Đề tài : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY
lượt xem 214
download
Trí thức nói chung và sinh viên nói riêng là lực lượng hung hậu có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sang tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Nhất là trong giai đoạn cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay trong bối cảnh thế giới có rất nhiều biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đặc biệt là kinh tế trí thức. Đặc biệt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY
- A. Mở đầu Trí thức nói chung và sinh viên nói riêng là lực lượng hung hậu có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sang tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Nhất là trong giai đoạn cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay trong bối cảnh thế giới có rất nhiều biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đặc biệt là kinh tế trí thức. Đặc biệt ở đây tôi muốn bàn về m ột v ấn đ ề r ất đ ược quan tâm là lối sống của sinh viên ngày nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế h ệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học… Sinh viên là những tầng lớp trí thức tuong lai của đất nước, không ai hết mà chính họ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế kỉ XXI_thế kỉ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ thuật nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sang tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và thay đổi nó một cách nhanh nhạy và sáng tạo, thích nghi với sự thay đổi một cach nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Tuy mang trong mình sứ mệnh to lớn như vậy nhưng một bộ phận không nhỏ trong giới sinh viên lại đang thờ ơ, không những vậy 1
- họ còn tham gia vào các tệ nạn xã hội khiến cho tình hình tệ nạn xã hội trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi hơn. Điều này làm hủy hoại tinh thần và thể chất của bản thân, gây thiệt hại cho gia đình và xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục chúng ra sao? Để trả lời được hai câu hỏi trên sau đây em xin đưa ra một số nguyên nhân và hướng khắc phục sau. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI Khái niệm tệ nạn xã hội. 1.1. Hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. TNXH bao gồm: mại dâm, nghiện ma tuý, cờ bạc, mê tín dị đoan, vv. TNXH là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng chống TNXH là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực và triệt để. Đó là các nạn “ Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan, tham nhũng, quan liêu” v.v. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân phát sinh “Tội phạm”. 2
- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến “ Sức khỏe”, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn “Trật tự xã hội”, suy thoái “Giống nòi, dân tộc”, văn hóa suy đồi. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. “Ma túy, mại dâm” là những con đường ngắn nhất làm lây truyền “HIV/AIDS”, đại dịch thế kỷ. 1.2. Hậu quả của tệ nạn xã hội 1.2.1. Đối với bản thân - Huỷ hoại sức khoẻ của bản thân dẫn đến cái chết. - Lười lao động, không chịu làm ăn, xa đà dẫn tới các loại tội phạm. - Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức, không có ý thức. - Vi phạm pháp luật. 1.2.2. Đối với gia đình - Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần - Gia đình tan vỡ - Để lại gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội 1.2.3. Đối với xã hội - Ảnh hưởng tới kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội. - Suy thoái giống nòi. - Mất trật tự an toàn xã hội như: trộm cắp, cướp của, giết người... - Ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá dân tộc. 3
