CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi ích vô cùng to lớn đóng góp vào<br />
doanh thu của đất nước, mang đến công ăn việc làm cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh đất<br />
nước mạnh mẽ nhất, là sự xuất khẩu hàng hoá tại chỗ nhanh nhất và hiệu quả nhất.<br />
Du lịch những năm qua luôn đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp.<br />
Doanh thu từ du lịch ngày càng tăng qua các năm. Hơn thế nữa, du lịch còn đóng góp cho người dân công<br />
ăn việc làm và giúp nâng cao đời sống cộng đồng và phát triển xã hội.<br />
Cũng như những địa phương khác, ngành du lịch Đồng Tháp đã có những bước phát triển, đang<br />
dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Trong thời gian qua, thành phố Sa Đéc là một<br />
điểm đến mới, được du khách quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến du lịch khi đến Đồng Tháp,<br />
thể hiện qua số lượng lượt khách du lịch Sa Đéc ngày càng gia tăng. Theo thống kê, trong năm 2015,<br />
thành phố Sa Đéc đón gần 52.000 lượt khách trong đó có gần 30.000 lượt khách nước ngoài, tăng hơn<br />
6.760 lượt khách so cùng kỳ năm 2014, đóng góp lớn vào doanh thu của ngành du lịch và các ngành liên<br />
quan khác. Tuy nhiên phần lớn du khách đến du lịch tại Sa Đéc đến từ các tuyến du lịch từ các tỉnh lân<br />
cận như: Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang …<br />
Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của<br />
du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài sẽ phân tích chi<br />
tiết các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch và từ đó đánh giá tác<br />
động của chất lượng dịch vụ du lịch đến sự hài lòng của du khách; đề xuất những giải pháp nhằm nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách trong thời gian tới.<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
Mục tiêu chung:<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác định nguyên nhân làm cho khách du lịch không hài<br />
lòng thông qua sử dụng mô hình phân tích yếu tố, để từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát huy lợi<br />
thế của du lịch thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp và cải thiện các điểm yếu để thỏa mãn các nhu cầu ngày<br />
càng cao của nhóm khách hàng du lịch. Qua đó, cung cấp cơ sở dữ liệu về sự hài lòng của khách du lịch<br />
<br />
1<br />
<br />
đến thành phố Sa Đéc thông qua các yêu tố ảnh hưởng đối với chất lượng dịch vụ du lịch, cảm nhận về sự<br />
hài lòng của du khách.<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch thành phố<br />
Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp.<br />
- Xây dựng mô hình lý thuyết về sự hài lòng của du khách đối với điểm đến thành phố Sa Đéc –<br />
tỉnh Đồng Tháp và tiến hành kiểm định mô hình thực nghiệm.<br />
- Xác định mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến thành phố Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp<br />
theo mô hình thực nghiệm, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
du lịch thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp, qua đó góp phần nâng cao sự hài lòng của du khách.<br />
1.3 Câu hỏi nghiên cứu<br />
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra là:<br />
1. Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch thành phố Sa Đéc<br />
– tỉnh Đồng Tháp?<br />
2. Mô hình nghiên cứu nào được lựa chọn, đưa ra áp dụng cho việc nghiên cứu về sự hài lòng của du<br />
khách đối với điểm đến thành phố Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp?<br />
3. Mức độ hài lòng của du khách đối với điểm đến thành phố Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp như thế nào?<br />
Cần những kiến nghị, đề xuất gì để nâng cao sự hài lòng của du khách?<br />
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn chủ yếu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch<br />
vụ du lịch tại thành phố Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp. Đề tài cũng tiến hành tham khảo ý kiến, phỏng vấn<br />
chuyên gia trong ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp và phỏng vấn khách du lịch điểm đến thành phố Sa Đéc<br />
nhằm thu thập tin dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.<br />
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Thành phố Sa Đéc – Đồng Tháp.<br />
- Về thời gian: Tiến hành khảo sát mẫu đối với khách du lịch đến thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng<br />
Tháp từ tháng 12/2015 đến tháng 2/2016.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.5 Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.<br />
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu, số liệu từ các<br />
ban ngành tỉnh Đồng Tháp. Thảo luận và tham vấn ý kiến từ các chuyên gia nhằm điều chỉnh và xây dựng<br />
mô hình nghiên cứu chính thức cho đề tài. Sau đó tiến hành khảo sát, thu thập thông tin trực tiếp từ các du<br />
khách đến du lịch tại thành phố Sa Đéc thông qua phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, ta còn sử dụng các phương<br />
pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để so sánh kết quả nghiên cứu với cơ sở lý thuyết nhằm đánh<br />
giá những điểm phù hợp, cũng như những điểm khác biệt giữa mô hình nghiên cứu với lý thuyết và các<br />
mô hình nghiên cứu trước đây.<br />
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện sau khi đã có mô hình nghiên cứu chính<br />
thức, nó gồm bước mã hóa, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Phân tích dữ liệu<br />
thực hiện qua việc đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA, và phân tích hồi qui,<br />
phân tích tương quan, và kiểm định Anova.<br />
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý, các công ty du lịch xác định rõ các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến sự hài lòng và chưa hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Sa Đéc.<br />
Và giúp các nhà quản lý, ban lãnh đạo của các công ty du lịch thấy được hiện trạng chất lượng dịch vụ và<br />
mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự<br />
hài lòng của du khách khi đến du lịch tại Thành phố Sa Đéc.<br />
1.7 Bố cục của nghiên cứu<br />
Ngoài các phần phụ, kết cấu của Luận Văn bao gồm :<br />
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu: Trình bày lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên<br />
cứu , phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu.<br />
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên<br />
quan đến các khái niệm nền tảng của chất lượng dịch vụ, cảm nhận giá cả, sự hài lòng của du khách và<br />
mối quan hệ giữa các khái niệm này. Từ đó, sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thuyết<br />
nghiên cứu.<br />
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định các<br />
thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu.<br />
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định mô hình và đo<br />
lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết quả có được.<br />
<br />
3<br />
<br />
Chương 5: Kết luận & đề xuất, kiến nghị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu có được và đưa ra các<br />
hàm ý ứng dụng thực tiễn. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng sẽ được<br />
trình bày. Những đề xuất, kiến nghị cụ thể.<br />
------------o/\o------------<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2.1 Một số khái niệm về du lịch<br />
2.1.1 Khái niệm du lịch<br />
<br />
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “du lịch” được hiểu<br />
như sau: “du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình<br />
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất<br />
định”.<br />
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của khách du lịch<br />
2.1.2.1 Khái niệm<br />
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc<br />
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch gồm khách du lịch nội đ ị a và khách du lịch<br />
quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du<br />
lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định<br />
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam<br />
ra nước ngoài du lịch. (Luật du lịch, 2005).<br />
2.1.2.2 Đặc điểm của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng<br />
Loại du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng<br />
Khoảng cách giữa nơi cư trú thường xuyên của du khách với điểm đến du lịch là một trong<br />
những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng và các nhận định khác của du khách. Bởi lẽ, khi<br />
khoảng cách càng lớn thì sự khác biệt về khí hậu, thời tiết, văn hóa, phong tục tập quán, tính cách dân<br />
tộc…sẽ càng lớn.<br />
Thu nhập của du khách ảnh hưởng đến sự hài lòng<br />
Thu nhập của du khách liên quan đến sự hài lòng của họ khi đi du lịch. Theo John Maynard<br />
Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu<br />
nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần đông du khách có thu<br />
nhập cao sẽ chi cho các dịch vụ nhiều hơn. Và khi đó họ cũng mong muốn được nhận lại sự phục vụ có<br />
chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng sự kỳ vọng, và như vậy sự hài lòng sẽ khó đạt được<br />
hơn.<br />
<br />
5<br />
<br />