intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Chia sẻ: Tran Van Chuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:67

122
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo số liệu thống kê, năm 2010 số lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.700.000 lượt khách, tăng 104,66% so với năm 2006, tăng bình quân 28,132%/năm. Trong đó, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như khách Trung Quốc đạt 260.000 lượt khách, tăng 47% so với năm 2006, khách Úc đạt 92.939 lượt khách, tăng 25%, khách Pháp đạt 116.034 lượt khách, tăng 23%, khách Nhật Bản đạt 117.475 lượt khách, tăng 13%. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 10.600.000 lượt khách, tăng 116,33% so với cùng kỳ năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

  1. KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Nhiệm Nhóm 3: Nguyễn Thị Vân Anh – Nhóm trưởng Nguyễn Thị Hà Trần Thu Huyền Lê Xuân Khánh Dương Thị Thảo Đỗ Thị Hải Ninh Phạm Thị Kim Dung Phạm Đức Trung Lớp: Kế hoạch 52A
  2. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM STT Họ tên A B C D 1 Nguyễn Thị Vân Anh X 2 Nguyễn Thị Hà X 3 Trần Thu Huyền X 4 Dương Thị Thảo X 5 Lê Xuân Khánh X 6 Đỗ Thị Hải Ninh X 7 Phạm Thị Kim Dung X 8 Phạm Đức Trung X MỤC LỤC PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 1 II. Công tác quản lý hoạt động du lịch 2 1. Hoạt động lữ hành 2 2. Hoạt động cơ sở lưu trú 3 3. Công tác xúc tiến du lịch 4 4. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch 4 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  3. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI I. Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 5 1. Thị trường khách du lịch 5 1.1. Khách quốc tế 6 1.2. Khách nội địa 6 2. Tổng thu từ du lịch 7 3. Sản phẩm du lịch 7 4. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch 8 4.1. Cơ sở lưu trú 9 4.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực 10 4.3. Cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan 10 4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá 11 4.5. Phương tiện vận chuyển khách du lịch 12 5. Nguồn nhân lực du lịch 13 6. Đầu tư phát triển du lịch 14 6.1. Phát triển sản phẩm du lịch 14 6.2. Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch 16 6.3. Đầu tư xây dựng các tour, chương trình du lịch 17 7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 18 8. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch 19 II. Phân tích tiềm năng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 20 1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn 20 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  4. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 1.1. Vị trí địa lý 20 1.2. Địa hình 20 1.3. Khí hậu, thủy văn 20 1.3.1. Khí hậu 20 1.3.2. Thủy văn 21 2. Tiềm năng du lịch gắn với đất 21 2.1. Vùng núi Ba Vì 21 2.2. Vùng núi Nương Ngái-Hương Sơn 22 2.3. Hệ thống hồ nước 22 2.4. Không gian nông nghiệp 24 3. Tiềm năng du lịch không gắn với đất 24 3.1. Di tích lịch sử - văn hoá 24 3.2. Lễ hội 26 3.3. Các làng nghề thủ công 27 3.4. Văn hóa ẩm thực 28 3.5. Các tiềm năng du lịch nhân văn khác 28 III. Phân tích những thuận lợi - khó khăn và cơ hội - thách thức cho sự phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội (SWOT) 30 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  5. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 IV. Cây vấn đề 31 PHẦN 3: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ DỰ BÁO VỀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN I. Mục tiêu phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 32 1. Cây mục tiêu 32 2. Khung logic 33 II. Dự báo các chỉ tiêu phát triển 35 1. Dự báo về khách du lịch 35 2. Dự báo về Tổng thu từ du lịch 36 3. Dự báo về chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư trong du lịch 38 4. Dự báo về nhu cầu khách sạn 39 5. Nhu cầu lao động 40 PHẦN 4: CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 I. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực 42 II. Các chương trình ưu tiên đầu tư 42 1. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 42 2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội 43 3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 43 4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 43 5. Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ du lịch 43 6. Bảo vệ môi trường du lịch 44 7. Các lĩnh vực khác 44 PHẦN 5: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 45 1. Mục tiêu 45 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  6. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 1.1. Mục tiêu chung 45 1.2. Mục tiêu cụ thể 45 2. Thời gian thực hiện 45 3. Hoạt động 46 3.1. Dự án 1: Định vị sản phẩm du lịch đặc thù 46 3.2. Dự án 2: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội 47 3.3. Dự án 3: Quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội 48 II. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hà Nội 49 1. Mục tiêu 49 1.1. Mục tiêu chung 49 1.2. Mục tiêu cụ thể 49 2. Thời gian thực hiện 50 3. Hoạt động 50 3.1. Dự án 1: Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội 50 3.2. Dự án 2: Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội 50 3.2.1. Quảng bá qua mạng Internet 50 3.2.2. Quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng 52 3.3. Dự án 3: Tổ chức các chương trình, các festival du lịch và tham gia vào các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa cả trong và ngoài nước. 52 III. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành du lịch Hà Nội 53 1. Mục tiêu 53 1.1. Mục tiêu chung 53 1.2. Mục tiêu cụ thể 53 2. Thời gian thực hiện 53 3. Hoạt động 53 3.1. Dự án 1: Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội 53 3.2. Dự án 2: Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng 54 3.3. Dự án 3: Cải tạo hệ thống cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội 54 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  7. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 IV. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 55 1. Mục tiêu 55 1.1. Mục tiêu chung 55 1.2. Mục tiêu cụ thể 55 2. Thời gian thực hiện 55 3. Hoạt động 55 V. Phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch 56 1. Mục tiêu 56 1.1. Mục tiêu chung 56 1.2. Mục tiêu cụ thể 56 2. Thời gian thực hiện 56 3. Hoạt động 56 3.1. Dự án 1: Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có 56 3.2. Dự án 2: Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới 57 VI. Bảo vệ môi trường du lịch 58 VI.1. Mục tiêu 58 VI.2. Thời gian thực hiện 58 VI.3. Hoạt động 58 3.1. Dự án 1: Xử lý, cải tạo các sông hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội 58 3.2. Dự án 2: Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp 59 VII. Các chương trình khác 60 VII.1. Mục tiêu 60 VII.2. Thời gian thực hiện 60 Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  8. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 VII.3. Hoạt động 60 3.1. Dự án 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố 60 3.2. Dự án 2: Bổ sung các văn bản cần thiết trong hoạt động quản lý 61 PHẦN 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN a.i.I. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 62 a.i.II. Các sở ban ngành liên quan 62 a.i.III. Ủy ban nhân dân cấp huyện 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về lượng khách du lịch giai đoạn 2006 – 2010 1 Bảng 2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 1 Bảng 3 Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 5 Bảng 4 Hiện trạng tổng thu từ du lịch 7 Bảng 5 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010 9 Bảng 6 Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú năm 2010 9 Bảng 7 Ma trận SWOT Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  9. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 30 Bảng 8 Dự báo khách du lịch đến Hà Nội đến năm 2015 36 Bảng 9 Dự báo Tổng thu từ du lịch của Hà Nội đến năm 2015 37 Bảng 10 Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 38 Bảng 11 Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 39 Bảng 12 Dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội đến năm 2015 40 Bảng 13 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015 41 Bảng 14 Dự báo nhu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo của Hà Nội đến năm 2015 41 Bảng 15 Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực 42 CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ Bình quân BYT Bộ Y tế CSHT Cơ sở hạ tầng CT Chương trình Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  10. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 DL Du lịch HN Hà Nội KT-XH Kinh tế-xã hội LK Lượt khách NCPT Nghiên cứu phát triển NVS Nhà vệ sinh QCVN Quy chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VSTP Vệ sinh thực phẩm XTDL Xúc tiến du lịch Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  11. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về lượng khách du lịch giai đoạn 2006 – 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2010 So sánh năm 2010/2006 (%) - Khách du lịch Lượt 6.010.000 12.300.000 204,66% khách + Khách quốc tế Lượt 1.110.000 1.700.000 153,15% khách + Khách quốc tế lưu Lượt 1.110.000 1.228.000 110,63% trú khách + Khách nội địa Lượt 4.900.000 10.600.000 216,33% khách - % GDP du lịch trong % 3,72% 3,50% 94,09% GDP toàn thành phố (Nguồn : Sở VHTT và DL HN) Theo số liệu thống kê, năm 2010 số lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.700.000 lượt khách, tăng 104,66% so với năm 2006, tăng bình quân 28,132%/năm. Trong đó, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như khách Trung Quốc đạt 260.000 lượt khách, tăng 47% so với năm 2006, khách Úc đạt 92.939 lượt khách, tăng 25%, khách Pháp đạt 116.034 lượt khách, tăng 23%, khách Nhật Bản đạt 117.475 lượt khách, tăng 13%. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 10.600.000 lượt khách, tăng 116,33% so với cùng kỳ năm 2006, tăng bình quân 23,266%/năm. Bảng 2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 Khối Số Số Công suất sử dụng khách lượng phòng sạn 2008 2010 So sánh 2008 2010 So sánh 2008 2010 So sánh 2010/2008 2010/2008 (%) (%) 2010/2008 5 sao 9 11 122,22% 2829 3.841 135,77% 59,22 61,14 103,24% 4 sao 6 10 166,67% 1136 1.655 145,69% 67,39 54,45 80,8% 3 sao 21 26 123,81% 1782 2.131 119,58% 78,84 62,26 78,97% 2 sao 98 99 101,02% 2935 3.004 102,35% 70,71 63,82 90,26% 1 sao 66 64 96,97% 1087 974 89,60% 63,48 50,95 80,26% BQ 67,93 58,52 86,15% (Nguồn : Sở VHTT và DL HN) Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  12. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2008. Công suất buồng phòng toàn khối đạt khoảng 58,52%, giảm 13,85% so với năm 2008. Riêng khối khách sạn 5 sao công suất buồng phòng tăng 3,24% cho thấy nhu cầu của khách du lịch đối với các dịch vụ cao cấp ngày càng tăng lên. II. Công tác quản lý hoạt động du lịch - Đã tổ chức buổi làm việc với Tổng cục Du lịch về kết quả công tác du lịch năm 2010 và những kiến nghị, đề xuất về các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước về du lịch. - Phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội, Công an Thành phố, Tổng cục Du lịch thống nhất số liệu thống kê lượng khách quốc tế đến Hà Nội qua các năm. - Làm việc với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc ký kết biên bản hợp tác giữa UBND Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. 1. Hoạt động lữ hành - Trong năm 2010 đã thẩm định 55 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 550 hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa. - Phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành kinh doanh, vận chuyển khách Trung Quốc. - Phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội, Công an huyện Sóc Sơn, An ninh sân bay quốc tế Nội Bài giải quyết tình trạng cò mồi, taxi dù lừa, ép giá khách du l ịch quốc tế tại sân bay Nội Bài. - Phối hợp với Thanh tra liên ngành chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xích lô trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay hoạt động xích lô cơ bản đã ổn định, trật tự theo quy định của thành phố. - Đã thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch: lữ hành, cơ sở lưu trú, vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch của các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trong năm 2010 đã tập trung kiểm tra việc hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch: múa rối nước Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Đền Ngọc Sơn…. 2. Hoạt động cơ sở lưu trú - Đã tiến hành thẩm định mới và thẩm định lại 75 khách sạn từ 1 đến 5 sao: 12Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  13. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 + Tham gia phối hợp cùng đoàn thẩm định của Tổng cục du lịch tiến hành thẩm định 05 khách sạn trong đó có 02 khách sạn 5 sao: Grand Plaza, Crowne Plaza; 03 khách sạn 4 sao: Prestige Hà Nội, Mường Thanh – Xa La, Mercure. Thẩm định lại 10 khách sạn trong đó có 05 khách sạn 3 sao: Công Đoàn, Danly, Hòa Bình, Nhà hát Thăng Long, Asean – Chùa Bộc; 01 khách sạn 4 sao: Fortuna; 03 khách sạn 5 sao: Daewoo, Hilton Hà Nội, Sofitel Plaza. Kiểm tra lại khách sạn 3 sao Kim Liên. Nâng hạng 3 sao cho 02 khách sạn: Bảo Khánh; Điện Lực. Thẩm định xếp hạng căn hộ cao cấp Crowne Plaza. + Ra quyết định công nhận 25 khách sạn trong đó hạng 1 sao cho 09 khách sạn: Thanh Lịch - Yên Thái; Ấn Tượng - Hai Bà Trưng; Lefoyer; Hoàng Anh; Victory; Tràng An Plaza- An Dương Vương; HaNoi Elite; Việt; Nam Trung. Thẩm định 02 nhà nghỉ du lịch Zysk; Frendly. Ra quyết định công nhận hạng 2 sao cho 14 khách sạn: Hà Nội Emotion; Thanh Lịch - Mã Mây; Thanh Lịch - Lò - Sũ; Thanh Lịch - Hàng Bông; Hoa Đô; Anise; Duy Anh; Hà Nội Happy; Lâm Ký; Hồ Vàng; Hoàn Hao - Ha Đông; Tâm; Demantoid; Sydney. Thẩm định lại 32 khách sạn, trong đó có 23 khách sạn 2 sao: Thể Thao; Văn Miếu; Mường Thanh; Khoang Xanh; De Syloia; Eden - Minh Thúy; Phương Đông 1; Hạ Long; Bình Minh; Tiến Thúy; Newtatco 19/5; 325 Giảng Võ; Tràng An Plaza - Hàng Bún; Đông Đô; Kim Anh; 1A Tăng Bạt Hổ; Nhật Tiên; Patinum II; Hoàng Long; Santa; Thành Công; Hoàng Ngọc; 23 Lê Thánh Tông. Có 09 khách sạn 1 sao Đức Thịnh; Duy Tân; Vân Hồ 2; Win - Hàng Hành. Thanh Lịch Hạ Long; Tân Thịnh; Tràng An - Hàng Cháo; Thanh Lịch -117 Phố Huế; Hoàng Ngọc. - Thẩm định 06 nhà hàng đạt chuẩn: Nhà hàng Bách Giai, Hapro Bốn mùa: 38- 40 Lý Thái Tồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội; 353 Phố Huế - Hai Bà Trưng; 35 Nguy ễn Chí Thanh - Ba Đình; 16 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa; 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm. - Cấp sửa đổi 02 giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam cho Công ty TNHH Khách sạn Lotte, Hàn Quốc và Công ty TNHH Hoàn Hảo. - Có văn bản chấn chinh việc mạo nhận hạng sao khách sạn; yêu cầu các khách sạn quảng cáo theo đúng loại hạng được công nhận và thông báo đăng ký d ịch vụ kinh doanh có điều kiện trước khi hoạt động. - Có công văn gửi các doanh nghiệp du lịch hướng dẫn về khen thưởng doanh nghiệp năm 2010. 13Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  14. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và chi đạo các cơ sở lưu trú thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh, nghiêm túc triển khai qui định về trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn VSTP... liên lạc qua e-mail, điện thoại và thông báo trên website để giảm chi phí giấy tờ. 3. Công tác xúc tiến du lịch: - Hoạt động xúc tiến du lịch: + Tham gia kỳ họp của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á -Thái Bình Dương (TPO) vào tháng 9/2010 tại Đại Liên, Trung Quốc; của Hội đồng XTDL châu Á (CPTA) vào tháng 10/2010 tại Jakarta - Indonesia. + Tổ chức đoàn công tác ký kết hợp tác phát triển du lịch và khảo ssats mố số điểm tham quan du lịch tại Việt Bắc, hỗ trợ phát triển tuyến du lịch Cao nguyên đá Đồng văn, khảo sát liên kết phát triển du lịch tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế. - Hoạt động thông tin tuyên truyền + Đã phối hợp với kênh truyền hình cáp TVM (kênh tư vấn tiêu dùng và đ ầu t ư tài chính) quay một số lễ hội đặc sắc, di tích lịch sử như: chùa Trăm Gian, chùa Đậu, đền Và, gò Đống Đa… + Xuất bản định kỳ Bản tin Du lịch Hà Nội hàng quý. Đăng tải, cập nhật thông tin về du lịch trên website du lịch Hà Nội và trên các kios điện tử. 4. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch - Hoàn thành dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Ba Vì. Khảo sát một số di tích, lễ hội phục vụ xây dựng đề cương đề án khai thác phát triển du l ịch t ại một số di sản văn hóa và làng nghề. - Tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại các huy ện Gia Lâm, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây. PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI I. Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 1. Thị trường khách du lịch 14Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  15. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Nằm ở vị trí địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá cao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nội địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 5,34 triệu lượt khách tăng 1,40 lần so với năm 2000 trong đó 1,11 triệu lượt khách quốc tế; năm 2009 đón 10,25 triệu lượt khách, năm 2010 đón 12,30 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với năm 2009, trong đó khách quốc tế đạt 1,70 triệu lượt. Hà Nội là trung tâm phân phối khách chủ yếu của vùng phía Bắc, đặc biệt đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng: Khách du lịch từ Hà Nội chiếm 80-90%. Mức gia tăng lượng khách tới Hà Nội 12,49%/năm giai đoạn 2000-2010 trong đó khách quốc tế tăng 11,82% và khách du lịch nội địa tăng 12,6%. Du lịch Hà Nội chiếm khoảng 15-16% thị phần khách trong tổng lượng khách đi lại giữa các địa phương trong toàn quốc và thị phần này không ngừng gia tăng. Bảng 3: Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 Đv tính: Lượt khách (1000 người) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng BQ 2006- 2010 1 Lượng khách du 6.010 6.700 8.970 10.25 12.300 18,16% lịch 0 Khách nước ngoài 1.110 1.300 1.300 1.050 1.700 8,91% 1.1 Khách nước ngoài 1.110 1.300 1.300 1.050 1.228 2,05% có lưu trú 1.2 Khách trong nước 4.900 5.400 7.670 9.200 10.600 20,17% 2 Cơ cấu trong tổng số khách 2.1 Khách nước ngoài 18,47 19,40 14,49 10,24 13,82 % % % % % 2.2 Khách trong nước 81,53 80,60 85,51 89,76 86,18 % % % % % (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) 1.1. Khách quốc tế Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế ở mức ổn định trong những năm gần đây, đạt khoảng 11,82%/năm (giai đoạn 2000-2010). Năm 2000 Hà Nội đón 0,56 triệu l ượt khách quốc tế; năm 2005 đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,98 lần năm 2000; Năm 2010, cùng với thắng lợi của sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đón đ ược 1,7 triệu lượt khách quốc tế. Về mục đích du lịch của khách du lịch quốc tế: khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, lịch sử; lễ hội, du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề. Khách du lịch đến Hà Nội và các vùng phụ cận thông qua Hà Nội theo các mục 15Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  16. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 đích trên chiếm trên 75% tổng số khách. Khách du lịch theo mục đích thương mại chiếm gần 25% tổng số khách. Có 10 thị trường chiếm 75-80% tổng số khách vào Hà Nội. 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore. 1.2. Khách nội địa Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm 15% tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng ổn định, giai đoạn năm 2000-2010 khoảng 12,6%/năm. Năm 2005 đón 4,23 triệu lượt khách; năm 2010 đón được 10,6 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 2,5 lần. Khách nội địa đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn thành phố và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận như tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo; thăm thân; du lịch thương mại; nghỉ dưỡng, tham quan danh thắng... Về thời gian lưu trú trung bình của khách: đối với khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú trung bình là 2,1 ngày; khách nội địa khoảng 1,6 ngày. Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42-45% tổng lượng khách đến với toàn vùng đồng bằng sông Hồng và luôn cao hơn so với các trọng điểm du lịch khác. Tốc độ tăng trưởng về thị trường khách nội địa và quốc tế cao. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò đ ầu tàu c ủa Hà Nội trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam. 2. Tổng thu từ du lịch Theo báo cáo của Sở VHTTDL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2010 đạt 24,6%/năm: năm 2005 đạt 11.552 tỷ (tăng 208% so với năm 2004), năm 2009 đạt 24000 tỷ đồng, năm 2010 đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2009. Nhìn chung Tổng thu từ du lịch của Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế. Mặt khác thông qua số liệu về cơ cấu chi tiêu bất cân đối của khách du lịch chủ yếu tập trung cho dịch vụ lưu trú cho thấy Hà Nội còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Hà Nội thiếu những loại hình hoạt động du lịch mới, hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ du lịch tại đô thị để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch. Bảng 4: Hiện trạng tổng thu từ du lịch Đv tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 16Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  17. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 1 GDP toàn thành phố 34.073 49.512 55.704 61.619 65.401 73.487 2 GDP khách sạn - nhà 1.268 1.618 1.782 1.950 2.058 2.600 hàng 3 Tỷ trọng GDP du 3,72% 3,27% 3,20% 3,16% 3,15% 3,50% lịch trong GDP toàn thành phố 4 Tổng thu từ du lịch 11.552 23.800 24.000 27.000 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) 3. Sản phẩm du lịch Các sản phẩm du lịch của Hà Nội gồm: • Tại khu vực nội thành Du lịch tham quan di tích văn hoá, lịch sử, nghiên cứu văn hoá dân t ộc, tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của Thủ đô; Du lịch tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng nghề; Du lịch lễ hội; Du lịch ẩm thực; Du lịch hội thảo, hội nghị (MICE); Du lịch thăm thân. • Khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận Trong thời gian qua ngành du lịch Hà Nội đã tổ chức, phối hợp với các đ ịa ph ương vùng lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế... xây dựng và triển khai phát triển các sản phẩm du lịch, chủ yếu gồm: Du lịch tổng hợp sinh thái, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần tại Đ ồng Mô, Ba Vì, Hương Sơn, Ao Vua, sân golf, Quan Sơn, Tam Đảo, Đại Lải... du lịch làng nghề (lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, gốm Hương Canh..), du lịch văn hoá (thăm các đền chùa như chùa Hưng, chùa Thày, chùa Tây Phương, đền Lô, đ ền Đầm, chùa Tây Phương... lễ hội chùa Hương. Các sản phẩm du lịch mới xây dựng được khách du lịch đánh giá cao, như các chương trình du lịch sinh thái, văn hóa tới tất cả các địa danh thiên nhiên nổi tiếng, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, các làng nghề, dân tộc với những phong tục đặc trưng của vùng Hà Nội; các tour dã ngoại bằng xe đạp về các làng quê lân cận góp phần làm phong phú các sản phẩm của địa phương... 17Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  18. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Tuy nhiên, xem xét trên cơ sở thời gian lưu trú của khách tại Hà Nội còn thấp so với trung bình của cả nước và tỉ trọng, mức chi tiêu của khách du lịch trong thời gian qua tập trung ở dịch vụ lưu trú cho thấy sản phẩm du lịch của Thủ đô chưa th ực s ự phong phú và hấp dẫn, tương xứng với tiềm năng đa dạng của tài nguyên. Các sản phẩm chủ yếu mới tập trung ở các sản phẩm du lịch tham quan di tích l ịch s ử, văn hoá và hội thảo, hội nghị, thương mại trong thời gian gần đây. Nhu cầu của khách du l ịch về giải trí, thưởng thức các dịch vụ vui chơi khác mà Hà Nội có nhiều tiềm năng chưa được đáp ứng. 4. Cơ sở vật chất kỹ thật du lịch 4.1. Cơ sở lưu trú Hiện thành phố có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng trong đó có 233 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui đ ịnh, chiếm 48,2% với 12.326 buồng. Về chất lượng chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú: số khách sạn 5 sao là 11 khách sạn với 3.841 buồng (bằng 4,95% của cả nước), số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.655 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao. Bảng 5: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010 Stt Hạng sao Số khách sạn Tỷ lệ Số phòng Tỷ lệ 1 5 sao 11 4,76% 3.877 32,32% 2 4 sao 10 4,33% 1.655 13,80% 3 3 sao 27 11,69% 2.181 18,18% 4 2 sao 104 45,02% 3.134 26,13% 5 1 sao 67 29,00% 1.006 8,39% 6 TCTT 12 5,19% 141 1,18% 7 Tổng số KS 231 100,00% 11.994 100,00% 8 Khu căn hộ du lịch cao 2 322 cấp (Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội) Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tương đương hoặc có chất lượng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, coffee, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm... Bảng 6: Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú năm 2010 18Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  19. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 Khối Công suất sử Giá phòng Ngày lưu Thị trường khách chủ yếu khách dụng phòng trung bình trú bình sạn trung bình quân 5 sao 58,78% 2.300.000 2,2 Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật VND ngày/khách Bản, Đức, Pháp, Singapore 4 sao 52,21% 1.500.000 2,0 Pháp, Nhật, Hàn Quốc, VND ngày/khách Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan. 3 sao 62,25% 800.000VND 2,5 Việt Nam, Trung Quốc, Đài ngày/khách Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc 2 sao 60,52% 500.000 1,5 Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt VND ngày/khách Nam, Nhật, Nga 1 sao 55,00% 400.000 1,88 Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, VND ngày/khách Châu Âu, Việt Nam. (Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội) Về tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch: Công suất sử dụng buồng phòng trong các năm gần đây đạt trên 55-60%. Trong khoảng từ năm 2006 đến đầu năm 2008 tình hình kinh tế thuận lợi, khách quốc tế tăng mạnh, công suất s ử dụng buồng phòng đặc biệt là tại khách sạn cao sao ở Hà Nội rất cao, năm 2007 đạt 75,6%, trong đó khối khách sạn cao sao đạt 80%. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến 2010, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn, công suất giảm dần do suy giảm kinh tế toàn cầu và trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều khách sạn mới đi vào hoạt động. Năm 2010 công suất buồng phòng bình quân đạt 58,52%. 4.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực Bên cạnh, các tiện nghi ăn uống phong phú như các nhà hàng ăn Âu, Á, caffe- Shop, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng, các tiện nghi dịch vụ ăn uống, phục vụ đám cưới, hội nghị trong khách sạn phát triển nhanh, phong phú và đa dạng. Các đối tượng khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế. Bên cạnh đó các loại hình cơ sở ăn uống mới như nhà hàng ăn nhanh bắt đ ầu hoạt động tại các trung tâm dịch vụ, thương mại, tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ẩm thực Hà Nội. Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu qui hoạch, vị trí phân tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần 19Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
  20. Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. 4.3. Cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành; một số đường phố thuộc khu phố Cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm đang là những điểm đến du lịch hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du l ịch Thủ đô. Hà Nội còn có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gốm, đồ sành sứ, đồ thêu, đồ thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan mua sắm. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu qui hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hóa chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đ ến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm. 4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá • Về giải trí văn hoá: Tại Hà Nội tập trung hệ thống các cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, Nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Thư viện Quốc gia, các bảo tàng lớn như: các bảo tàng Lịch sử, Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân Đ ội, bảo tàng Địa chất, Phụ nữ, Dân tộc học; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như Nhà hát chèo, Múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước. • Cơ sở vui chơi giải trí: Các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí được bố trí tại các khách sạn từ 4 sao trở lên như bể bơi, sân tenis, fitness centre, quầy bar, câu lạc bộ đêm, vũ tr ường, phòng karaoke, massage... chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn. Các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư đô thị phát triển còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng yếu. • Công viên cây xanh giải trí: Một số khu vui chơi giải trí như Ao Vua, khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, công viên Hồ Tây…, với nhiều sản phẩm vui chơi giải trí đa dạng phục vụ nhu cầu của khách du lịch và dân cư đô thị. Nhiều vùng đất trống đồi trọc của 20Nhóm 3 – Kế hoạch 52A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0