- Tuy nhiên, những số lượng này cũng đã nói lên rằng ngày càng nhiều sinh viên, những trụ cột tương lai của đất nước, đang sống không có lý tưởng, trượt dài trong những “cuộc vui suốt tháng, trận cười thâu đêm”. Họ tưởng mình đang tận hưởng tuổi trẻ, nhưng thực ra chính họ đang tiêu phí tuổi xuân một cách liều lĩnh. Vùi mình vào những thú chơi vô bổ, vào rượu, vào sex, họ đang đánh đổi sức khỏe, tương lai, hạnh phúc thậm chí là cả tính mạng của mình. Sự liều lĩnh trong cách sống của một bộ phận những sinh viên này khiến người ta có cảm giác họ sống mà không cần biết đến ngày mai. Không biết dừng lại, những sinh viên này sẽ sớm nhìn thấy hậu quả của những gì mình gây ra. 4
- CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1. Thực trạng về tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên hiện nay. Trong những năm gần đây tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên (HS-SV) ngày càng có xu hướng gia tăng, di ễn bi ến phức tạp. Theo số liệu thống kê chính thức của cơ quan chức năng, số người mắc các tệ nạ xã hội, tội phạm chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 70%. Trong đó theo thống kê của vụ công tác HS-SV (Bộ giáo dục và đào tạo) số HS-SV phạm tội, mắc tệ nạn xã hội ở hà nội chiếm kho ảng 0,01% trong tổng số sinh viên cả nước mỗi năm. Song đáng lo ngại là HS-SV ở hà nội có m ặt h ầu h ết trong các lo ại tội phạm và tệ nạn xã hội. Chính vì vậy cần có công tác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên nói chung và HS-SV trên c ả n ước nói riêng. 5
- Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV – Bộ GD-ĐT nhận xét: “Thời gian gần đây không chỉ SV mà còn có cả ng ười đ ứng trên bục giảng phạm tội. Điều đó đã ảnh hưởng đến không chỉ ngành giáo dục mà còn tác động xấu đến xã hội. Câu “Kính th ầy yêu b ạn” d ường nh ư đang bị lãng quên. Trước đây, ít khi xảy ra chuyện học trò xúc phạm thầy hay thầy xúc phạm học trò thì nay xuất hiện khá phổ biến. Điều đó nói lên phẩm chất và lối sống của bộ phận thầy và trò đang bị sa sút. Ở đây tôi không phải muốn đề cao giáo dục nhân cách hơn kiến thức mà phải song song, nhưng nền tảng của tri thức, kiến thức vẫn phải là nhân cách”. Lâu nay, thiết chế văn hóa trong nhà trường còn thiếu. Cơ sở vật chất, ký túc xá, sân chơi... cho SV còn thiếu trầm trọng. Một thực tế hiện nay, nhu cầu giao lưu của học sinh, SV là cần thiết nhưng cách thức tổ chức văn hóa này lại ít được quan tâm. Từ việc thiếu chỗ cho SV tham gia, sinh hoạt lành mạnh, SV sẽ tìm đến những điểm chơi game, bi-a... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc SV phạm tội, nhưng, nguyên nhân nào thì cũng không thể chấp nhận được. Bởi vì, SV được cho là giới tri thức tương lai, chú trọng kiến thức hơn sẽ dẫn đến nhận thức ấu trĩ của một bộ phận SV. Những năm gần đây, số vụ SV phạm pháp hoặc bị kỷ luật mỗi năm một tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD-ĐT, giai đoạn từ năm 2003-2007, số SV phạm tội hình sự là 27 SV, bị bắt giữ liên quan đến vụ việc khác 77 SV, 126 SV bị buộc thôi học và 2.533 SV vi phạm quy chế nhà trường. 6
- Điều đó thể hiện ở một số điểm sau: + Tình trang phạm tội phạm có tổ chức, tụ tập nhóm để trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn, đua xe chém mướn, đua xe trái phép, tổ chức sử dụng ma tuý, cờ bạc… khá phát triển trong các trường cao đ ẳng, đại học ở nước ta, đặc biệt là Hà Nội. Hơn nữa khảo sát 2006 của vụ văn hoá, ban tư tưởng của trung ương cho thấy trong 13 biểu hiện chưa tốt của HS-SV đặc biệt là ở Hà Nội nói riêng, đứng đầu là không chịu học hành, đua đòi, ma túy, lô đ ề, c ờ bạc...tiếp đến là sống thử, mắc các tệ nạn xã hội. + Tội phạm, tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, lô đề….HS-SV vừa là nạn nhân vừa là tội phạm. Ví dụ: Theo thống kê năm 2004 có 600 HS-SV nghiện ma tuý Thống kê từ năm 2005 - 2008: vi phạm hình sự trong HS-SV lên t ới 8.000 vụ, trong đó có trên 800 vụ phạm tội liên quan đến ma túy. Theo số liệu thống kê mới đây của các cơ quan chức năng, trên địa bàn cả nước có hơn 146.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tuy nhiên, đáng báo động là cứ 100 người nghiện thì có tới 70 ng ười ở tu ổi v ị thành niên. Thực tế trên cho thấy, đang có một bộ phận không nh ỏ thanh thi ếu niên, HS-SV thiếu kỹ năng sống, xuống cấp về đạo đức, xao nhãng việc học tập, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, thi ếu ki ến th ức v ề pháp luật nên sa đà vào tệ nạn xã hội. Tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ 7
- đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản... có xu hướng gia tăng hiện nay lên tới khoảng 20.000 đối tượng. Phần lớn các em đều có ý th ức tu d ưỡng đ ạo đức t ốt, tích c ực, ch ủ động trong học tập và rèn luyện, năng động, tự tin, có ý th ức v ươn lên mạnh mẽ, khát khao thể hiện bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS-SV quá đề cao giá trị vật chất, lối sống h ưởng th ụ, coi việc sử dụng điện thoại, xe máy đắt tiền là sự khẳng định đ ẳng c ấp, giá trị bản thân. Từ quan niệm đó, dẫn đến một số h ọc sinh đua đòi quá m ức kinh tế cho phép, có trường hợp HS-SV chỉ vì cần tiền mua quần áo đẹp hay điện thoại di động mà phạm tội nghiêm trọng hoặc cá biệt có em đã làm việc một số việc vi phạm nhân phẩm của chính bản thân mình để lấy tiền. Một bộ phận HS-SV có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống như thiếu tôn trọng thầy, cô giáo, coi thường kỷ luật của nhà trường, thường xuyên nói tục, chửi thề. Qua cuộc điều tra mới đây 500 em học sinh (HS) THCS ở quận 6, TP.HCM cho thấy 32,2% HS có thái độ vô lễ với th ầy, cô giáo; nhi ều HS chỉ chào thầy cô khi ở trong trường còn ra trường thì coi như không quen biết, 38% HS thường xuyên nói tục. Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2005 - 2008, tổng số vi phạm pháp luật hình sự trong HS-SV khoảng hơn 8.000 trường h ợp, trong đó gây rối trật tự công cộng hơn 2.000 trường hợp, tội phạm ma túy 815 trường hợp, giết người 83 vụ, cướp tài sản 1.372 vụ, xâm hại sức khỏe, tính mạng 1117 vụ... Tình trạng HS phổ thông đã bỏ h ọc, sống lang thang, thông qua m ạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhi ều v ụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản... có xu h ướng gia tăng hi ện nay lên tới 20.000 đối tượng. 8
- Theo số liệu từ Vụ Công tác HS-SV (B ộ GD&ĐT) cho bi ết: “Có đến 90% những vụ vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự trong HS-SV đều từ bia rượu mà ra". Một xu hướng không lành mạnh trong HS-SV hiện nay là mọi dịp vui buồn như liên hoan, sinh nhật, ăn mừng... đều được tổ chức dưới dạng ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Các quán xá, căngtin trong và ngoài trường đều luôn luôn có Rượu, bia bán cho HS-SV, th ậm chí các chủ hàng còn sẵn sàng cho nợ. Uống quá say, không kiềm ch ế được bản thân, nói năng thiếu suy nghĩ, dẫn đến ch ấp nh ặt l ẫn nhau gi ữa các cá nhân, nhóm người, rồi không ít trường hợp xảy ra nh ững va ch ạm, chửi bới, đâm chém nhau, gây mất an ninh, trật tự. Tội phạm trong HS-SV ngày càng có xu hướng " Trẻ hóa", tính chất gây án hết sức manh động và hung hãn. Những vụ trọng án mà Công an thành phố Hà Nội khám phá trong thời gian qua có m ột đi ểm chung là: hung thủ gây ra hàng chục vụ giết người, cướp của đều còn rất trẻ, từ khi chưa thành niên, thậm chí có tên bị bắt khi đang học lớp 10. Tháng 7/2004, Công an huyện Thanh Trì đã bắt giữ một nhóm 7 t ội phạm chưa đến 17 tuổi, trong đó có 2 nữ, là th ủ ph ạm c ủa nhi ều v ụ gi ết người, cướp của. Ngày 25/8/2004, một HS lớp 8 đã bị một HS l ớp 7 cùng trường đâm chết do mâu thuẫn cá nhân. Đầu tháng 10 vừa qua, Công an quận Cầu Giấy – Hà Nội bắt giữ một nhóm 6 tên tuổi từ 15 đến 19, ch ỉ trong một thời gian ngắn đã gây ra gần 20 vụ cướp tài sản của HS... Nước ta hiện có tới gần 30 triệu HS-SV, Con số đó đủ nói lên ý nghĩa quan trọng của công tác phòng, chống ma tuý học đường đối với toàn xã hội. Tuy có nhiều nỗ lực phòng chống ma tuý trong trường h ọc, nh ưng nh ững năm qua, tệ nạn ma tuý vẫn gia tăng cả về số lượng và tính ch ất nguy hiểm, gây ra những tác hại khôn lường cho HS-SV. Để có tiền hút chích, 9
- nhiều đối tượng sẵn sàng trở thành tội phạm giết người, cướp c ủa, vì đó mà tệ nạn xã hội khác cũng gia tăng. Ma tuý còn là con đường d ẫn t ới căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Không chỉ có đối tượng HS-SV, nhiều cán bộ giáo viên cũng trở thành nô lệ của ma tuý. Gần đây nhất - ngày 8/5/2008, Phòng Giáo d ục Đào t ạo huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã ra quyết định buộc thôi việc đối với 4 giáo viên nghiện ma tuý nặng. Không chỉ sử dụng ma tuý, liều lĩnh h ơn, nhiều đối tượng HS-SV, cán bộ giáo viên còn tham gia tàng trữ, v ận chuyển và buôn bán trái phép các chất ma tuý như trường h ợp c ủa giáo viên Đỗ Thị Đông (trường THPT 8/4 Mộc Châu, Sơn La), một giáo viên dạy giỏi, được học trò quý mến, phụ huynh tin yêu trở thành “ Bà trùm” buôn bán ma tuý và nhận mức án tử hình. Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ trong đó không ít là sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi, già hối hận” và lao vào những cuộc chơi bạt mạng thâu đêm suốt sáng. Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên. Chỉ cần lượn một vòng quanh các trường có nhiều nam sinh viên như ĐHXD, ĐHTL, ĐHGTVT… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới các quầy bán xổ số mọc lên như nấm. Tầm từ 4h -5h30, lực lượng nam sinh viên tạt ù vào các quầy này đánh mấy con lô có khi nhiều gấp mấy lần số sinh viên đang… ngồi trên thư viện nghiên cứu. Một buổi tối ngồi cùng cánh sinh viên trường đại học XD, người viết bài này đã giật mình khi được nghe kể những câu chuyện về mức độ liều lĩnh trong cách “ăn chơi” của một số “hảo thủ” trường này đã được “giang hồ” đồn thổi thành giai thoại. 10
- Q.T là một nhân vật tiêu biểu. Đây là một thiếu gia có bố mẹ làm nghề buôn gỗ. Gia đình giàu có nên T tiêu xài không hề suy nghĩ. T có một niềm đam mê không tài nào gỡ nổi là lô đề. Chơi đều và chơi rất bạo, ngày nào cậu cũng lượn quanh các quán ghi lô gần chỗ trọ đến mức mấy bà bán xổ số ở đó nhìn thấy cậu như… bắt được vàng. Có hôm riêng tiền “đầu tư” vào quỹ của thần họ “Lô” tên “Đê Huyền” của cậu đã lên tới vài triệu. Có lẽ đây là “quỹ đầu tư” có tỉ lệ rủi ro cực cao nên tiền bạc và những đồ đạc hàng hiệu của T như chiếc xe Nouvo cáu cạnh, máy tính xách tay Vaio sành điệu cũng theo thời gian mà nói lời chia tay với khổ chủ. Hết tiền, hết đồ để cắm, T bắt đầu vay mượn bạn bè và ghi lô chịu ở các cửa hàng. Số nợ cứ lên khoảng chục triệu là cậu lại gọi điện về nhà xin tiền và nói dối là “mất xe máy”, “mất máy tính”… Nhiều lần như thế nên sinh nghi, bố mẹ cậu lên tận nơi kiểm tra mới tá hỏa trước sự thật về “quý tử” nhà mình. Chính sách thắt chặt tài chính được ban hành nhằm kiểm soát và tiến tới cắt đứt hẳn “cơn nghiện” lô đề của T. Nhưng mọi nỗ lực của bố mẹ đều trở thành số không khi T làm cách nào đó đã “chôm” được cả sổ đỏ ngôi nhà bố mẹ cậu đang ở và đem đi “cắm”, tiếp tục “niềm đam mê” của mình. Liều lĩnh đến mức này thì đúng là chỉ có một! Không đam mê cờ bạc nhưng T.M.Q (ĐHM - ĐC) lại mê mẩn với thế giới ảo trong Võ Lâm Truyền Kì. Trong thế giới đó, cậu không còn là một sinh viên quèn tên Q. đến tiền ăn hàng ngày cũng phải ngửa tay xin bố mẹ nữa mà là một “anh hùng”, một cao thủ võ lâm hành tẩu giang hồ, trừ 11
- gian diệt bạo được người trong thiên hạ (ảo) kính nể. T.M.Q sống với thế giới ảo nhiều hơn thế giới thật. Số giờ cậu lên giảng đường ngày càng thưa thớt, thay vào đó là những đêm bạc mặt trước màn hình với những “chiêu thức”, những “bí kíp” võ công đọc lên đã thấy méo cả miệng. Cậu làm tất cả để thể hiện đẳng cấp của mình trong thế giới ảo. Q bỏ tiền thật để mua lấy những “vũ khí” ảo nhằm trang bị cho nhân vật của mình thật tinh nhuệ. Số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đồng rồi lên đến vài triệu và hàng chục triệu lúc nào chẳng hay. Nợ nần chất đống, Q bị các chủ nợ săn lùng và còn bị báo lên cả ban giám hiệu nhà trường. Chỉ khổ cho bố mẹ nông dân của Q. Khi được nhà trường gọi lên giải quyết chuyện nợ nần của con, hai bác đã không thể hiểu nổi con mình nợ người ta hàng chục triệu để mua cái gì. * Uống liều Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiều người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối tuần… thậm chí là chả cần “nhân dịp“, các sinh viên cũng tụ tập chén tạc, chén thù. Người viết bài này đã từng chứng kiến ba cậu sinh viên ĐHXD uống hết 3 chai rượu Lúa Mới (loại 1 lít một chai) trong buổi liên hoan chia tay một đồng chí lên đường “về quê mẹ” (vì bị đình chỉ học một năm) mà đồ nhắm chỉ có mấy củ lạc với vài quả khế. Uống xong, cả bọn say xỉn, nôn mửa ra phòng khiến ai vô tình đi ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lối sống buông thả của một bộ phận sinh viên hiện nay. Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng nhưng tất cả đều phớt lờ và cho rằng “vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. Thậm chí những khi “viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những 12
- loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn/lít mà theo lời X.B (K50, ĐHBK) là “rượu ít cồn nhiều”. Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở hoa cà hoa cải vô cùng hại người. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được. Mọi chuyện sau này đến đâu thì đến, chả cần quan tâm. * Và yêu… cũng liều Yêu liều ở đây là yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đó là sự thật. Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua một cái áo, sắm một cái quần. Thấy vừa, đẹp thì “mặc” lâu lâu một chút, không thấy ưng ý thì lại thay ra ngay và chuyển sang chiếc khác. Một nữ sinh viên tên D. (ĐH Luật Hà Nội) khi được bạn bè hỏi “đã yêu mấy người” thì hồn nhiên trả lời: “Để tao đếm đã”. Và cô nàng đếm thật. Mỗi cái tên con trai tương ứng với một ngón tay xòe ra. Một lúc cũng được chừng 6, 7 người. Tưởng hết rồi, bạn bè le lưỡi lắc đầu. Nhưng một lúc nàng lại bổ sung: “À quên, còn anh X”. Độ phút sau lại “Ý chết, anh K chưa có trong danh sách”. Ngán ngẩm, bạn bè gọi nàng là “người đẹp có trái tim vô số ngăn”. Nếu chỉ là tình yêu trong sáng, thì yêu nhiều cũng không gây hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục. Nhiều người trong số họ quan hệ với bạn trai/bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quá khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phương lại càng mù tịt. Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những kiến thức 13
- sinh sản giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới và không ít “nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những phòng khám hoa liễu chữa trị căn bệnh “khó nói”. Khám chữa không tới nơi tới chốn, nhiều bạn đã phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không còn khả năng sinh con. Nguy hiểm nhất là tình trạng “tình cho không biếu không”, những cô gái có tiểu sử tình dục không rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên. Họ chỉ cần có chỗ ăn ở còn không cần yêu cầu gì khác. Đây thực chất là những cô gái bán hoa đã hết thời tìm cách mồi chài, chèo kéo những sinh viên vốn tò mò, thích của lạ. Đây là những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao. Mới đây, cái chết của một nam sinh trường TL vì bị nhiễm HIV từ những cô gái “cho không biếu không” này đã dấy lên dư luận lo ngại trong xã hội về thực trạng nhức nhối này. 2.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tệ nạn ma túy, cờ bạc trong học sinh, sinh viên Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho HS-SV nói riêng, cũng như thanh niên nói chung mắc vào tệ nạn xã h ội. Tuy nhiên chung ta co thể chia chung s thành hai nhom nguyên nhân chính sau: 2.2.1. Nguyên nhân khách quan. * Nguyên nhân từ sự tác động của nền kinh tế thị trường Qua mấy thập kỷ sống theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang kinh tế thị trường. Sự đổi mới về cơ chế mang lại nhi ều thành tựu về kinh tế nhưng cũng bộc lộ nhiều mặt trái của xã hội như: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự chênh lệch quá lớn trong thu nhập, mức sống của các tầng lớp nhân dân, sự xuống cấp của đạo đức xã 14
- hội, sự hình thành lối sống thực dụng, trụy lạc, sự giáo dục của gia đình bị buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động của tệ nạn xã hội. * Nguyên nhân từ gia đình Tội phạm, tệ nạn xã hội ch ịu ảnh hưởng của vi ệc giáo d ục gia đình, nó ảnh hưởng đến lối sống của HS-SV. Nếu mỗi cá nhân, mà cụ thể HS-SV được sinh ra, l ớn lên, đ ược sinh ra, lớn lên, được sự giáo dục tốt từ phía gia đình thì tỉ lệ phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội ít hơn. Một số gia đình sống một cách riêng rẽ, các em thi ếu th ốn tình c ảm đã phó mặc các em cho xã hội, trong gia đình không coi mình là vợ hoặc chồng, gia đình trình độ văn hóa thấp; cũng như gia đình có nhi ều thành viên vi phạm pháp luật, phạm tội ảnh hưởng tiêu cực đến tính đ ịnh hướng và hoạt động sống của các cá nhân trong gia đình đó. Cũng có một số gia đình có kinh tế khá giả đã buông lỏng quản lý con em: chiều chuộng, dung túng, bảo lãnh đã vô tình tạo điều kiện cho con em bỏ học, phạm tội ăn chơi sa đọa, mắc các tệ nạn xã hội. Cá biệt có gia đình còn buông lỏng, nuông chiều thái quá, th ậm chí để con em tự do hành động thiếu suy nghĩ. Nhi ều gia đình cha m ẹ ly hôn, thiếu gương mẫu về đạo đức, làm ăn bất chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống các em. Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo d ục con em, là n ơi có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nh ất về mọi ph ương di ện đ ể giúp các em nhận rõ được tác hại ghê gớm của ma túy và từ đó có cách phòng chống tốt nhất. 15
- Tuy nhiên, nhiều gia đình thiếu phương pháp giáo dục thích h ợp v ới tâm lý lứa tuổi (quá luông chiều, thoả mãn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng), thiếu tri thức về phòng ch ống ma tuý, không giáo dục cho con em tránh xa tệ nạn này. Cấu trúc gia đình không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng… thiếu người chăm sóc, giáo dục dễ dàng bị bọn xấu rủ rê. Gia đình có người phạm tội (bố, mẹ phạm tội, anh, ch ị phạm tội…) gia đình không hoà thuận, thường xuyên cãi vã, thậm chí có hành vi đồng loã, khuyến khích các em thử, nghiện và buôn bán ma tuý. * Nguyên nhân từ nhà trường và cộng đồng Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn đ ến s ự hình thành nhân cách của các em. Đây là một tổ chức có tính chất chiến lược nhất trong việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nơi nhà trường cũng có những yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng t ệ n ạn ma tuý trong HS-SV, ở nhiều trường các tổ chức đoàn, đội chưa thực s ự là nơi để các thành viên trao đổi với nhau các quan điểm về cuộc sống, về hoài bão, về tâm tư, nguyện vọng để hoàn thiện bản thân. T ổ ch ức và k ỷ luật của Đoàn, của Đội còn lỏng lẻo, không có chiều sâu về cả mặt nội dung và hình thức, nặng về thành tích mà lẩn tránh các v ấn đ ề gai góc trong HS-SV hiện nay như hỗ trợ HS-SV nghèo vượt khó, HS-SV v ới các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) Điều này sẽ dẫn các em đến hoạt động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến rũ. Sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, các cấp các ngành chức năng chưa hết trách nhiệm, chưa tạo phong trào rộng khắp chưa quản lý chặt 16
- chẽ HS-SV, để họ nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa tham gia phòng, chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội. Bên cạnh tính ưu việt của nền kinh t ế th ị tr ường thì m ặt trái c ủa nó tác động ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận SV ở nước ta đặc bi ệt là Hà Nội hàng năm có hàng triệu SV ra trường không xin được việc làm, đ ể đảm bảo cuộc sống các em đã tự phải bươn trải và không ít trong số đó bị lôi kéo vào con đường phạm tội và tệ nạn xã hội. Trong khi trình độ khoa học công ngh ệ phát tri ển nhanh, đặc bi ệt là tin học thì chưa có cơ chế quản lý phù h ợp, vì vậy nh ững văn hóa đ ồi trụy, phản động, kích động tình dục, kiếm hiệp bạo lực thông qua internet… được một bộ phận HS-SV không được định hướng. Cơ quan chức năng buông lỏng quản lý các tụ điểm vui chơi, quán bar, karaoke, dịch vụ Internet. Phía gia đình thì thiếu s ự quan tâm, chăm sóc, chưa kịp thời nắm bắt đặc điểm tâm lý của các em. Giáo dục toàn diện có chiều sâu không chỉ ở các môn học, giờ học trong trường mà gồm cả cách ứng xử của thầy, trò. Nhân cách của học trò phát triển theo hướng tích cực hay không tích cực có sự đóng góp của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Sự xuất hiện hình ảnh SV vi phạm, thầy cô vi phạm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học sinh, SV. Nhiều người cho rằng, những hoạt động phong trào của SV chỉ rầm rộ ở thời điểm nhất định, rồi lại lắng xuống. Việc tham gia hoạt động xã hội của SV tình nguyện được duy trì chủ yếu vẫn do phái nữ hăng hái hơn. Sự thiếu đóng góp hoạt động phong trào lành mạnh như vậy chủ yếu diễn ra ở những SV ham chơi, học hành chểnh mảng. 17
- Từ năm 2002, Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh, SV qua rèn luyện phẩm chất, đạo đức, đương nhiên có cả rèn luyện học tập. Trong đó quy định nếu kém về ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân sẽ bị “đúp” một năm và sẽ bị buộc thôi học nếu trong hai năm liên tiếp vi phạm điều này. * Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý, tuyên truyền Công tác quản lý, xuất nhập khẩu các chất ma tuý, các ch ất độc d ược có tính gây nghiện còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, gia đình, t ổ ch ức, đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống ma tuý chưa đủ m ạnh, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về hậu quả, ít chú ý nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, tấm gương tốt trong phòng ngừa và đấu tranh chống ma túy, cờ bạc. 2.2.2. Nguyên nhân chủ quan. * Nguyên nhân từ trình độ nhận thức Hầu hết HS-SV thuộc diện h ọc kém, ý th ức k ỷ lu ật kém, coi th ường việc học. Trong quá trình đi học nhiều HS-SV đã bị nhà trường kỷ luật dẫn tới chán học, bỏ học và dần dần tiêm nhi ễm thói h ư t ật x ấu, đua đòi ăn chơi. Sau khi thôi học hầu như các em không làm gì cả, chỉ có một số ít em đang học nghề và đi làm thêm công việc gì đó, nhưng cũng không ổn định. Những em không có nghề nghiệp, việc làm hay chơi bời, đàn đúm bạn bè để rồi cuối cùng sa vào con đường nghiện ngập, phạm tội như: trộm cắp, cướp giật, trấn lột… 18
- Từ những nhận định trên chúng ta có thể thấy rằng ranh gi ới gi ữa s ự nghèo nàn, sự hạn chế về nhận thức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý. * Nguyên nhân từ chính cá nhân Một số HS-SV xuống cấp về lối sống đạo đức, sa sút về ph ẩm chất chính trị, không xác định được động cơ mục dích, lý tưởng phấn đấu, sống buông thả, sống gấp, sống thực dụng, sống không lao đ ộng và ch ạy theo cám dỗ đời thường. Ví dụ: tình trạng sống thử trước hôn nhân của SV theo khảo sát tiến hành trên 300 SV nội thành Hà Nội, hơn 165 nam SV và 15 n ữ SV t ừng có quan hệ tình dục. Do nhận thức pháp luật còn hạn chế theo ý kiến của cán bộ cảnh sát điều tra và nhiều nhà nghiên cứu thì HS-SV không ý th ức được m ối nguy hiểm và hậu quả hành động vi phạm phạm tội của mình mà ch ỉ hành động theo bản năng cảm tính có một số HS-SV khi bị bắt mới biết mình phạm tội nghiêm trọng. Một số HS-SV do thiếu ý th ức rèn luyện không ch ủ đ ộng phòng tránh những nguy cơ tấn công của các tệ nạn xã hội. * Nguyên nhân do tâm lý lứa tuổi Về mặt tâm lý HS-SV là lứa tuổi hình thành và phát tri ển m ạnh m ẽ những phẩm chất, nhân cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với s ự tự giáo dục và hoàn thiên bản thân theo hướng tích cực nh ư kh ả năng tự đánh giá lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức.. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu thanh niên về các nguyên nhân chủ yếu các thanh niên phạm tội và mắc tệ nạn xã hội 19
- thì nguyên nhân còn nông nổi đua đòi được số người được hỏi xếp vào thứ hạng cao nhất chiếm 75,6%. Trong đó lứa tuổi từ 16 đến 18 có nguy c ơ ph ạm t ội, m ắc t ệ n ạn xã hội cao nhất chiếm 61,1% trong tổng số người được hỏi, ngoài ra còn do sự nông nổi, ưa mạo hiểm, thích phiêu lưu… 2.3. Giải pháp phòng ngừa tệ nạn tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư tưởng về lối sống của nhiều người. Nhất là trong tầng lớp sinh viên-chủ nhân tương lai của đất nước, của thời đại. Đứng trước tình hình trên, chúng ta cần ph ải có nh ững gi ải pháp ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội ở HS-SV nói chung, cũng như trong SV ở các trường cao đẳng, đại học nói riêng. Cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn nói chung và phòng chống tệ nạn trong giới học sinh, sinh viên noi riêng, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch số 124/KH-BGDĐT ngày 25/03/2010 nhằm thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tư, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội tronh các nhà trường năm học 2010 với nội dung như sau: Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-BCĐ138/CP ngày 24/02/2010 của Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch thực 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
81 p | 4625 | 2556
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của nhà hàng Trùng Dương
5 p | 3108 | 585
-
Đề tài: Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của hệ thống thanh toán phục vụ cho phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
61 p | 773 | 231
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng Cái Cui
68 p | 803 | 178
-
Đề tài “Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó”
17 p | 416 | 134
-
Đề tài " Phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả và hệ thống chính sách tác động tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam "
71 p | 334 | 133
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của ga Đà Nẵng
23 p | 679 | 131
-
Đề tài " Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty '
100 p | 340 | 123
-
Đề tài: Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook
28 p | 739 | 118
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang
76 p | 400 | 118
-
Đề tài: Phân tích thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Vinamilk
27 p | 813 | 118
-
Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
82 p | 410 | 91
-
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
47 p | 251 | 63
-
Đề tài: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014
33 p | 262 | 51
-
Đề tài: Phân tích thực trạng quản lý tài sản của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh tại Hà Nội
29 p | 272 | 49
-
Báo cáo Luận văn Tốt nghiệp: Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại cảng Cái Cui
15 p | 280 | 43
-
Đề bài: Phân tích thực trạng phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam
18 p | 300 | 38
-
Tiểu luận Triết học Mác: Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
18 p | 233 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn