intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Phạm Gia Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

29
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THANH SƠN THÁI NGUYÊN - 2017 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Vũ Thanh Sơn người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, các đồng nghiệp, người thân và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii MỤC LỤC .............................................................................................. iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ...................................................... viii MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3 4. Những đóng góp của luận văn ............................................................ 3 5. Bố cục của luận văn ............................................................................ 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP .......... 4 1.1. Khái quát vềhoạt động của các trường dạy nghề công lập .............. 4 1.1.1. Dạy nghề ....................................................................................... 4 1.1.2. Hoạt động của trường dạy nghề công lập ..................................... 5 1.2. Quản lý tài chính tại các trường dạy nghề ....................................... 9 1.2.1. Một sốkhái niệm cơ bản ................................................................ 9 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính dạynghề ........................................... 10 1.2.3. Các công cụ quản lý tài chính tại các trường dạy nghề công lập 20 1.2.4. Nguyên tắc quản lý tài chính ở các trường dạy nghề công lập ... 22 1.2.5. Vai trò của quản lý tài chính tại các trường dạy nghề công lập .. 23 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường dậy nghề. 24 1.3.1. Các yếu tố khách quan ................................................................ 24 1.3.2. Các yếu tố chủ quan .................................................................... 26 1.4. Kinh nghiệm của một số trường về quản lý tài chính ở trường dạy nghề công lập và bài học cho Trường ........................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  6. iv 1.4.1. Kinhnghiệmcủa các trườngtrong quản lý tài chính tại các trường dạy nghề công lập ......................................................................... 26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................... 29 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 31 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 31 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 31 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 33 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................... 34 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 37 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về các khoản thu .................................................. 37 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về các khoản chi .................................................. 38 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính ......................... 39 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC ............................................ 41 3.1. Khái quát về trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ............................. 41 3.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ...................................................................................... 41 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc..... 41 3.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý nhân sự ............................................... 43 3.1.4. Kết quả công tác đào tạo của Nhà trường ................................... 45 3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ............................................................................................... 46 3.2.1. Nội dung công tác quản lý tài chính của trường CĐN Vĩnh Phúc ............................................................................................... 46 3.2.2. Thực trạng các công cụ quản lý tài chính của trường ................. 60 3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại Trường ............ 66 3.3. Kết quả khảo sát về công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ............................................................................. 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  7. v 3.3.1. Lập dự toán.................................................................................. 68 3.3.2. Thực hiện thu - chi ...................................................................... 70 3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................ 73 3.4. Đánh giá chung công tác quản lý tài chính ở trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc ...................................................................................... 74 3.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 74 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế .............................. 76 Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠITRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĨNH PHÚC ...................................................... 81 4.1. Định hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc đến năm 2025................... 81 4.1.1. Định hướng phát triển trường nghề chấtlượng cao đến năm 2025 ............................................................................................... 81 4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính ................. 85 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc .................................................................... 88 4.2.1. Đổi mới phương pháp lập kế hoạch tài chính ............................. 88 4.2.2. Tăng cường công tác quản lý nguồn thu ..................................... 89 4.2.3. Chủ động khai thác và đa dạng hoá các nguồn thu ..................... 91 4.2.4. Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ chi ................ 95 4.2.5. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ............................................. 97 4.2.6. Tăng cường tự kiểm tra công tác quản lý tài chính tại trường .. 100 4.2.7. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ tài chính của nhà trường ............................................................................. 102 4.2.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính ............................................................................................ 103 4.3. Kiến nghị ...................................................................................... 104 4.3.1. Kiến nghị với Bộ Lao động TB & XH ...................................... 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  8. vi 4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc ....................................... 105 4.3.3. Kiến nghị với Sở LĐ TB & XH Vĩnh Phúc .............................. 106 KẾT LUẬN ........................................................................................ 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................... 108 PHỤ LỤC ........................................................................................... 112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  9. vii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CĐ : Cao đẳng CĐN : Cao đẳng nghề CNN, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp KBNN : Kho bạc nhà nước NCKH : Nghiên cứu khoa học NSNN : Ngân sách nhà nước TB & XH : Thương binh và xã hội TSCĐ : Tài sản cố định UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale ......................................................... 33 Bảng 3.1. Quy mô qua các năm tại trường CĐN Vĩnh Phúc .............. 45 Bảng 3.2. Kết quả tốt nghiệp qua các năm tại trường CĐN Vĩnh Phúc..................................................................................... 45 Bảng 3.3. Dự toán thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014- 2016 ..................................................................................... 47 Bảng 3.4. Dự toán chi nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 .................... 49 Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 ........................................................................... 51 Bảng 3.6. Kết quả thực hiện thu của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 ........................................................................... 53 Bảng 3.7. Cơ cấu các khoản chi thường xuyên tại trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 -2016 ................................................. 56 Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chi của trường CĐN Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2016 ........................................................................... 57 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về công tác lập dự toán ........................... 69 Bảng 3.10. Kết quả điều tra về công tác thực hiện thu ......................... 70 Bảng 3.11. Kết quả điều tra về thực hiện chi ........................................ 71 Bảng 3.12. Kết quả điều tra về công tác kế toán, quyết toán ................ 72 Bảng 3.13. Kết quả điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra ................. 73 Hình: Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức trường CĐN Vĩnh Phúc ......................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào kỷ nguyên mới, với những thách thức về sự cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu cùng với những biến đổi to lớn trong thế giới ngày nay, chúng ta chỉ có thể giành thắng lợi hoặc không bị tụt hậu trong sự phát triển chung khi tiến hành đẩy mạnh sự phát triển giáo dục và đào tạo. Hiện nay, chạy đua về phát triển, thực chất là chạy đua về khoa học công nghệ mà khoa học công nghệ được quyết định bởi trí tuệ cao, một sản phẩm của nền giáo dục đào tạo phát triển, điều này một lần nữa được Đảng ta khẳng định trong văn kiện Đại hội lần thứ IX “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên, để nâng cao mặt bằng dân trí, chúng ta phải cùng lúc phát triển nhiều bậc học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến đào tạo nghề, đào tạo nghề ở Việt Nam đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, có nhiệm vụ “đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; có đạo đức, lương tâm, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh”. Thực tế trong những năm qua, đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc nói riêng đã đạt được một số thành tựu nhất định như hình thức giáo dục được mở rộng, quy mô đào tạo được tăng lên. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội, các trường cao đẳng nghề nói chung và các trường cao đẳng nghề nói riêng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, các trường cao đẳng nghề phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của mình. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy giao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo là chìa khoá để xây dựng nền giáo dục đại học phát triển. Song song với giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, các cơ sở đào tạo cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  12. 2 được giao quyền tự chủ về tài chính. Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp quản lý tài chính phù hợp là thực sự cần thiết để giải quyết mâu thuẫn giữa nguồn thu hạn chế và nhiệm vụ chi Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đơn vị còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong quản lý tài chính. Đặc biệt, trong điều kiện nguồn ngân sách cấp và nguồn thu còn hạn chế vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên để duy trì hoạt động của nhà trường. Do đó, việc tìm ra những biện pháp quản lý tài chính phù hợp là thực sự cần thiết để khai thác nguồn thu, quản lý chi tiêu hiệu quả, nâng cao khả năng tự chủ của trường từ đó thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn đó, qua thực tế hoạt động tài chính của Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc” làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn hướng đến những mục tiêu cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực đào tạo nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc nhằm xác định kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  13. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu Nghiên cứu công tác quản lýtài chínhtạitrường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc - Phạm vi thời gian nghiên cứu Những vấn đề nội dung luận văn nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2014-2016. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc nhằm tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tại trường. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý tài chính ở Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc. 4. Những đóng góp của luận văn * Về mặt lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở trường dạy nghề công lập. * Về mặt thực tiễn: -Đánh giá được thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề - Đề xuất được một số giải pháp quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc. - Là một trong những tài liệu tham khảo cho trường nghề. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu,Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,Phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễnvề quản lý tài chính tại các trường dạy nghề công lập. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  14. 4 nghề Vĩnh Phú giai đoạn 2014-2016. Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtại trườngCao đẳng nghề Vĩnh Phúc. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝTÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP 1.1. Khái quát vềhoạt động của các trường dạy nghề công lập 1.1.1. Dạy nghề “Dạy nghề” hay “đào tạo nghề” là những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến khi đề cập tới hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới: William McGehee (1967) đưa ra định nghĩa: dạy nghề là những quy trình mà các công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của công ty. Tổ chức lao động quốc tế ILO đưa ra định nghĩa: dạy nghề là những hình thức đào tạo để tạo ra công ăn việc làm; thông qua các phương tiện như kỹ thuật, thương nghiệp hay quản lý; qua đó có được các kiến thức hay kỹ năng thu được hay phát triển thêm ở bên trong hay bên ngoài quá trình đào tạo, bao gồm cả đào tạo lại. Luật Giáo dục nghề Trung Quốc định nghĩa:dạy nghề là một phần quan trọng của giáo dục được nhà nước đảm bảo và là một hướng quan trọng để khuyến khích phát triển kinh tế xã hội và việc làm.Nhà nước phát triển dạy nghề,thúc đẩy cải cách dạy nghề,tăng chất lượng dạy nghề,thiết lập và cải thiện hệ thống dạy nghề cùng với phát triển kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội. Luật Dạy nghề Việt Nam nêu: mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  15. 5 trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.2. Hoạt động của trường dạy nghề công lập Tại Quyết định số 775/2001/QĐ- BLĐTBXH ngày 9/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành điều lệ trường dạy nghề đã quy định rõ: Trường dạy nghề công lập: Là các trung tâm nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập do nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Hoạt động theo nguyên tắc phục vụ vì mục tiêu xã hội không vì mục đích lợi nhuận. a. Chức năng, nhiệm vụ - Đào tạo nghề cho người lao động, đồng thời bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, nhân viên kỹ thuật; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề; kết hợp đào tạo nghề với sản xuất, kinh doanh dịch vụ… - Căn cứ nhu cầu và năng lực đào tạo, xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề của trường trong từng năm, từng thời kỳ. - Thực hiện đào tạo nghề dài hạn, đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề: + Xây dựng chương trình đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo quy định về nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo nghề do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; tổ chức thực hiện khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  16. 6 + Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Tổ chức biên soạn và duyệt tài liệu, giáo trình dạy nghề trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng thành lập. - Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề; công nhận tốt nghiệp và cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, chứng nhận bồi dưỡng nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Thực hiện việc tuyển sinh, giáo dục và quản lý học sinh; phối hợp với gia đình học sinh và xã hội trong hoạt động giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; - Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình đào tạo nghề; - Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; - Quản lý, sử dụng đất đai, trang thiết bị, các tài sản khác và tài chính theo quy định của pháp luật; - Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật; - Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghề; - Tư vấn về học nghề và việc làm cho học sinh; - Tham gia phổ cập nghề cho người lao động; phối hợp làm công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; - Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, miễn, giảm thuế, vay tín dụng cho phát triển công tác dạy nghề theo quy định của pháp luật; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  17. 7 - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. b. Phân loại các trường nghề công lập * Sơ cấp nghề Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tích cực, tự giác của người học nghề. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung,phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề. Cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp bao gồm; Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. * Trung cấp nghề Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  18. 8 Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề. Cơ sở dạy nghề trình độ trung cấp bao gồm; Trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề có đăng ký dạy nghề trình độ trung cấp, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký trình độ trung cấp. * Cao đẳng nghề. Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Nội dung dạy nghề trình độ cao đẳng phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu đào tạo của nghề bảo đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  19. 9 tính hệ thống, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung,phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mô-đun, môn học, mỗi nghề. Cơ sở dạy nghề cao đẳng gồm; Trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký dạy nghề trình độ cao đẳng. 1.2. Quản lý tài chính tại các trường dạy nghề 1.2.1. Một sốkhái niệm cơ bản Khái niệm về tài chính: Tài chính nói chung là sự vận động của vốn tiền tệ trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Tài chính trong các trường cao đẳng nghề là sự vận động của đồng tiền nhằm đạt tới các mục tiêu đào tạo con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tươngxứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tài chính dạy nghề (hay tài chính cho dạy nghề) phản ánh mối quan hệ phân phối các nguồn tài chính cho dạy nghề dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể có liên quan trong hoạt động dạy nghề, nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể đó ở mỗi điều kiện nhất định. Tài chính dạy nghề có biểu hiện bên ngoài là các hiện tượng thu, chibằng tiền; có nội dung vật chất là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ; có nội dung kinh tế bên trong là các quan hệ kinh tế, quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị (gọi là quan hệ tàichính). Khái niệm về quản lý tài chính: là hoạt động của chủ thể quản lý trong lĩnhvực tài chính nhằm sử dụng sử dụng nguồn tài sản dưới hình thái tiền, giấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
  20. 10 tờ có giá của một đơn vị, tổ chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổ chức hoạt động bình, vừa đảm bảo cho nguồn tài chính sử dụng tiết kiệm và sinh lợi nhiều nhất Quản lý tài chính trong các trường dạy nghề công lập hướng vào quản lý thu, chi của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chương trình, dự án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trường. 1.2.2. Nội dung quản lý tài chính dạynghề 1.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tài chính Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi tài chính hằng năm của đơn vị một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Các trường CĐN khi lập dự toán thu chi tài chính của đơn vị mình cần căn cứ vào định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào nhiệm vụ được giao của đơn vị năm kế hoạch. Hiện nay, trong lập dự toán ngân sách có ba phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp truyền thống hay phương pháp gia tăng, phương pháp lập theo chương trình, phương pháp lập từ zero. - Phương pháp truyền thống là xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả thực tế của kỳ hoạt động liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Ưu điểm của phương pháp này là dễ hiểu, dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động. Tuy nhiên, để lập ngân quỹ gia tăng, hàng năm ban lãnh đạo chỉ việc duyệt ngân quỹ cho từng bộ phận dựa trên cơ sở ngân quỹ đã phân bổ ở năm trước và có thêm% do lạm pháp và hoạt động phát sinh trong năm tới. Phương pháp này chú trọng đến việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong một tổ chức hơn là cho các hoạt động được thực hiện trong từng đơn vị. Hậu quả là, có những lãng phí tồn tại suốt một thời gian dài mà không bị phát hiện hoặc phát hiện được nhưng không biết rõ được bộ phận nào gây ra sự lãng phí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2