intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Samsung

Chia sẻ: Nguyễn Văn Lộc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

239
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Samsung được thực hiện nhằm đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty SamSung; phân tích các yếu tố tác động đến biến động lợi nhuận của Công ty; đề ra các biện pháp tăng lợi nhuận, cải thiện chất lượng sản phẩm và giá bán các sản phẩm.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Samsung

  1. MỤC LỤC
  2. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng   4.2:   Thống   kê   tình   hình   tăng   trưởng   của   các   hãng   sản   xuất   Smartphone trên toàn cầu...................................................................................   3
  3. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Sản lượng smartphone được bán qua từng năm................ 2
  4. 1. GIỚI THIỆU  Là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc được sáng lập bởi Lee Byung­ chul vào năm 1938 có tổng hành dinh đặt tại Samsung Town, Seoul . Tập  đoàn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu Samsung.  Là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Trong thời đại hiện nay công nghệ  thông tin luôn chiếm một vị  trí quan  trọng và cũng từ  đó các tập đoàn công nghệ  thông tin lớn đã du nhập vào   Việt Nam nói chung và thị  trường tại TP Cần Thơ  nói riêng. Trong số  đó  không thiếu những ông chủ  của công nghệ  thông tin lớn như  Apple, các  hãng điện thoại của Trung Quốc, các thương hiệu như Nokia, Sony…v..v..  đặc   biệt   là   Samsung.   Mặc   dù   vẫn   đứng   ngôi   đầu   bảng   trên   thị   trường   smartphone, nhưng trong năm 2014 doanh số bán hàng của Samsung đã sụt  giảm nghiêm trọng dưới sự  cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu đình  đám   như   Apple,   Sony   và   các   tân   binh   đến   từ   trung   quốc   như   Xiaomi,  Huawei, Lenovo. Thị   trường   tiêu   thụ   Smartphone   của   SamSung   tại   Tp   Cần   Thơ   khá   lớn  nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty Samsung lại giảm đáng kể  từ  năm 2013­2014 nên Nhóm thực hiện đề  tài “Nghiên cứu các yếu tố   ảnh   hưởng đến lợi nhuận của Công ty Samsung”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung  Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm chất lượng dịch   vụ, định giá sản phẩm, số lượng bán ra nhằm cải thiện lợi nhuận của Công   ty. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty SamSung. Phân tích các yếu tố tác động đến biến động lợi nhuận của Công ty. Đề  ra các biện pháp tăng lợi nhuận, cải thiện chất lượng sản phẩm và giá   bán. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3.1. Giả thuyết nghiên cứu 4
  5. Lợi nhuận công ty  ảnh mạnh bởi yếu tố  như  chi phí, chất lượng, giá bán  sản phẩm và số lượng hàng bán. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Samsung hiện nay như  thế  nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty? Những biện pháp nào có thể cải thiện lợi nhuận của công ty? 4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguồn: Company Data, Creative Stategies estimates Hình 4.1 Sản lượng smartphone được bán qua từng năm Theo một số  liệu từ  Strategy Analytics cho thấy, mức  độ  phát triển của   điện thoại thông minh trên toàn cầu trong năm 2014. Nếu như tổng số điện   thoại thông minh bán ra trên toàn cầu trong năm 2013 chỉ có 999 triệu thì qua  năm 2014, con số đó đã tăng lên 1283 triệu máy. Có thể nói với chiến lược   đánh mạnh vào thị  trường phân khúc tầm trung và giá rẻ, các hãng đã đạt  được thành công rất lớn. Cụ thể hơn thì Samsung bán được tổng cộng 317  5
  6. triệu máy trong năm vừa qua, nhiều hơn gần như  gấp đôi so với nhà sản   xuất về nhì là Apple với 192 triệu máy. Tuy nhiên, đó là tính chung cả năm,   nếu chỉ xét riêng Quý 4 – Quý quan trọng nhất trong năm thì Apple đã vượt  lên ngang ngửa Samsung khi cả hai cùng bán được 74.5 triệu máy, một con   số   khổng   lồ   so   với   tổng   số   cả   năm.   Đáng   ngạc   nhiên   hơn,   đứng   sau   Samsung và Apple không phải là các nhà sản xuất lớn khác như HTC, LG,…   mà lại chính là hai nhà sản xuất đến từ Trung Quốc: Lenovo – Motorola và  Huawei. Có một vấn đề  mà người dùng cần chú ý: đó là thị  phần của các nhà sản  xuất “khác” đang ngày càng tăng. Nhìn vào báo cáo tài chính của Sony, HTC   hay LG thì sự gia tăng của họ không lớn. Tuy nhiên các nhà sản xuất nội địa   như Trung Quốc hay Ấn Độ đang phát triển rất nhanh. Điều này đang gióng  lên hồi chuông cảnh tỉnh các nhà sản xuất lớn nên tỉnh giấc và tập trung vào   thị  trường và lĩnh vực cũng như  đánh mạnh hơn vào các phân khúc khác  nhau chứ không nên chỉ tập trung vào thị trường cao cấp. Smartphone   được   bán   ra   trên  Q4 '13 2013 Q4 '14 2014 toàn cầu (triệu đơn vị) Samsung 86,0 319,8 74,5 317,2 Apple 51 153,4 74,5 192,7 Lenovo­Motorola 18,8 62,1 24,7 92,7 Huawei 16,6 50,4 24,1 74,1 Khác 117,8 404,3 182,3 606,8 Tổng số 290,2 990,0 380,1 1283,5 Thị phần smartphone bán ra trên  Q4 '13 2013 Q4 '14 2014 toàn cầu (%) Samsung 29,6% 32,3% 19,6% 24,7% Apple 17,6% 15,5% 19,6% 15,0% Lenovo­Motorola 6,5% 6,3% 6,5% 7,2% Huawei 5,7% 5,10% 6,3% 5,8% Khác 40,6% 40,8% 48,0% 47,3% Tổng số 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Tổng số tăng trưởng: so với  33,7% 41,4% 31,0% 29,6% năm trước (%) Nguồn: http://www.counterpointresearch.com/ Bảng 4.2 thống kê tình hình tăng trưởng của các hãng sản xuất Smartphone  trên toàn cầu 6
  7. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của toàn bộ Công ty Samsung Lợi nhuận từ  bộ phận di động của Samsung của quý 1 năm 2015 hiện nay  đang thấp hơn đáng kể  so với cùng kì năm ngoái và càng giảm sút rõ rệt  trong hai quý cuối năm. Mức lợi nhuận trên doanh thu bán hàng của mảng di  động ngày càng thấp. Samsung vẫn đang có doanh thu lớn từ  lĩnh vực sản xuất màn hình và sản   phẩm bán dẫn, chủ  yếu do sự tăng nhu cầu từ  chính các nhà sản xuất đối   thủ  của Samsung. Sự tăng trưởng mạnh mẽ  tại các thị  trường châu Á giúp   thúc đẩy nhu cầu về màn hình và chip xử lý từ Samsung. Việc sở hữu công  nghệ và quy trình sản xuất hiện đại đang ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận   cho hãng điện tử Samsung.  Samsung dường như  không thích nghi ngay với sự  thay đổi của thị  trường   smartphone. Tăng trưởng doanh số  bị  chậm lại  ở  các thị  trường phương  Tây, giá giảm và tính cạnh tranh ngày càng cao. Chiến lược của Samsung   đang gây ra khó khăn cho chính hãng ở thời điểm hiện tại. 5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Chi phí: chi phí sản xuất, chi phí gia công, chi phí marketing… Giá: giá bán sản phẩm. Ngoài các yếu tố trên còn có: Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Android châu Á. Chưa có những bước thay đổi lớn thiết kế. Marketing quá mức nhưng thực tế không đạt nhiều sự kì vọng từ người tiêu  dùng. Giá thành tương đối cao. 5.3. Giải pháp: lập mô hình SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T) 7
  8. SO: chiến lược được đưa ra dựa trên điểm mạnh bên trong (S) và cơ  hội   bên   ngoài   (O):   Tập   trung   dịch   vụ,   phần   mềm.   Sức   mạnh   cốt   lõi   của  Samsung nằm  ở  phần cứng. Smartphone Samsung thường dùng chip nhanh  nhất, màn hình tốt nhất, các tính năng hiện đại nhất. Song, chừng đó là chưa  đủ  để  níu chân khách hàng.Chính phần mềm, dịch vụ  kết hợp với phần   cứng mới tạo ra người dùng trung thành. WO: các chiến lược dựa trên điểm yếu bên trong của công ty (W) tận dụng   trên cơ hội (O).  Samsung cũng phải tấn công phân khúc tầm thấp mà không làm tổn hại đến   danh tiếng một hãng cao cấp. Samsung sẽ dùng màn hình và vật liệu khác,  nâng cấp máy ảnh, giao diện người dùng để biến smartphone tầm trung hấp  dẫn hơn.  ST : các chiến lược dựa trên  ưu thế  của công ty (S) để  đối đầu với các  thách thức trên thị trường (T).  Ngoài lợi thế  phần cứng và dịch vụ. Samsung còn nắm bắt nhu cầu thị  trường và người tiêu dùng Việt Nam thường xem đó là một kệnh giải trí  như âm nhạc, trò chơi, lướt nét và đọc báo. Họ dễ dàng bị tác động bởi các  tính năng thú vị và có kết nối Internet mà điện thoại mang tới nên Samsung   có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. WT: Chiến lược đưa ra để tối thiểu hóa những điểm yếu (W) và các nguy  cơ (T). Samsung muốn cung cấp nhiều loại sản phẩm để  hấp dẫn mọi đối tượng  mua hàng, đây là cách tiếp cận từng giúp công ty vươn lên thành nhà sản  xuất di động hàng đầu thế  giới. Song, hãng tạo ra quá nhiều mẫu mã mà  ngay cả nhà bán lẻ lẫn khách hàng cũng khó phân biệt. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp luận (cơ sở lý thuyết)  Định giá sản phẩm: Là một yếu tố quan trọng trong marketing hỗn hợp. Nó là yếu tố duy nhất  sản sinh ra thu nhập. Giá một sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đưa ra  tương tác mạnh mẽ  hầu hết với các yếu tố  khác của marketing hỗn hợp   như: quảng cáo, khuyến mãi và phân phối… 8
  9. Giá: Là “lượng tiền phải trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ, là tổng giá trị  mà  người tiêu dùng đánh đổi để  có thể  sử  dụng sản phẩm hay dịch vụ”, theo   Kotler và Armstrong (2001) Lợi nhuận: “Lợi nhuận là một khoảng thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ tổng số  đã chi” cụ  thể hơn là “lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa tổng thu nhập   của một công ty và cổng chi phí”, theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Doanh thu: Là toàn bộ khoảng tiền thu được do các hoạt động sản xuất kinh doanh của  doanh nghiệp mang lại. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu về  tiêu thụ  sản phẩm, doanh thu từ  hoạt động tài chính và doanh thu từ  các  hoạt động bất thường. Chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ  các khoảng hao phí về  lao động   sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi   ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chất lượng: Là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và  nhận thức của họ về kết quả dịch vụ”, theo Parasuraman & ctg (1998). Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Do có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Android châu Á. Việc Samsung lao dốc  đã được dự  đoán trước, bởi miếng bánh Android  không còn được thống trị  chỉ bởi Samsung. Mà giờ  đây, mảnh đất màu mỡ  này đã có sự  góp mặt của cả  những nhà sản xuất mới nổi đến từ  Trung   Quốc. Về doanh số bán hàng, trong quý cuối năm 2014, Samsung đã bán ra  khối lượng sản phẩm tương đương khoảng 52 nghìn tỷ  won. Công ty cho  biết, dù đây là 1 con số tương đối  ấn tượng trong bối cảnh khó khăn hiện   nay, nhưng xét về mốc thời gian 1 năm trước đó, thì những gì mà hãng sản  xuất Hàn Quốc đạt được lại không như kỳ vọng ­ doanh số của hãng giảm  12,3%. 9
  10. Chưa có những bước thay đổi lớn thiết kế. Có thể  nói, Samsung đã bắt đầu mất dần những lợi thế  mà trước đây họ  vốn có: Cấu hình phần cứng. Không riêng gì Samsung, mọi hãng smartphone   đều có thể  sản xuất ra những chiếc smartphone có chip "khủng", camera   chụp ảnh đẹp, màn hình xuất sắc... Smartphone màn hình lớn cũng bắt đầu  tràn ngập trên thị  trường khiến Galaxy Note không còn là sự  lựa chọn duy  nhất nữa. Trong khi đánh mất lợi thế về cấu hình, Samsung vẫn đang thua   kém các đối thủ ở nhiều điểm, HTC One hơn Galaxy S4 về thiết kế, Moto   X của Motorola với giá rẻ  đánh chiếm thị  trường cấp thấp. Xâu chuỗi từ  hàng loạt yếu tố, điện thoại Samsung không còn điểm nào hấp dẫn, nổi bật   hoàn toàn khi đặt cạnh smartphone của đối thủ. PR quá mức nhưng thực tế không đạt nhiều sự kì vọng từ người tiêu dùng. Samsung có dấu hiệu chững lại ngay khi họ ra mắt Galaxy S4 trong 2013.   Sau khi thành công với Galaxy S2 và S3, Samsung "thừa thắng xông lên",   quảng cáo rằng S4 sẽ  là chiếc smartphone "cách mạng", đánh bại mọi đối  thủ. Tuy nhiên, khi sản phẩm ra mắt, tất cả những gì công ty Hàn Quốc để  lại chỉ  là một sự  thất vọng về  mọi mặt. S4 và S5 không thành công như  mong đợi một phần đến từ  điểm yếu cố hữu của Samsung: Phần mềm và   dịch   vụ.   Dù   được   đánh   giá   cao   về   cấu   hình,   giao   diện   người   dùng  TouchWiz của công ty Hàn Quốc thường bị  chê quá rối rắm, khó dùng.  Hàng loạt dịch vụ, phần mềm mà Samsung phát triển và cài sẵn trên máy   không có nhiều ứng dụng và không có người dùng; trong khi đó việc gỡ bỏ  chúng lại gần như  không thể. Xét về  mặt phần mềm, Samsung thua kém  nhiều đối thủ Android, chưa kể họ bị Apple iOS bỏ xa "một trời một vực". Giá thành tương đối cao. Khi   thu   nhập   bình   quân   đầu   người   tại   thị   trường   Việt   Nam   còn   thấp,  Samsung quá chú trọng smartphone cao cấp, còn với các dòng điện thoại   tầm trung có cấu hình trung bình, hiệu năng chưa được tốt lại có giá tương  đối cao so với nhiều dòng điện thoại khác có cùng cấu hình, xu hướng tiêu   dùng của khách hàng cũng có phần thay đổi. Đó cũng là một trong những   nguyên nhân khiến doanh thu của Samsung bị tuột dốc nhanh chóng.  6.2. Phương pháp chọn vùng:  Lấy CT đại diện suy rộng ra ĐBSCL, dựa trên Mật độ dân số, số liệu 6.3. Phương pháp thu thập số liệu 10
  11. Số  liệu thứ  cấp: Số  liệu liên quan đến tình hình hoạt động của Samsung   được thu nhập qua các bản báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh được  Samsung công bố, các trang tin tức uy tín.  Lấy số liệu từ  các công ty, cửa   hàng điện thoại tại TP Cần Thơ. 6.4. Phương pháp nghiên cứu Mục   tiêu   1:   Đánh   giá   thực   trạng   hoạt   động   kinh   doanh   của   Công   ty  SamSung. Sử  dụng phương pháp thống kê mô tả  để  phân tích các lý do chỉ  tiêu tăng  giảm qua các năm và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến hoạt động   kinh doanh của công ty trong tương lai như thế nào. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố  ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện lợi nhuận của Cty. Từ  những kết quả  phân tích các mục tiêu trên làm cơ  sở  đề  xuất các giải  pháp để nâng cao doanh số, giảm chi phí nhằm mang lợi nhuận cao hơn của   công ty. 7. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian:  Đề tài được thực hiện chủ yếu Công ty Samsung ở thị trường Cần Thơ. Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng cho đề tài từ năm 2013­2014. Đề tài được nghiên cứu trong thời gian 6 tháng. Phạm vi về nội dung:  Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên nhóm chủ yếu tập trung nghiên cứu lợi   nhuận dòng smartphone của Samsung. 8. KẾT QUẢ MONG ĐỢI Xác định các yếu tố   ảnh hưởng đến lợi nhuận của Samsung, xác định cơ  cấu chi phí, chất lượng dịch vụ, định giá sản phẩm. Dựa trên đó đề  ra các  giải pháp góp phần ổn định và tăng trưởng lợi nhuận của công ty Samsung  tại thị trường Cần Thơ nhằm tăng lợi nhuận và thị phần . 11
  12. 9. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Cho các nhà quản trị  có cái nhìn đầy đủ  và toàn diện hơn về  các nhân tố  ảnh hưởng đến lợi nhuận, để đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn. 12
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lợi nhuận của Samsung giảm 6 quý liên tiếp: http://ndh.vn/loi­nhuan­cua­ samsung­giam­6­quy­lien­tiep­201504301129325p4c147.news,   truy   cập  ngày 03/07/2015 2. Samsung   lập   kỉ   lục   mới   về   lợi   nhuận:   http://vneconomy.vn/cuoc­song­ so/samsung­lap­ky­luc­moi­ve­loi­nhuan­2013102511111821.htm,   truy   cập  ngày 03/07/2015 3. Thực trạng di động Việt: Smartphone cao cấp ế ẩm, điện thoại giá rẻ được  săn   đón:   http://genk.vn/dien­thoai/thuc­trang­di­dong­viet­smartphone­cao­ cap­e­am­dien­thoai­gia­re­duoc­san­don­20140617230532847.chn, truy cập  ngày 03/07/2015 4. Lợi   nhuận   giảm,   Samsung   và   những   việc   cần   làm   ngay:  http://genk.vn/mobile/loi­nhuan­giam­samsung­va­nhung­viec­can­lam­ ngay­2014070922043988.chn/, truy cập ngày 03/07/2015 5. 2015, Samsung sẽ giảm 30% mẫu smartphone: http://vtv.vn/cong­nghe/2015­ samsung­se­giam­30­mau­smartphone­20141119171301108.htm,   truy   cập  ngày 03/07/2015 6. Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh,  NXB Thống Kê. 7. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống   Kê. 8. Huỳnh Đức Lộng (1997). Phân tích hoạt động Kinh tế  doanh nghiệp, NXB  Thống Kê. 9. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1997). Phân tích hoạt động kinh  doanh, NXB Thống Kê. 10. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống Kê. 13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2