Đề tài: Đồ án Xoá đói giảm nghèo
lượt xem 29
download
"Nghèo ở mức độ tuyệt đối.... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đồ án Xoá đói giảm nghèo
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Đồ án Xoá đói giảm nghèo 1
- MỤC LỤC PH ẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG........................................................................ 1 I. Những vấn đề cơ b ản về đói nghèo .......................................................... 3 1. Nghèo tuyệt đối ................................................................................... 3 2. Nghèo tương đối .................................................................................. 4 3. Nghèo khổ của con người (Nghèo khổ tổng hợp)................................. 4 4. Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo ............ 5 PH ẦN 2: VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM........................................... 7 I. Xoá đói giảm nghèo là chương trình trọ ng đ iểm của Chính phủ .............. 7 II. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở V iệt Nam ............................... 10 1. Thực trạng ......................................................................................... 10 1.1. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới ............... 10 1.2. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh .... 11 1.3. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn .............. 11 1.4. Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn..................................... 12 1.5. Nghèo đói trong khu vực thành thị ...................................................... 13 1.6. Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao ... 14 1.7. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người ....... 15 2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam ........................................................ 15 2.1 Nguyên nhân khách quan ..................................................................... 15 2.2 Nguyên nhân chủ quan......................................................................... 16 III. Xo á đó i giảm nghèo – Thành tựu, thách thức và giải pháp .................. 18 1. Dựa trên sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm để nâng cao đời sống cho người nghèo ........................................................................................... 22 2. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình d ịch vụ giáo d ục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường ......................................... 23 3. Xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực ......................................................................................................... 23 K ẾT LUẬN.................................................................................................. 27 2
- PH ẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG I. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo 1. Nghèo tuyệt đối "Nghèo ở m ức độ tuyệt đối.... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." N gân hàng Thế giới xem thu nhập 1 USD/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so đ ể thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 U SD/ngày cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 USD/ngày cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 USD/ngày cho những nước công nghiệp …. (Theo nguồn tin của chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). Đối với V iệt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005. Theo Quyết định số 143/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập b ình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/ người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/ người/ tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 3
- Theo Quyết định số 170/2005/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập b ình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập b ình quân từ 260.000 đồng/ người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 2. Nghèo tương đối N ghèo tương đ ối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. N ghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. 3. Nghèo khổ của con người (Nghèo khổ tổng hợp) Sự nghèo khổ của con người là khái niệm đã được Liên H ợp Quốc đưa ra trong “Báo cáo về p hát triển con người” năm 1997. Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự thiệt thòi (khốn cù ng) theo cả ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc số ng con người. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển thì sự thiệt thò i đó là: + Thiệt thòi trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, đ ược xác định bởi tỷ lệ người dự kiến có tuổi thọ không quá 40 tuổi. + Thiệt thò i về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. 4
