intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Techcombank”

Chia sẻ: Sâu Hư | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:88

266
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại ngân hàng tmcp techcombank”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Techcombank”

  1. 1 Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Techcombank”
  2. 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................... 7 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại. ......... 7 1.1.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. .............................................. 7 1.1.2. Chức năng của NHTM. .................................................................. 8 1.1.2.1. Chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán. ............................ 8 1.1.2.2. Chức năng trung gian tín dụng.................................................. 8 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. ................................................................... 9 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại ........................ 10 1.1.3.1 Tiền gửi .................................................................................. 10 1.1.3.2 Cho vay .................................................................................. 11 1.1.3.3 Bảo lãnh ................................................................................. 13 1.1.3.4 Nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế........................... 13 1.2. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. ....................... 15 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán ...................... 15 1.2.2. Khái niệm và đặc điể m của thẻ thanh toán. ................................... 19 1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................... 19 1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của thẻ thanh toán ....................................... 19 1.2.3. Phân loại thẻ. ................................................................................ 20 1.2.3.1. Theo công nghệ sản xuất: ....................................................... 20 1.2.3.2. Theo chủ thể phát hành:.......................................................... 21 1.2.3.3. Theo tính chất thanh toán của thẻ: .......................................... 21 1.2.3.4. Theo hạn mức tín dụng ........................................................... 23 1.2.3.5. Theo phạ m vi sử dụng của thẻ ................................................ 23 1.2.4. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. 23 1.2.5. Những lợi ích của việc sử dụng thẻ thanh toán. ............................ 26 1.2.5.1. Đối với người sử dụng thẻ. ..................................................... 26 1.2.5.2. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ .................................................. 28 1.2.5.6. Đối với ngân hàng .................................................................. 29 1.2.5.7. Đối với phát triển kinh tế- xã hội ............................................ 30 1.2.6. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại NHTM hiện nay. ............................ 31 1.2.6.1. Cơ sở pháp lý của việc tổ chức và kinh doanh thẻ. ................. 31
  3. 3 1.2.6.2. Trình tự các bước của nghiệp vụ kinh doanh thẻ.................... 31 1.2.7. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. .............................. 34 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. 37 1.3.1.Các nhân tố nội bộ ngân hàng........................................................ 37 1.3.1.1. Điều kiện khoa học công nghệ:............................................... 37 1.3.1.2. Khả năng về vốn ..................................................................... 37 1.3.1.3. Nguồn nhân lực ...................................................................... 37 1.3.2. Các nhân tố từ bên ngoài. ............................................................. 38 1.3.2.1. Các điều kiện về mặt xã hội .................................................... 38 1.3.2.2. Các điều kiện về kinh tế ......................................................... 38 1.3.2.3. Điều kiện về pháp lý ............................................................... 39 1.3.2.4. Điều kiện về cạnh tranh .......................................................... 39 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM .................................. 40 2.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank. ........................................................................ 40 2.1.1. Khái quát về Techcombank .......................................................... 40 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank ......................... 41 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Tech .................................... 43 2.2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong thời gian qua.................................................................................................. 43 2.2.2. Thực trạng tình hình kinh doanh thẻ tại Tech. ............................... 47 2.2.2.1. Sự phát triển của thẻ tại Techcombank. .................................. 47 2.2.2.2. Công nghệ trong thanh toán thẻ của Techcombank ................. 48 2.2.2.3. Thực tế thanh toán thẻ tại Techcombank ................................ 49 2.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ tại Techcombank ......................... 55 2.3.1. Những kết quả đã đạt được. .......................................................... 55 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. ............................................................. 57 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại. ........................................................ 59 2.3.3.1. Nguyên nhân từ thị trường và khách hàng .............................. 59 2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng ............................................. 59 2.3.3.3. Những vướng mắc về pháp luật .............................................. 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM ........................... 63 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Techcombank ......... 63
  4. 4 3.1.1. Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank ......................................................................................... 63 3.1.1.1. Các mục tiêu chung toàn hệ thống .......................................... 63 3.1.1.2. Các định hướng kinh doanh chủ đạo năm 2007: ..................... 64 3.1.2. Định hướng về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank ......................................................................................... 68 3.1.3. Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam. ....................................... 70 3.2. Giải pháp phát triển sản phẩm thẻ thanh toán tại Techcombank. ........ 72 3.2.1. Nâng cao tiện ích của thẻ do Techcombank phát hành:................. 72 3.2.2. Điều chỉnh hạn mức tín dụng để thu hút khách hàng. ................... 73 3.2.3. Nghiên cứu và phân tích thị trường .............................................. 74 3.2.4. Có chính sách phí hợp lý để thu hút khách hàng. .......................... 74 3.2.5. Chính sách khuyếch trương sản phẩm và quan hệ khách hàng ...... 74 3.2.5.1. Chính sách tiếp thị .................................................................. 74 3.2.5.2. Chính sách khách hàng: .......................................................... 75 3.2.6. Mở rộng mạng lưới dịch vụ và các ĐVCNT ................................. 76 3.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 77 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp phát triển kinh doanh thẻ tạ i Techcombank ............................................................................................ 78 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ........................................................ 78 3.3.1.1. Đầu tư kỹ thuật và cơ sở hạ tầng............................................. 78 3.3.1.2. Công tác chống tội phạm thẻ .................................................. 79 3.3.1.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định. ................................... 79 3.3.1.4. Đầu tư cho hệ thống giáo dục. ................................................ 80 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 80 3.3.2.1. Cải thiện các chính sách về phát hành thẻ ............................... 80 3.3.2.2. Thay đổi chính sách quản lý đối với Techcombank một cách phù hợp. .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
  5. 5 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thuật ngữ thẻ thanh toán không còn xa lạ đối vớ i người dân Việt Nam như trước đây.Thẻ thanh toán đã được đưa vào giao dịch ở nước ta từ những năm đầu thập kỷ 90. Thẻ Ngân hàng là một trong những phương thức thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng của hệ thống thông tin, xử lý của mỗi Ngân hàng, nên dễ được thị trường chấp nhận nhất và nhanh chóng được phổ dụng ở Việt nam. Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ thanh toán thẻ đã đem lạ i nhiều thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và các NH tham gia thanh toán thẻ nói riêng. Thông qua phát hành và thanh toán thẻ, các Ngân hàng đã đem lại cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể... góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Chúng ta có thể khẳng định rằng thẻ thanh toán ra đời là một tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên dịch vụ này trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy quan tâm phát triển thẻ thanh toán là việc rất cần thiết. NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam-Techcombank, một Ngân hàng đưa vào dịch vụ thanh toán thẻ ngay từ những năm đầu tiên mới thành lập. Mặc dù hoạt động thanh toán thẻ của Techcombank đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng đã phải đối mặt với không ít những khó khăn. Hơn nữa, trong thời gian tới Techcombank không những phải lo khắc phục những bất cập chung mà còn phải cạnh tranh với những Ngân hàng trong và ngoài nước cùng tham gia phát hành và thanh toán thẻ. Để góp phần tìm ra giải pháp phát triển thẻ thanh toán cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP kỹ thương nói riêng, qua quá trình thực tập tại Techcombank, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Techcombank”để làm khoá luận tốt nghiệp.
  6. 6 Mục đích nghiên cứu của đề tài : Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận, tình hình thực tế phát hành và thanh toán thẻ tại Techcombank, các văn bản pháp quy liên quan...để thấy được những tồn tại trong phát hành và thanh toán thẻ , từ đó đưa ra một số ý kiến để mở rộng dịch vụ thẻ hiện nay và trong thời gian tới. Kết cấu khoá luận của em được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam-Techcombank. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằ m phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong khoá luận của em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để cho đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầyTS. Lê Văn Luyện, người đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận tốt nghiệp, cùng các thầy cô trong khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng thẻ NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho em trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành tốt bài khoá luận này.
  7. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại. 1.1.1. Bản chất của ngân hàng thương mại. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Ngân hàng thương mại ra đời là một tất yếu khách quan do đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Qua quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, NHTM đang dần dần hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ cơ bản của mình. Ở Việt Nam, theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán khác”. Qua những khái niệ m trên có thể thấy ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có hai hoạt động cơ bản: - Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức, cơ quan nhà nước và các tổ chức tín dụng tài chính khác kể cả trong nước và ngoài nước. - Sử dụng các nguồn vốn nói trên để cho vay hoặc chiết khấu và cung ứng các sản phẩ m dịch vụ khác cho nền kinh tế. Cho đến ngày nay, một ngân hàng thương mại hiện đại có thể có tới hơn 300 sản phẩm dịch vụ các loại để phục vụ cho các yêu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của mọi đối tượng khách hàng. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm
  8. 8 hiểu một số chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường. 1.1.2. Chức năng của NHTM. 1.1.2.1. Chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán. Chức năng thủ quỹ là chức năng đầu tiên của NHTM, gắn liền với sự ra đời của NHTM và làm cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các chức năng tín dụng, thanh toán và các dịch vụ khác. Ngay từ khi các NHTM chưa ra đời, các thương gia buôn bán lớn có một lượng của cải dư thừa thường gửi vào các tiệm kim hoàn hoặc gửi những người nhận giữ hộ tiền với mục đích cất trữ an toàn nguồn vốn dư thừa đó. Về sau các cá nhân và các doanh nghiệp cũng tiến hành việc gửi tiền và ngoài mục đích an toàn ra họ còn có mong muốn được hưởng các dịch vụ khác như thanh toán, bảo lãnh, chi trả hộ và khi đó NHTM chính thức ra đời. Như vậy NHTM ra đời với chức năng đầu tiên là làm thủ quỹ cho các cá nhân và doanh nghiệp gửi tiền, sau đó thực hiện việc thanh toán hộ cho khách hàng dựa trên tài khoản mà khách hàng mở tại Ngân hàng thông qua việc khách hàng uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ, chi hộ. Với chức năng thủ quỹ và trung gian thanh toán, NHTM đã thực hiện việc luân chuyển, thanh toán những khối lượng vốn lớn và trên phạm vi rộng. Việc thanh toán qua Ngân hàng đã giảm bớt được khối lượng tiền mặt lưu thông, giảm chi phí giao dịch, chi phí thanh toán và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán, góp phần tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng tốc độ lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. 1.1.2.2. Chức năng trung gian tín dụng. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực hiện chức
  9. 9 năng này, một mặt, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác, trên cơ sở vốn đã huy động được Ngân hàng tiến hành việc cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế, điều đó đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay, hay nói cách khác nghiệp vụ tín dụng của NHTM là đi vay và cho vay. Hơn nữa, tín dụng Ngân hàng còn là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng Ngân hàng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, động viên vật tư hành hoá đưa vào hoạt động sản xuất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Đối với NHTM hoạt động tín dụng là hoat động chủ yếu mang lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng, bên cạnh đó nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro.V ì vậy Ngân hàng nghiên cứu, áp dụng biện pháp quản lý nhằm mở rộng hoạt động và đảm bảo an toàn tín dụng. 1.1.2.3. Chức năng tạo tiền. Qúa trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán trong hệ thống Ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng trung ương của mỗi nước. Khả năng tạo tiền là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một Ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều Ngân hàng. Một Ngân hàng này cho vay xong là hết vốn, thì số vốn đó lại chuyển sang Ngân hàng khác trở thành vốn tiền gửi và làm tăng thêm vốn tiền gửi của các Ngân hàng khác.
  10. 10 Chức năng tạo tiền của hệ thống NHTM liên quan chặt chẽ với chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Thông qua đó Ngân hàng Trung ương có thể tăng hay giảm lượng tiền cung ứng bằng việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm điều tiết vĩ mô, ổn định nền kinh tế. 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại Theo Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng: “ Nghiệp vụ ngân hàng là những sản phẩm mà ngân hàng thực hiện trong việc huy động các nguồn vốn tiền tệ và đầu tư số vốn huy động được, cấp tín dụng, phục vụ thanh toán cho khách hàng và làm các dịch vụ khác theo sự uỷ thác của khách hàng”. Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại được thể hiện ở nộ i dung các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản hay bảng cân đối kế toán của ngân hàng và có thể phân chúng thành ba nhóm: Các nghiệp vụ Tài sản Nợ, các nghiệp vụ Tài sản Có và các nghiệp vụ trung gian. 1.1.3.1 Tiền gửi Với nghiệp vụ nhận gửi, ngân hàng sẽ huy động vốn của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế qua tài khoản séc, tài khoản vãng lai; tài khoản tiền gửi tiết kiệ m. Tiền gửi của khách hàng thường chia làm hai loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. - Tài khoản séc: Là loại tiền gửi được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo Công ước Giơ-ne-vơ năm 1931 thì “Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng ký phát cho ngân hàng, yêu cầ u ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc”. Việc phát hành séc tiến hành đồng thời với dịch vụ mở tài khoản tiề n gửi (tài khoản séc), các chủ tài khoản séc sẽ dùng séc để mua sắm hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ cho nhau, vay mượn...; đồng thời nhập vào tài khoả n
  11. 11 này mọi khoản thu nhập thường xuyên hay bất thường như tiền lương, tiề n bán hàng, bán dịch vụ, thu nợ... Tài khoản séc bao giờ cũng có số dư nên ngân hàng có thể tạm thời sử dụng được số tiền này vào mục đích kinh doanh của ngân hàng, tài khoản séc thật sự là công cụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh doanh của hệ thống ngân hàng. - Tài khoản vãng lai: Tài khoản vãng lai là tài khoản phát sinh hàng ngày các khoản gửi tiền, rút và chuyển tiền của khách hàng. Trong tài khoả n séc, chủ tài khoản luôn luôn phải có số dư, nhưng trong tài khoản vãng lai, khách hàng có thể có số dư, có thể thiếu (dư nợ), nếu dư có ngân hàng phải trả lãi, nếu dư nợ khách hàng phải trả lãi cho ngân hàng nhưng không được vượt hạn mức dư nợ ngân hàng cho phép. Tài khoản vãng lai là một thủ tục vừa gửi tiền, vừa vay tiền có lợi cho cả hai bên: người mở tài khoản và ngân hàng. Người gửi tiền chắc chắn được vay tiền với mức dư nợ cao nhất, còn ngân hàng càng thu hút được nhiều tài khoản vãng lai càng có thêm nhiều vốn tiề n gửi để kinh doanh. - Tài khoản gửi tiết kiệm: Phần lớn là tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tuy số tiền gửi của mỗi người không nhiều, nhưng số người gửi đông nên tiền gửi tiết kiệm của nhiều triệu người trong nước thực sự là một nguồn vốn kinh doanh quan trọng của ngân hàng, đồng thời việc thu hút nhiều nguồ n vốn này còn có tác dụng kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường. Số lượng tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều hay ít, trước hết phụ thuộc vào lãi suất danh nghĩa của nó có cao hơn lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát hay không. 1.1.3.2 Cho vay * Thứ nhất: Cho vay tiền Là loại cho vay mang hình thức một hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng nêu rõ: ngân hàng cam kết giao cho người vay một khoản tiền trong một
  12. 12 thời gian nhất định và người vay cam kết trả cho ngân hàng khoản tiền tương ứng với số tiền đã vay cùng với số tiền lãi tỷ lệ với số tiền gốc và thời hạn vay. * Thứ hai: tín dụng dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền Tín dụng dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền có các hình thức chủ yếu: chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, bao thanh toán Factoring... - Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá: Chiết khấu thương phiế u là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lợi tức và hoa hồng chiết khấu. - Bao thanh toán (Factoring): Bao thanh toán là một hợp đồng mà trong đó một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp được gọi là “Factor” mua đứt các trái quyền của người cung cấp (người bán) đối với khách hàng của họ (người mua). Thứ ba: cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ vốn bằng cách ngân hàng giao động sản, bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyển sản xuất, khách sạn, kho tàng... cho khách hàng (người thuê) sử dụng. Nói cách khác, cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung, dài hạn thông qua vịêc cho thuê máy móc, thiết bị bất động sản và động sản. Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sinh lời quan trọng, chủ yếu của ngân hàng thương mại, không có nghiệp vụ tín dụng thì cũng không còn ngân hàng thương mại, nên nghiệp vụ tín dụng luôn luôn tồn tại và phát triển cùng ngân hàng thương mại. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng nhiều, vì thế vai trò của tín dụng ngân hàng cũng ngày càng quan trọng và cần thiết hơn. Nhưng tín dụng là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, đã có rất nhiều ngân hàng
  13. 13 phải phá sản vì cho vay mà không thu được nợ hoặc có tỷ lệ nợ quá hạn lớn. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng thương mại đều thực hiện đa dạng hoá nghiệp vụ, đa dạng hoá các khoản mục tài sản có để phân tán bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.1.3.3 Bảo lãnh Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh, chịu trách nhiệm trả tiền thay cho người xin bản lãnh nếu người đó không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận với người đã thụ hưởng bảo lãnh đã được qui định cụ thể trong thư bảo lãnh. 1.1.3.4 Nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế a. Thanh toán chuyển tiền trong nước Thanh toán chuyển tiền là một dịch vụ, mà ngân hàng thực hiện lệnh của khách hàng thanh toán chuyển tiền từ ngân hàng đó đi nơi khác cho một người nhất định, hay ngân hàng trích một khoản tiền từ tài khoản của khách hàng theo lệnh của nó, để ghi có cho tài khoản của người khác và ngân hàng thu được một khoản phí nhất định. Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt gồm có: Ngân phiếu thanh toán, Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, Thẻ thanh toán... b. Thanh toán - chuyển tiền quốc tế Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, tài chính giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, giữa các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bằng các hình thức chuyể n tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.
  14. 14 Các công cụ thanh toán quốc tế chủ yếu gồm có: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Séc c. Thu hộ tiền thuế, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại Trên cơ sở các uỷ nhiệ m chi, hoá đơn, hợp đồng nhờ thu hộ của các cơ quan thuế điện lực, bưu điện, nước... ngân hàng sẽ thực hiện ghi nợ tài khoả n của khách và ghi có tài khoản tiền gửi cho các cơ quan trên. d. Cung ứng các phương tiện thanh toán hiện đại như: Phát hành và thanh toán các loại thẻ, thực hiện rút tiền tự động qua máy ATM, Thẻ séc... Khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản vãng lai ở ngân hàng đảm bảo có số dư khi thanh toán, nếu muốn sử dụng thẻ ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một thẻ séc. Tấm thẻ ghi rõ số tiền tối đa của thẻ, tên của ngân hàng phát hành thẻ, mã số của chi nhánh phát hành, tên của khách hàng sử dụng, số thẻ và ngày hết hạn của thẻ. Thẻ được sử dụng theo hai nộ i dung: rút tiền mặt tại các ngân hàng và “đảm bảo” cho việc thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Do khách hàng không phải ký quỹ hoặc không nhất thiết phải có đủ số dư trên tài khoản so với số tiền ghi trên thẻ, nên trong trường hợp số tiền ghi trên séc lớn hơn số dư trên tài khoản của khách, ngân hàng vẫn phải đảm bảo thanh toán cho người thụ hưởng, phần vượt quá số dư ngân hàng sẽ làm vịêc và xử lý với chủ tài khoản sau. Vì vậy, khi cấp phát thẻ séc, ngân hàng phải chọn lọc đối tượng để được cấp thẻ séc. Thẻ séc thường được kết hợp với thẻ rút tiền tự động (ATM) và thẻ thanh toán thành một thẻ đa năng.
  15. 15 - Thẻ thanh toán (Debit Card): Thẻ thanh toán hay còn gọi là “thẻ nợ” là một loại thẻ do ngân hàng phát hành. Thẻ dùng để thanh toán hàng hoá và dịch vụ. - Thẻ tín dụng (Credit Card): Thẻ tín dụng hay gọi là “thẻ có” cũng là một loại thẻ do ngân hàng phát hành. Khi phát hành thẻ khách hàng không cần có số dư trên tài khoản tiền gửi mà được cấp một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của họ. Thẻ tín dụng dùng để mua hàng hoá và các dịch vụ trả tiền sau. Việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ được thực hiện tại những nơi có máy đọc thẻ và tại các điểm bán lẻ có các ký hiệu của loại thẻ tín dụng mà chúng chấp nhận. - Máy rút tiền tự động ATM: Các ngân hàng, các chi nhánh, các điể m bán hàng được đặt những máy rút tiền tự động, những máy này đã được nối mạng với trung tâm thanh toán. Khách hàng có thể dùng thẻ rút tiền (Thẻ từ hoặc thẻ thông minh) do ngân hàng phát hành để rút tiền mặt ở các máy trên, mà không phải trực tiếp đến ngân hàng hoặc chi nhánh. Ngoài các nghiệp vụ cơ bản truyền thống nêu trên, các Ngân hàng thương mại hiện đạ còn cung cấp doanh mục rất đa dạng các sản phẩm khác như: Nghiệp vụ đầu tư tài chính; Nghiệp vụ ngân quỹ; Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking); Dịch vụ ngân hàng sử dụng máy tính cá nhân (PC-Based Banking);Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking); Nghiệp vụ quản lý và tín thác; Dịch vụ tư vấn…. 1.2. Nghiệp vụ kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại. 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán Thẻ đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong phạm vi rộng, thẻ nói chung bao gồm tất cả các loạ i: thẻ séc, thẻ rút tiền mặt, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng… Thẻ thanh toán là một trong những thành tựu của ngành
  16. 16 công nghiệp ngân hàng. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính cá nhân và sẽ không có sự bùng nổ trong bán lẻ vào những năm 1970 và 1980 nếu không có sự ra đời của thẻ. Sự phát triển của thẻ là thành quả của sự đổi mới và khả năng marketing của các chuyên gia ngân hàng thế giới. Tuy nhiên, ngân hàng không phải là người đầu tiên phát hành thẻ. Tại Mỹ, các thẻ bách hoá, thẻ du lịch và giải trí được phát hành trước khi bước vào ngành công nghiệp ngân hàng. Các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực thẻ, nó cho phép các ngân hàng đưa ra được các dịch vụ mới cho các khách hàng hiện có và là một phương tiện tối ưu để hấp dẫn các khách hàng mới- các cá nhân cũng như những doanh nghiệp bán lẻ. Mặc dù không phải là một yếu tố quyết định, có lẽ nhiều ngân hàng đã tham gia vào lĩnh vực này nhằm đuổi kịp những phát triển mà sự cạnh tranh đòi hỏi. Dĩ nhiên là các ngân hàng cũng được khuyến khích áp dụng các dịch vụ thẻ do khả năng gia tăng lợi nhuận của chính ngân hàng. Thẻ xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1914 khi tổng công ty xăng dầu California (ngày nay là công ty Mobie) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình. Thẻ chỉ nhằm khuyến khích bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo việc gia hạn tín dụng. Sau đó, các hệ thống cửa hàng bán lẻ tiếp tục phát triển hình thức tài trợ khách hàng thông qua việc phát hành thẻ, theo hình thức tiêu trước trả tiền sau, cho các khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm định của họ để khuyến khích tiêu dùng, tăng doanh thu. Thực tế thì hình thức này đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc phát hành thẻ (hay các phiếu bán hàng) có nhiều hạn chế với các cửa hàng: khả năng tài trợ có hạn, chi phí quản lý cao ảnh hưởng đến lợi nhuận, thẻ của mỗi hệ thống chỉ sử dụng được trong hệ thống đó nên tính tiện lợi của thẻ không cao, nhiều đại lý nhỏ không đủ điều kiện và khả năng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ. Nhu cầu có một loại thẻ
  17. 17 chung để có thể sử dụng thanh toán tại các điểm bán hàng trở nên cấp thiết và chính nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vào cuộc. Năm 1946, dạng thẻ đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge-It của ngân hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ, cho phép các khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành. Các đại lý nộp các phiếu giao dịch cho ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ thanh toán các giao dịch đó cho các đại lý và thu lại tiền từ các khách hàng. Những năm sau đó, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia vào thị trường thẻ. Thẻ Charge-It đã mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951 do ngân hàng Franklin National, New York phát hành. Tại đây, khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng và được thẩm định khả năng thanh toán, tình hình tài chính thông qua hoạt động tín dụng trước đó của họ với ngân hàng. Những khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ để thực hiện giao dịch tại các đại lý chấp nhận thẻ. Các cơ sở này khi nhận được giao dịch sẽ liên hệ với ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền sau đối với ngân hàng. Các chủ thẻ phải trả toàn bộ dư nợ vào cuối tháng. Năm 1955, hàng loạt thẻ mới như Trip Charge, Golden Key, Dinner Club, Gourmet Club rồi đến Carte Blanche và American Express (1958), JCB (1961) ra đời. Năm 1960, ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân hàng của riêng mình, the Bank Americard, và đã đạt được nhiều thành công. Với những lợi ích của hệ thống thanh toán này, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thanh toán. Nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với Bank of America. Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank (Interbank Card Association-ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng. Năm 1967, việc hợp tác của bốn ngân hàng ở California đổi tên từ California Bankcard Association thành Western States Bank Card Association (WSBA) và mở
  18. 18 rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức này là Master Charge. Tổ chức này cũng cấp phép cho Interbank sử dụng tên và thương hiệu Master Charge. Vào cuối thập niên 1960, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của Master Charge và đ ủ sức cạnh tranh với Bank Americard. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước đòi hỏi đó, InterBank (Master Charge) và Bank of American (Bank Americard) đã xây dựng một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn trong xử lý thanh toán thẻ toàn cầu. Năm 1977, Bank Americard trở thành Visa USA và sau đó trở thành tổ chức thẻ quốc tế Visa. Năm 1979, Master Charge cũng trở thành một tổ chức thẻ quốc tế lớn khác là Master Card. Bốn tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất hiện nay là Visa, Master Card, Amex, JCB. -> Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và các ngân hàng liên kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu lợi nhuận này. Thẻ dần dần được xem như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ Master Card, Visa, Amex, JCB được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và cùng phân chia những thị trường rộng lớn. Chính sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại và những ứng dụng của cuộc cách mạng thông tin trong lĩnh vực ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của thẻ với nhiều tên gọi khác nhau mà hiện nay đang được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với lợi thế về vốn, chuyên môn trong nghiệp vụ thẩm định, cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán, thẻ do ngân hàng phát hành thực sự được đông đảo công chúng quan tâm và ưa thích. Trong khoảng thời gian 25 năm trở lại đây,
  19. 19 ngành công nghiệp thẻ thanh toán, đặc biệt là thẻ ngân hàng mới thực sự được phát triển. 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của thẻ thanh toán. 1.2.2.1. Khái niệm Thẻ là một tấm nhựa chứa băng từ hoặc chip điện tử để lưu giữ các thông tin, số liệu cần thiết đã được mã hoá. Nói một cách ngắn gọn, thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát hành cấp cho khách hàng và được sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lí, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Đối với ngân hàng, việc phát hành và thanh toán thẻ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ cho vay, huy động vốn (đặt cọc hoặc có tiền trong tài khoản), thanh toán trong nước và ngoài nước. 1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của thẻ thanh toán Hầu hết các loại thẻ thanh toán quốc tế làm bằng nhựa cấu tạo với 3 lớp được ép với kĩ thuật cao. Thẻ có kích thước: 84mm x 54mm x 0,76mm có góc tròn gồm 2 mặt có in đầy đủ các yếu tố như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực… và một số yếu tố khác tuỳ theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ. a. Mặt trước của thẻ gồm: - Tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ, của tổ chức thẻ: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như một yếu tố an ninh, chống lại sự giả mạo.
  20. 20 - Số thẻ (được in nổi): số này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, được dập nổi trên thẻ và được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ thanh toán bằng thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số, cách cấu trúc theo nhóm khác nhau. - Họ tên chủ thẻ: in chữ nổi, là tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân, tên của người được uỷ quyền nếu là thẻ công ty. Ngày hiệu lực của thẻ (được in nổi): là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầu tiên và ngày cuối cùng được sử dụng thẻ. - Ký tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành: mỗi loại thẻ luôn có ký hiệu an ninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực nhằm tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo. Ngoài ra còn có thể có các yếu tố khác như: chữ kí, hình của chủ thẻ, hình nổi không gian 3 chiều (hoặc chip đối với thẻ điện tử). b. Mặt sau của thẻ gồm: - Dải băng từ chứa các thông tin như: số thẻ, ngày hết hạn, tên chủ thẻ, ngân hàng phát hành, các yếu tố kiểm tra an toàn khác. - Dải băng chữ kí của chủ thẻ: cơ sở chấp nhận thẻ đối chiếu chữ ký này với chữ ký khi thực hiện thanh toán thẻ. 1.2.3. Phân loại thẻ. 1.2.3.1. Theo công nghệ sản xuất: a. Thẻ khắc chữ nổi: Các thông tin cần thiết được khắc nổi lên bề mặt của thẻ. Tấm thẻ đầu tiên đã được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không sử dụng thẻ loại này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị làm giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2