intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Yếu tố quyết định chọn trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Thanh Phong

Chia sẻ: Nguyen Thanh Phong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

496
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu: Yếu tố quyết định chọn trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thực hiện nhằm tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp công tác tư vấn tuyển sinh của trường đạt hiệu quả hơn trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Yếu tố quyết định chọn trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Thanh Phong

  1. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2013 Yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh  Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Tác giả: Nguyễn Thanh Phong  Cell: 0918 176 546 – Email: mooncakeasia@yahoo.com www.khaitrivn.wordpress.com ­1­
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọ n đề  tài Trong  hai năm  trở  lại  đây và  nhất  là  năm  2012,   việc  tuyển   sinh  của  các   trường ĐH – CĐ ngoài công lập (NCL) cũng như  một số  trường công lập cấp địa   phương gặp nhiều khó khăn, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế  hoạch tuyển sinh riêng. Năm 2012, trong số hơn 80 trường NCL chỉ có một số  nhỏ  trường tuyển sinh được gần đủ  hoặc đủ  chỉ  tiêu. Phần lớn các trường tuyển được  chỉ khoảng 30 ­ 60%, không ít trường ở mức 20 ­ 30%, thậm chí có trường chỉ tuyển  được một lượng nhỏ đáng kể. Trong số hàng loạt những trường không tuyển đủ chỉ  tiêu như  trên, có không ít trường ĐH NCL đã được Bộ  Giáo dục và đào tạo kiểm  định, nhiều năm nay vẫn thiếu chỉ tiêu mặc dù có cơ sở vật chất khá khang trang, có  đội ngũ giảng viên là những giáo sư  nổi tiếng và đội ngũ lãnh đạo là những người  đã từng đảm đương vai trò quản lý chủ chốt trong ngành.[14] Là một trong những trường công lập  ở  địa phương, kết quả  tuyển sinh của   Trường ĐHTG năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù công tác tư  vấn   tuyển sinh của Trường đã đi vào chiều sâu và chiều rộng, lớn cả  về  quy mô số  lượng và chất lượng, HS THPT được tư vấn tăng đến 150% nhưng số thí sinh dự thi   vào Trường ĐHTG lại không tăng theo tỉ lệ này. Công tác tổ chức tuyển sinh diễn ra   an toàn, nghiêm túc, với 3.860 hồ sơ đăng ký dự  thi, tỉ  lệ thí sinh dự thi đạt 81,28%  (đợt 1) và 78,47% (đợt 2). Tuy nhiên, tỉ  lệ  thí sinh chính thức theo học chỉ đạt 51%  so với chỉ tiêu đã đề ra. [13]  Điều gì đang diễn ra đối với công tác tuyển sinh của Trường ĐHTG? Có một   nghịch lý đang tồn tại mà tác giả muốn đi tìm câu trả lời đó là Trường ĐHTG ngày   ­2­
  3. càng lớn mạnh về mọi phương diện (Đội ngũ giảng viên tăng đáng kể cả về mặt số  lượng lẫn chất lượng; Cơ  sở  vật chất ngày càng hiện đại; Môi trường học tập   được hoàn chỉnh và thân thiện hơn; Mã ngành nghề đào tạo mới luôn được bổ  sung  cho phù hợp với nhu cầu của xã hội…) nhưng số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển và  học thực tế tại trường ngày càng giảm, đặc biệt giảm mạnh ở năm học 2012. Yếu   tố   quan   trọng   nào   ảnh   hưởng   đến   kết   quả   tuyển   sinh   của   Trường   ĐHTG? Đây là câu hỏi thôi thúc tác giả  tiến hành thực hiện đề  tài “Yếu tố  quyết   định chọn Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền   Giang”. Từ  kết quả  nghiên cứu, tác giả  sẽ  đề  xuất các giải pháp  và khuyến ngh ị  nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tuyển sinh của ĐHTG trong thời   gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ  ảnh hưởng của các yếu tố  then chốt  ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền  Giang. Từ  kết quả  nghiên cứu của đề  tài đề  xuất các giải pháp và khuyến nghị  nhằm giúp công tác tư vấn tuyển sinh của trường đạt hiệu quả hơn trong tương lai. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ  chính như sau: ­ Hệ thống các lý thuyết, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây  dựng và kiểm định  mô hình các yếu tố   ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường  ĐHTG.  ­ Từ mô hình nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo lường các nhóm yếu tố  ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG trên cơ  sở  khảo sát các HS THPT  trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. ­ Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ­3­