- + Thiệt thò i về đ ảm b ảo kinh tế (nghèo khổ về thu nhập), đ ược x ác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổ i suy dinh dưỡng. Đ ể đánh giá “nghèo khổ của con người”, Liên Hợp Quốc đ ã sử d ụng chỉ số nghèo khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số nghèo tổ ng hợp. Giá trị H PI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI và H PI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI sẽ khác nhau. V í dụ: Trường hợp của Trung Quốc và Gioócđ ani (1999). Chỉ số p hát triển con người HDI của mỗi nước đều là 0,718 và 0,714; chỉ số nghèo khổ con người HPI của Trung Quốc là 15,1% và của Gioócđani là 8,5%. ở V iệt N am, HPI năm 1999 là 29,1% xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 trên 90 quốc gia đ ược Liên H ợp Quốc nghiên cứu. 4. Đ ặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo Q uy mô và mức độ nghèo đói ở mỗi nước phụ thuộc vào hai yếu tố : thu nhập b ình quân đầu người và mức độ trong phân phối bất bình đẳng thu nhập. V ới bất kỳ mức thu nhập bình quân đầu người nào, việc phân phối càng bất công bao nhiêu thì số người nghèo đói sẽ càng nhiều hơn bấy nhiêu. Tương tự như vậy thì với bất kỳ sự phân phối nào, mức thu nhập b ình quân càng thấp thì m ức độ nghèo đói càng cao. Như vậy, phạm vi nghèo đói tuyệt đối là sự kết hợp của thu nhập bình quân đầu người thấp và p hân phối thu nhập không đồ ng đều. Điều này có ý nhĩa quan trọ ng làm cơ sở để các nước đang phát triển có được những lựa chọ n chính sách toàn diện cho giảm nghèo đói. N ếu chỉ tập trung vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế với hy vọng tăng thu nhập quốc dân sẽ cải thiện được m ức sống cho những người nghèo thì chưa đ ủ mà cần phải tập trung cho chiến lược chống nghèo đó i trong cả ngắn hạn và d ài hạn, kết hợp giữa yếu tố tăng trưởng kinh tế với đảm b ảo công 5
- bằng trong phân phối thu nhập. Để làm được điều này thì p hải biết các nhóm nghèo là ai và đặc điểm kinh tế của họ là gì? + Đ iều khái quát có thể nhận thấy là trong số các nhóm nghèo thì đại bộ phận là sống ở khu vực nô ng thôn và chủ yếu tham gia vào các hoạt động nô ng nghiệp. Họ là những nông dân thiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là đất đai. + Ở thành thị thì người nghèo thường tập trung ở khu vực phi chính thức, nơi mà họ nhận được thu nhập là do lao động tự tạo việc làm (những người buôn b án nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giày,….). Họ là những người không có vốn hoặc có vốn nhưng ít và trình độ giáo dục thấp. + Hầu hết các nước đang phát triển, số phụ nữ có thu nhập thấp nhất thường nhiều hơn nam giới. Các quan sát trong thực tế cho thấy, họ đ ược học hành ít hơn, ít có cơ hội kiếm việc làm hơn và được trả lương thấp hơn so với nam giới. Đ ể đánh giá thành công trong xoá đó i giảm nghèo, người ta thường xem xét mức độ giảm tương ứng với mỗi % tăng trưởng kinh tế. Theo nhận xét của WB, tiêu dùng bình quân đầu người tăng 1% sẽ làm giảm trung bình 2% tỷ lệ nghèo (đ ối với bộ phận dân cư sống dưới mức 1USD/ngày), tỷ lệ giảm này sẽ là 1,5% nếu hệ số GINI (bất bình đẳng trong phân phố i thu nhập) là 0,6 và tỷ lệ giảm này sẽ tăng lên gấp đôi (3%) nếu như hệ số G INI có giá trị là 0,2. Ở Việt Nam, 1% tăng trưởng GDP/người đ ã làm giảm 1.3% nghèo (giai đoạn 1993-1998) và giảm 1,2% (giai đoạn 1998-2002). N hìn chung nghèo khổ và sự giảm nghèo là không đồng đều giữa các nước, giữa các vùng và nhóm dân cư trong từng nước. Vì vậy, chính sách chống đói nghèo không chỉ chứa đựng nhiều thách thức mang tính chất vĩ mô và cả vi mô. Nó không đò i hỏi là cần phải đạt tố c độ tăng trưởng kinh tế nhanh mà phải làm thế nào để tất cả các tầng lớp dân cư nghèo khổ trong xã hộ i cùng được hưởng lợi từ tăng trưởng; đồ ng thời có chính sách trọng đ iểm 6
- nhằm giảm tình trạng nghèo khổ tuyệt đối. Những nội dung này đ ã được phản ánh trong “chiến lược xoá đói giảm nghèo của quốc gia”. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo của nước ta đã được Chính phủ phê duyệt ngày 21/5/2002. Chiến lược này được coi là chương trình hành động để thực hiện định hướng tăng trưởng kinh tế và xoá đó i giảm nghèo. Chiến lược cũng đã thể hiện đ ược tính hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. PHẦN 2: VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM I. Xoá đói giảm nghèo là chương trình trọng điểm của Chính phủ N ghèo là tình trạng mộ t bộ p hận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người m à những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của 7
- địa phương. Khái niệm này đang được nhiều quốc gia sử d ụng trong đ ó có V iệt Nam. N gay từ khi Việt Nam giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đ ã xác định đó i nghèo như là mộ t thứ "giặc" cũng như giặc dốt, giặc ngoại x âm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đ ể nhân dân lao động thoát nạn bần cù ng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, ấm no và đời sống hạnh phúc. Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọ ng của m ục tiêu phát triển. Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bả n đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững Xóa đ ói giảm nghèo không chỉ là cô ng việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu d ài. Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xó a sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ độ ng mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. X óa đói giảm nghèo không đ ơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng xã hội có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọ ng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và b ảo đảm sự ổ n định cho giai đo ạn “cất cánh”. Do đó, x óa đói giảm nghèo là một trong những m ục tiêu của tăng trưởng (cả trên gó c độ xã hội và kinh tế), đồng thời cũng là một điều kiện (tiền đề) cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Trên phương diện nào đó , xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xó a đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Tình hình cũng 8
- giố ng như việc thực hiện người cày có ruộng ở một số nước đã tạo ra sự p hát triển vượt bậc của nô ng nghiệp. Nhiều nông dân nhờ đó đ ã thoát khỏi đói nghèo và có điều kiện tham gia thực hiện cách mạng xanh, tạo sự phát triển mới cho ngành nông nghiệp. Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công b ằng xã hộ i và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đó i nghèo. Do đó, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - x ã hộ i hàng năm của cả nước, các ngành và các địa phương. Đói nghèo đang là vấn đề xã hộ i bức xú c và nóng bỏ ng của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đây là vấn đề được các Chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quố c tế quan tâm đ ể tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Chính phủ V iệt Nam coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - x ã hội của đất nước, cũng như V iệt N am đã công bố cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế đã được nhất trí tại Hộ i nghị thượng đỉnh các quốc gia năm 2000. Cô ng cuộc phát triển kinh tế và x oá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao. Xóa đó i giảm nghèo được đặt thành một bộ phận của Chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế - x ã hội từ Trung ương đến cơ sở. Công tác x óa đói giảm nghèo phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội d ài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế - x ã hội của Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Thô ng qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồ n lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như đầu tư hỗ trợ 9
- sản xuất, x ây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội,.... để giúp đỡ, bảo vệ người nghèo. Duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trường, nhưng không loại người nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích của sự thịnh vượng chung về kinh tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước đặc biệt có hại đối với người nghèo, cộng đồng nghèo, vì người nghèo không tự bảo vệ được các quyền của mình, hơn nữa trong thành quả chung của tăng trưởng kinh tế, Nhà nước có vai trò nòng cốt và có trách nhiệm thu hú t sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo. Trong khi trách nhiệm của Chính phủ là giú p gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xó a đói giảm nghèo; thì hiệu quả xóa nghèo đạt thấp nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đ ấu vươn lên với m ức sống cao hơn. Xó a đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để tho át nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước. Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo b ằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là đ iều kiện xóa đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. II. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở V iệt Nam 1. Thực trạng 1.1. Việt Nam đ ược xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới Tỷ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả Điều tra mức sống d ân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đ ói nghèo năm 10
- 1998 là trên 37% và ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1/2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990). N ếu tính theo chuẩn đ ói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là 15% và ước tính năm 2000 là 13%. Theo chuẩn nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia mới, đầu năm 2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổ ng số hộ trong cả nước. 1.2. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh Mặc dù Việt Nam đã đạt đ ược những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuố ng ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nô ng nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao độ ng, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những độ t biến của mỗ i gia đình và của cộ ng đồ ng. Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói nên khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu). Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao. H ệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao. 1.3. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khă n 11
- Đ a số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vù ng sâu, vùng xa ho ặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến độ ng của thời tiết (bão, lụt, hạn hán....) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vù ng khác. Năm 2000, khoảng 20-30% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đ ường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phòng họ c; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm x ã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1-1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đ ói nghèo trong tổ ng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn. 1.4. Đó i nghèo tập trung trong khu vực nông thôn N ghèo đói là một hiện tượng phổ b iến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông d ân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồ n lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ....), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng lo ại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thố ng thô ng tin, khó có khả năng chuyển đổ i việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vù ng sâu, vù ng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đ ình và cộ ng đồng do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. 12
- Biểu 1.2: Ước tính quy mô và tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn nghèo m ới giữa thành th ị và nông thôn năm 2000 Số hộ So với số hộ So với tổng số hộ nghèo nghèo trong vùng (nghìn hộ) cả nước (%) (%) Tổng số 2.800 17,2 100 Nông thôn: 2.535 19,7 90,5 Trong đó: - N ông thôn miền núi 785 31,3 28,0 - Nông thôn đồng 1.750 16,9 62,5 bằng Thành thị 265 7 ,8 9,5 Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo 1.5. Nghèo đói trong khu vực thành thị Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đó i thấp hơn và m ức sống trung bình cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đ iều kiện sống không đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn đ ịnh, thu nhập thấp và b ấp b ênh. V iệc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến sự dôi dư lao độ ng, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho đ iều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Số lao độ ng này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, ho ặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. N gười nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải....). Họ thường dễ bị tổn 13
- thương do số ng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền và không có ho ặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vố n tạo việc làm. Q uá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thô n đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số lượng người di cư tự do này trong các b áo cáo về nghèo đói đô thị. Những người này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn đ ịnh. Họ có ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và p hải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. N goài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hộ i khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn x ã hội (mãi dâm, nghiện hú t, cờ bạc....). 1.6. Tỷ lệ nghèo đó i khá cao trong cá c vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vù ng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vù ng xa, vùng đồ ng bào dân tộ c ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đ ây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các đ iều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, đ iều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. Biểu 1.3: Ước tính quy mô và tỷ lệ nghèo đói theo chuẩn ngh èo m ới (2001- 2005) của Chương trình xóa đói giảm nghèo theo vùng đầu năm 2001 Số hộ So với tổ ng So với tổng số hộ trong số hộ nghèo nghèo, 14
- (nghìn hộ) cả nước (%) vùng (%) Tổng số 2.800 17,2 100 Vùng Tây Bắc 146 33,9 5 ,2 Vùng Đông Bắc 511 22,3 18,2 Vùng Đồng bằng sông Hồng 337 9,8 12,0 Vùng Bắc Trung Bộ 554 25,6 19,8 Vùng duyên hải miền Trung 389 22,4 13,9 Vùng Tây Nguyên 190 24,9 6 ,8 Vùng Đông Nam Bộ 183 8,9 6 ,6 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 490 14,4 17,5 Nguồn: Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo 1.7. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặ c biệt cao trong các nhóm dân tộc ít ng ười Trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng cuộc sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và b ất cập. Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo. Đ a số người dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vù ng xa, bị cô lập về mặt đ ịa lý, văn ho á, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ x ã hộ i cơ bản. 2. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: 2.1 Nguyờn nhõn khỏch quan * V iệt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình b ị sút giảm do mất 15
- mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình đ ể tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài. * Chính sách nhà nước thất bại: Sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đ em lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến hơn 700% năm. * H ình thức sở hữu: Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất. * V iệc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. * Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không đ ược đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đ ã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. * Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của N hà nước. 2.2 Nguyên nhân chủ quan Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đ ã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau: * Sai lệch thống kê: Do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) làm cho tỷ lệ nghèo tăng lên. 16
- * Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. * N gười dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, d ịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.... * N ền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước, * Ở V iệt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đ ình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ b ị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. * Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao. * Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. 17
- * Hiệu năng quản lý chính phủ thấp. III. Xoá đói giảm nghèo – Thành tựu, thách thức và giải phá p Ở V iệt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn đ ược Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đ ạt được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát huy đ ược bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong kho ảng thời gian 5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44 triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. "Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế". Đó là đánh giá trong "Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004" của Ngân hàng thế giới. Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển trong khu vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng. Chuẩn nghèo m ới áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập b ình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%). 18
- V ới sự phấn đấu không mệt mỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong nhiều năm qua, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đ ã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng phía trước vẫn còn không ít khó khăn và thách thức: Thứ nhất là về nhận thức, một bộ phận không nhỏ người nghèo và địa phương nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên chưa chủ động vượt lên đ ể thoát nghèo. Thứ hai là sự đánh giá tỷ lệ nghèo còn thấp hơn thực tế ở một vài địa phương, nên một bộ phận người thực sự nghèo chưa được tiếp cận với các chương trình xóa đói, giảm nghèo. Thứ ba là nguồn lực huy động cho chương trình xóa đói, giảm nghèo còn khiêm tốn. Hằng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo mới chỉ đ ược bình quân khoảng 60.000 đồng/người. Trong khi đó, một số địa phương chưa chủ động huy động hoặc huy động chưa tương xứng với tiềm năng của nguồn lực tại chỗ; chưa lồng ghép hài hòa các loại nguồn lực trên cùng đ ịa bàn và chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cộng đồng và các cá nhân có điều kiện vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ của người nghèo để đủ điều kiện thoát nghèo bền vững, dẫn đến mục tiêu thoát nghèo khó thực hiện được. Thứ tư là một số cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chưa thật phù hợp, việc tổ chức thực hiện còn bất cập, còn mang tính bao cấp, nên không tạo được động lực để người nghèo chủ động vượt nghèo. Biện pháp hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào nghèo chưa thật phù hợp với nhu cầu và tập quán của từng dân tộc, từng địa phương; có địa phương chưa chú ý đầy đủ đến quy hoạch sản xuất lâu dài và môi trường sống của nhân dân trong khi xây dựng các khu dân cư vượt lũ; mức chi phí cho khám, chữa bệnh còn thấp; chính sách trợ cước, trợ giá cũng còn bất hợp lý; mức vốn vay tín dụng ưu đãi còn thấp và chưa thật phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh; cơ chế 19
- phân bổ vốn còn mang tính bình quân, v.v.... Ở một số nơi, nhất là vùng cao, vùng sâu thông tin đến với người dân chưa đầy đủ nên nhận thức về các chính sách của Nhà nước đối với người nghèo còn hạn chế. Những khiếm khuyết nói trên đã làm cho hiệu quả của chương trình xóa đói, giảm nghèo bị giảm bớt một phần. Thứ năm là việc tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo không đồng đều ở một số địa phương. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực. Phần lớn cán bộ thực thi chương trình ở cấp xã đ ều kiêm nhiệm, chưa được đ ào tạo, bồi dưỡng thường xuyên. Việc theo dõi, giám sát chương trình chưa có hệ thống và đồng bộ. Công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá chương trình chủ yếu dựa trên các báo cáo với lượng thông tin chưa đầy đủ. Do nhiều yếu tố tác động khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tình trạng nghèo đói hiện nay đang vận động theo hướng: + Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại, các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 - 1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004. Tốc độ giảm nghèo thể hiện rõ nhất là ở những vùng b ị chia cắt về địa lý, kết cấu hạ tầng và mặt bằng dân trí còn thấp. Một số chính sách và giải pháp động lực cho xóa đói, giảm nghèo đã bộc lộ những hạn chế, không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu, như các chính sách về đất đai, về giao đất, giao rừng, về khoán trong nông nghiệp,.... V ì vậy, cần phải có động lực mới cho tương lai, đó là chính sách phát triển và chuyển giao công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản xuất trên một diện tích gieo trồng, chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến (bông, cà phê, cao su, hạt điều, chè, mía, gỗ, tre, lúa, ngô, khoai, sắn, vừng, lạc, đậu....), chính sách phát triển kinh tế trang trại, phát triển tiểu, thủ công nghiệp, doanh nghiệp quy mô vừa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Đánh giá tình hình xóa đói giảm nghèo tại Xã Hòa Sơn, Huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk
38 p | 656 | 250
-
Đề tài: "Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Như Thanh – Thanh Hoá "
77 p | 869 | 201
-
Đề tài: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo
40 p | 319 | 78
-
Tiểu luận: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái"
60 p | 131 | 76
-
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp
31 p | 194 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai
199 p | 182 | 40
-
Đề án tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái
61 p | 113 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Giải pháp xóa đói giảm nghèo của huyện Kon Rẫy,tỉnh Kon Tum
27 p | 54 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu giảm nghèo ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
81 p | 102 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
80 p | 102 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
73 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng 2000-2013
120 p | 39 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai
28 p | 69 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 (2010 – 2015) tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
80 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp chiến lược xoá đói giảm nghèo phát triển kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2006-2015
68 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang
96 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp giảm nghèo tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
111 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn