intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây”

Chia sẻ: Ho Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

878
lượt xem
383
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại nhđt & pt hà tây”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây”

  1. Luận Văn Đề Tài: Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây 
  2. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 1 Häc viÖn Ng©n hµng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xu thế mở cửa hiện nay, các ngành nghề kinh tế của chúng ta đang trên con đường “lột xác”, thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức. Sự chuyển biến rõ nét nhất thể hiện trong ngành ngân hàng đến từng giây, từng phút. Hiện nay, các ngân hàng trong cả nước đang ra sức cơ cấu lại hoạt động và phát triển SPDV của mình. Bởi họ nhận thấy rằng việc phát triển các SPDV là con đường ngắn nhất đưa họ tới cầu nối hội nhập. Vì vậy, để phát triển được họ phải làm gì? phát triển sản phẩm nào? đang còn là một vấn đề vô cùng khó khăn trước mắt. Xuất phát từ đòi hỏi này nên vấn đề “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại NHĐT & PT Hà Tây” đã được em chọn làm đề tài của chuyên đề. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:  Nghiên cứu về NHTM và đặc trưng hoạt động kinh doanh của NHTM.  Nghiên cứu về đặc điểm của các SPDV ngân hàng.  Nghiên cứu những nhân tố thúc đẩy nhu cầu phát triển SPDV của các NHTM .  Nghiên cứu thực trạng cung cấp các SPDV của NHĐT & PT Hà Tây và khả năng phát triển các SPDV này. 3. Phương pháp nghiên cứu. NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  3. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 2 Häc viÖn Ng©n hµng Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế và các phương pháp của khoa học quản lý kinh tế-tài chính. 4. Những đóng góp của chuyên đề. - Phân tích, hệ thống hoá những khái niệm, mô hình, chính sách về các SPDV của NHTM trong nền kinh tế thị trường. - Thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng của việc phát triển các SPDV tại NHĐT & PT Hà Tây trong thời gian vừa qua. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển SPDV ngân hàng một cách có hiệu quả. 5. Bố cục của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày thành ba phàn chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về SPDV của NHTM. Chương 2: Thực trạng cung cấp SPDV của NHĐT & PT Hà Tây. Chương 3: Những giải pháp phát triển SPDV của NHĐT & PT Hà Tây. NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  4. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 3 Häc viÖn Ng©n hµng CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1. NHTM VÀ ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NHTM 1.1.1.Tổng quan về NHTM. 1.1.1.1.Khái niệm về NHTM. Khi thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau đã ra đời. Các thành phần kinh tế không phân biệt quan hệ sở hữu đều được tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Đây là tiền đề cần thiết cho sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các TCTD khác. Vì vậy, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các NHTM, các TCTD, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đồng thời để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân ,luật các TCTD và pháp lệnh vềàngan hàng đã ra đời. Theo pháp lệnh NH và các TCTD ban hành ngày 23/5/1990 có nêu: “ TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng cac dịch vụ thanh toán” Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và sự phát triển của các TCTD cả về số lượng và quy mô hoạt động thì hoạt động của các NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  5. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 4 Häc viÖn Ng©n hµng NHTM ngày càng phong phú đa dạng và đan xen lẫn nhau, ranh giới giữa các TCTD và NHTM trở lên mờ nhạt dần. 1.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh và vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Vai trò của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia được thể hiện qua các đặc điểm kinh doanh của NHTM:  NHTM là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi. Ngân hàng vừa là người “ cung cấp vốn”, vừa là người “ tiêu thụ vốn”.Nói cách khác, ngân hàng là “cầu nối” giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Bằng việc huy động các tất cả các khoản vốn nhàn rỗi như: Vốn tạm thời đựoc giải phóng ra khỏi quá trình sản xuất của các doanh nghiệp: từ tiết kiệm của hộ gia đình… Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay và thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế nhằm mục đích thu lợi nhuận. Với đặc điểm này, ngân hàng chính là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của ngân hàng cung ứng cho các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh .  Hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán quôc gia. Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng như trích tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi từ tiền thu bán hàng hay các khoản thu khác, ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Khi ngân hàng cung ứng tín dụng có nghĩa là ngân hàng đã tạo ra tiền và làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên, ngựơc lại khi thu nợ thì lượng tiền cung ứng giảm xuống. Với việc tạo tiền, hệ thống NHTM đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả cho xã NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  6. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 5 Häc viÖn Ng©n hµng hội. Cơ chế tạo tiền của NHTM cũng cho thấy mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ.  Ngân hàng có sản phẩm phong phú, đa dạng và có phạm vi hoạt động rộng lớn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, hệ thống ngân hàng trên thế giới, nhất là các nước phát triển, họ không chỉ quan tâm tới các dịch vụ truyền thống mà còn phải chú trọng phát triển các SPDV ngân hàng. Hàng loạt các dịch vụ mới được xất hiện ngày càng tinh vi và hoàn hảo. Các dịch vụ càng đa dạng càng thu hút được nhiều khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mạng lưói chi nhánh ngân hàng cũng đang được mở rộng không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.1.2. Khái quát về sản phẩm dịch vụ của NHTM. 1.1.2.1.Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng. SPDV ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu, mong muốn nhất định nào đó của khách hàng trên thị trường tài chính. Như vậy, các SPDV khác nhau sẽ là tập hợp những đặc điểm, tính năng khác nhau. Chúng thoả mãn những nhu cầu, mong muốn khác nhau của các nhóm khách hàng. Tuy nhiên, SPDV ngân hàng thường được cấu thành bởi 3 cấp độ. Một là, phần sản phẩm cốt lõi Là phần đáp ứng được nhu cầu chính của khách hàng, là giá trị cốt yếu mà ngân hàng bán cho khách hàng, là giá trị chủ yếu mà khách hàng mong NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  7. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 6 Häc viÖn Ng©n hµng đợi khi sử dụng SPDV của ngân hàng. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà thiết kế SPDV ngân hàng là phải xác định được nhu cầu cần thiết của khách hàng đối với từng SPDV để từ đó thiết kế phần cốt lõi của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu chính yếu nhất của khách hàng. Hai là,phần sản phẩm hữu hình Là phần cụ thể của SPDV ngân hàng, là hình thức biểu hiện bên ngoài của SPDV ngân hàng như tên gọi, hình thức, đặc điểm, biểu tượng, điều kiện sử dụng. Đây căn cứ để khách hàng nhận biết, phân biệt, so sánh và lựa chọn SPDV giữa các ngân hàng. Ba là, phần sản phẩm bổ sung Là phần tăng thêm vào vào sản phẩm hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác, bổ sung cho những lợi ích chính yếu của khách hàng. Chúng làm cho SPDV ngân hàng hoàn thiện hơn và thoả mãn được nhiều và cao hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khi triển khai một SPDV, trước hết, các nhà Marketing ngân hàng thường phải xác định được nhu cầu, cốt lõi của khách hàng mà SPDV ngân hàng thoả mãn; tạo đựoc hình ảnh cụ thể của SPDV để kích thích nhu cầu mong muốn, vừa làm cơ sở dể khách hàng có thể phân biệt, lựa chọn giữa các ngân hàng. Sau đó, ngân hàng tìm cách gia tăng phần phụ gia, nhằm tạo ra một tập hợp những tiện ích, lợi ích để có thể thoả mãn được nhiều nhu cầu, mong muốn cho khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. 1.1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Sản phẩm ngân hàng được thể hiện dưới dạng dịch vụ nên nó có những đặc điểm sau đây: * Tính vô hình SPDV ngân hàng thường được thực hiện theo một quy trình chứ không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Điều này đã làm cho khách hàng của ngân hàng gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  8. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 7 Häc viÖn Ng©n hµng chọn, sử dụng sản phẩm. Họ chỉ có thể kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm trong và sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, một số SPDV ngân hàng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao và độ tin tưởng tuyệt đối như gửi tiền, chuyển tiền, vay tiền. Các yêu cầu này làm cho việc đánh giá chất lượng SPDV ngân hàng trở nên khó khăn, thậm chí ngay cả khi khách hàng đang sử dụng chúng. * Tính không thể tách biệt Do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng SPDV ngân hàng xảy ra đồng thời, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng SPDV. Mặt khác, quá trình cung ứng SPDV của ngân hàng thường được tiến hành theo những quy trình nhất định không thể chia cắt ra thành các loại thành phẩm khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay, quy trình chuyển tiền… Điều đó làm cho sản phẩm của ngân hàng không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho, mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu; quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng SPDV của ngân hàng. * Tính không ổn định và khó xác định SPDV ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như trình độ đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và khách hàng.Đồng thời SPDV ngân hàng lại đựoc thực hiện ở không gian và thời gian khác nhau. Tất cả những điều này đã tạo nên tính không đồng nhất, không ổn định và khó xác định chất lượng SPDV ngân hàng. 1.1.2.3. Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng SPDV ngân hàng rất đa dạng và nhiều chủng loại nên có nhiều quan điểm khác nhau về phân chia SPDV, song nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm. a.Sản phẩm cơ bản NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  9. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 8 Häc viÖn Ng©n hµng Là những sản phẩm cụ thể, có hình thức biểu hiện bên ngoài như :tên gọi, hình thức cụ thể, đặc điểm biểu tượng, điều kiện sử dụng…, những sản phẩm này sẽ mang lại những già trị chủ yếu mà khách hàng mong đợi.  Sản phẩm tiền gửi ( nhận tiền gửi ) - Nhận tiền gửi của dân cư ( cá nhân và hộ gia đình ) Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng không có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này có đặc điểm là khồng ổn định nên ngân hàng thường phải thực hiện các khoản dự trữ lớn khi sử dụng vào kinh doanh, gồm 2 loại chủ yếu + Tiền gửi thanh toán cá nhân: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng gửi vào nhằm mục đích thanh toán, chi trả + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng gửi vào với mục đích đảm bảo an toàn tài sản Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này có đặc điểm là tính ổn định tương đối cao. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi của dân cư và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: gồm 2 loại. Tiền gửi không kỳ hạn: Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, bao gồm: +Tiền gửi thanh toán: Mục đích của loại tiền gửi này là các sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn giao dịch: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài sản. Tiền gửi có kỳ hạn: NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  10. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 9 Häc viÖn Ng©n hµng Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thời hạn gửi thường là ngắn hạn. - Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác.Tuy nhiên quy mô loại tiền gửi này thường không lớn.  Sản phẩm tín dụng và đầu tư tài chính - Sản phẩm tín dụng: Đặc trưng chủ yếu của ngân hàng là “ đi vay để cho vay”, vì thế hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng. Ngân hàng thường cung cấp cho khách hàng hai nhóm sản phẩm tín dụng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn . + Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường cho vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Có các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như: - Chiết khấu thương phiếu - Thấu chi ( tín dụng không có đảm bảo ) - Tín dụng bằng chữ ký ( tín dụng bảo lãnh ) - Tín dụng theo mùa - Tín dụng trung-dài hạn - Tín dụng thuê mua - Cho vay đồng tài trợ -Nghiệp vụ đầu tư: Bên cạnh khoản mục cho vay, ngân hàng cũng tìm kiếm lợi nhuận, tăng khả năng thanh khoản, đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro thông qua nghiệp vụ đầu tư vào các giấy tờ có giá và tham gia vào thị trường chứng khoán. b.Sản phẩm bổ sung ( dịch vụ ngân hàng ): NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  11. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 10 Häc viÖn Ng©n hµng Khác với sản phẩm cơ bản, sản phẩm bổ sung được thể hiện dưới hình thức là loại hình dịch vụ ngân hàng, đây cũng là các hình thức kinh doanh của ngân hàng mà không phải đầu tư cho vay vốn. Nó nhằm bổ sung cho các sản phẩm truyền thống của ngân hàng ngày càng hoàn thiện, tăng thu lợi nhuận cho ngân hàng.  Dịch vụ thanh toán: + Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước + Dịch vụ thu hộ, chi hộ… Để nhằm thực hiện tốt dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng thườngsử dụng các phương tiện thanh toán như: séc; thư tín dụng, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ thanh toán…  Dịch vụ ngân quỹ: + Dịch vụ đếm kiểm, thu nộp và cung ứng tiền mặt cho các khách hàng có tài khoản. + Dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá. + Dịch vụ cho thuê két sắt + Các dịch vụ ngân quỹ khác  Dịch vụ uỷ thác  Dịch vụ tư vấn Các dịch vụ ngân hàng khác như: dịch vụ bảo hiểm… , đến nay dịch vụ ngân hàng đã được mở rộng một cách đáng kể, phát triển ngày càng có ưu thế trong danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sự gia tăng không ngừng trong cạnh tranh quốc tế đã đem lại các dịch vụ mới như: các nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái thông qua các hợp đồng Forward, Option, Swap, Future, nghiệp vụ phòng chống rủi ro lãi suât… Như vậy, SPDV ngân hàng rất phong phú và đa dạng.Với mỗi ngân hàng lại có vốn và cơ sở hạ tầng khác nhau nên mỗi ngân hàng cần xây dựng NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  12. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 11 Häc viÖn Ng©n hµng cho mình một danh mục sản phẩm phù hợp để hoàn thiện, phát triển và cung ứng tốt nhất cho khách hàng của mình. 1.2.NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG HIỆN NAY 1.2.1. Sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng Công nghệ là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng. Những thay đổi và tiến bộ của công nghệ ứng dụng vào ngân hàng đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ trong ngành ngân hàng. Nó đòi hỏi các ngân hàng đổi mới và hoàn thiện danh mục SPDV và cung ứng ra thị trường một loạt các SPDV trên cơ sở công nghệ hiện đại như dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà, ngân hàng tự động, máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng truy cập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ, chuyển tiền điện tử, máy thanh toán POS… 1.2.2. Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Xuất phát từ quan điểm của Marketing ngân hàng, khác hàng được coi là trung tâm. Đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng, khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng SPDV ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng chúng. Do vậy nhu cầu, mong muốn, cách thức sử dụng SPDV của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng SPDV, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định đến sự thay đổi chính sách sản phẩm của ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng rất phong phú và đa dạng, từng khách hàng lại có nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi về SPDV ngân hàng. Tuy nhiên, dù là khách hàng cá nhân hay tổ chức nhìn chung họ đều tìm đến các dịch vụ ngân hàng để thoả mãn các nhu cầu căn bản sau: +> Tìm kiếm thu nhập. +> Quản lý rủi do. NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  13. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 12 Häc viÖn Ng©n hµng +> Di chuyển tiền tệ. +> Sử dụng các nguồn tài chính thiếu hụt. +> Tư vấn. +> Tìm kiếm thông tin. 1.2.3. Sự gia tăng cạnh tranh. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở lên quyết liệt khi số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường tăng và các ngân hàng ngày càng mở rộng danh mục SPDV, áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển SPDV ngân hàng cả hiện tại và tương lai. Vì vậy, những thông tin về chiến lược SPDV của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục SPDV của một NHTM và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. 1.2.4. Chính sách của chính phủ và quy định của pháp luật Ngành tài chính_ngân hàng từ lâu đã được coi là huyết mạch, là hệ thần kinh trung ương của nền kinh tế nên các SPDV ngân hàng có những tác động lớn tới hoạt động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, chính phủ của các quốc gia đều quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua luật pháp. Vì thế, những thay đổi trong chính sách pháp luật của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và tới danh mục SPDV ngân hàng nói riêng. Nó vừa mang lại cơ hội để hình thành những nhóm SPDV ngân hàng mới, vừa tạo nên những thách thức mới cho danh mục SPDV ngân hàng trong tương lai. 1.3.TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 1.3.1. Giúp NHTM phân tán và giảm thiểu rủi ro. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM là thường xuên phải đối đầu với mọi loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản… Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống và mang lại nhiều lợi NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  14. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 13 Häc viÖn Ng©n hµng nhuận nhất nhưng rủi ro tín dụng lại dễ xảy ra nhất và gây thiệt hai cho ngân hàng nhiều nhất do ngân hàng luôn ở thế bị động sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Quản lý hoạt động tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khách hàng, pháp luật, mức độ biến động của nền kinh tế… Thực tế đã có rất nhiều NHTM trên thế giới bị phá sản vì đầu tư vốn mà không thu được nợ. Với tỷ lệ nợ khó đòi vượt quá mức cho phép (5%/ tổng dư nợ) cũng làm cho NHTM không thu được lợi nhuận và mất dần vốn tự có. Vì vậy, bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, các NHTM hiện đại đang nỗ lực tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới làm đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, từ đó góp phần phân tán và giảm thiểu rủi ro. 1.3.2. Làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trưòng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin đang đổi mới không ngừng như hiện nay, nhu cầu của khách hàng về SPDV ngày càng cao và đa dạng. Ngân hàng nào muốn tồn tại, phát triển và tạo được vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải cải tiến hoạt động kinh doanh sao cho đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Như vậy, cạnh tranh không phải lúc nào cũng dìm chết các NHTM nhỏ bé mà chính cạnh tranh sẽ làm cho họ phát huy được ưu thế của mình khi các ngân hàng này biết chuyển hướng kinh doanh hoặc giữ cho hoạt động kinh doanh của mình luôn ổn định. 1.3.3. Thúc đẩy các sản phẩm dịch vụ khác cùng phát triển. Các SPDV của ngân hàng đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất. Huy động vốn tạo nguồn cho việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ. Mặt khác, nếu nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ của ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện huy động vốn được dễ dàng hơn do có uy tín của ngân hàng. NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  15. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 14 Häc viÖn Ng©n hµng Mặt khác, khi nền kinh tế thị trường phát triển càng cao, các doanh nghiệp càng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh và nhu cầu về các SPDV ngân hàng_tài chính ngày càng phong phú thì đòi hỏi ngân hàng cũng phải mở rộng và phát triển các SPDV mới. 1.3.4.Tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Khi ngân hàng mở rộng các SPDV cũng đồng thời với việc NHTM sẽ mở rộng được thị trường và khách hàng. Với việc mở rộng này, NHTM sẽ sử dụng triệt để nguồn vốn, cơ sở kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ. Do vậy ngân hàng có thể khai thác những khoảng trống nhỏ để tăng thị phần, mặt khác sẽ làm giảm chi phí quản lý, chi phí hoạt động. Từ đó tạo cơ sở cho việc tăng lợi nhuận ngày càng vững chắc. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ TÂY 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHĐT & PT HÀ TÂY 2.1.1.Sơ lược tình hình kinh tế_xã hội của tỉnh Hà Tây trong thời gian gần đây Là cửa ngõ thủ đô_trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, Hà Tây là một địa danh có rất nhiều điều kiện thuận lợi về con người, điều kiện tự nhiên và văn hoá để các nhà đầu tư quan tâm. Nơi đây cũng có thị trường lao động dồi dào, và trình độ phổ cập khá cao. Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động của NHĐT & PT Hà Tây nói riêng. NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  16. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 15 Häc viÖn Ng©n hµng Trong năm 2005 các cơ chế chính sách của TW, của tỉnh ban hành đã phát huy hiệu quả trong động viên và khai thác các nguồn lực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Công nghiệp_Xây dựng: 38,4%, Nông_Lâm nghiệp_Thuỷ sản: 31,4%, Dịch vụ_Du lịch 30,2%. Thu hút đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thu nhập của các tầng lớp dân cư được ổn định và tăng lên. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế_xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 4797,8 tỷ_tăng 19,8%.. Toàn tỉnh lập và duyệt quy hoạch 9 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp, 176 điểm công nghiệp, đã tạo đủ mặt bằng cho hơn 300 doanh nghiệp và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. 2.1.2. Vài nét khái quát về NHĐT & PT Hà Tây. 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHĐT & PT Hà Tây. NHĐT & PT Việt Nam tiền thân là Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam được thành lập theo quyết định số 117/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 26/4/1957. Trải qua gần 50 năm hoạt động, xây dựng và trưởng thành với các tên gọi khác nhau: + Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam và trực thuộc bộ tài chính (26/4/1957). + Ngân Hàng Đầu Tư & Xây Dựng Việt Nam thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (26/6/1981). + Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ( 14/11/1990). Hiện nay, NHĐT & PT Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước giữ hạng đặc biệt, là ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, đã và đang hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước quy định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/3/ 1994 của thủ tướng chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ sau: NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  17. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 16 Häc viÖn Ng©n hµng -Huy động vốn trung và dài hạn từ dân cư, từ các tổ chưc kinh tế khác để đầu tư phát triển. -Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. -Làm ngân hàng đại lý, phục vụ cho đầu tư và phát triển từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Với tư cách là chi nhánh ngân hàng trực thuộc NHĐT & PT Việt Nam thì nhiệm vụ cũng như sự phát triển của chi nhánh NHĐT & PT Hà Tây không tách rời sự phát triển và nhiệm vụ của ngành. Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng NHĐT & PT Hà Tây vẫn sát hướng phát triển kinh tế của địa phương, của ngành để tự vươn lên, thích nghi và đứng vững trong thị trường. Chi nhánh NHĐT & PT Hà Tây luôn thực hiện phương châm “lấy an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về SPDV ngân hàng với chất lượng tốt nhất”. Với cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng, trong những năm qua NHĐT & PT Hà Tây được nhà nước tặng huân chương độc lập hạng ba cùng nhiều bằng khen của ngành, của Đảng, của nhà nước và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây , đóng góp vào danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” và giải thưởng “ Sao vàng đất việt” của NHĐT & PT Việt Nam. 2.1.2.2. Mô hình tổ chức của NHĐT& PT Hà Tây. NHĐT & PT Hà Tây có trụ sở chính tại 197 Quang Trung_thị xã Hà Đông_Hà Tây. Do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nên NHĐT & PT Hà Tây đã duy trì một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý để đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Hình 1: cơ cấu tổ chức của NHĐT & PT Hà Tây. Ban Giám Đốc NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  18. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 17 Häc viÖn Ng©n hµng 2.1.3. Tình hình hoạt động của NHĐT & PT Hà Tây trong thời gian gần đây. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng vị thế và năng lực cạnh tranh trước mắt cũng như lâu dài, chính vì vậy, ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng rõ rệt qua các năm. Bảng 1: Hoạt động huy động vốn qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  19. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 18 Häc viÖn Ng©n hµng Tổng NV 1171 100 1311 100 1512 100 1. NV tự huy động 1078 92 1141 87 1320 87 a. Của TCKT 288 27 337 30 333 25 -Ngắn hạn 243 84 236 70 233 70 -Trung-dài hạn 45 16 101 30 100 30 b.TG dân cư 790 73 804 70 987 75 -TG tiết kiệm 647 82 669 83 902 91 -Kỳ phiếu,trái phiếu 143 18 135 17 85 9 2. NV TW hỗ trợ 93 8 121 9 147 10 3. Nguồn khác - - 49 4 45 3 - Nguồn: Phòng kế hoạnh nguồn vốn NHĐT & PT Hà Tây. Nguồn vốn huy động đến 31/12/05 đạt 1320 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2004 (số tuyệt đối tăng 179 tỷ đồng), phản ánh tốc độ tăng trưởng vốn huy động khá cao, tạo điều kiện cho các hoạt động khác của chi nhánh phát triển. Tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 333 tỷ, giảm 1% so với năm 2004 là do trong năm 2005 các NHTM áp dụng cơ chế kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, do đó đã ảnh hưởng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày nay, chi nhánh đã thương xuyên quan tâm đến đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao nghệ thuật phục vụ khách hàng nhằm mở rộng và thu hút khách hàng đến gửi tiền và tạo được lòng tin, sự yêu mến của khách hàng đến giao dịch. * Về cơ cấu nguồn vốn huy động. Qua bảng 1 ta thấy nguồn vốn tự huy động của NHĐT & PT Hà Tây trong các năm qua chủ yếu được hình thành chủ yếu từ các nguồn: - Tiền gửi của tổ chức kinh tế (chủ yếu là tiền gửi thanh toán). NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
  20. Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp 19 Häc viÖn Ng©n hµng - Tiền gửi của dân cư. Cơ cấu nguồn vốn huy dộng bằng ngoại tệ và VNĐ cũng đang được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động giữa VNĐ và ngoại tệ (chủ yếu là USD) Đơn vị: Tỷ đồng. Năn 2003 Năm 2004 Năm2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % NV huy động 1078 100 1141 100 1320 100 VNĐ 870 81 856 75 1069 81 USD 208 19 285 25 251 19 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn NHĐT & PT Hà Tây Tỷ trọng nguồn vốn huy động USD năm 2005 giảm 6% so với năm 2004 ( số tuyệt đối giảm 34 tỷ đồng) là do sự thay đổi lãi suất tiền gửi ngoại tệ đã làm ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng. Nhưng mặt khác, sự giảm xuống của tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng vốn huy động phản ánh việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động giữa VNĐ nà ngoại tệ, bởi vì việc cho vay bằng ngoại tệ mới chỉ hết khoảng 20% tổng số vốn ngoại tệ huy động được. Nhìn chung, nguồn vốn huy động dồi dào, tốc độ tăng trưởng vốn cao là cơ sở cho chi nhánh chủ động trong kinh doanh tiền tệ và ít phụ thuộc vào TW, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ ngân hàng, đồng thời giúp điêù hoà vốn trong hệ thống. Có được kết quả này là do nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh mà trước hết là cán bộ nhân viên làm việc tại các quỹ tiết kiệm và phòng huy động vốn. Đặc biệt, chi nhánh đã thành lập tổ thu tiền di động đến các địa điểm thu tiền của khách hàng bất kể trong hay ngoài giờ làm việc khi khách hàng có nhu cầu nộp tiền. Với nguồn vốn huy động được, NHĐT & PT Hà Tây đã đáp ứng một phần vốn đáng kể cho hoạt NguyÔn ThÞ Lan Líp 50142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2