Đề tài: Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay
lượt xem 23
download
Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập và hoạt động đều hướng tới mục tiêu là tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận , đem đến thu nhập cho người lao động và sáng tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay
- Bài thảo luận : Đề tài : “ Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa?”. Danh sách nhóm : “Connecting the hearts” – lớp NHI_ K10. 1. Chu Thanh Tùng 2. Nguyễn Đức Việt 3. Trần Quang Việt 4. Trần Thị Phương Yên 5. Hà Hải Yến 6. Nguyễn Thị Ngọc Yến 7. Nguyễn Thị Bảo Yến 8. Võ Thị An Lý 9. Soukthavy Chanthalath 10. Anousone Singhavong 11. Phạm Tiến Dũng 12. Nguyễn Thị Bích Ngọc 1
- Lời mở đầu: Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập và hoạt động đ ều h ướng tới mục tiêu là tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận , đem đến thu nh ập cho ng ười lao động và sáng tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Tuy nhiên con đ ường t ạo dựng và phát triển của các doanh nghiệp luôn luôn ngập tràn những khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường – nơi mà sự cạnh tranh không ngừng gay gắt từng giây từng phút … hơn nữa trong bối c ảnh n ền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, khủng hoảng kinh tế vẫn còn chưa đi qua… thì nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của mỗi một doanh nghi ệp thêm gia tăng. Và tại Việt Nam hiện nay, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, có nh ững doanh nghiệp vì một lý do nào đó không thể giải quyết được các vấn đề về tài chính của mình thì điều tất yếu là doanh nghiệp đó s ẽ phải “đ ối mặt” với nguy cơ phá sản. Để hiểu rõ thêm về vấn đề phá sản doanh nghiệp, và đặc biệt là các giải pháp tài chính mà doanh nghiệp thực hiện khi rơi vào tình trạng phá sản, nhóm thảo luận của chúng em xin được phân tích v ề đ ề tài : “ Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa?”. Với vốn kiến thức còn nhỏ bé và ít hiểu bi ết v ề vấn đ ề nh ạy c ảm này chắc chắn bài viết của chúng em không thể không có nhiều thiếu xót và hạn chế. Chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và bổ sung của cô giáo để bài thảo luận của chúng em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 2
- Nội dung chính: I. Khái quát về phá sản doanh nghiệp: 1. Phá sản – hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để t ự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chua có hoạt động mua bán, trao đổi; do đó hoạt động thương mại chưa tồn tại và không thể có hi ện t ượng phá sản. Sang nền kinh tế kế hoạch tập trung ở Việt nam trước đây, ch ủ th ể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước thành l ập và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước, không có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các xí nghiệp, hợp tác xã trong thời kì này luôn có sự giúp đỡ của Nhà nước bằng cách khoanh nợ, hoãn nợ, xóa nợ … hoặc sử dụng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải th ể để ch ấm dứt hoạt đ ộng khi kinh doanh thua lỗ. Như vậy, các doanh nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã trong nền kinh tế bao cấp không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản cũng không xảy ra. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan c ủa hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do cơ bản sau: Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã h ội và như vậy, cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình c ạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan. Khi tồn tại quyền tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm dành dựt thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Trong cuộc chiến trên thương trường đó, có sự phân hóa kẻ mạnh, ng ười y ếu 3
- và do đó kẻ mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường, phát triển; những doanh nghiệp khác kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường. Thứ ba, kinh doanh là chấp nhận rủi ro, vì trong kinh doanh rủi ro rất lớn. Thậm chí có những doanh nghiệp chịu sự rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản. Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc: sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; vi phạm các chế độ, thể lệ quản lý … Tóm lại, phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình c ạnh tranh, ch ọn l ọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường. 2. Khái quát về pháp luật phá sản: 2.1 Khái niệm Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tượng mất khả năng thanh toán luôn được đặt ra, hiện tượng này có th ể nh ất thời, nhưng cũng có thể kéo dài và có tính trầm trọng thuộc v ề b ản ch ất và vô phương cứu chữa. Trong trường hợp đó, người ta nói doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản là một tình trạng tồn tại của doanh nghiệp, hay hợp tác xã, nó chỉ tồn tại trong điều kiện doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn tồn tại, do đó không có khai niệm phá sản doanh nghi ệp, hay h ợp tác xã, mà chỉ tồn tại về doanh nghiệp, hay hợp tác xã lâm vào tình tr ạng phá s ản. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm xong thủ tục tuyên b ố phá s ản, th ực chất nó không tồn tại nữa, nên không thể có khái niệm về nh ững th ực th ể không tồn tại. Vậy, có thể nhìn nhận vấn đề phá sản qua khái niệm sau đây: doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghi ệp, h ợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu c ầu. (Theo Điều 3 Luật Phá sản 2004). 2.2 Phân loại phá sản Thông thường có 3 cách phân loại chủ yếu sau: - Phá sản trung thục và phá sản gian trá; 4
- - Phá sản tự nguyện và phá sản bắc buộc; - Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân. 2.2.1. Phá sản trung thực và phá sản gian trá: - Phá sản trung thực: là hậu quả của những nguyên nhân, kết quả của nh ững rủi ro bất khả kháng gây ra. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bị phá s ản là do những nguyên nhân mang tính khách quan như thiên tai, ảnh h ưởng chính trị, khủng hoảng kinh tế hay những biến động của thị trường về t ỉ giá h ối đoái. Những doanh nghiệp bị phá sản vì những nguyên nhân chủ quan như yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp bị mất cân đối nghiêm trọng, doanh nghiệp bị mất uy tín trên th ương trường cũng được xem là phá sản trung thực. - Phá sản gian trá: là hậu quả của những th ủ đoạn, hành vi gian d ối có s ự s ắp đặt từ trước của các doanh nghiệp mắc nợ, loqị dụng cơ chế phá sản để chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ. Ví dụ: Các doanh nghiệp gian lận trong việc ký kết hợp đồng, chuyển giao, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai sự thực hoặc đ ưa ra nh ững thông tin không trung thực để qua đó tạo ra lý do phá sản. Trong trường h ợp này pháp luật phá sản của hầu hết các nước trên thế giới đều coi đây là một hành vi c ạnh tranh nguy hiểm và quy định hình thức xử lý nghiêm khắc về mặt hình sự. 2.2.2. Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: - Phá sản tự nguyện: do chủ doanh nghiệp mắc nợ tự đề nghị gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp của mình hoàn toàn m ất khả năng thanh toán, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Trường hợp này được pháp luật phá sản ở các nước khuyến khích. - Phá sản bắt buộc: được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ c ủa người lao động nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ 2.2.3. Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân: Ở Việt Nam đa số là phá sản doanh nghiệp. Khái niệm về phá sản cá nhân không xuất hiện, hoặc tồn tại dưới quan điểm pháp lý dân s ự, đ ược g ọi là v ỡ nợ. 5
- 2.3. Căn cứ để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: Đã có nhiều ý kiến chỉ ra sự bất cập của Luật phá sản Doanh nghi ệp hi ện hành, coi các quy định không phù hợp của Luật này là một trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quá ít các vụ việc phá sản đ ược Toà án th ụ lý và giải quyêt. Nội dung này sẽ đưa ra đánh giá về s ự thay đ ổi b ổ sung c ủa Dự thảo Luật Phá sản Doanh nghiệp sửa đổi (sau đây g ọi là D ự th ảo) trên c ơ sở phân tích các quy định hiện hành trong việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; có đối chiếu với sự thay đ ổi b ổ sung trong Dự thảo và so sánh với một số quy định khác của các n ước. Lu ật phá s ản doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7/1994, song cho đến nay, Toà án m ới th ụ lý có 152 đơn giải quyết tuyên bố phá sản và sau đó ch ỉ quy ết định cho 46 doanh nghiệp được phá sản. Theo thống kê này, chắc chắn chúng ta đều có thể nh ận thấy được đây là một thực tế không bình th ường. Bởi lẽ, ch ỉ tính t ừ đầu năm 2000 cho đến nay, trên địa bàn cả nước có đến gần 80.000 công ty đăng ký kinh doanh, nâng tổng số các doanh nghiệp lên trên 120.000. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80% đến 85% số doanh nghiệp là đang hoạt động trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong bốn năm qua như đánh giá của Tổ công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp. Do đó có th ể kh ẳng định rằng số lượng các doanh nghiệp lẽ ra phải đuợc giải thể hay phá sản là khá lớn và số lượng các vụ tuyên bố phá sản như nói trên là không ph ản ánh đúng thực trạng của đời sống kinh doanh hiện nay. Qua nghiên cứu, có tình trạng như trên là do các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: do chính Luật Phá s ản doanh nghiệp ra đời trong thời gian đầu th ập kỷ 90, khi đó kinh nghi ệm, hi ểu biết về kinh tế thị trường của chúng ta chưa nhiều; Toà án lại chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết phá sảnVề sự bất cập của Luật phá s ản hiện hành, có thể kể đến quy định tại Điều 2, trong đó quy định Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là “doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc b ị thua l ỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính c ần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.” Tương tự, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 189 quy định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản là” Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo th ỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp”. Theo các quy định này, có thể nói, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay những người có quyền nộp đơn đề nghị giải quyết phá sản doanh nghiệp là rất khó có thể đưa vụ việc đến Toà án. Dường như vào thời điểm luật này được thông qua, vi ệc tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn quá mới mẻ và th ực sự có th ể có nhi ều ý 6
- kiến khác nhau về các hậu quả khác của việc cho phép doanh nghiệp phá s ản, ví dụ hậu quả về mất việc làm cho người lao động hay ảnh h ưởng t ới s ự ổn địnnh xã hội mà không có sự chú ý thích đáng cho chính các doanh nghiệp, bị lâm vào tình trạng không thể hoạt động, không thể trả nợ, không đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp và xã hội song vẫn phải tồn tại. Các điều kiện mà các quy định nói trên nêu ra cho việc có thể đưa việc phá sản doanh nghiệp đến Tòa án, một mặt có thể quá muộn khi nhìn vào th ời h ạn “hai năm thua l ỗ liên tiếp” của doanh nghiệp dẫn đến “không trả được nợ đền hạn” hay “ba tháng liên tiếp” không “trả đủ lương cho người lao động”. B ởi lẽ, đã đ ến tình trạng như vậy thì khả năng “phục hồi” của doanh nghiệp là rất khó và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp để nhằm mục đích “trả nợ tập th ể” cho các chủ nợ được xem là không khả thi do doanh nghiệp cũng không còn tài s ản gì để có thể thanh toán. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đã không còn tài s ản hay không có khả năng về tài chính để trả nợ đến hạn hay lương cho người lao động; lại có quy định phải kiểm toán trước khi đưa vụ án ra Toà cũng có th ể nhìn nhận như một cản trở cho việc đưa đơn. B ởi lẽ, doanh nghi ệp lúc đó không có đủ khả năng để trả tiền cho việc thuê kiểm toán và vì th ế, Toà án không nhận đơn để giải quyết việc phá sản. Theo kinh nghiệm các nước, có thể nói, việc xác định th ời đi ểm Toà án th ụ lý đơn để xem xét việc phá sản là khá sớm khi so sánh với quy định hi ện th ời của Việt nam. Ví dụ, Luật phá sản của Nhật bản quy định” Khi m ột ng ười mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó được coi là không th ể trả đ ược nợ”; lu ật của Pháp quy định: “Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thah toán thì đều phải khai báo trong thời hạn mười lăm ngày để mở thủ tục ph ục h ồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp”; còn Luật phá sản của Trung Quốc có quy định tại Điểu 7: “ Trong trường h ợp người m ắc nợ không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thì các ch ủ n ợ có th ể làm đ ơn yêu cầu giải quyết phá sản đối với người mắc nợ”. Theo Luật của úc (Australia), một công ty sẽ lâm vào tình trạng phá s ản và buộc phải giải quyết việc phá sản nếu công ty đó không trả được tất cả các khoản nợ đến hạn. Có một cách thức được sử dụng phổ biến để chứng minh một công ty ở vào tình trạng phải bắt buộc phá sản là s ử dụng quy d ịnh v ề việc để công ty phải trả lời chính thức về việc trả nợ cho chủ nợ. Theo đó, chủ nợ sẽ gửi cho công ty một bản kê khoản nợ (hay các khoản nợ), có t ổng trị giá tối thiểu là 2.000 Đô la úc (hai ngàn Đô la) và thông báo vi ệc công ty mắc nợ phải trả nợ trong hạn 21 ngày. Công ty đó sẽ bị coi là lâm vào tình 7
- trạng bắt buộc phá sản và đưa ra Toà nếu không trả được khoản ti ền trong hạn nói trên. Do đó, chúng em hoàn toàn nhất trí với Dự thảo Luật Phá sản (s ửa đ ổi) khi xác định thời điểm có thể đưa vụ việc đến Toà án, đó là khi doanh nghi ệp không có khả năng thanh toán dược nợ đến hạn. Với quy định này, có thể sẽ khắc phục được tình trạng quá muộn để phục hồi doanh nghiệp hay có điều kiện tốt hơn trong việc thanh toán cho các chủ nơ. Đó là vì vào thời điểm khi phát hiện ra vi ệc doanh nghi ệp không có kh ả năng thanh toán, vụ việc có thể được đưa ngay đến Toà án, các hoạt động và tài sản của doanh nghiệp sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của Toà án và các chủ nợ. Khi đó, hoặc phương án phục hồi sẽ được chấp nhận, hoặc vi ệc phá s ản sẽ được tiến hành nếu không thể phục hồi song cơ hội để thực hiện cả hai việc này sẽ tốt hơn bởi nếu có phương án phục hồi kịp thời, doanh nghi ệp mới có thể tồn tại; nếu phải thanh toán nợ và đi đ ến phá s ản, các ch ủ n ợ còn có thể được trả nợ khi bán các tài sản còn lại của doanh nghi ệp khi phân bi ệt với trường hợp doanh nghiệp “không còn gì” khi ra Toà giải quy ết phá s ản theo luật hiện hành. Doanh nghiệp khi đó, nếu sau khi thụ lý vụ phá sản, trở lại kinh doanh được, vụ án sẽ được đình chỉ, nếu không s ẽ đi đ ến vi ệc tuyên bố phá sản. Nói cách khác, quy định về thời điểm để có thể bắt đầu “mở thủ tục phá sản” như Dự thảo sẽ đảm bảo hơn quyền lợi của các chủ nợ tham gia vào việc quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp có dấu hi ệu phá s ản đ ẻ có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi chủ nợ. Mặt khác, bằng việc quy định này cùng với các quy định mới tại chương IV của Dự thảo, một mặt đã hạn ch ế dược việc doanh nghiệp mắc nợ có thể tẩu tán tài sản; mặt khác, lại giúp h ọ có th ể có được điều kiện tốt hơn và giảm bớt khó khăn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, nên chăng có thể quy định cụ thể hơn cho đi ều lu ật này đ ể các bên có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản có thể biểt rõ hơn khi nào thì h ọ đ ược đưa đơn đến Toà án. Nếu theo cách viết hiện nay của Dự th ảo, cần có hai đi ều kiện để xác định thời điểm một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đó là: - Doanh nghiệp bị thua lỗ - Đã qúa thời hạn thanh toán mà không thanh toán đ ược các kho ản n ợ đ ến h ạn khi chủ nợ có yêu cầu. 8
- Như vậy, nếu doanh nghiệp không bị thua lỗ và việc này có thể xác định được trên sổ sách của doanh nghiệp, song doanh nghiệp lại có các khoản nợ đ ến hạn và không chịu thanh toán thì chủ nợ (hoặc các chủ nợ) không th ể yêu c ầu Toà án bắt đẩu thủ tục phá sản doanh nghiệp đó. Nói cách khác, ch ủ nợ s ẽ phải đi kiện dòi nợ theo thủ tục bình thường và chờ khi nào giải quyết xong sẽ xin thi hành án. Do đó, có thể sẽ tạo điều kiện cho một số doanh nghi ệp chây ỳ không chịu trả nợ và các chủ nợ hay những người mà pháp lu ật cho phép đưa đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp ph ải ch ờ đợi cho đ ến khi trên s ổ sách của doanh nghiệp mắc nợ đó phản ánh được sự thua lỗ của doanh nghiệp. Theo chúng em, có lẽ chỉ cần quy định là doanh nghiệp không trả đ ược các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đó. Chúng ta cũng có thể đưa ra một phương thức xác định trước tình trạng của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá s ản là họ không thể thanh toán hay không chịu thanh toán một kho ản n ợ đ ến h ạn nhất định. Theo quy định của luật úc như nêu trên, khoản nợ không trả được khi đã đến hạn dùng để xác định trong trường hợp buộc một công ty ph ải làm thủ tục phá sản không phải là lớn, chỉ tương đương với 20 triệu đồng Việt nam. Cũng có thể nhìn nhận là bằng sự quy định như thế, các doanh nghiệp, công ty có thể sẽ có được ý thức chấp hành pháp luật tốt h ơn, h ạn ch ế s ự chiếm dụng tiền vốn của chủ nợ một cách tuỳ tiện bởi nếu làm nh ư th ế, vi ệc kinh doanh và ngay cả đía vị pháp lý của doanh nghiệp sẽ bị đặt trên bờ vực của sự phá sản. Theo đó, có thể quy định tại Điều 3 như sau: Điều 3 (Điều 2 sửa đổi, bổ sung)Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình tr ạng phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi lâm vào tình trạng phá sản nếu quá th ời h ạn thanh toán mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Cũng cần nhấn mạnh rằng, theo quan điểm chỉ đạo của Dự th ảo, Luật phá sản sẽ không chỉ chú ý đến việc thanh toán nợ hay “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ mà rất chú trọng đến việc giúp cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể ra khỏi khó khăn và phục hồi việc kinh doanh. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, luật không nên coi việc phục hồi hay tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là bắt buộc mà nên thanh 9
- toán tài sản hay tuyên bố doanh nghiệp bị phá s ản đ ể các ch ủ n ợ có th ể đ ược trả nợ ngay. 2.4. Thủ tục phá sản doanh nghiệp: 2.4.1. Thể nhân, pháp nhân yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình t ự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Đơn yêu cầu mở th ủ t ục phá s ản là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Toà án xem xét có ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó hay không. Do đó, Luật phá sản quy định rõ các đối tượng có quy ền nộp đ ơn yêu c ầu m ở thủ tục phá sản, cụ thể: - Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần; Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Chủ nợ có đảm bảo một phần là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo b ằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Chủ nợ không có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ không được đảm b ảo b ằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Về bản chất, việc giải quyết phá sản chính là giải quy ết quan hệ tài s ản gi ữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, do đó người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước hết là các ch ủ n ợ. Theo quy đ ịnh c ủa Lu ật phá sản, có ba loịa chủ nợ là chủ nợ có bảo đảm, ch ủ nợ có bảo đảm m ột phần và chủ nợ không có bảo đảm nhưng Luật chỉ qui định chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quy ền nộp đơn yêu c ầu m ở th ủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình tr ạng phá sản. Chủ nợ có bảo đảm không phải là người có quy ền nộp đơn yêu c ầu m ở thủ tục phá sản vì các khoản nợ của những ch ủ nợ này đã đ ược đảm b ảo bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. - Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn. Công đoàn tham gia với hai tư cách, chủ nợ và con nợ. Sau khi thanh lý tài s ản và tr ừ đi các chi phí thì lương của công nhân được ưu tiên trả đầu tiên vì thế Công đoàn cũng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. 10
- - Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng thì ch ủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên theo quy định của luật thì đây là một quy ền có điều ki ện: ch ủ sở h ữu doanh nghiệp nhà nước chỉ được thực hiện quyền này khi mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện nghĩa vụ nộp đ ơn yêu c ầu m ở th ủ tục phá sản của mình. - Cổ đông công ty cổ phần; (theo quy định của điều lệ công ty, n ếu không quy định trong điều lệ thì việc nộp đơn được quyết định theo nghị quyết của đại hội cổ đông, và trong trường hợp không tiến hành được đại hội cổ đông thỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong th ời gian liên tục ít nhất sáu tháng thì mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó) - Thành viên công ty hợp danh; bất cứ thành viên h ợp danh nào cũng có quy ền này đối với công ty hợp danh đó, chỉ trao quyền này cho thành viên hợp danh vì thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các kho ản n ợ, còn thành viên góp vốn thì không có quyền này. - Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, h ợp tác xã (là những người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm đại di ện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền). Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của họ, là một cách để bảo vệ chính mình. 2.4.2. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản được quy định trong Luật phá sản 2004, cụ thể như sau: - Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huy ện đó. - Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá s ản đối v ới doanh nghiệp, hợp tác xã đang ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó; trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên đ ể tiến hành thủ tục phá sản đối với trường hợp thuộc thẩm quy ền của Toà án nhân dân cấp huyện. 11
- Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó. - Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huy ện do m ột Th ẩm phán phụ trách. Việc phá sản tại Toà án nhân dân cấp t ỉnh do m ột Th ẩm phán hoặc tổ thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách. 12
- 2.4.3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp Để việc phá sản doanh nghiệp được tiến hành một cách có trật t ự, đúng pháp luật thì pháp luật về phá sản cần phải có các quy đ ịnh c ụ th ể v ề trình t ự, th ủ tục tiến hành phá sản doanh nghiệp. Những quy định này là cơ sở pháp lý để Toà án tiến hành giải quyết phá sản doanh nghiệp, bảo đảm v ụ vi ệc đ ược tiến hành đúng pháp luật. Thủ tục phá sản áp dụng đối v ới doanh nghi ệp, h ợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được quy định t ại kho ản 1 Đi ều 5 c ủa Lu ật phá sản như sau: - Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; - Phục hồi hoạt động kinh doanh; - Thanh lý tài sản, các khoản nợ; - Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Tuy nhiên, các quy định nêu trên không phải là các bước cần phải thực hi ện tuần tự khi giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Sau khi có quy ết đ ịnh m ở thủ tục phá sản, căn cứ vào quy định cụ thể của Luật phá s ản, Th ẩm phán quyết định áp dụng một trong hai thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản, các khoản nợ; trong trường hợp phục hồi hoạt dộng kinh doanh không đạt kết quả thì áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản n ợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. II. Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay: 1. Những giải pháp tài chính cho doanh nghiệp bên bờ vực phá sản: Những giải pháp này là cơ sở cho doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn khi bị rơi vào tình trạng phá sản và có thể tổ chức lại doanh nghi ệp c ủa mình sau thất bại. Doanh nghiệp phải nắm bắt chính sách, bối cảnh thị trường để tập trung khai thác những thế mạnh của mình. Doanh nghiệp phải bám sát những gõi kích thích, tái cấu trúc cho nền kinh tế. Tất nhiên, dù thế nào thì doanh nghiệp cũng phải chủ động vươn lên trước hết bằng chính sức lực của mình. Trường hợp 13
- xấu nhất doanh nghiệp bị tòa tuyên bố phá sản, các cổ đông sẽ là người sau cùng nhận được những gì còn sót lại sau khi thanh toán cho tòa án (án phí), người lao động, các chủ nợ... Trong hầu hết các trường hợp, phần còn sót lại chỉ bằng không vì số lượng nợ thường lớn hơn giá trị thu được từ việc thanh lý tài sản công ty. Do đó, hướng giải quyết có lợi nhất cho các cổ đông và cả người lao động trong doanh nghiệp là cố gắng bằng mọi cách đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn tài chính thay vì bị phá sản. Để thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, điều mà doanh nghiệp cần là một lượng tiền đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn và cho các hoạt động của doanh nghiệp đến khi doanh nghiệp có khả năng tự tạo ra một dòng tiền để tài trợ cho chính hoạt động của mình, kể cả việc đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong giai đoạn đó. Để tăng khả năng thành công của nỗ lực xoay chuyển tình thế này, doanh nghiệp cần thực hiện một số việc sau: Trước hết, doanh nghiệp cần lập ngay kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế hiệu quả và thuyết phục. Kế hoạch này bao gồm nhiều điểm, trong đó các điểm chính bao gồm ước lượng số tiền cần thiết để đưa doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, các nguồn tài trợ dự kiến, và các biện pháp quản lý khác. Các biện pháp thường được sử dụng trong những kế hoạch tương tự bao gồm: + Cắt giảm các khoản chi phí, giảm quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí ở mức tối đa có thể, kể cả việc giảm quy mô hoạt động. + Thay đổi chính sách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể giảm áp lực về vốn lưu động trong giai đoạn khó khăn bằng cách thay đổi một số chính sách như giảm thời gian cho khách hàng trả chậm, tăng thời gian thanh toán cho nhà cung cấp, tăng vòng quay tồn kho... + Bán bớt tài sản của doanh nghiệp: Các tài sản dư thừa từ việc giảm quy mô hoạt động có thể đem bán và dùng số tiền bán được để trả bớt các khoản nợ nhằm giảm áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Điều lưu ý là bán tài sản như 14
- một thực thể đang hoạt động bao giờ cũng được giá tốt hơn là bán các tài sản rời rạc như bán thanh lý. Do đó, một cách tốt để bán bớt tài sản trong trường hợp này là tách những bộ phận muốn bán thành một doanh nghiệp riêng rẽ, và bán doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của các nhà tư vấn chuyên nghiệp. + Bán bớt cổ phần cho đối tác chiến lược: Mặc dù không phải ai cũng sẵn lòng bỏ tiền vào một công ty đang đối mặt với rủi ro phá sản cao, nhưng một doanh nghiệp có kiến thức chuyên môn cùng ngành với doanh nghiệp gặp khó khăn, có năng lực quản lý và tài chính tốt sẽ là người sẵn lòng nhất trong việc mua lại doanh nghiệp đang gặp khó khăn này, và cũng là người sẵn lòng trả giá cao nhất có thể. Logic vấn đề ở chỗ họ có thể mua lại doanh nghiệp đó với giá hợp lý, với kinh nghiệm và khả năng quản lý sẵn có, họ có khả năng đưa doanh nghiệp gặp khó khăn trở lại hoạt động mạnh khỏe và làm ăn có lãi. Qua giao dịch này, công ty đi mua sẽ có khả năng kiếm được các khoản lợi từ việc tăng giá trị công ty được mua lại, và từ lợi ích cộng hưởng đạt được do kết hợp hai công ty lại với nhau. + Phát hành thêm trái phiếu và/hoặc cổ phiếu ra công chúng: Về lý thuyết đây cũng là một chọn lựa. Tuy nhiên, trong thực tế, ít công ty nào đang trong tình trạng khó khăn về tài chính lại có thể đáp ứng được các yêu cầu pháp lý để đủ điều kiện phát hành thêm. Ngay cả trong trường hợp đủ điều kiện pháp lý để phát hành, ít nhà đầu tư nào sẵn lòng bỏ tiền vô những công ty như vậy. + Các giải pháp khác về quản lý và công nghệ đi kèm: Hầu hết các biện pháp kể trên là nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ thiếu tính thực tiễn và khả thi nếu không được đi kèm với các biện pháp về quản lý và công nghệ khác chẳng hạn như những biện pháp để duy trì doanh thu ở mức cần thiết, nâng cao năng suất lao động, duy trì tinh thần làm việc tốt của cán bộ công nhân viên... 2. Những giải pháp tài chính cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản: 15
- Thực tế đã đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp đối với việc tìm giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, sau đây là một số h ướng đi cho các doanh nghiệp: 16
- 2.1. Doanh nghiệp phải chủ động vươn lên trước hết bằng chính sức l ực c ủa mình: 2.1.1. Gia hạn nợ: Sau khi đã hoàn tất kế hoạch trên, doanh nghiệp hãy đến gặp các chủ nợ và xin họ gia hạn các khoản nợ, và trì hoãn việc yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này thoạt nghe có vẻ nực cười, vì nó giống như “chưa đánh đã khai.” Tuy nhiên, nếu liên tục không trả được nợ đến hạn, và không có giải thích lẫn kế hoạch khắc phục, chủ nợ sẽ yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Khi đó, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Việc giãn nợ và chậm yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ giúp giảm áp lực tài chính trước mắt, tránh gây hoảng loạn trong doanh nghiệp và trên thị trường. Để thuyết phục được các chủ nợ, hãy trình bày kế hoạch trên với họ. Nếu không có kế hoạch cụ thể, các chủ nợ sẽ rất khó chấp nhận yêu cầu của doanh nghiệp. Bước kế tiếp là phải nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh, xoay chuyển tình thế đã lập. Nếu thành công, doanh nghiệp sẽ thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, trở lại tình trạng hoạt động mạnh khỏe. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành các thủ tục phá sản theo luật định hoặc một cách tự nguyện hoặc do các chủ nợ yêu cầu. 2.1.2. Giảm bớt mức trả nợ: Đây là một sự thỏa thuận của doanh nghiệp và ch ủ nợ mà ch ủ n ợ đồng ý nhận ít hơn khoản nợ đã cho doanh nghiệp vay dưới một hình thức tài trợ nào đó. Đây là giải pháp nhượng bộ của các chủ nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mắc nợ với phương châm “thà nhận được khoản tiền trả nợ còn hơn không nhận được gì”. Các chủ nợ ph ải chấp nh ận sự thi ệt thòi này, mặc dù trên thực tế không có pháp luật nào quy định hay ràng buộc cả; tuy nhiên đây là một giải pháp tốt cho cả chủ nợ và doanh nghiệp bị phá sản: vì trong nhiều trường hợp nếu tiến hành giải quyết các vấn đề theo đúng pháp luật thì con nợ phải chịu thêm các chi phí pháp lý nên các ch ủ n ợ s ẽ nhận được khoản trả nợ thấp hơn việc giảm nợ rất nhiều. Đây cũng là một giải pháp rất tốt đối với doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng tài chính để đối phó với những khoản nợ nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ 17
- được cứu vãn, nếu không thì cũng hạn chế tổn thất. Do đó đây có thể nói là một trong những giải pháp quan trọng. 2.1.3. Thanh lý dưới hình thức tự nguyện: Trường hợp xảy ra khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ và không có cơ hội phục hồi thì thanh lý doanh nghiệp là giải pháp thích hợp hơn cả. Thanh lý tài sản có thể được thực hiện dưới hình thức phá s ản hoàn toàn ho ặc thèo một sự thỏa thuận tự nguyện. Theo hình thức này thì toàn bộ tài sản cuả doanh nghiệp sẽ được giao lại cho một người nhận ủy thác để người này sẽ thay mặt các bên tiến hành các thủ tục pháp lý. Thanh lý tự nguy ện ph ải nh ận được sự đồng ý của các chủ nợ. Việc mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định rất rõ ràng trong điều 78 của luật Phá sản. 2.1.4. Tổ chức lại doanh nghiệp: Là giải pháp về mặt pháp lý trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, Kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp phải hợp lý và có kh ả năng th ực hi ện được. Việc tổ chức lại doanh nghiệp có thể sẽ nảy sinh các chi phí sau: + Các loại cổ phiếu có thế chấp sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu không đảm bảo. + Các khoản doanh nghiệp nợ như nợ lương công nhân, nợ các khoản thu ế phải nộp cho ngân sách sẽ được thanh toán trong một thời gian nh ất định ( ví dụ trong vòng 6 tháng). + Các khoản phải trả, các khoản nợ ngắn hạn khác cũng như các khoản th ứ cấp hiện tại sẽ được chuyển đổi thành cổ phần thường, tương xứng với trái quyền của chúng sau khi đã điều chỉnh quyền ưu tiên. Cũng cần thấy rằng theo kế hoạch tái thành lập doanh nghiệp thì tất cả các khoản nợ ( trái quyền) đều bị hạ thấp bậc ưu tiên và một s ố khoản đã b ị gi ản giá trị rất nhiều, vì tổng giá trị ước tính cảu doanh nghiệp theo kế hoạch tái thành lập thấp hơn tổng số nợ và kế hoạch tái thành lập đã không đ ề c ập đ ến 18
- khoản nợ của các cổ đông thường, vì vốn cổ phần của họ đã bị trừ vào các khoản lỗ. 2.2. Doanh nghiệp phải phát huy tính cộng đồng: Bởi trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, sự phân loại của các doanh nghiệp rất sâu, đang dẫn đến tình trạng cái mà doanh nghiệp này thừa thì doanh nghiệp kia thiếu, cái mà doanh nghiệp này là thế mạnh thì doanh nghiệp kia yếu, đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia... Do đó, tất cả những yếu tố hỗ trợ được cho nhau trong cộng đồng doanh nghiệp phải được khai thác tối đa. Phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của các hi ệp hội, ngành hàng, câu lạc bộ doanh nghiệp... để có thêm điều ki ện tháo g ỡ khó khăn, tiếp cận được những chính sách, cơ chế mà Nhà nước đang ban hành. 2.3 . Cần có sự hỗ trợ và tiếp sức của Nhà Nước. Đây là một biện pháp quan trọng, Nhà Nước cần cấp bách dành một số vốn hợp lý, với mức lãi suất phù hợp để "giải cứu" nh ững doanh nghi ệp lo ại này. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách miễn, dãn, hoãn thu ế cho t ừng lo ại doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, hệ thống hành chính cần có các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp thông qua sự thông thoáng th ủ t ục xu ất nh ập kh ẩu, thủ tục vay vốn, thủ tục đóng thuế... Về lâu dài, Nhà nước cần thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghi ệp. Đây là vi ệc mà các quốc gia khác đã làm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thiết cho ra đời nhi ều hơn các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn vay từ ngân hàng dễ dàng hơn. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng, số lượng, nội dung, phương pháp hoạt động của các hiệp hội ngành nghề, hội xã hội ... giúp cho các doanh nghiệp về thông tin, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật ... và để có pháp lý cho vấn đề này, cần sớm có luật hội. Trên đây là một số hướng giải quyết tổng quát đối với một doanh nghi ệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các bước giải quy ết cụ th ể c ần đ ược thực hiện theo đúng các trình tự quy định trong Luật Phá sản doanh nghi ệp hiện hành của Việt Nam. Tùy trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp có 19
- nhiều hướng để giải quyết các vấn đề mình gặp phải khi lâm vào tình trạng phá sản. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án - đề tài : “kế toán doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH Thiết bị điện TÍN QUANG”
81 p | 2772 | 1352
-
Luận văn: "Phân tích tình hình tài chính công ty May XK Mỹ An"
95 p | 2206 | 1233
-
Đề tài : Kế toán XĐKQKD và phân phối lợi nhuận tại Công ty Cơ khí An Giang.
98 p | 1327 | 401
-
Đề tài: " Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ thanh toán với người mua và người bán tại Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức "
77 p | 594 | 233
-
Báo cáo chuyên đề "Hệ thống quản lý chất lượng nước mắm Phú Quốc"
39 p | 438 | 206
-
Đề Tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
52 p | 453 | 197
-
Đề tài: Biểu hiện văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT
42 p | 962 | 195
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản TW”
74 p | 431 | 168
-
Đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình ”
88 p | 437 | 161
-
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối thức ăn gia súc tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông
55 p | 275 | 104
-
Đề án môn học Kinh tế đầu tư: Quỹ đầu tư trong doanh nghiệp
15 p | 330 | 73
-
Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Trung tâm kinh doanh lương thực Thanh Trì
85 p | 202 | 58
-
Tiểu luận: Thị trường ngách - con đường trải đầy hoa hồng cho các doanh nghiệp ẩn náo
33 p | 172 | 51
-
Đề tài “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3”
142 p | 117 | 36
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn FDI trong các doanh nghiệp của ngành dệt may
98 p | 167 | 36
-
Đề tài " CEO của hôm qua, hôm nay và ngày mai "
20 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Dòng tiền và việc điều chỉnh đòn bẩy - Khi nào doanh nghiệp nên điều chỉnh về cấu trúc vốn tối ưu
75 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn