intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế "

Chia sẻ: Nguyen Pham Thien Kim | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:47

1.600
lượt xem
456
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế "

  1. Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing Đề tài môn Quản trị kinh doanh quốc tế Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản đến hoạt động kinh doanh quốc tế GV hướng dẫn: ThS Quách Thị Vũ Châu Nhóm thực hiện: Nguyễn Anh Thư _ NT2 Lê Thọ _ NT2 Bùi Anh Dũng _ NT3 Trần Nguyễn Anh Trung _ NT3 Trần Hồng Ân _ NT4
  2. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Mục lục Lời mở đầu. I. Các yếu tố văn hoá. 4 1. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 4 2. Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 13 II. Điểm tương đồng và điểm khác biệt. 31 1. Điểm tương đồng. 31 2. Điểm khác biệt. 32 III. Văn hoá ảnh hưởng đến các yếu tố sau. 32 1. Marketing. 32 2. Tài chính. 34 3. Quản trị nhân sự. 35 4. Production. 42 Kết thúc. Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 2 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  3. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Lời mở đầu Ngày nay cùng với quá trình hội nhập, việc giao thương buôn bán của các quốc gia với nhau ngày càng dễ dàng và phát triển rực rỡ. Do đó việc hiểu rõ nền văn hoá của các đối tác nước ngoài không chỉ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt ban đầu mà còn giúp bạn tránh khỏi những đáng tiếc xảy ra. Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 3 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  4. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Nội dung I. Các yếu tố văn hoá. 1. Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc. 1.1 Con người. Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Hiện nay, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. 1.2 Ngôn ngữ. Tiếng Trung Quốc ( hay Hán ngữ, Hoa ngữ, Trung văn) là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng, sử dụng mẫu tự tượng hình. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Roman. Từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Các ngôn ngữ nói khác nhau của Trung Quốc chỉ được nói mà không có cách viết không như Phổ thông thoại ( hay là bạch thoại: nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan thoại chuẩn - là ngôn ngữ mà tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỉ 20 dùng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc. Khoảng một phần trăm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 4 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  5. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha). 1.3 Tôn giáo. Về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng Giáo, cũng như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác: Phật giáo: Phật giáo bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, tới thế kỷ thứ tư được quảng bá rộng rãi, dần dần trở nên tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc. Hiện nay, trên toàn Trung Quốc có khoảng 13000 ngôi chùa miếu Phật giáo và khoảng 200000 tăng ni. Khoảng 8% (quy y Tam Bảo), bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên. Số người theo chủ yếu là Đại thừa, còn Tiểu thừa thì không đáng kể. Ngoài ra, còn có những người theo Phật giáo Tây Tạng, chủ yếu tại Tây Tạng và Nội Mông Cổ. Con số thực của số lượng Phật tử trên danh nghĩa có thể đạt trên 660 triệu đến 1 tỷ người (50% - 80%). Nhờ vậy mà Trung Quốc đương nhiên trở thành quốc gia Phật Giáo đông dân nhất, theo sau là Nhật Bản và Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 1,5 tỷ người theo Phật Giáo trên khắp Thế Giới. Lưu ý là đa số người gốc Hán thường tôn thờ Phật Giáo cùng chung với các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác (như Đạo Giáo hay Khổng Giáo). Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ số người theo. Theo các tài liệu Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 5 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  6. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế gần đây nhất (theo tài liệu nào) thì có khoảng 400 triệu người (30% tổng dân số) theo Đạo Giáo. Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4%, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợt bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngoài ra còn có những người Trung Quốc gốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ. Nho giáo: đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều học giả thì bản chất của nó không phải như vậy. Hồi giáo: Đạo Hồi được truyền bá tại Trung Quốc vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7, thời kỳ Đường, Tống, khi những thương gia Ả rập và Ba Tư theo đường bộ tới vùng Tây Bắc Trung Quốc hoặc theo đường biển tới miền duyên hải Đông Nam. Đạo Hồi càng trở nên hưng thịnh vào đời Nguyên. 1% đến 2%, có ở Tân Cương và các vùng có người dân tộc thiểu số theo Hồi Giáo sinh sống rải rác. Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368) Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡng khác. 1.4 Giá trị và thái độ. Văn hoá Trung Quốc là 1 nền văn hoá có tính kế thừa từ lâu đời gắn liền với nền nông nghiệp và chế độ phong kiến. Ngày nay tuy là đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn còn nhiều giá trị tồn tại đến ngày nay, tạo nên một nền văn hoá đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Các niềm tin, quan điểm sống ảnh hưởng rất lớn Nho giáo của Khổng Tử. Trong công việc: - Người Trung Hoa rất coi trọng đến mối quan hệ cá nhân. Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 6 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  7. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức công ty. Người Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công. - Người Trung Quốc rất coi trọng thời gian. Sự đúng hẹn là chìa khóa đã giúp người Trung Quốc thành công trong thời gian vừa qua. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ. - Ngoài ra, một điều bạn phải hết sức chú ý là người Trung Quốc rất kiêng kị số 4. Vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Do đó, bạn không được tặng bất cứ cái gì có liên quan đến con số này. - Tính giai cấp: Người Trung Quốc rất coi trọng đẳng cấp của đối tác qua cách ăn mặc bề ngoài, chỗ ở. Nên khi giao dịch kinh doanh phải ăn mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vét sẫm màu. Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào. 1.5 Thói quen và cách cư xử. 1.5.1 Chào hỏi. Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, điều này được Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 7 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  8. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế xem như không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. 1.5.2 Làm quen. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị,tôn giáo, không nên có lời phê phán. 1.5.3 Trao danh thiếp. Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. 1.5.4 Văn hóa trong ăn uống. Không được lấy đũa gõ vào bát. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách hài lòng với bữa ăn. Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dụt dè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới. 1.5.5 Đàm phán. Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực. 1.5.6 Quà tặng. Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 8 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  9. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt người tặng. 1.5.7 Cách cư xử. Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn. né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa. 1.6 Thẩm mỹ. 1.6.1 Hội họa Trung Quốc. Đối với những bức tranh mang đậm nét truyền thống, dân gian thì giá trị cốt lõi của nó chủ yếu nằm ở chủ đề với ý nghĩ biểu tượng hơn là phong cách hay kĩ thuật thể hiện. Thí dụ như tranh có các chủ đề như: hoa điểu, rồng, ngựa, vượn, cá, tùng hạc, sơn thuỷ, v.v. Những hình ảnh biểu tượng trong tranh Trung Quốc có thể nhắc đến là: Thuỷ mặc Hoa điểu: Hoa cúc: cho kẻ ẩn dật. Mẫu đơn: quyền quý Hoa sen: quân tử. Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» Quả đào: sự trường thọ Quả lựu: sự đông con cái Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 9 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  10. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Quả quít: sự tốt lành Chim hạc: sự trường thọ. Chim én hoặc vịt trời (Cặp): tình nghĩa vợ chồng. Chim khách (tranh thập toàn báo hỉ): chúc thành công Con công: sự bình an thịnh vượng Linh vật: Long, lân, qui, phụng. Ngựa: đức tính trinh tiết, trung thành, sự mau chóng và thành đạt. v.v… Ngoài ra, trong tranh Trung Quốc người ta còn có thể phối hợp giữa yếu tố này với yếu tố khác để tạo ra nhiều ý nghĩa độc đáo. Có hai điểm nổi bật của loại tranh này. Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ (tùng hạc diên niên 松鶴延年), v.v... Đặc điểm thứ hai là thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. 1.6.2 Thư pháp. Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo. Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện và đây là một môn nghệ thuật tao nhã của người Hoa. Thư pháp là một trong những nghệ thuật xưa nhất của Trung Quốc. Khi hân thưởng một tác phẩm thư pháp, người sành điệu thưởng thức bút pháp và sự sáng tạo của tác giả thể hiện qua từng nét bút với tiết tấu nhanh chậm, với nét mực ướt đẫm lâm li hay xác xơ tiêu sái và với độ đậm nhạt của mặc tích cũng như sự tương phản giữa giấy trắng mực đen. Với sự am tường về chữ Hán, về tính cách ước lệ của thứ tự nét bút và số nét bút của từng chữ, người thưởng ngoạn sành điệu sẽ cảm thấy thân thiết Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 10 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  11. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế với tác phẩm và tác giả, đó là một thứ cảm xúc mà những bộ môn nghệ thuật khác ít khi tạo được. Hình thức phổ biến nhất của thư pháp là đôi câu đối (đối liên) mà người Trung Quốc thường treo ở cổng nhà, bàn thờ gia tiên, phòng khách, cột nhà của họ. Câu đối có nhiều loại: câu đối ngày xuân gọi là xuân liên; loại dán ở cửa gọi là môn liên; loại dán ở cột gọi là doanh liên (doanh là cột nhà lớn ở tiền sảnh). Vào dịp tết, những câu đối là những lời cầu chúc cát tường thể hiện khát vọng hạnh phúc của họ trong mùa xuân mới. Khát vọng đó sẽ tựu thành và phát triển giống như chồi non lộc mới trong tiết xuân sang. 1.7 Giáo dục. Phát triển giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Với chính sách "phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục", trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ lớp 1 tới lớp 9). "Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai" là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn. Hiện nay, Giáo dục Trung Quốc được chia thành 3 cấp : Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục bậc cao. Tổng số lên tới 2210 trường cao đẳng và đại học (1054 trường cao đẳng và 1156 trường đại học) với số sinh viên theo học tại các trường lên tới gần 7 triệu học sinh. - Giáo dục tiểu học : Bao gồm các trường phổ thông học cả ngày với thời gian học 6 năm. Căn cứ vào luật giáo dục bắt buộc ma chính phủ Trung Quốc đã qui định, chính quyền địa phương có nghĩa vụ phổ cập giáo dục tiểu học theo chế độ bắt buộc. - Giáo dục trung học : Bao gồm giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Giáo dục phổ thông được chia thành 2 giai đoạn sơ trung và cao trung (tương đương với cấp 2 và 3). Chế độ học bình quân mỗi giai đoạn là 3 năm. Các môn học bao gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, chính trị, lịch sử, địa lý, vật lý, hoá học, sinh vật, kỹ thuật lao động. Giáo dục trung cấp kỹ thuật nghề nghiệp được chia thành 3 loại Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 11 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  12. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế trường : Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Thời gian học tập từ 2 đến 3 năm tuỳ theo nội dung học tập cảu từng trường. - Giáo dục bậc cao : Giáo dục cao đẳng và đại học : Hiện nay hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học ở Trung Quốc bao gồm các bộ môn khoa học toàn diện, đa hình thức với thời gian học tập là 4 năm, cá biệt có một số trường học 5 năm.Theo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc, các trường đại học có tên tuổi ngày nay gồm đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, đại học Phúc Đán, đại học Nam Khai, đại học Nam Kinh. Nguồn: hhtp://www.iced.edu.vn Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước rất nhanh nhạy trong việc theo kịp xu hướng phát triển giáo dục trên toàn thế giới, trong đó có giáo dục hệ tư thục. Từ năm 1992, Trung Quốc đã cho phép mở các trường tư thục, nhằm mở rộng cơ hội học tập cho thanh thiếu niên. Đối với giáo dục đại học và sau đại học, trong những năm qua, cải cách được diễn ra theo hướng thay đổi chức năng của chính phủ từ bảo đảm mọi thứ Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 12 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  13. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế cho trường học sang kiểm soát và điều phối vĩ mô. Theo hướng này các trường ĐH của Trung Quốc không còn dựa hoàn toàn vào việc phân bổ tài chính theo các quyết định của chính phủ nữa mà trải tự tìm ra các phương thức hoạt động và phát triển mới theo các điều kiện của riêng mình. 1.8 Khoa học và kỹ thuật. Trung Quốc cổ đại đã đạt được rất nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc cổ đại phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn, được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng còn nhiều phát minh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình không gian của Trung Quốc ngày nay là thành tựu đáng kể, sử dụng và phối hợp nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật tiên tiến: + Khoảng năm 1970, Trung Quốc có các kế hoạch để xây dựng chương trình tàu không gian có người lái cũng vào với dự án 714 và tàu không gian có người lái Thự Quang. Dự án này sau đó bị hủy bỏ vì một loạt những trục trặc chính trị và kinh tế. + Năm 1992, chương trình tàu không gian có người lái theo dự án 992 được triển khai. Vào ngày 19 tháng 11 năm 1999, tàu không gian không người lái Thần Châu 1 được phóng lên không gian coi như chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chương trình. Sau ba lần thử nghiệm nữa, phi thuyền Thần Châu 5 được tên lửa Trường Chinh 2F phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, mang theo nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vỹ, đưa Trung Quốc thành nước thứ ba trên thế giới đưa được người vào không gian bằng khả năng của riêng mình. Lần phóng thứ hai tàu có người lái Thần Châu 6 vào ngày 12 tháng 10 năm 2005 với 2 nhà du hành vũ trụ Phí Tuấn Long và Nhiếp Hải Thắng cũng đã thành công. Thành quả này của Trung Quốc có thể dấy lên một cuộc chạy đua vào không gian mới. Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 13 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  14. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế 2. Giới thiệu về văn hoá Nhật Bản. 2.1 Con người. Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao của họ, nếu không kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất. Ngoài ra, hiện nay trong lòng Nhật Bản có một bộ phận khá đông đảo cư dân mang quốc tịch Hàn Quốc, Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên sinh sống. Những người này không có tạo ra những nét riêng biệt khác văn hóa Nhật Bản. Ở thành phố Yokohama có nhiều người Hoa kiều sinh sống, không mang quốc tịch Nhật và họ tạo ra nét văn hóa Trung Hoa rất đậm nét. 2.2 Ngôn ngữ. Chữ Hán được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản từ khoảng 2000 năm trước, được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 5. Sau đó, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật đã sáng tạo ra kiểu chữ của mình là chữ Hiragana và Katakana (kiểu chữ biểu thanh). Hệ ngôn ngữ Nhật Bản được chia ra làm 2 nhóm chính: tiếng Nhật và Lưu Cầu (Ryukyuan). - Nhóm tiếng Nhật chỉ gồm duy nhất tiếng Nhật. - Nhóm Lưu Cầu (Ryukyu) chia làm 2 nhóm ngôn ngữ, một nhóm bao gồm trực tiếp các ngôn ngữ thành viên và nhóm còn lại tiếp tục phân thành 2 nhánh ngôn ngữ (hay trong một số trường hợp còn được định danh là tiểu nhóm ngôn ngữ). Họ ngôn ngữ Nhật Bản có 12 ngôn ngữ thành viên, tất cả trong số đó đều đang được duy nhất những cư dân đang sống trên đất Nhật sử dụng. Tuy các ngôn ngữ thuộc hệ này đã được phát triển biệt lập, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn đang tìm kiếm các liên hệ giữa chúng với các ngôn ngữ khác. Một thuyết được để ý nhất đề nghị xếp hệ này Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 14 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  15. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế cùng với một ngôn ngữ đã mai một – tiếng Goguryeo – vào Nhóm Fuyu. Một thuyết khác nhắc đến những điểm giống nhau về ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong hệ này và tiếng Triều Tiên – tuy không giải thích được về sự khác biệt về từ vựng. Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán Tự ( Kanji) và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hỉagana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). - Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. - Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. - Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. - Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán - Nhật cũng rất phổ biến. Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ. 2.3 Tôn giáo. Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo. Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 15 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  16. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm 1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tôn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu. Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt với cuộc sống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống kinh tế và xã hội. Các lễ nghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệ thuật của người Nhật. Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo, Phật giáo và Thiên chúa giáo. 2.3.1 Thần đạo. Thần đạo là tôn giáo độc đáo của Nhật Bản. Thời xưa, người Nhật có quan niệm rằng trên đất nước mình có nhiều vị thần. Họ coi tất cả những vật chất hay hiện tượng mang tính thần bí, đáng kính sợ đều là những vị thần. Ngoài ra, người Nhật tin rằng mỗi dòng họ, mỗi xã đều có vị thần tổ tiên, vị thần xã riêng. Vì vậy, trong tiếng Nhật có cụm từ “tám trăm vạn vị thần”. Cách suy nghĩ này hiện nay vẫn còn tồn tại. Trên toàn Nhật Bản, nơi đâu cũng có đền Ujigami. Ujigami vốn là vị thần dòng họ và đền Ujigami vốn là đền của 1 dòng họ riêng vì ngày xưa ở Nhật Bản, những người thuộc 1 họ sống tập trung ở 1 khu vực. Xã hội Nhật Bản đã thay đổi nhiều và ít có trường hợp những người cùng dòng họ sống tập trung. Trong bối cảnh đó, Ujigami biến thành vị thần của từng xã, khu vực. Nếu trong một khu vực nào đó có người dân tộc Nhật sinh sống thì đền Ujigami đương nhiên coi họ là tín đồ của đền này. Chính vì vậy, số lượng tín đồ Thần đạo tương đương với dân số Nhật Bản. Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 16 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  17. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế Giống như các dòng họ khác, Hoàng gia cũng có vị thần riêng. Đó là Amaterasu-o- mi-kami – thần Mặt trời. Trong thần đạo, vị thần của Hoàng gia được coi là vị thần của dân tộc Nhật Bản. Thần đạo có nhiều vị thần quan trọng khác như Ameno- minakanushino-kami là vị thần xuất hiện đầu tiên trên thế giới, Izanagi-no-mikoto và Izanami-no-mikoto là hai vợ chồng vị thần sinh ra đất đai Nhật Bản. Thần đạo có đặc điểm coi cái gì đáng kính sợ, thần bí đều là thần, nên có các vị thần liên quan đến thiên nhiên như thần gió, thần sấm. Gió thổi là do vị thần gió sử dụng bao gió, sấm động là do vị thần sấm đánh trống, v,v… Núi Phú sĩ và các núi cao khác cũng được coi là thần. Có một số trường hợp, những người có cống hiến lớn, sau khi qua đời trở thành thần 2.3.2 Phật giáo. Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng 92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng không tuân theo các qui định của đạo phật một cách nghiêm ngặt. Phật giáo được chính thức chấp nhận sau chiến thắng về chính trị và quân sự của dòng họ Soga trước dòng họ Mononobe. Dưới thời trị vì của Thiên hoàng Suiko, nhiếp chính Shotoku-taishi cho xây dựng nhiều chùa chiền, trong đó có chùa Horyu-ji và Shitenno-ji. Chùa Horyu-ji là kiến trúc gỗ cổ nhất trên thế giới còn lại đến đời nay. Trong thời Nara (thế kỷ 8), Phật giáo bắt đầu phát triển mạnh mẽ và nhiều đền chùa được dựng lên nhờ sự ủng hộ của Nhật Hoàng. Nhật Hoàng Shomu (701-756) lên ngôi vua năm 724 quy định lấy Phật giáo là “tôn giáo nhà nước” và xây dựng chùa Todai-ji, trong đó có đặt tượng Đại Phật Nara cao 15m, đồng thời xây dựng các chùa Kokubun- ji và Kokubunni-ji tại từng xứ trên toàn quốc. Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, trong khi đó Hoàng gia vẫn cúng vị thần tổ tiên, tức vẫn theo Thần đạo. Vì vậy hầu hết các đền Thần đạo có chùa phụ thuộc còn các chùa Phật giáo lớn cũng có đền phụ thuộc. Ở Nhật Bản hiện có 13 tông phái Phật giáo chính. 6 phái được đưa từ Trung Quốc sang Nhật vào thời Nara, trong đó phải kể đến 3 phái là Kegon (Hoa Nghiêm), Hosso (Pháp Tương) và Ritsu (Luật). Trong thời Heian, lần đầu tiên có 2 phái Phật Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 17 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  18. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế giáo do các nhà sư Nhật Bản thành lập là phái Tendai (Thiên Đài) và phái Shingon (Chân Ngôn). Từ cuối thời Heian đến thời Kamakura có thêm 7 tông phái nữa là phái Yuzu- nenbutsu, phái Jodo, phái Jodo-shin, phái Ji, phái Nichiren, cùng 2 phái thiền lớn của Nhật Bản Rinzai và Soto. Vào đầu thời Edo, xuất hiện 1 phái thiền khác là phái O- baku, được đưa từ Trung Quốc vào Nhật Bản. Khi Phật giáo được đưa sang Nhật từ Triều Tiên và Trung Quốc, tại Nhật Bản đã có Thần đạo nên các nhà sư gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền đạo. Để 2 tôn giáo Thần đạo và Phật giáo cùng tồn tại, các nhà sư xây dựng hệ thống tư tưởng “thần phật tập hợp”. Theo tư tưởng này, các vị thần của Thần đạo là hóa thân của các đức phật trong Phật giáo. Ví dụ, vị thần Amaterasu-o-mikami (vị thần chính của thần đạo) là hóa thân của Đức Phật Như Lai mà tên tiếng Nhật là Birushana-butsu hoặc Dai-nichi Nyo-rai (Bì Lô Già Na Phật hoặc Đại Nhật Như Lai). Tư tưởng này tiếp tục đến cuối thời Edo, trước khi chính phủ Minh Trị quy định Thần đạo là tôn giáo nhà nước và đàn áp Phật giáo. Nhưng sau đó, chính phủ Minh Trị cho phép Phật giáo cùng tiếp tục tồn tại vì trong khoảng 1200 năm, Phật giáo đã đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và không thể nào xóa bỏ được ảnh hưởng của Phật giáo. Nói riêng về Phật giáo Nhật Bản, Thiền tông (hay Zen) là một tông phái khá đặc biệt. Việc đưa thiền vào Nhật Bản là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử tôn giáo của Nhật Bản. Thiền được nuôi dưỡng trong những nền văn hóa vĩ đại của châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tới đỉnh cao ở Nhật Bản để rồi lan sang các nước phương Tây. Khi kỹ thuật đe dọa thống trị thế giới, thiền thức tỉnh nhiều người về những giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của con người. Thiền tông, với giáo lý chủ yếu là tham thiền nhập định để chứng ngộ Phật tính, vốn do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma khởi xướng. Khi Bồ Đề Đạt Ma 60 tuổi, ngài sang Trung Quốc để truyền bá thiền nhưng vua chúa Trung Quốc bấy giờ không hiểu được nên ngài tới chùa Thiếu Lâm và dạy thiền cho các nhà sư tại chùa đó. Hai phái thiền Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 18 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  19. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế của NB, tức phái Rinzai (Lâm Tể) và phái Soto (Tào Đỗng), cũng là do nhà sư Trung Quốc sáng lập ra trong thời Đường, rồi đầu thế kỷ 13 du nhập vào Nhật Bản. 2.3.3 Thiên chúa giáo. So với Thần đạo và Phật giáo, lịch sử của Thiên chúa giáo Nhật Bản tương đối trẻ. Năm 1549, nhà truyền giáo Francisco de Xavier, người Tây Ban Nha sang Nhật và lần đầu tiên giới thiệu tôn giáo này. Thời đó, cả triều đình và chính quyền Muromachi đều không có sức chi phối toàn quốc nữa, các sứ quân daimyo chia đất nước Nhật Bản thành nhiều khu vực và cai trị khu vực của mình. Những người truyền giáo Thiên chúa giáo thời đó không chỉ giới thiệu Thiên chúa giáo mà còn mang đến nhiều máy móc, kỹ thuật, ấn phẩm tiên tiến của phương Tây cũng như những điều mới lạ của các nước đông nam, tây nam Á. Vì vậy có một số sứ quân daimyo cho phép nhà truyền giáo hoạt động tại khu vực của mình để tranh thủ học hỏi kỹ thuật tiên tiến, giao dịch buôn bán, v,v… Nhưng sau khi thống nhất đất nước, sứ quân Toyotomi Hideyoshi đã cấm các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản vào năm 1587, khi đã có khoảng 150 nghìn người theo. Chính quyền Tokugawa sau đó cũng tiếp tục đẩy mạnh chính sách này, nghiêm cấm người Nhật theo Thiên chúa giáo. Năm 1637, tại vùng Shimabara-Amakusa (tỉnh Nagasaki hiện nay) cuộc chiến Shimabara bùng nổ, 37.000 tín đồ Thiên chúa giáo trong khu vực này chiếm thành lũy, giao chiến với quân đội chính quyền. Sau đó, chính quyền tăng cường đàn áp tín đồ Thiên chúa giáo tới mức những người theo đạo này phải che giấïu tín ngưỡng của mình. Sau Minh Trị Duy Tân, chính sách cấm Thiên chúa giáo được hủy bỏ. Nhiều nhà truyền giáo, hầu hết từ Mỹ, đã tới Nhật Bản để phổ biến Thiên chúa giáo và đặt cơ sở tại Nhật Bản. Từ sau Minh Trị Duy Tân đến khi kết thức Thế chiến 2, vai trò của Thần đạo tăng lên. Trong thời kỳ đó, Thần đạo được coi là tôn giáo nhà nước vì Minh Trị Duy Tân có quan điểm lật đổ chính quyền võ sĩ để tái lập chính quyền của Nhật Hoàng, và Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 19 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
  20. Đại Học Kinh Tế Tp. HCM Quản trị kinh doanh quốc tế như đã nói ở trên, vị thần tối cao của Thần đạo là vị thần tổ tiên của Hoàng gia. Tư tưởng này được sử dụng để tăng cường chi phối dân chúng dưới sự chỉ đạo của Nhật Hoàng. Nhưng, sau Thế chiến 2, chính sách “Thần đạo là tôn giáo của nhà nước” được bãi bỏ và Hiến pháp Nhật Bản hiện nay đảm bảo tự do tín ngưỡng Ngoài ra, người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. 2.4 Giá trị và thái độ. Với phương châm “mở cửa” để học tập văn minh tiên tiến phương Tây nhằm chấn hưng đất nước, đồng thời giữ vững cốt cách tinh thần văn hóa dân tộc, Nhật Bản là nước châu á duy nhất, sớm nhất thực hiện thành công cách mạng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước để sánh cùng các cường quốc phương Tây, làm cho mọi quốc gia khâm phục, nể trọng. Nước Nhật chỉ mất hơn 20 năm để trở thành quốc gia có nền công nghiệp phát triển trong khi nước Anh phải mất hơn 100 năm. khi nói đến bản thân văn hoá truyền thống Nhật Bản còn có những đặc điểm cơ bản sau:  Ngay từ thời cổ xưa, Nhật Bản đã từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương, Nhật Bản cử những sứ bộ hào hứng sang các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh… giao lưu, có người còn ở lại làm quan cho triều đình Trung Hoa. Trong những chừng mực nào đó, Nhật đã cố gắng du nhập và mô phỏng văn hoá Trung Hoa, cải tiến cho phù hợp ở Nhật, ví dụ cải tiến chữ Hán, tham khảo các điển tích Trung Hoa trong sáng tác văn học; nhấn mạnh tính chất Thiền “Zen” của đạo Phật, chấp nhận một số giáo lý của đạo Khổng. Về điểm này có thể rút ra rằng: Nhật Bản học hỏi để làm ra cái riêng của Nhật là “Giản lược và quyết liệt”- tính chất đó được thể hiện rõ từ những nét bút Nho, những bức tranh, cốt truyện hay đường kiếm của họ.  Trong lịch sử, Nhật Bản chưa từng bị nước ngoài đô hộ. Khi quân Nguyên Mông hùng hổ tấn công 2 lần thì đều bị bão biển nhấn chìm tàu thuyền gần hết, một lần bỏ dở Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản 20 đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1