xử lý trong môi trường này, chứ chưa thật sự đ ề cập đến toàn bộ mọi thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của luận văn là dựa trên quan sát thực tế ở hiện trường, khảo sát và điều tra các đối tượng liên quan tại doanh nghiệp thông qua hình thức bảng câu hỏi. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp số liệu thu thập được từ thực tế để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đã đề cập trong mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kết cấu của luận văn: K ết cấu của luận văn bao gồm: v Phần mở đầu v Chương 1 - Các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học v Chương 2 - Tìm hiểu thực tế về các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học tại các doanh nghiệp Việt Nam v Chương 3 – Đ ề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi trường tin học cho các doanh nghiệp Việt Nam v K ết luận v Tài liệu tham khảo v Phụ lục
- 14 CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TRONG MÔI TRƯỜNG TIN HỌC 1.1 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1 Đ ịnh nghĩa về kiểm soát nội bộ Theo định nghĩa được đưa ra bởi COSO năm 1992 thì: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do nhà quản lý, hội đồng quản trị và toàn bộ nhâ n viên của tổ chức chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu: ü Báo cáo tài chính đáng tin cậy ü Các luật lệ và quy định được tuân thủ ü Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả” Như vậy có bốn nội dung cơ bản được đề cập trong định nghĩa ở trên bao gồm: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu. Kiểm soát nội bộ là một quá trình: kiểm soát nội bộ là một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở tất cả mọi bộ phận trong tổ chức và chúng kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Q uá trình kiểm soát được xem là phương tiện giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người: chính con người sẽ đặt ra mục tiêu; thiết lập cơ chế kiểm soát ở khắp mọi nơi trong tổ chức và vận hành chúng để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, kiểm soát nội bộ không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, b iểu mẫu… mà còn bao
- 15 gồm cả những con người trong tổ chức như hội đồng quản trị, ban giám đốc và nhân viên. Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhất có thể chứ không khẳng định chắc chắn rằng các mục tiêu sẽ đạt được. Như vậy, kiểm soát nội bộ có thể giúp ngăn chặn và phát hiện ra sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Sở d ĩ như vậy là do bản thân hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng vốn có của nó như: sự vô ý, bất cẩn của con người; sự thông đồng giữa các cá nhân trong tổ chức; sự lạm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích riêng tư; hay sự đòi hỏi chi phí bỏ ra cho việc thực hiện các hoạt động kiểm soát phải luôn nhỏ hơn lợi ích mà nó mang lại… Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ: mục tiêu của kiểm soát nội bộ là rất rộng, chúng bao trùm toàn bộ mọi hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức. N hưng nhìn chung, có thể phân thành ba mục tiêu sau: ü Mục tiêu về báo cáo tài chính: kiểm soát nội bộ phải bảo đảm về tính trung thực và độ tin cậy, bởi lẽ nhà quản lý là người đại diện pháp luật cho tổ chức và phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. ü Mục tiêu về tính tuân thủ: kiểm soát nội bộ phải bảo đảm hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. N goài ra, kiểm soát nội bộ còn hướng mọi thành viên trong tổ chức đến việc tuân thủ các chính sách và quy định của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. ü Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: kiểm soát nội bộ giúp bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, qua đó
- 16 giúp nâng cao uy tín, mở rộng quy mô và thị phần, thực hiện các chiến lược của đã đề ra… 1.1.2 C ác bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ Theo COSO (năm 1992 ) thì các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ gồm năm bộ phận: § Môi trường kiểm soát § Đ ánh giá rủi ro § Hoạt động kiểm soát § Thông tin và truyền thông § G iám sát 1.1.2.1 Môi trường kiềm soát Môi trường kiềm soát được xem là nền tảng đối với các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nó phản ánh sắc thái chung của một tổ chức và chi phối ý thức kiểm soát của các thành viên trong tổ chức. Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát bao gồm: Tính chính trực và các g iá trị đạo đức Tính chính trực và các giá trị đạo đức được thể hiện qua tính cách, b ản chất và cách cư xử của các thành viên khi tham gia vào các hoạt động của tổ chức. Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trước hết phụ thuộc vào tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những cá nhân liên quan đến quá trình kiểm soát. Do vậy, nhu cầu này đòi hỏi ở nhà quản lý cấp cao phải xây dựng được những chuẩn mực đạo đức và cư xử đúng đắn đ ể có thể ngăn cản những người có hành vi thiếu đạo đức hoặc phạm pháp trong tổ chức. Muốn đạt được yêu cầu này, trước hết đòi hỏi nhà quản lý phải làm
- 17 gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, đồng thời cần phổ biến những quy định đến mọi thành viên trong tổ chức bằng những cách thích hợp. H ơn nữa, để nâng cao tính chính trực và sự tôn trọng các giá trị đạo đức, tổ chức cũng cần loại trừ hoặc giảm thiểu các sức ép tác động đến nhân viên để tránh thực hiện các hành vi thiếu trung thực có thể xuất phát từ họ. Năng lực của nhân viên Nhà quản lý cần tuyển dụng các nhân viên có năng lực chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện công việc được giao đạt sự hữu hiệu và hiệu quả. Bên cạnh đó, cần tăng cường giám sát và tổ chức huấn luyện nhân viên thường xuyên để các nhiệm vụ được giao luôn đạt kết quả tốt nhất. Hội đồng quản trị và uỷ ban kiểm toán Uỷ ban kiểm toán trực thuộc hội đồng quản trị, gồm một số thành viên trong và ngoài Hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào công việc điều hành tổ chức. U ỷ ban kiểm toán có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như giám sát sự tuân thủ pháp luật, giám sát việc lập báo cáo tài chính, giữ sự độc lập cho kiểm toán độc lập… Vì thế, hoạt động hữu hiệu của Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán sẽ có ảnh hưởng lớn đến môi trường kiểm soát. Các nhân tố được dùng làm thước đo đánh giá sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị hoặc Uỷ ban kiểm toán bao gồm mức độ độc lập, kinh nghiệm và uy tín của các thành viên bên trong Hội đồng quản trị hoặc Uỷ ban kiểm toán, cùng với mối quan hệ của họ với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì một số loại hình công ty phải có Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông và có vai trò tương tự như Uỷ ban kiểm toán.
- 18 Triết lý và phong cách điều hành Triết lý thể hiện qua quan điểm và sự nhận thức của nhà quản lý; trong khi phong cách điều hành lại thể hiện qua tính cách và thái độ của nhà quản lý khi điều hành tổ chức. D o vậy, sự khác biệt về triết lý và phong cách điều hành có thể ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát và tác động đến việc thực hiện các mục tiêu của một tổ chức. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức phải phù hợp với quy mô và đặc thù của mỗi đơn vị. Thực chất đó chính là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần đáng kể cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ là cơ sở để lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động. Ngược lại, một cơ cấu tổ chức không phù hợp có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng. Phân định quyền hạn và trách nhiệm Phân định quyền hạn và trách nhiệm đ ược xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Q ua đó cụ thể hoá quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức, giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình và từng hoạt động của họ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục tiêu. Do đó, tổ chức cần có mô tả công việc rõ ràng cụ thể mà trong đó có đề cập đến quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên c ùng với mối quan hệ giữa họ với nhau. Chính sách nhân sự Là các chính sách được lập bởi nhà quản lý liên quan đến việc tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm, sa thải, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường
- 19 kiểm soát thông qua việc tác động đến các nhân tố khác trong môi trường kiểm soát như đảm bảo về năng lực, tính chính trực và các giá trị đạo đức… 1.1.2.2 Đánh giá rủi ro Rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động của tổ chức. Chúng có thể bắt nguồn từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp và sẵn sàng đe doạ đến tất cả các mục tiêu chung cũng như các mục tiêu cụ thể của tổ chức. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể hạn chế bớt các rủi ro này chứ không thể làm cho chúng không bao giờ xuất hiện nữa. Vì thế, để hạn chế các rủi ro nhà quản lý phải dựa trên các mục tiêu đã được xác định để nhận dạng và phân tích các rủi ro để từ đó có thể quản trị được chúng. Xác định mục tiêu của tổ chức Xác định mục tiêu được xem là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Bởi lẽ một sự kiện có thể trở thành rủi ro hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu cực của nó đến mục tiêu của tổ chức. X ác định mục tiêu bao gồm việc đưa ra sứ mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lược cũng như những chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc xác định mục tiêu có thể được thực hiện qua việc ban hành các văn bản, qua nhận thức và phát biểu hàng ngày của nhà quản lý. Nhận dạng rủi ro Rủi ro có thể tác động đến toàn bộ tổ chức hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Đối với toàn bộ tổ chức, các nhân tố có thể làm phát sinh rủi ro như sự đổi mới kỹ thuật, thị hiếu của khách hàng, sự cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi trong chính sách Nhà nước, sự thay đổi nhân sự quản lý… Trong phạm vi từng hoạt động, có thể là hoạt động mua hàng, bán hàng, kế toán…Do đó, đ ể nhận dạng các rủi ro, nhà quản lý cần phải sử
- 20 dụng nhiều phương pháp khác nhau như dự báo, phân tích số liệu quá khứ cho đến việc rà soát thường xuyên các hoạt động. Phân tích và đánh giá rủi ro Thực tế cho thấy rủi ro rất khó định lượng nên phân tích và đánh giá rủi ro là việc làm khá phức tạp và do đó có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung một quy trình phân tích và đánh giá rủi ro thường bao gồm: ü Ước lượng tầm cỡ của rủi ro qua ảnh hưởng của nó đến mục tiêu của tổ chức ü Xem xét khả năng xảy ra rủi ro ü Các biện pháp đối phó với rủi ro 1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực thi. Mục đích chính của các chính sách và thủ tục là giúp thực thi những hành động để kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức. Dưới đây là các hoạt động kiểm soát chủ yếu: Phân chia trách nhiệm Phân chia trách nhiệm là không cho phép bất kỳ thành viên nào trong tổ chức được giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi nó hình thành cho đến khi kết thúc. Đ iều này có nghĩa là, không cho kiêm nhiệm đồng thời các chức năng phê chuẩn, thực hiện, ghi chép nghiệp vụ và bảo quản tài sản. Việc phân chia trách nhiệm nhằm mục đ ích để các thành viên có thể tự kiểm soát lẫn nhau; dễ phát hiện ra các sai sót và khiếm khuyết nếu nó xảy ra; đồng thời hạn chế cơ hội đối với các thành viên có thể che dấu các sai phạm do mình gây ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Quản lý hoạt động giáo duc̣ kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
43 p | 623 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng mô hình sản xuất tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu - Công ty Cổ phần Cửu Long
117 p | 132 | 37
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (lĩnh vực khoa học giáo dục) ở một số cơ sở nghiên cứu
123 p | 159 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
82 p | 50 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 33 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn nhà nước của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại VNPT Bắc Kạn
109 p | 28 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
124 p | 29 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Xây dựng mô hình sản xuất tại nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu – Công ty Cổ phần Cửu Long
3 p | 78 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
84 p | 53 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xu hướng biến động lao động, đất nông nghiệp cho sản xuất chè và lúa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
235 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế Thành phố Hải Dương
124 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
125 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
43 p | 28 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu xu hướng biến động lao động, đất nông nghiệp cho sản xuất chè và lúa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
14 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả kênh phân phối liên doanh sản xuất lắp ráp xe hơi Việt Nam
63 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng
135 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
130 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam
89 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn