Đề tài: Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tại Hà Tĩnh
lượt xem 28
download
Nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng tại Hà Tĩnh
- BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Dự án: “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” tại Hà Tĩnh (CBRIP - Community Based on Rural Infrastructure Projects) HÀ NỘI- 2012 1
- 2
- MỤC LỤC: I-GIỚI THIỆU..............................................................................................5 II-NỘI DUNG................................................................................................6 1. Mục tiêu..................................................................................................6 2. Phương pháp tiếp cận.........................................................................6 3. Trọng tâm.............................................................................................. 6 (1) Xây dựng năng lực..................................................................................................6 (2)Tăng quyền lực:.......................................................................................................7 4. Nguyên tắc............................................................................................. 7 Các chỉ tiêu đánh giá chính của dự án......................................................................8 5. Thực hiện...............................................................................................8 (1) Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư, quản lý dự án................................8 (2) Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo.....................................9 6.Kết quả.................................................................................................10 7.Thành công của dự án.........................................................................12 (1)Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là những người nghèo 12 8.Bình luận & Khuyến nghị.................................................................. 13 8.1. Bình luận..........................................................................................13 Dự án sau 9 năm thực hiện dự án đã thành công và đạt những thành quả ý nghĩa. Suốt quá trình thực hiện, dự án đã huy đồng được sự tham gia của cộng đồng với hơn 90% cộng đồng tham gia trong việc thực hiện các hoạt động huy động sức mạnh cộng đồng của dự án................................................................................................. 13 Dự án CBRIP đã thực sự là bạn đồng hành của người dân nghèo trong việc nâng cấp, đổi mới cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn ngày càng hiện đại. Từ đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa không ngừng được nâng lên, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo…...........................................................................................13 Trong số hàng trăm công trình trong chuỗi thực hiện của dự án CBRIP, có những công trình vượt lên tầm ý nghĩa của nó, trở thành một hình ảnh đẹp đẽ về tính nhân văn, ghi đậm dấu ấn trong lòng của những người dân nghèo. Điển hình như nhà văn hoá cộng đồng nông thôn, công trình vòi nước tự chảy và xây dựng trường mầm non cho con em xã nghèo… Có thể nói, dự án đã tạo ra bước đà để con người được phát triển hài hòa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, từ đó nâng cao đời sống ở nông thôn ngày một văn minh và hiện đại hơn.......................................................................................14 8.2. Khuyến nghị....................................................................................14 III- KẾT LUẬN...........................................................................................15 3
- 4
- I- GIỚI THIỆU Nông nghiệp - nông dân - nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân s ố sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh s ống nh ờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo s ự bền vững cho xã hội phát triển. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ch ủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng th ời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghi ệp v ới phát tri ển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt trong mọi sự thay đ ổi c ần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy m ọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng tam nông phát triển. Xuất phát từ bối cảnh trên và nằm trong chiến lược của Chính phủ, ngày 6 tháng 11 năm 2001, dự án " Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng" (CBRIP - Community Based on Rural Infrastructure Projects) đã được ký bản hiệp định tín dụng phát triển giữa Hiệp h ội Phát triển Quốc tế (IDA) với Chính phủ Việt Nam. Dự án CBRIP được thực hiện tại 13 tỉnh miền Trung trong đó có t ỉnh Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh dự án được triển khai trên địa bàn 88 xã nghèo thuộc 5
- 8 huyện và 1 thành phố (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Th ạch Hà, Can L ộc, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh) với thời gian thực hiện 9 năm (2001-2009) với tổng kinh phí thực hiện khoảng 17,211 triệu USD (tương đương 300 tỷ đồng) trong đó nhiều nhất là vốn của Ngân hàng Thế giới, còn lại khoảng 1/4 đóng góp của người dân hưởng lợi chủ yếu bằng công lao động. II- NỘI DUNG 1. Mục tiêu Dựa án thực hiện ba mục tiêu lớn như: - Tăng cường năng lực của những xã nghèo về phân cấp quản lý, l ập k ế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và quản lý các hoạt động phát triển; - Xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, dựa trên cơ sở cộng đồng tại những xã này; - Tạo thu nhập trực tiếp cho người nghèo bằng cách tạo công ăn việc làm cho họ thông qua việc thuê nhân công làm công trình xây dựng. 2. Phương pháp tiếp cận Sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Với phương pháp tiếp cận này, người dân thụ hưởng tại địa ph ương được tạo cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định cũng như triển khai các dự án phát triển tại địa phương mình. 3. Trọng tâm (1) Xây dựng năng lực Dự án đã xây dựng một quy trình chuẩn hóa nh ằm hướng d ẫn ng ười dân địa phương cách thức tham gia vào quá trình ra quyết định. Quy trình này dựng một số diễn đàn cho người dân cùng tham gia, như tổ chức các cuộc họp tham vấn địa phưởng để cùng nhau xác định và lựa chọn cơ sở hạ tầng cần thiết mà Dự án cần tài trợ. Các tuyên truy ền viên tại c ộng 6
- đồng được huy động nhằm hỗ trợ người dân địa phương tự đưa ra các quyết định phát triển tại địa phương mình với ngân sách đã được phân b ổ và công khai. Người dân thụ hưởng được đào tạo các kỹ năng xác định các cơ sở hạ tầng cần thiết cũng như kỹ năng giám sát chất lượng các dự án phát triển quy mô nhỏ tại địa phương. Lần đầu tiên, lãnh đạo c ấp xã đ ược ch ỉ định là đơn vị triển khai các dự án phát triển của địa phương mình. Đ ồng thời, các hoạt động xây dựng năng lực được triển khai nhằm đảm bảo các cấp liên quan có đủ khả năng quản trị các vấn đề khác nhau trong quá trình triển khai dự án, bao gồm quản trị tài chính, quản trị mua s ắm và quản trị chất lượng theo các yêu cầu cơ bản mà Ngân hàng Th ế giới có thể chấp nhận. (2)Tăng quyền lực: Sau khi được tập huấn, đào tạo các kỹ năng cần thiết thì người dân được tham gia vào qua trình ra quyết định, nêu nguyện vọng, các nhu c ầu của mình, các mục tiêu của dự án,… Từ đó xã sẽ căn cứ vào đó để xác định mục tiêu, mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án, l ựa chọn các nhà thầu, giám sát và thanh toán, ... thông qua các cuộc h ọp dân. Xã được làm chủ đầu tư, được trao quyền làm chủ các dự án với s ự tham gia đóng góp ý kiến của dân. Tất cả các dự án h ạ tầng c ơ sở d ựa trên những nhu cầu lợi ích của dân. 4. Nguyên tắc - Trao quyền cho người dân địa phương. Dự án phát huy sự tham gia của người dân trong việc lập kế hoạch, lựa chọn cơ sở hạ tầng, giám sát, đánh giá, duy tu, bảo dưỡng công trình. Xã được làm chủ đầu tư. 7
- - Lấy xây dựng cơ sở hạ tầng là trọng tâm: Trong tâm của dự án này là xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng quan trọng, dựa trên nhu cầu của người dân. - Đặt mục tiêu vào người dân địa phương: Dự án được thiết kế hướng tới những người hưởng lợi ở địa phương, trong đó có phụ nữ và người nghèo. - Tính bền vững. Dự án nhấn mạnh vào nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cho cộng đồng và cho người dân trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án. Các chỉ tiêu đánh giá chính của dự án. • Mức độ tham gia của các đối tượng trong việc lập kế hoạch và l ựa ch ọn cơ sở hạ tầng; • Số lượng công trình dân dụng ký hợp đồng với các xã và áp dụng đ ấu thầu cạnh tranh • Số lượng các hộ được tiếp cận với cơ sở hạ tầng thiết yếu; • Số lượng các nhóm duy tu bảo dưỡng được thành lập • Mức độ cải thiện mức sống theo ý kiến người hưởng lợi Số lượng ngày công người dân tham gia lao động xây dựng dự án địa phương và số tiền mà họ kiếm được. 5. Thực hiện (1) Nâng cao năng lực lập kế hoạch đầu tư, quản lý dự án - Thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền cho người dân hưởng lợi về những quy định của dự án. - Tổ chức 5 cuộc tập huấn về xây dựng cơ bản, chính sách môi trường, đền bù tái định cư và hành động dân tộc thiểu số, tài chính kế toán, th ủ tục giải ngân, giám sát cộng đồng và nhóm duy tu bao dưỡng công trình 8
- cho 5 xã mới bổ sung dự án và tập huấn lại cho cán bộ các xã còn y ếu, gồm 256 lượt người tham gia. (2) Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã nghèo Thực hiện công tác xây dựng cơ bản đạt theo đúng yêu cầu đề ra, các công trình phát huy tác dụng tốt. Số công trình đã nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng là 102 công trình, đã quyết toán xong 84 công trình. T ổng số công trình đã ký hợp đồng cung cấp vốn là 283 tiểu dự án. Tổng số vốn đầu tư cho các công trình h ạ tầng cơ sở trong d ự án chiếm khoảng 80% đầu tư trực tiếp cho các xã và dùng cho các công trình thuộc cấp xã. Như vậy, Xã được giao là "Chủ dự án" của t ất c ả các công trình được thực hiện tại xã. Số vốn còn lại (20%) sẽ đầu t ư cho các công trình cấp huyện. Đặc biệt là quyền quyết định và trách nhiệm liên quan đến việc lập kế hoạch xã được thông báo một lần toàn bộ ngu ồn v ốn được hưởng để phân bổ theo mục tiêu do dân lựa chọn và tổ ch ức thực hiện trong thời gian 3 năm, thực hiện và quản lý các công trình c ấp xã s ẽ thuộc về những xã đó quyết định như: Mức độ phân bổ tài chính, lựa chọn các tiểu dự án cấp xã thuộc tách nhiệm của Ban quản lý dự án cấp xã, xã sẽ lựa chọn các nhà thầu, giám sát và thanh toán, ... Trong dự án CBRIP, có ít nhất 80% hộ gia đình tham gia vào các cu ộc họp thôn, nhìn chung phần lớn dân cư trong khu vực dự án triển khai đã nắm được những thông tin cơ bản về dự án nh ư tên dự án, các h ạng m ục công trình hạ tầng cơ sở đầu tư, nắm được trách nhiệm tham gia của người dân, thậm chí nắm được những thông tin sâu như các ưu tiên của dự án đối với đối tượng, thông tin về quản lý cộng đồng, quy ền và nghĩa vụ duy tu bảo dưỡng công trình, thông tin về các chính sách dự án. Nhờ đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư khá mạnh ngay từ giai đoạn đầu. 9
- Dự án CBRIP tổ chức một mạng lưới riêng để thực hiện công tác truyền thông, gồm cán bộ điều phối ở cấp quản lý và mạng lưới tuyên truyền viên rộng khắp tới tận thôn b ản. Đội ngũ tuyên truyền viên cộng đồng được chọn lựa từ chính những người dân địa phương, có thế mạnh về ngôn ngữ dân tộc và hiểu rõ phong tục tập quán của đồng bào. Đội ngũ này được tập huấn nghiệp vụ và được trả lương hoặc trợ cấp để thực hiện công việc truyền thông. Phương thức làm việc của tuyên truyền viên là tổ chức sinh hoạt cộng đồng, dùng loa phóng thanh tuyên truyền di động, in khẩu hiệu trên áo của các tuyên truyền viên hoặc viết lên bảng, dán áp phích quảng cáo ở những địa điểm trung tâm cộng đồng. Để nâng cao chất lượng sử dụng thông tin quản lý, CBRIP đào t ạo cho cán bộ và cán bộ kỹ thuật huyện, xã về các kỹ năng hỗ trợ cộng đồng, thủ tục về mua sắm và vốn đầu tư XDCB, kế toán và quản lý tài chính, giám sát cộng đồng, vận hành và duy tu bảo dưỡng các công trình XDCB. Mỗi khóa đào tạo từ 2-3 ngày. Theo đánh giá, các hoạt động đào tạo do các dự án tổ chức có chất lượng tốt, đã giúp nâng cao năng l ực c ả về quản lý và kỹ thuật cho cán bộ xã và huyện. Trong dự án CBRIP, đội ngũ cán bộ này sau khi được đào tạo sẽ chuyển giao các thông tin kỹ thuật cho người dân thôn bản. 6. Kết quả Tổng số người được thụ hưởng từ dự án CBRIP chiếm 32,04% dân số toàn tỉnh. Thông qua chương trình của dự án, người dân địa phương cũng được tham gia thực hiện dự án bằng cách đóng góp ngày công lao động, sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại chỗ vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vừa nhằm mục đích khấu trừ vào tiền đóng góp 5% vốn đối ứng. Đến nay, dự án CBRIP Hà Tĩnh đã gi ải ngân các ngu ồn v ốn 10
- đạt 294.045,58 triệu đồng, trong đó vốn IDA: 232.845,06 triệu đồng (đạt 98,57%); vốn đối ứng: 61.200,52 triệu đồng (đạt 99,66%). Dự án đã đầu tư xây dựng được 1.200 công trình cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp 306 km đường giao thông nông thôn, xây mới và nâng cấp 87 cầu, cống lớn nhỏ trên các tuyến đường trọng yếu, cải tạo nâng cấp 72 tiểu dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho trên 8 nghìn ha đ ất s ản xu ất nông nghiệp và đời sống dân sinh; xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho 3 xã thiếu nước sinh hoạt; xây mới 126 công trình hạ tầng giáo dục; hàng chục trạm y tế, nhà văn hóa; chợ nông thôn... Đồng thời, t ạo vi ệc làm tăng thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn nghèo. D ự án cũng đã huy động người dân tham gia bằng ngày công lao động của mình, khai thác nguyên vật liệu tại chỗ bán cho dự án dùng để đối ứng. Trong số hàng trăm công trình trong chuỗi thực hiện của dự án CBRIP, có những công trình vượt lên tầm ý nghĩa của nó, trở thành m ột hình ảnh đẹp đẽ về tính nhân văn, ghi đậm dấu ấn trong lòng của nh ững người dân nghèo. Chẳng hạn như: nhà văn hoá cộng đồng nông thôn, công trình vòi nước tự chảy và xây dựng trường mầm non cho con em xã nghèo. Có thể nói, dự án đã tạo ra bước đà để con người được phát tri ển hài hòa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, từ đó nâng cao đ ời s ống ở nông thôn ngày một văn minh và hiện đại hơn. Điển hình nhất là công trình xây dựng nhà văn hóa cộng đồng thôn, xã tại vùng dự án. Dù suất đầu tư ch ỉ từ 80- trên 100 triệu đồng mỗi nhà văn hóa nhưng giá trị về mặt ý nghĩa dân sinh lại lớn hơn nhiều lần. Bởi, nhà văn hoá chính là bi ểu t ượng c ủa nền văn hoá cộng đồng người Việt. Đây là nơi hội h ọp, sinh ho ạt c ủa c ư dân trong vùng, cũng là nơi lưu giữ tất cả những giá trị tinh th ần t ừ đời này sang đời khác. Qua đó giúp họ có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau, truyền lại cho nhau những kinh nghiệm về sản xuất cũng như kiến thức 11
- pháp lý, xã hội. Chính vì thế, có đến 132 tiểu dự án trong số 539 tiểu dự án xây dựng nhà văn hóa cộng đồng. 7. Thành công của dự án (1) Tăng cường sự tham gia của người dân, đặc biệt là những người nghèo Với cách tiếp cận mới: “Trao quyền làm chủ đầu tư cho cấp xã”, hay nói cách khác là giao cho xã và người dân trong xã các quyền phân bổ nhân lực; lựa chọn công trình đầu tư; tổ chức thực hiện; giám sát kiểm tra; khai thác, sử dụng và duy tu, bảo dưỡng công trình. Qua đó đã nâng cao năng lực quản lý hành chính ở cấp xã, thực hiện dân ch ủ ở cấp cơ s ở, tăng tính minh bạch trong sử dụng vốn tại các cấp và khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng... Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ cho việc th ực hiện chương trình phát triển nông thôn do Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài tài trợ, kể cả những chương trình 135. Bởi vì người dân địa phương, bao gồm cả phụ nữ đều có quyền tham gia đóng góp ý kiến quyết định các cơ sở h ạ tầng cộng đ ồng đ ược tài tr ợ bởi dự án, do đó thái độ và trách nhiệm làm ch ủ của mỗi người đều đ ược nâng cao, nhờ đó đảm bảo sự bền vững của các công trình. (2) Quản lý và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng có hiệu quả Dự án đã mang lại hiệu quả lớn, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giúp người dân ti ếp cận dễ dàng hơn đối với các dịch vụ xã hội, nâng cao đi ều ki ện s ống cho người dân trong vùng dự án. (3) Tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là những người dân nghèo Dự án đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong suốt nh ững năm thực hiện dự án, người dân trong vùng đã tham gia được 201.324 ngàn công lao động, tính ra tiền được hơn 7,5 tỷ đồng, khai thác nguyên 12
- vật liệu tại chỗ bán cho dự án được gần 6 tỷ đồng. Số tiền thu từ ngày công lao động và bán vật liệu dùng để đối ứng 5% của người hưởng lợi và tăng thu nhập, cải thiện đời sống. (4) Hiệu quả xã hội Dự án mang lại những hiệu quả không nhỏ về mặt xã hội. V ới cách tiếp cận mới, dự án đã giành những ưu tiên cao nhất để nâng cao năng lực thực hiện việc phân quyền và trao quyền cho cấp cơ sở. D ự án đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ, mức sống, thu nhập, sức khỏe cho người dân tộc thiểu số thay đổi tập quán sản xuất, tận dụng các cơ hội vươn lên sản xuất làm giàu, khẳng định vị thế của đồng bào trong xã hội. Việc người hưởng lợi của địa phương (nhóm giám sát cộng đồng) tham gia quản lý giám sát công trình đã giúp giảm thiểu những vấn đề tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu t ư xây dựng công trình, đảm bảo được tính minh bạch và giác ngộ ý th ức c ủa người dân địa phương về tự chịu trách nhiệm, bảo dưỡng, giữ gìn và phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư. 8. Bình luận & Khuyến nghị 8.1. Bình luận Dự án sau 9 năm thực hiện dự án đã thành công và đạt những thành quả ý nghĩa. Suốt quá trình thực hiện, dự án đã huy đồng được sự tham gia của cộng đồng với hơn 90% cộng đồng tham gia trong việc thực hiện các hoạt động huy động sức mạnh cộng đồng của dự án. Dự án CBRIP đã thực sự là bạn đồng hành của người dân nghèo trong việc nâng cấp, đổi mới cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn ngày càng hiện đại. Từ đó, chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa không ngừng được nâng lên, giúp người dân 13
- tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo… Trong số hàng trăm công trình trong chuỗi thực hiện của dự án CBRIP, có những công trình vượt lên tầm ý nghĩa của nó, trở thành một hình ảnh đẹp đẽ về tính nhân văn, ghi đậm dấu ấn trong lòng của những người dân nghèo. Điển hình như nhà văn hoá cộng đồng nông thôn, công trình vòi nước tự chảy và xây dựng trường mầm non cho con em xã nghèo… Có thể nói, dự án đã tạo ra bước đà để con người được phát triển hài hòa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, từ đó nâng cao đời sống ở nông thôn ngày một văn minh và hiện đại hơn. 8.2. Khuyến nghị Từ thực trạng trên, nhóm đề xuất một số khuyến nghị chủ yếu để tiếp tục phát huy sự thành công của dự án: - Tổ chức thêm các lớp tập huấn đào tạo các kỹ năng cho người dân để họ có thể quyết định các dự án, cán bộ tham gia, các mục tiêu,… - Nâng cao nhận thức và tăng cường hoạt động nâng cao hiểu bi ết chung về ý nghĩa việc tham gia của cộng đồng của các bên liên quan. - Đơn giản hóa và làm rõ các hướng dẫn cụ thể về lập kế hoạch và quản lý dự án có sự tham gia của người dân cho cán bộ dự án. 14
- III- KẾT LUẬN Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển với đường lối ch ủ đạo là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm vừa qua, nhận th ức được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động để đưa khu vực này cũng như nông nghiệp và nông dân phát tri ển đi lên. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới hiện nay đang gặp phải nhiều vấn đề và cần sự quan tâm, tập trung các nguồn lực của Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và sự tham gia của tất cả người dân. Trong đó, việc phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn là một yếu tố trọng yếu quy ết định sự phát triển của khu vực này theo hướng công nghiệp hóa. Dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng ” đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra lúc bấy giờ. Thành công của dự án CBRIP trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng cũng nh ư trên 13 tỉnh miền Trung trong quá trình triển khai th ực hiện đã đem l ại những hiệu quả đặc biệt quan trọng cho cộng đồng h ưởng lợi, t ạo bộ mặt mới cho khu vực nông thôn và những hiệu quả phát triển bền vững lâu dài. Tìm hiểu về dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng ” giúp chúng ta đưa ra những nhận định về sự thành công cũng nh ư h ạn ch ế của dự án, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp cũng như định hướng để khắc phục hạn chế, phát huy những mặt tích cực của dự án, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng. 15
- IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS.TS. Mai Thanh Cúc, Bài giảng Phát triển cộng đồng 2. Chương trình tiếp cận cộng đồng Đông Nam Á SEACAP 15, “Sự tham gia của cộng đông trong giao thông nông thôn”, Báo cáo cuối cùng. 3. http://agriviet.com/nd/3290-ha-tinh:-hieu-qua-du-an-cbrip/ 4. http://www.drvn.gov.vn/webdrvn/index.php?q=content/giao-thong- nong-thon-trong-cong-cu%E1%BB%99c-xay-d%E1%BB%B1ng- nong-thon-m%E1%BB%9Bi-va-hi%E1%BB%87n-d%E1%BA%A1i- hoa-nong-thon-0 5. Một số trang web khác…. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở Tân Thành
21 p | 255 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
78 p | 121 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
115 p | 93 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị tại huyện Tháp Mười
117 p | 40 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đăk Lăk
99 p | 48 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
64 p | 52 | 7
-
Ngành công nghiệp không khói hiện đại và đầu tư cho hạ tầng cơ sở với công tác hạch toán
63 p | 73 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Đắk Lắk
26 p | 21 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư hạ tầng cơ sở y tế bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình
113 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
26 p | 42 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đồng Văn 2 – Duy Tiên, Hà Nam
21 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
29 p | 67 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011–2013
91 p | 75 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
137 p | 17 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
27 p | 71 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với tiến độ thi công các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
125 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn