intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu: Vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

44
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài "Vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay" nghiên cứu hai nội dung sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay

  1. ĐỀ TÀI 2: Vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng  Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên   Việt Nam hiện nay
  2. MỤC LỤC
  3. A. MỞ ĐẦU Hồ  Chí Minh là một trong những nhà tư  tưởng, một lãnh tụ  cách  mạng   thế   giới   đã   bàn   nhiều   về   vấn   đề   đạo   đức   và   giáo   dục   đạo   đức.Người cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,  trọng đạo lí, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có  vai trò vô cùng quan trọng.Riêng với thế  hệ  trẻ, việc tu dưỡng này còn   quan trọng hơn, vì họ là “người chủ tương lai của nước nhà” 1; là cái cầu  nối giữa các thế  hệ­ “người tiếp sức cách mạng cho thế  hệ  thanh niên  già,   đồng   thời   là   người   phụ   trách   dìu   dắt   thế   hệ   thanh   niên   tương  lai”2.Việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của  sinh viên đã được Hồ  Chí Minh quan tâm từ  rất sớm. Tư  tưởng Hồ Chí  Minh về đạo đức rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã   trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức   mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.  Chính vì   vậy, việc vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong Tư  tưởng Hồ  Chí   Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay là   rất quan trọng và cần thiết. 11. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.185. 22. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr.488. 3
  4. B. NỘI DUNG Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức 1.1.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ  rất sớm, Hồ  Chí Minh đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con  người, như  gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi.”Người cách mạng   phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh  đạo được nhân dân”3. Người cho rằng, làm cách mạng để cải tạo xã hội  cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang , nhưng nó cũng là mọt   niềm vui rất nặng nề, “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được   xa. Người cách mạng pải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn   thành được đạo đức cách mạng vẻ vang”4.Người nói, cán bộ, Đảng viên  muốn cho dân tin, dân phục thì không phải cứ “ viết lên trán chữ “cộng  sản” mà ta được họ  yêu mến.Quần chúng chỉ  quý mến những người có  tư cách đạo đức”5. “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài  người là một công việc to tát, mà tự  mình không có đạo đức, không có  căn bản, tự  mình hủ  hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”6. Trong di  chúc,   Người   căn   dặn:”Mỗi   Đảng  viên  và   cán   bộ   phải   thực   sự   thấm  nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.  Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,   là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”7. 31. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.252­253. 42. Hồ  Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.283. 53. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.552. 64. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.253. 4
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả  thực tế làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên  cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả  trên thực tế.Người nói: “ Phải lấy kết quả  thiết thực đã góp sức bao   nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của   mình.Hãy kiên cường chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức,  lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”8. Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh, đức và tài, hồng  và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một.Trong đó: đức là  gốc của tài; hồng là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực.Tài  là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động. 1.1.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa  xã hội Theo Hồ  Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải  là ở lý tưởng cao xa,  ở mức sống vật chất dồi dào, ở  tư  tưởng được tự  do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm   chất của những người cộng sản  ưu tú, bằng tấm gương sống và hành   độngcủa mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Tấm gương đạo đức trong sáng của  một nhân cách vĩ đại, song  cũng rất đời thường của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn lớn   lao, mạnh mẽ với nhân dân Việt Nam mà còn cả  với nhân dân thế giới.   Tấm gương đó tư lâu, là nguồn cổ vũ động viên tinh thần quan trọng đối   với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấu tranh vì hòa bình, độc  lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 75. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.498. 86. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr.312 5
  6. 1.2. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các   phẩm chất khác. Từ  khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức  truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào   đó   một   nội   dung   mới,   phản   ánh   đạo   đức   ngày   nay   cao   rộng   hơn   là   “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan  niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc  lập tự  do của Tổ  quốc vì chủ  nghĩa xã hội, nhiệm vụ  nào cũng hoàn   thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói  đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị­ đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ  trong cuộc đấu tranh   cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau. 1.2.2 Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế  hoạch,   sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không   lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa   vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta". Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm   tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to  đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ  cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không   hoang phí, không bừa bãi"9, không phô trương hình thức, không liên hoan,  chè chén lu bù. Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ  gìn của công và của dân";  "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân".  Phải "trong sạch, không tham lam"10."Không tham địa vị.Không tham tiền  91,2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.636, 640. 10 6
  7. tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình.Vì vậy mà  quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá". Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình:  không tự  cao, tự  đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự  kiểm  điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người  dưới, luôn giữ  thái độ  chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không  dối trá, lừa lọc. Đối với việc:  việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Chí công vô tư, là sự công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị;   làm   việc   gì   cũng   không   nghĩ   đến   mình   trước,   chỉ   biết   Đảng,   vì   dân  tộc.Người nói: "Đem lòng chí công vô tư  mà đối với người, với việc".   “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ  thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ". 1.2.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa Kế  thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền   thống nhân nghĩa với chủ  nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần   nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ  Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức  cao đẹp nhất.Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có  phạm vị  rất rộng lớn, đó là tình thương bao la dành cho những người  cùng khổ, những người lao động bị  áp bức, bóc lột không chỉ   ở  Việt   Nam mà còn trên khắp thế giới. Yêu thương con người là nghiêm khắc với mình, độ  lượng với  người khác; phải có tình nhân ái với cả  những ai có sai lầm, đã nhận rõ   và   cố   gắng   sửa   chữa,   đánh   thức   những   gì   tốt   đẹp   trong   mỗi   con  người.Người nói “cần làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa   mùa xuân và phần xấu mất dần  đi”. Bác căn dặn, Đảng phải có tình  đồng chí thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự  phê bình và phê bình  chân thành, thẳng thắn, không “dĩ hoà vi quý”, không hạ thấp con người,   càng không phải vùi dập con người. 7
  8. 1.2.4 Có tinh thần quốc tế trong sáng Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất   của đạo đức cộng sản chủ  nghĩa. Nó được bắt nguồn từ  bản chất của   giai cấp công nhân.Nội dung của chủ  nghĩa quốc tế  trong tư  tưởng Hồ  Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc.Người khẳng định: “Bốn phương vô  sản đều là anh em”; giúp bạn là tự giúp mình; thắng lợi của mình cũng là   thắng lợi của nhân dân thế  giới. Người đã góp phần to lớn, tạo ra một   kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền   văn hoá hoà bình cho nhân loại. 1.3 Quan điểm về nguyên tắc xây dựng đạo đức mới  1.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̣ Hô Chi Minh coi đây la nguyên tăc quan trong bâc nhât trong xâý   dựng môt nên đao đ ̣ ̀ ̣ ức mơi. Đôi v ́ ́ ới can bô đang viên Hô Chi Minh nêu: ́ ̣ ̉ ̀ ́   “…Trươc măt quân chung không phai ta c ́ ̣ ̀ ́ ̉ ứ viêt lên tran hai ch ́ ́ ư công san ̃ ̣ ̉   ma đ̀ ược ho yêu mên. Quân chung chi yêu quy nh ̣ ́ ̀ ́ ̉ ́ ưng ng̃ ươi co t ̀ ́ ư cach, ́   ̣ ức muôn h đao đ ́ ương dân nhân dân minh phai lam m ́ ̃ ̀ ̉ ̀ ực thươc cho ng ́ ươì   ́ ươc” ta băt tr ́ . 11 ̣ ̉ ́ ̃ ̉ Luân điêm ây đa khăng đinh rât ro vân đê nêu g ̣ ́ ̃ ́ ̀ ương co tâm quan ́ ̀   ̣ ̣ trong đăc biêt trong đ ̣ ời sông đao đ ́ ̣ ức, nhât la đôi v ́ ̀ ́ ới trach nhiêm cua can ́ ̣ ̉ ́  ̣ ̉ bô, đang viên. Noi đi đôi v ́ ơi lam đôi lâp hoan toan v ́ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ơi thoi đao đ ́ ́ ̣ ức giả  ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ cua giai câp boc lôt, noi môt đăng lam môt neo, thâm chi noi ma không̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ́ ̀   lam. Ngay sau thăng l ̀ ́ ợi cua Cach Mang Thang Tam, Hô Chi Minh đa chi ̉ ́ ̣ ́ ́ ̀ ́ ̃ ̉  ra nhưng biêu hiên cua thoi đao đ ̃ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ức gia ̉ ở  môt sô can bô, “ ̣ ́ ́ ̣ vac măt lam ́ ̣ ̀   quan cach mang” ́ ̣ , noi ma không lam. Sau nay, Ng ́ ̀ ̀ ̀ ươi đa nhiêu lân ban ̀ ̃ ̀ ̀ ̀  ̣ ̉ ̣ đên viêc tây sach căn bênh quan liêu, coi th ́ ̣ ương quân chung cua môt sô ̀ ̀ ́ ̉ ̣ ́  ̣ ̉ can bô, đang viên “miêng thi noi  ́ ̣ ̀ ́ “dân” chu, nh ̉ ưng lam viêc thi ho theo ̀ ̣ ̀ ̣   lôí“quan” chu. Miêng thi noi  ̉ ̣ ̀ ́ “phung s ̣ ự quân chung” ̀ ́ , nhưng ho lam trai ̣ ̀ ́  ngược vơi l ́ ợi ich cua quân chung, trai ng ́ ̉ ̀ ́ ́ ược vơi ph ́ ương châm va chinh ̀ ́   111. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, tr.552. 8
  9. ̉ ̉ ̉ 12, lam tôn hai uy tin cua Đang va Chinh phu sach cua Đang va Chinh phu” ́ ̀ ́ ̀ ̉ ̣ ́ ̉ ̉ ̀ ́ ̉  trươc nhân dân. ́ Nêu gương vê đao đ ̀ ̣ ức la môt ̀ ̣  net đep cua truyên thông văn hoa ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́  phương Đông. Noi đi đôi v ́ ơi lam phai găn liên v ́ ̀ ̉ ́ ̀ ới noi gương vê đao đ ̀ ̣ ức.  ̀ ́ ̃ ́ ̀ ̉ ̃ “Noi chung thi cac dân tôc ph Hô Chi Minh đa co lân chi ro:  ́ ̀ ́ ̣ ương Đông   ̉ ̀ ́ ới ho môt tâm g đêu giau tinh cam, va đôi v ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ương sông con co gia tri h ́ ̀ ́ ́ ̣ ơn   ̣ môt trăm bai văn tuyên truy ̀ ền” . 13 1.3.2 Xây dựng đi đôi với chống Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo   đức, phi đạo đức luôn luôn đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây   dựng đạo đức  mới, vừa  phải chống cái phi đạo đức.Muốn xây phải   chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ  Chí Minh căn  dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quýet sạch chủ  nghĩa cá nhân nâng   cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết,   tính tổ chức và kỷ luật"14. Khi xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức  mới phải gắn liền chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức thường diễn  ra hàng ngày. Để xây và chống có kết quả để  tạo thành phong trào quần chúng   rộng rãi. Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho   được chủ nghĩa cá nhân. Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng  quýet sạch chủ nghĩa cá nhân được công bố  vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ  niệm lần thứ  39 ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đã mang ý  nghĩa xây đi đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng phải quét  sạch chủ nghĩa cá nhân. 121. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.292. 132. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, tr.263. 143.Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.12, tr.439. 9
  10. 1.3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. ̣ Môt nên đao đ ̀ ̣ ức mơi chi co thê đ ́ ̉ ́ ̉ ược xây dựng trên cơ  sở  sự  tự   giac tu d ́ ương đao đ ̃ ̣ ức cua môi ng ̉ ̃ ười. Hô Chi Minh chi ra răng, phai lam ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ̀   ́ ̀ ́ ̉ thê nao đo đê môi ng ̃ ười tự nhân thây sâu săc viêc trau dôi đao đ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ức cach ́   ̣ ̀ ̣ mang la môt viêc “sung s ̣ ương ve vang nhât trên đ ́ ̉ ́ ời”. Ngươi nhăc lai luân ̀ ́ ̣ ̣   ̉ ̉ điêm cua không t ̉ ử  “chinh tâm, tu thân…” Va chi ro “Chinh tâm, tu thân ́ ̀ ̉ ̃ ́   tưc la cai tao. Cai tao cung phai tr ́ ̀ ̉ ̣ ̉ ̣ ̃ ̉ ương ky gian khô, vi đo la môt cuôc ̀ ̀ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ ̣   ̣ cach mang trong ban thân môi ng ́ ̉ ̃ ươi. Bôi d ̀ ̀ ưỡng tư  tưởng mơi đê đanh ́ ̉ ́   thăng t ́ ư  tưởng cu, đoan tuyêt con ng ̃ ̣ ̣ ươi cu đê tr ̀ ̃ ̉ ở  thanh con ng ̀ ươi m ̀ ơí  ̉ ̀ ̣ ̣ không phai la môt công viêc dê dang… Du kho khăn gian khô nh ̃ ̀ ̀ ́ ̉ ưng muôn ́  ̉ ̣ ̀ ́ ̣ cai tao thi nhât đinh thanh công” ̀ 15 . Đao đ ̣ ức cach mang la đao đ ́ ̣ ̀ ̣ ức dân thân, đao đ ̣ ức trong hanh đông ̀ ̣   ̀ ̣ ̣ ự  do cua dân tôc, hanh phuc cua nhân dân. Chi co trong hanh vi đôc lâp t ̉ ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ́ ̀   ̣ đông, đao đ ̣ ức cach mang m ́ ̣ ơi bôc lô ro gia tri cua minh. Do vây, đao đ ́ ̣ ̣ ̃ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ức   ̣ cach mang đoi hoi môi ng ́ ̀ ̉ ̃ ười phai t ̉ ự  giac ren luyên thông qua hoat đông ́ ̀ ̣ ̣ ̣   thực tiên, trong công viêc, trong cac môi quan hê cua minh, phai nhin ̃ ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ̀  ̉ thăng vao minh, không t ̀ ̀ ự lưa dôi, huyên hoăc; phai thây ro cai hay, cai tôt, ̀ ́ ̃ ̣ ̉ ́ ̃ ́ ́ ́  ̣ ̉ ̉ cai thiên cua minh đê phat huy va thây ro cai d ́ ̀ ́ ̀ ́ ̃ ́ ở, cai xâu, cai ac cua minh ́ ́ ́ ́ ̉ ̀   ̉ ̣ ̉ đê khăc phuc; phai kiên tri ren luyên, tu d ́ ̀ ̀ ̣ ưỡng suôt đ ́ ời như công viêc r ̣ ửa   ̣ ̀ măt hang ngay. Hô Chi Minh đ ̀ ̀ ́ ưa ra môt l ̣ ời khuyên rât dê hiêu: “Đao đ ́ ̃ ̉ ̣ ức   ́ ̣ cach mang không phai trên tr ̉ ơi xa xuông. No do đâu tranh, ren luyên bên ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀  ̉ ̀ bi hang ngay ma phat triên va cung cô. Cung nh ̀ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ́ ̃ ư  ngoc cang mai cang ̣ ̀ ̀ ̀   sang, vang cang luyên cang trong” ́ ̀ ̀ ̣ ̀ 16 . 151. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, tr.148. 162. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.9, tr.293. 10
  11. Chương 2 : Vận dụng những chuẩn mực đạo đức trong tư  tưởng Hồ  Chí Minh để  xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên  Việt Nam hiện nay. 2.1 Thực trạng, nguyên nhân đạo đức, lối sống sinh viên Việt  Nam hiện nay Thực trạng  Đạo đức, lối sống Không thể phủ nhận những gì thanh niên học sinh sinh viên đã và   đang làm được, nhưng bên cạnh những cái được là sự  xuống dốc của   đạo đức và trong lối sống, cách sinh hoạt của giới trẻ  hiện nay. Đánh   nhau, tham gia vào các tệ nạn xã hội, thậm chí lập các băng đảng xã hội   nằm  ngoài  tầm  kiểm  soát  của  pháp  luật;  tình  trạng  sống buông  thả,   không coi trong thuần phong mỹ tục, sự gia tăng tỉ lệ sống thử trước hôn  nhân của sinh viên, tỉ lệ  nạo phá thai và nhiễm các bệnh truyền nhiễm;  nhẹ  hơn là   không có  văn  minh  công  cộng,  không  biết tôn  trọng mọi  người và sự “ thần tượng” mộng mị không đáng quá của giới trẻ.   Thái độ học tập Một thực tế  đáng báo động là hiện nay ngày càng đông sinh viên  Việt Nam chưa có thái độ nhận thức đúng đắn với việc học tập.  Báo cáo của giáo sư tiến sĩ Phạm Công khanh, trường đại học sư  phạm hà nội cho thấy 55% sinh viên không có hứng thú với chuyện học   trên giảng đường, vô lễ với giáo viên, coi giảng đường đại học là chỗ  “  ăn chơi” của tuổi trẻ. Nguyên nhân:  Do sự phát triển của nền kinh tế:  Kinh tế nước ta trong thời kì quá độ  lên chủ nghĩa xã hội, với đa   dạng hóa các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh. Một bộ phận  gia đình khá giả  chiều chuộng con cái về  mặt vật chất mà bỏ  rơi tinh  thần và trách nhiệm hay những bậc phụ huynh mải làm ăn kinh tế mà lơ  là con cái trước những cám dỗ và tác động xấu của thời kì bùng nổ thông   11
  12. tin.  Ở  những vùng nông thôn hẻo lánh hay vùng sâu vùng xa với điều   kiện kinh tế  chưa phát cao như   ở  thành thị  song vấn đề  đạo đức của  thanh thiếu niên vẫn bị   ảnh hưởng do sự  truyền bá, lan truyền những   thói hư  tật xấu kết hợp với văn hóa yếu kém.Những tiêu cực mà hằng   ngày phải chứng kiến tạo thành nếp, gương xấu thì tạo ra nét sống, nét  văn hóa không đẹp. Chính sự vô tâm của cha mẹ tạo ra thói sống không  cảm xúc  ở  thanh niên, thậm chí sự  quan tâm thái quá lại thúc đẩy sự  li  thoát gia đình hay sự  ỷ lại của sinh viên. Sự  phát triển kinh tế  kéo theo  những hệ quả không thể tránh khỏi, nhưng tác động của nó đến giới trẻ  là rất lớn.   Do sự không nghiêm của pháp luật   Người làm luật còn vi phạm luật, vậy học sinh sinh viên cũng coi  thường luật. Dù cho luật pháp được thắt chặt hơn, hình phạt gắt gao  hơn, nhưng vẫn có cách lách luật và có người không sợ luật, nhầ dột từ  phía trên vậy sao mà không  ướt hết, mối mọt từ  trụ  cột trỏ  đi, sao mà   không đổ nhà.  Lỗ hổng trong công tác giáo dục và quản lí giáo dục Trong tất cả các cấp bậc giáo dục đều có môn giáo dục đạo đức  cho học sinh sinh viên, Nhưng đó là những kiến thức giáo điều, không sát  với thực tiễn, nặng về  lí thuyết và khá nhàm chán, không thu hút được   sự quan tâm của giới trẻ như các chuyện của sao, phim truyền hình, các  loại hoạt động vui chơi giải trí khác.  Sự lôi kéo hay lây nhiễm thói quen xấu, đặc biệt là đối với   sinh viên, những người trẻ vừa bước ra khỏi sự quản lí của cha mẹ, gia   đinh, những cái đầu còn non kinh nghiệm và thiếu chín chắn. 2.2 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Được ví như mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên  không chỉ là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết cống hiến và hy sinh.  Trong bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt  Nam, Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo: " Nhiệm vụ của thanh niên không   phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm   gì cho nước nhà! Mình phải làm thế  nào cho ích lợi nước nhà nhiều   12
  13. hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?".Lời  nói của Người tuy giản dị mà thật sâu sắc biết bao. Ngày nay, còn nhiều  bạn trẻ  đang mải mê theo đuổi những giá trị  vật chất thấp kém, tầm   thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ  lớn lao của mình đối với Tổ  quốc, với non sông đất nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh niên cần phải có tinh thần và  gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt  mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng". Dù trong bất cứ hoàn   cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền thống  vẻ vang của dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập và mở  cửa hiện nay, đất   nước đang đứng trước những thời cơ  và những thử  thách lớn lao, hơn   bao giờ  hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ lại càng   vinh dự  và nặng nề. Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm  trong tay thế  hệ  trẻ. Chúng ta có thể  sánh vai với các cường quốc năm  châu được hay không? Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay   không?Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một   quốc gia giàu có, vững mạnh, phát triển về  mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ, tất cả  đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của   tuổi trẻ  hôm nay. Chúng ta không thể  quên lời căn dặn thiết tha của  Người: "Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm   tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể,   trừ bỏ  chủ  nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào   thế  hệ trẻ, quan tâm đặc biệt đến sự  phát triển toàn diện của họ, trong   đó có sự phát triển về  thể  chất. Người đã nêu một tấm gương sáng về  rèn luyện thể dục, thể thao, đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là thanh   niên, phải thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, coi đó là trách nhiệm và   bổn phận của thanh niên. Họ  cần có những hoạt động vui chơi lành   mạnh: "Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng   cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ  phận trong sự sinh hoạt   của thanh niên”. Rõ ràng, trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhở đó của  Bác có ý nghĩa rất quan trọng. Có lẽ, một phần do thiếu những sân chơi  lành mạnh, bổ ích mà không ít bạn trẻ đã và đang lao vào những trò chơi  dại dột, vô cùng nguy hiểm, như đua xe trái phép, cá độ bóng đá, cờ bạc,   nghiện ngập, hút xách. Hoặc có không ít nam nữ thanh niên mải mê truy   13
  14. tìm những cảm giác xa lạ trên sàn nhảy, vũ trường với đủ các loại thuốc  kích thích.Vui chơi, giải trí là điều không thể thiếu được đối với lứa tuổi   thanh niên, song các hoạt động đó phải mang tính giáo dục, tính văn hoá   và lành mạnh.Vui chơi để  có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn  luyện. Hổ  Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Trong vui chơi cũng có giáo   dục. Cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và   quần chúng". Để giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò của   nhà trường, của ngành giáo dục ­ đào tạo.Có thể  nói, trường học là môi  trường thuận lợi nhất để giáo dục thanh niên trên mọi phương diện. Nhà   trường là nơi tuổi trẻ  tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm  để  chuẩn bị  bước vào đời, trau dồi đạo đức ý chí, luyện rèn những phẩm  chất cần thiết cho một tương lai tươi sáng. Trong Đời sống mới, Hồ Chí  Minh đã nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong chế độ mới: "Cốt nhất   là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự  lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ"   Hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế  của  đất nước còn nhiều khó   khăn, do cơ chế, chính sách chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ  nên trong   bản thân các trường học, các cơ quan, bộ phận của ngành giáo dục ­ đào  tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót. Những căn bệnh phổ biến,  như  "bệnh thành tích", hiện tượng tiêu cực, bất công, gian lận trong thi   cử, ngồi "nhầm" chỗ, "nhầm" lớp… vẫn chưa được khắc phục một cách  triệt để. Trong điều kiện hiện nay,  chúng ta  càng phải quán triệt tư  tưởng có tính chỉ đạo của Hồ Chí Minh: dù khó khăn đến đâu cũng phải  quyết tâm dạy thật tốt, học thật tốt. Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí   Minh cũng có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục, bồi dưỡng thanh  niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng  do chính Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện,   là đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam  ưu tú. Trong suốt quá  trình cách mạng Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã  cónhững đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Để phát  huy vai trò của tuổi trẻ, Hồ  Chí Minh căn dặn: "Trung  ương Đoàn cần   phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai   14
  15. cấp và đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên". Trong bối cảnh   ngày nay, lời nhắc nhủ  đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ  hết.   Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần và  ý chí đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đời   cao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay   noi theo và học tập. Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương  cách mạng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh là người rất   thấu hiểu điều này và Người đã từng nhắc nhở: "Có số thanh niên tưởng  xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết sự  gian nan, cực khổ  cũ. Các đồng chí già phải kể  lại cho họ  nghe.Đó là  một cách giáo dục thanh niên". Đối với những tấm gương anh hùng cách  mạng, với những chiến công của các anh hùng dũng sĩ đã lập nên trong  công cuộc cứu nước và giữ  nước, Người căn dặn: "Chúng ta phải ghi   chép và thường nhắc lại những sự  tích  ấy… để  giáo dục thanh niên ta   rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả  cảm xung   phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc". Người   thanh   niên   có   giáo   dục   phải   là   người   "uống   nước   nhớ  nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời  nay và đã trở thành một lẽ sống q quý báu của dân tộc ta. Với những anh  hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương mình cho Tổ  quốc, chúng ta phải   đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Trong “Di chúc" để lại    cho đồng bào   cả  nước, Hồ  Chí Minh căn dặn: "Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương   (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ  niệm ghi sự  hy   sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho   nhân dân ta".                  Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo   dục thanh niên sẽ mãi mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân   tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại và quốc tế  ngày nay, những tư  tưởng đó lại càng có giá trị  hơn bao giờ  hết.Thấm nhuần và quán triệt   một cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ  giúp thanh niên có thêm niềm tin  và sức mạnh. Đó cũng là biểu hiện sinh động của phong trào toàn dân,   trong đó có thanh niên "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương  Bác Hồ vĩ đại". 15
  16. 2.3  Liên hệ với sinh viên Thương mại Tư  tưởng và đạo đức Hồ  Chí Minh là sự  kết tinh những truyền  thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản   vô giá và là tấm gương sáng để  người Việt Nam học tập và noi theo.   Vậy sinh viên Đại học Thương Mại vận dụng những chuẩn mực trong   tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Nhận thức của họ về vấn đề này ra  sao? Một cuộc điều tra thăm dò với 100 sinh viên đã được thực hiện để  tìm hiểu với các nội dung sau: ĐIỀU TRA VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VỚI SINH  VIÊN THƯƠNG MẠI Câu 1: Đạo đức có vai trò như thế nào với bạn? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không có vai trò gì Câu 2: Mức độ hiểu biết của bạn về tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức? A. Hiểu biết đầy đủ toàn diện B. Biết sơ sơ C. Không nắm rõ Câu 3: Theo bạn tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất Hồ Chí Minh là đúng hay sai? A. Đúng  B. Sai Câu 4: Bạn đã hưởng ứng như thế nào với cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm  gương đạo đức Hồ Chí Minh”? A. Hưởng ứng nhiệt tình B. Có hưởng ứng C. Không quan tâm 16
  17. Câu 5: Ý kiến của bạn về các cuộc vận động, các cuộc thi tìm hiểu hay các hoạt động  liên quan tới vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ở Đại học Thương Mại? A. Hiệu quả cao B. Có hiệu quả C. Hiệu quả thấp Kết quả  của cuộc điều tra cho thấy 100/100 sinh viên đều cho  rằng đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với họ, tuy nhiên lại chỉ  có  57/100 sinh viên hiểu biết sơ  sơ  và 43/100 sinh viên không nắm rõ hay  kém hiểu biết về  tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đạo đức. 83/100 sinh viên   trả  lời rằng họ  đã hưởng  ứng rất nhiệt tình với cuộc vận đông: “ học  tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh”, 15/100 sinh viên có   hưởng ứng và 2/100 sinh viên không quan tâm. 95/100 sinh viên nhận xét  rằng:  ở  trường Đại học Thương Mại, các cuộc vận động, các cuộc thi   tìm hiểu và các hoạt động có lien quan đến tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đạo đức đều đạt hiệu quả  cao và 5/100 sinh viên còn lại cho rằng có  hiệu quả. Một điều nữa là 100/100 sinh viên đều đồng ý rằng tu dưỡng   đạo đức theo các phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh là đúng đắn. Như vậy, bởi vì đã có những nhận thức đúng đắn về  vấn đề  này   cho nên trong những năm gần đây sinh viên Thương Mại đã tổ  chức và  tham gia vào rât nhiều các hoạt động bổ ích, cụ thể và tích cực. Đó là các  hoạt động như: Tổ  chức các phong trào các diễn đàn “ Thanh niên làm   theo lời bác” có nội dung mang tính giáo dục sâu sắc, hưởng ứng và thực  hiện nhiệt tình cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức  Hồ  Chí Minh”, đẩy mạnh các phong trào tình nguyện, hiến máu cứu  người “ ngày chủ  nhật đỏ  năm 2010”, diễu hành cổ  đông: “ toàn dân   không vứt rác, đổ  rác ra đường, phố  và nơi công cộng”, tình nguyện: vì  một cổng trường an toàn giao thông. Tóm lại, sinh viên Thương Mại có  tấm lòng nhân đạo sâu đậm, yêu thương con người, luôn sẵn sàng giúp   đỡ  người khác, biết quan tâm chia sẻ  giữa những người bạn với nhau,   tham gia vào các câu lạc bộ  tình nguyện như C25 Việt Nam, câu lạc bộ  máu, một số hội đồng hương nhằm giúp đỡ và hỗ trợ và làm những hành  động giúp ích rất nhiều cho cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề  nào cũng có  hai mặt của nó, bên cạnh những người tốt còn có những người chưa tốt  17
  18. mặc dù chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.Một số sinh viên chưa thực sự  cố gắng tu dưỡng đạo đức hoàn thiện bản thân, xuất hiện lối sống thực  dụng, chạy theo đồng tiền mà quên đi đạo lí phải trái, đề  cao lợi ích cá   nhân lên trên hết, không biết chia sẻ quan tâm người khác,…điều đó thật  là đáng buồn. Kết luận, sinh viên Thương Mại đã và đang vận dụng rất hiệu   quả  tư  tưởng Hồ  Chí Minh về  đạo đức qua các hành động thiết thực,   hữu ích và giúp ích cho cộng đồng. Góp phần xây dựng một cộng đồng  lành mạnh văn minh, góp công vào công cuộc xây dựng và phát triển đất  nước. 18
  19. C.KẾT LUẬN Tóm lại, những chuẩn mực đạo đức trong Tư  tưởng Hồ  Chí  Minh là tấm gương sáng, là bài học lớn để  sinh viên Việt Nam nói  riêng và cả dân tộc nói chung học tập và làm theo. Chúng ta cần gìn  giữ  và phát huy những giá trị  đạo đức cao đẹp, chăm lo rèn luyện   đạo đức, bồi dưỡng trí tuệ, xứng đáng là những chủ nhân tương lai  của đất nước.  19
  20. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2011. 3.  http://luanvan.co/luan­van/tu­tuong­ho­chi­minh­ve­nhung­chuan­muc­dao­ duc­cach­mang­va­su­van­dung­vao­viec­xay­dung­dao­duc­loi­song­cua­sinh­5385/ 4.http://luanvan.co/luan­van/van­dung­tu­tuong­ho­chi­minh­ve­dao­duc­trong­ su­nghiep­xay­dung­dao­duc­loi­song­moi­trong­hoc­sinh­sinh­vien­viet­nam­5258/ 5.  http://www.doko.vn/luan­van/Tu­tuong­Ho­Chi­Minh­ve­nhung­chuan­muc­ dao­duc­cach­mang­cua­con­nguoi­Viet­Nam­moi­van­dung­vao­viec­xay­dung­dao­ duc­loi­song­c­227857   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2