  4.  Khách thể: Việc chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.  Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố   ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT   trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 5. Phạm vi nghiên cứu  Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Dự  kiến khảo sát  15/34 trường THPT theo khu vực và chất lượng đào tạo như sau: Bảng 1. Ma trận chọn trường TPTH khảo sát                                      Khu vực Thành phố,  Thị trấn Xã Tổng thị xã Chất lượng đào tạo Cao 3 2 0 5 Trung bình 1 2 2 5 Thấp 1 1 3 5 Tổng 5 5 5 15  Thời gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành trong năm học 2013 – 2014. 6. Giả thuyết nghiên cứu Có bốn nhóm yếu tố (Đặc điểm của Trường ĐHTG; Đặc điểm bản thân học   sinh; Các cá nhân có  ảnh hưởng đến việc chọn trường; Nỗ  lực giao tiếp với HS   THPT của Trường ĐHTG) ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG. 7. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp phân tích và tổng hợp: ­4­
  5. Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có  liên quan. Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết, từ  đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài.  Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành thu thập thông tin xoay quanh chủ  đề  quyết định chọn Trường  ĐHTG của HS THPT. Cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi tác giả  sao cho các thành   viên cùng tham gia một cách sôi nổi và tự  nhiên nhất. Mục đích của bước nghiên  cứu định tính này là nhằm đánh giá nhanh các cảm nhận của học sinh trong quá trình  chọn lựa Trường ĐHTG, và kết quả thu thập được từ buổi thảo luận nhóm dùng để  thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.  Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi: Bảng câu hỏi phục vụ  khảo sát được thiết kế dựa theo mô hình nghiên cứu  của đề tài nhằm thu thập thông tin để  phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên  cứu.  Phương pháp thống kê toán học: Sử  dụng các phương pháp thống kê toán học để  xử  lý số liệu làm cơ sở  để  kiểm định thang đo và  mô hình nghiên  cứu.  Công cụ  chính dùng để  xử  lý dữ  liệu  nghiên cứu là phần mềm SPSS 16.0. 8. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của đề tài nghiên   cứu bao gồm 03 chương. Cụ thể:  Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan Chương 2. Mô hình nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu ­5­
  6. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN  1.1. Nghề nghiệp và lợi ích của định hướng nghề nghiệp 1.1.1. Nghề nghiệp  Lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc quan trọng mà HS lớp 12 sẽ  phải thực hiện trong việc xác định kế  hoạch tương lai và quyết định đó sẽ   ảnh   hưởng đến họ  trong suốt cuộc đời. Bản chất của việc chọn lựa này là xoay quanh   những gì mà các HS THPT muốn làm lâu dài ở tương lai. Vậy nghề nghiệp là gì? Nghề  nghiệp là khái niệm chung dành để  chỉ  những công việc sẽ  gắn với   bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng c ủa   ­6­
  7. họ. Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ  cho  cơ sở tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm lâu dài, miệt mài và   để hoàn thành cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo  tổ hợp đặc biệt. Nghề nghiệp là một dạng xác định của hoạt động trong hệ  thống phân công  lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có   để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định. Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố  định, cứng nhắc. Nghề  nghiệp cũng giống như  một cơ  thể  sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong.  Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện   tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công  nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các   thiết bị bổ trợ, v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử  tách ra từ  công nghệ hóa  dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời,…   Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ  cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên đã gây ra những biến đổi   sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong  nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ  hàng hóa sức lao động này tuỳ  thuộc vào trình độ, tay nghề, khả  năng về  mọi mặt  của người lao động. Xã hội đón nhận thứ  hàng hóa này như  thế  nào là do “hàm  lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. 1.1.2. Lợi ích của định hướng nghề nghiệp Sau 18 năm đèn sách, tất cả HS THPT phải đưa ra một quyết định quan trọng   cho cuộc đời mình là nên chọn ngành nghề gì để tiếp tục học. Khi đó các em sẽ đối   mặt với các câu hỏi: Mình đang theo đuổi ngành học vì ước mơ? Vì gia đình? Hay là   do sự cỗ vũ, động viên của bạn bè? Mình có thực sự đam mê hay thực sự thấy mình  ­7­
  8. có những phẩm chất phù hợp với ngành hay chưa? Lựa chọn ngành nghề của mình   có phải là con đường đi tốt nhất không? Việc đi sai hướng trong nghề  nghiệp sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc   sống của các em học sinh sau này. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp trong tương   lai là một điều cần thiết, giúp các HS THPT nhận thấy rõ hơn mục đích học tập  cũng như như đích đến lâu dài của mình là gì. Có định hướng đồng nghĩa với việc có   mục đích và động cơ. Đi kèm theo đó sẽ là sự nỗ lực, phấn đấu và sự cố gắng kiên   cường để đạt được mục đích mà mình đã chọn. Đó cũng là một trong những tiêu chí   để  mọi người nhìn vào đó có thể  đoán được bạn là ai trong tương lai. Việc định  hướng tốt nghề nghiệp sẽ giúp các em đưa ra được những hoạt động cho bản thân  nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để mang lại thành  công trong công việc mình lựa chọn sau này. Định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai còn có thể giúp học sinh tiết   kiệm hơn công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội. Lượng vật chất các em bỏ  ra sẽ  không là phí phạm và vô ích. Điều đặc biệt mà các HS THPT có được đó chính là   không bị  lãng phí nhiều thời gian trong cuộc đời. Để  tương lai, các em không phải   hối tiếc về quãng thời gian sinh viên tươi đẹp cũng như không phải hối hận về việc  chọn lựa con đường mình sẽ đi. 1.1.3. Các khái niệm công cụ 1.1.3.1. Lựa chọn Thuật ngữ  “lựa chọn” được dùng để  nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính   toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những   ­8­
  9. điều kiện hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan   hiếm nguồn lực.[4] 1.1.3.2. Chọn trường Các  em  học  sinh  lớp  12  trước  khi chuẩn bị   tốt nghiệp  thường  được  nhà   trường, gia đình, người thân tư  vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với  mục tiêu nghề nghiệp và học lực. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ  vào  các tiêu chí như: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu xã hội,  việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý,... học sinh sẽ xác định cấp học phù   hợp với năng lực rồi chọn trường và làm các thủ  tục đăng ký dự  thi. Trong nghiên   cứu này, khái niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học, cao   đẳng (học viện) để đăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.[4] Trước khi chọn trường, phải trả  lời thật chính xác câu hỏi cơ  bản nhất về  chính bản thân các em cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần   gì và muốn gì?... tất cả những câu hỏi này phải được thực hiện một cách nghiêm túc   nhằm bước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để  xác lập phương   hướng cuộc sống của chính mình. 1.1.3.3. Hướng nghiệp Hướng nghiệp cho học sinh là công tác hết sức quan trọng, thông qua hoạt  động hướng nghiệp sẽ giúp các em hiểu về nghề, hiểu về chính bản thân mình để  có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, năng lực   bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội. Do đó, hoạt động hướng  nghiệp ngày càng được coi trọng. Hiện nay đã có nhiều hình thức hướng nghiệp cho   học sinh, bước đầu mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh giảm bớt được lo âu, căng  thẳng khi chọn ngành học cho mình.[4] Tuỳ  thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem  xét hoạt động hướng nghiệp có thể  có những quan điểm  khác nhau về  khái niệm  này. Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp  ­9­
  10. cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân;  các nhà  kinh  tế  học thì cho  rằng đó  là những  mối quan hệ  kinh tế  giúp cho  mỗi  thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ  vào một lĩnh  vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội... Trong  nghiên cứu này, dưới góc độ  giáo dục phổ  thông, hướng nghiệp là sự   ảnh hưởng  của  một tổ  hợp các lực  lượng xã hội, lấy sự  chỉ  đạo của hệ  thống sư  phạm làm  trung tâm  vào thế  hệ  trẻ,  giúp cho các  em có những hiểu  biết cơ  bản  về  một số  ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường để  có thể lựa chọn cho mình một  cách có ý thức nghề nghiệp trong tương lai. Giáo dục hướng nghiệp là một bộ  phận của giáo dục toàn diện. Thông qua  giáo dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự  hiểu biết về  tính chất và đòi hỏi của  ngành nghề  mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự  đào tạo  nghề  tương ứng, tự sàng lọc những nguồn tư  vấn để  tự  mình tháo gỡ  vướng mắc  hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp  phù hợp hoặc không phù hợp với mình. Để  công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả, cần phải đa dạng các hình thức  hướng nghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt cả  năm học. Bên   cạnh việc thực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ, nhà trường cần chỉ đạo,  khơi dậy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ sư  phạm, để  mỗi thầy cô là một “tư  vấn hướng nghiệp” cho học sinh. Phối hợp với các tổ  chức đoàn thể  trong nhà   trường, nhất là Đoàn Thanh niên xen kẽ  vào buổi sinh hoạt dưới cờ  hàng tuần nội   dung  hướng   nghiệp  dưới   nhiều   hình   thức:  Hái  hoa   dân   chủ,   tìm   hiểu   về   nghề  nghiệp… Tổ  chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các chủ  đề:  Ước mơ  nghề  nghiệp tương lai, đại học có phải duy nhất để  lập nghiệp, để  chọn được ngành  nghề  phù hợp… Song song đó, trên các bảng thông tin của nhà trường cần thường  xuyên cập nhật những thông tin tuyển sinh, danh mục cũng như  điểm chuẩn năm  trước của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nghề… Ngoài ra, nhà trường cần  ­10­
  11. liên hệ với phụ  huynh học sinh để  cùng kết hợp tư  vấn hướng nghiệp cho các em.  Có như vậy, hoạt động hướng nghiệp mới đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao, giúp   học sinh hiểu được ngành, hiểu được nghề, hiểu được chính mình để  lựa chọn   nghề nghiệp tương lai cho phù hợp. 1.1.3.4. Tư vấn hướng nghiệp Tư  vấn hướng nghiệp là tư  vấn về  sự  hỗ trợ  khách quan và cả  cách nỗ lực  chủ   quan  trong quá  trình  hướng  nghiệp.  Nó  có  lợi  cho  người  đang cần  tư  vấn  hướng nghiệp  và cũng lợi cho cả  người cần dẫn dắt người  khác  hướng  nghiệp.  Như vậy, tư vấn hướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học  sinh  dưới sự  hướng dẫn của nhà trường, của  gia  đình cùng sự  hỗ  trợ  của các tổ  chức xã hội để giúp học sinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành  nghề phù hợp trong tương lai. Tư vấn có hiệu quả  thiết thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cuối   cấp chọn đúng trường, đúng ngành phù hợp với nguyện vọng, sở thích, năng lực học   tập của bản thân và nhu cầu về  nguồn nhân lực của xã hội. Chọn ngành, chọn  trường thi đúng không chỉ là khâu quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi của mỗi   thí sinh mà còn tránh lãng phí thời gian, tiết kiệm tiền của cho gia đình và xã hội. Đó  là điều hết sức cần thiết trong công tác tư  vấn, định hướng nghề  nghiệp cho học   sinh hiện nay. Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp  ở  trường THPT, hoạt động tư  vấn  nghề  có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ  nhiệm, giáo  viên bộ  môn, thư  viện, y tế,... Học sinh là đối tượng của hoạt động tư  vấn đồng  thời là chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin nghề  nghiệp do hoạt động tư  vấn   mang lại. Do đó, học sinh không chỉ  có nhiệm vụ  tiếp thu thông tin do chủ  thể  tư  vấn cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp  với năng lực, sở trường, tình trạng sức khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của   bản thân. ­11­
  12. Vì vậy, công tác hướng nghiệp giúp cho học sinh hiểu được hệ  thống nghề  nghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế  quốc dân nói chung và  của địa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ  sẵn   sàng tham gia vào lao động sản xuất. Trên cơ  sở  của sự  hiểu biết nghề  nghiệp và   nền kinh tế  quốc dân, của địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh,  biết đối chiếu với sự phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe  của bản thân để  điều chỉnh động cơ  lựa chọn nghề. Tạo ra những điều kiện cần   thiết về cơ  sở vật chất, về các mối quan hệ  xã hội và ý thức cầu tiến bộ  của học   sinh để  các em tích cực tham gia các hình thức lao động kỹ  thuật do nhà trường tổ  chức, nâng cao ý thức và thái độ lao động, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực  tiễn, từ  đó kết luận về  sự  phù hợp nghề  nghiệp của bản thân. Phải làm cho mỗi  học sinh có được tính chủ  động trong lựa chọn nghề, có khả  năng tự  quyết định   được con đường nghề nghiệp tương lai của mình. 1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài Sau đây là một số công trình tiêu biểu trong ngoài nước có liên quan đến dạng   nghiên cứu của đề tài. 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanh Curtin   University, Sarawak Malaysia, đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố ảnh   hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả nghiên   cứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của  “Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình   đào tạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ  trợ  tài chính; cơ  hội việc   làm và “Nhóm yếu tố  các nỗ  lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại  diện tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường   ĐH. Mô hình do tác giả  đề  xuất chỉ  dừng lại  ở  mức giới thiệu các yếu tố  có thể  ­12­
  13. ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo   lường các yếu tố và kiểm định sự phù hợp của mô hình.[9] Russayani ISMAIL & Ctg đã thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự  lựa chọn điểm đến giáo dục” nghiên cứu trường hợp sinh viên quốc tế tại ĐH Utara  Malaysia. Nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của việc duy trì chất lượng giáo   dục để đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn và cố gắng xác định các yếu tố có thể  ảnh hưởng đến việc ra quyết định của sinh viên quốc tế khi lựa chọn điểm đến giáo  dục đại học. Bằng cách sử  dụng một mẫu khảo sát của 300 sinh viên quốc tế  tại   ĐH Utara Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch vụ tuyệt vời, môi trường   xã hội dễ  chịu, cơ  sở  vật chất, các giảng viên chất lượng cao là các nhân tố  then  chốt ảnh hưởng đế quyết định của sinh viên. Nhóm tác giả  đã đề  xuất mô hình khá  hoàn chỉnh, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ  có thể  áp dụng được tại các trường đại   học đào tạo sinh viên quốc tế.[11] MeiTang, WeiPan  và Mark D.  Newmeyer vận  dụng  mô hình Lý thuyết phát  triển xã hội nghề nghiệp (Hackett & Ctg, 1994) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến  xu hướng lựa chọn nghề  nghiệp của học sinh trung học. Nghiên cứu này cho thấy   các yếu tố  như: kinh nghiệm học tập, khả năng tự  đánh giá năng lực nghề  nghiệp,  các lợi ích và kết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng  đến quyết định chọn nghề của học sinh trung học.[10] Bromley H. Kniveton  đ ã   t i ế n   h à n h   khảo sát 384 thanh thiếu niên (190 nam  và 194 nữ) đã đưa ra kết luận rằng cả  nhà trường và gia đình có  ảnh hưởng trực  tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Vai trò  của giáo viên là phát hiện năng khiếu và khả năng của học sinh và khuyến khích các   em học các ngành nghề phù hợp, còn vai trò của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng  rất lớn đến quyết định chọn nghề qua việc cung cấp thông tin, các hỗ trợ. Ngoài ra  còn có sự ảnh hưởng của anh chị em trong gia đình, bạn bè…[7] ­13­
  14. Michael Borchert đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học  Germantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố then  chốt  ảnh hưởng đến sự  lựa chọn nghề  nghiệp là môi trường, cơ  hội và đặc điểm  cá nhân. Trong đó, nhóm yếu tố  đặc điểm cá nhân có  ảnh hưởng lớn nhất đến sự  chọn lựa nghề nghiệp của học sinh trung học.  D.W.Chapman đã  đề  xuất  mô  hình tổng quát của việc lựa chọn trường  ĐH  của các học sinh. Qua quá trình khảo sát nhằm kiểm định mô hình đã phát hiện có 2  nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh. Nhóm  thứ  nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. Nhóm thứ hai là các yếu tố  thuộc bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các đặc điểm cố định của trường ĐH  và nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với các học sinh.[8] 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước Theo kết quả  của nghiên cứu “Các yếu tố   ảnh hưởng đến việc sinh viên  chọn trường Đại học Mở  TP. HCM” do TS. Nguyễn Minh Hà, ThS. Huỳnh Gia   Xuyên, ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết, Trường Đại học Mở TP. HCM thực hiện, có 7  nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường, chúng đều có mối quan hệ mật   thiết với nhau. Nghiên cứu được thực hiện với 1.894 sinh viên năm thứ  nhất hệ  chính quy. 7 nhân tố   ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường bao gồm: Nỗ  lực  của nhà trường đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; Chất lượng dạy và  học; Đặc điểm của bản thân sinh viên; Công việc trong tương lai; Khả năng đậu vào  trường; Người thân trong gia đình; Người thân ngoài gia đình[3]. Nghiên cứu này  được tiến hành khá công phu, là sản phẩm đặc thù của riêng Trường Đại học Mở  TP. HCM. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, kết quả nghiên cứu vẫn còn đến 7  nhóm nhân tố   ảnh hưởng đến quyết định, điều này không có gì sai nhưng với kết   quả như vậy vận dụng vào thực tế sẽ rất khó. ­14­
  15. Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM, đã  tiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH  của học sinh trung học phổ thông”. Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh  lớp 12 năm học 2008 – 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy 5 yếu tố  bao gồm yếu tố  cơ  hội  việc làm trong tương lai; yếu tố  đặc điểm cố  định của  trường đại học; yếu tố  về  bản thân cá  nhân học sinh; yếu tố  về  cá nhân có  ảnh  hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố  về thông tin có sẵn  ảnh hưởng đến  quyết định chọn trường đại học. Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất  một số kiến nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện  pháp thiết thực nhằm định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các  HS THPT lựa chọn trường một cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới  giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức 21,5% khi nhân rộng ra tổng thể. Vì vậy  cần tăng thêm kích thước mẫu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.  Nguyễn Phương Toàn, đã thực hiện luận văn thạc sĩ   “Khảo sát các yếu tố  ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền  Giang”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất mô hình hồi quy gồm có 5 nh óm yếu tố ảnh  hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang   từ  mạnh đến yếu như sau: Yếu tố  về  mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo;  yếu tố về đặc điểm của trường đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi  sau khi ra trường; yếu tố  về  những nỗ  lực giao tiếp của trường ĐH và yếu tố  về  danh tiếng của trường đại học. Tuy nhiên, mô hình hồi quy này cũng chỉ  mới giải  thích được 27,6% vấn đề nghiên cứu.[4] PGS.TS Nguyễn Văn Tài & Ctg, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn  đã thực hiện khảo sát hệ  thống thứ  bậc động cơ  chọn ngành học tại ĐHQG TP.  HCM đã kết luận: Yêu thích nghề nghiệp và có được nghề phù hợp với năng lực là  lựa chọn chính của  sinh  viên  khi  vào  học tại các trường thuộc ĐHQG TP.  HCM,  ngược lại các yếu tố như: điểm tuyển thấp và cơ  hội vào học cao, theo ý kiến của  ­15­
  16. bạn  bè, theo truyền thống  gia đình  không phải là động cơ  thúc đẩy sinh  viên lựa  chọn ngành học. Đây là nghiên cứu  ứng dụng thực tiễn tại một trường ĐH cụ  thể  tại Việt Nam.[4] Nguyễn Đức Nghĩa, ĐHQG TP. HCM đã đưa ra kết luận: thí sinh dự  thi ĐH  thường chọn các ngành đang hoặc có thể  phát triển trong xã hội, nhưng chưa quan  tâm  đến các  ngành  cần thiết cho sự  phát triển của  xã hội. Bên cạnh đó, thí sinh  thường tập trung chọn  ngành  học  tại các  trường  ĐH  có điểm chuẩn trúng tuyển  thấp trong kỳ tuyển sinh trước đó.[4] 1.3. Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu 1.3.1. Cơ sở lý thuyết D.W.Chapman (1981)  đã  đề  xuất  mô hình  tổng  quát  về  việc  chọn  trường  đại học của các học sinh. Dựa vào kết quả  thống  kê  thu thập cho  thấy  có  2  nhóm  yếu tố ảnh hưởng  nhiều  đến quyết định chọn trường. Thứ nhất  là  đặc  điểm  của  gia  đình  và  cá  nhân học  sinh.  Thứ  hai  là  một  số  yếu  tố  bên ngoài có  ảnh  hưởng  cụ  thể  như  các  cá  nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại  học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh. Có  rất  nhiều  nghiên  cứu được  sử  dụng từ  kết  quả  của  D.W.  Chapman  và  phát triển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố  ảnh hưởng đến quyết  định  lựa chọn  trường đại học  của HS THPT.  Cabera  và La  Nasa (1998) đã nghiên  cứu mô hình 3 giai đoạn về vấn đề chọn trường đại học dựa trên nền tảng mô hình  chọn  trường  của  D.W.Chapman  và  K. Freeman. Từ kết quả nghiên cứu này, Cabera  và La Nasa nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học  sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường  đại học của học sinh.  Joseph Sia Kee Ming (2010) đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố  ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia. Kết quả  nghiên cứu đã chỉ  ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự   ảnh  ­16­
  17. hưởng của “Nhóm yếu tố  các đặc điểm cố  định của trường ĐH” bao gồm: vị  trí;   chương trình đào tạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ  trợ  tài chính;  cơ  hội việc làm và “Nhóm yếu tố  các nỗ  lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm:  quảng cáo; đại diện tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ  thông; thăm viếng  khuôn viên trường ĐH.  Nhìn  chung,   có   nhiều  nhóm  yếu  tố   ảnh  hường   đến  quyết  định  lựa  chọn  trường đại học  của HS THPT  đã  được  khám phá và công bố. Tuy nhiên, để  tiến  hành thực hiện đề tài này, tác giả  sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu trên nhưng có  sự  chọn lọc, điều chỉnh và bổ  sung để  hình thành mô hình nghiên cứu mới sao cho  phù hợp với mục đích đặt ra của đề tài. 1.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu 1.3.2.1. Nhóm yếu tố đặc điểm cố định của Trường ĐHTG  Vị trí tọa lạc của trường ĐH: Sevier   (1986)   qua   công   trình   nghiên   cứu   của   mình   đã   cho   thấy   địa   điểm  trường đại học có thể  là một yếu tố  quan trọng quyết  định khả  năng lựa chọn   trường ĐH của học sinh. Một số sinh viên có thể tìm kiếm trường ĐH gần nhà hoặc   gần nơi làm việc cho thuận tiện (Absher & Crawford năm 1996; Servier, 1994). Một   nghiên cứu của Kohn và cộng sự  (1976) đã kết luận rằng yếu tố  quan trọng  ảnh   hưởng đến việc sinh viên đi học đại học là do nhà của họ gần với một tổ chức giáo   dục nào đó.  Hossler & Gallagher (1990) cho biết khả  năng HS theo học  tại các  trường ĐH gần trường THPT là khá cao dù các em chưa từng tham gia các hoạt   động trong khuôn viên những trường ĐH này. Có thể  thấy rằng với một chi phí   thấp, vị  trí địa lý gần trường đại học là một kích thích quan trọng  ảnh hưởng đến   quyết định của học sinh trong việc lựa chọn môi trường học cho mình.   Chương trình học: ­17­
  18. Một nghiên cứu tiến hành tại Kuala Lumpur và Selangor, Malaysia Yusof et al.   (2008) cho thấy chương trình học phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong các yếu  tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường ĐH của HS THPT.   Ford và cộng sự  (1999) cũng nhận thấy rằng các vấn đề  như  phạm vi của   chương trình nghiên cứu, tính linh hoạt của chương trình học, linh hoạt thay đổi lớn   và nhiều lựa chọn mức độ  là những yếu tố  quan trọng nhất để  học sinh lựa chọn  các tổ chức giáo dục đại học phù hợp. Do đó, có thể kết luận rằng có một mối quan   hệ tích cực giữa các chương trình học tập và quyết định chọn trường đại học.   Danh tiếng của trường ĐH: Hình ảnh và uy tín có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn trường ĐH. Sinh   viên đánh giá rất cao uy tín của một trường đại học và xem nó như  một yếu tố  có   ảnh hưởng nhất định đến việc chọn trường (Lay & Maguire, 1981; Murphy, 1981;  Sevier, 1986; Keling, 2006). Keling (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất   mà sinh viên sẽ  đánh giá trong sự  lựa chọn của họ về một tổ chức nào đó là danh  tiếng của tổ  chức. Có một sự  tồn tại về  mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa danh tiếng   của trường đại học và quyết định chọn trường đại học của học sinh.   Cơ sở vật chất: Theo Absher & Crawford (1996), cơ  sở  vật chất giáo dục như  phòng học,  phòng thí nghiệm và thư viện…đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn  của học sinh đối với một trường đại học. Do đó, có thể  kết luận rằng đây là một  trong những yếu tố  có  ảnh hưởng khá mạnh đến quyết định chọn trường của các  em.   Chi phí học tập: Joseph (2000) cho rằng vấn đề  chi phí học tập có sức  ảnh hưởng rất lớn   trong việc đưa ra quyết định chọn trường ĐH. Jackson (1986) đã kết luận chi phí  học tập là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn trường đại học trong khi các   hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực. Vì vậy, chi phí học tập  ­18­
  19. đóng vai trò hết sức quan trọng và quyết định khả  năng chọn trường đại học của  học sinh.  Hỗ trợ tài chính:  Một nghiên cứu được tiến hành bởi Yusof (2008) nhận thấy yếu tố hỗ trợ tài   chính được cung cấp bởi các trường đại học là một trong bốn yếu tố then chốt ảnh  hưởng đến quyết định chọn trường. Trường ĐH nào tạo điều kiện cho học sinh có  cơ  hội tiếp cận và thụ  hưởng các hỗ  trợ  tài chính thì có nhiều khả  năng được các   em lựa chọn (Jackson, 1988; Litten, 1982; Manski & Wise, 1983). Ismail (2009) đã  nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thông tin đến việc lựa chọn trường đại học, trong  đó chỉ ra rằng sinh viên hài lòng với quyết định chọn trường dựa trên sự hài lòng về  thông tin của họ với các yếu tố tài chính liên quan, trong đó bao gồm hỗ trợ tài chính   và chi phí học tập hợp lý. Dựa vào kết quả đề cập ở  trên, có thể  kết luận rằng hỗ  trợ tài chính có một sức ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn trường đại học của học   sinh phổ thông.  Cơ hội việc làm: Sevier (1998) cho biết học sinh thường bị  thu hút bởi yếu tố  cơ  hội nghề  nghiệp sau khi tốt nghiệp. Theo Paulsen (1990), các em có xu hướng chọn trường  đại học dựa trên cơ  hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Họ  rất  quan tâm đến cơ hội có được việc làm và thường bị ảnh hưởng bởi chính những gì  sinh  viên tốt  nghiệp  đang làm,  những đóng góp cho  xã  hội của  trường  đại  học  (Sevier, 1997). Do đó, cơ  hội việc làm là một yếu tố  dự  báo có  ảnh hưởng không  nhỏ đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. 1.3.2.2.  Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG với HS THPT  Quảng cáo: Nỗ lực tiếp thị của các trường ĐH thông qua các phương tiện truyền thông đã  phát triển rất nhiều trong thời gian qua. Báo chí, truyền hình và đài phát thanh đã   được chứng minh là các phương tiện quảng cáo có hiệu quả đặc biệt trong việc xây  ­19­
  20. dựng hình ảnh và uy tín (Hossler et al, 1990). Do đó, có thể khẳng định quảng cáo có   sức ảnh hưởng khá lớn đến khả năng chọn trường đại học của học sinh THPT.   Đại diện tư vấn tuyển sinh: Lay & Maguire (1981) phát hiện ra rằng các chuyến thăm trường THPT của  đại diện tư  vấn tuyển sinh trường đại học được đánh giá là có ảnh hưởng cực kỳ  hiệu quả trong việc thu hút học sinh. Do đó, đại diện tư vấn tuyển sinh là một trong   những yếu tố  then chốt có  ảnh hưởng mạnh mẽ  đến quyết định chọn trường ĐH  của học sinh thông qua kết quả  nghiên cứu của Rowe (1980). Những chuyến thăm   này có thể mang lại lợi ích cho cả học sinh và đại diện tuyển sinh (Hossler và cộng   sự, 1990).    Thăm khuôn viên Trường ĐHTG (Campus Visit): Tổ  chức các chuyến thăm khuôn viên trường dành cho HS THPT là công cụ  tuyển sinh tốt nhất của trường đại học. Nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình  đưa ra quyết định của học sinh (Sevier, 1992). Hossler et al. (1990) cũng nhận thấy   việc thăm khuôn viên trường là việc làm không thể thiếu ở các trường đại học vì nó  có ảnh hưởng đến quyết định nên chọn trường nào để đăng ký theo học của các em.  1.3.2.3. Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh  Khát vọng thành công: Carpenter và Fleishman (1987), Gilmour và các cộng sự (1981), Jackson (1978)  khám phá ra nguyện vọng được học tập những ngành nghề  mà bản thân học sinh   thích thú và cho rằng mình sẽ thành công trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến   quyết định chọn trường đại học có ngành đào tạo này. Nguyện vọng được học  chuyên ngành theo sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tương lai là các yếu tố  quan trọng để các em có cái nhìn tổng quát hơn khi lựa chọn trường học cho mình.   Nhận thức năng lực cá nhân: ­20­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2