ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG "
lượt xem 42
download
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam. Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng hàng thương mại Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển đáng lưu ý: giai đoạn đầu 1990-1996 là sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng của thời kỳ chuyển đổi, giai đoạn tiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG "
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH CHÂU THỊ HOÀNG OANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: K Ế TOÁN DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, Tháng 06 năm 2008
- ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH AN GIANG C huyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: CHÂU THỊ HOÀNG OANH Lớp : DH5KT MSSV: DKT 041712 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN XUÂN VINH Long Xuyên, Tháng 06 năm 2008
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.s. NGUYỄN XUÂN VINH (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày .... tháng .... năm ....
- TÓM TẮT ------ ------ Đề t ài nhằm mục đích phân t ích tình hình ho ạt động tín dụng của NHTMCP Đông Á – CNAG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, và nợ quá hạn của ngân hàng. Qua quá trình phân tíc h, ho ạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á vẫn ổn định và ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện cụ thể qua sự tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình ho ạt động, thì ngân hàng vẫn có phát sinh nợ quá hạn. Đây là một vấn đề hiển nhiên, vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất rủi ro nhất định, việc kiểm soát được hay không là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phán đoán của ngân hàng. Tóm lại, đề tài được thực hiện gồm 6 chương, mô hình nghiên cứu đề t ài được xây dụng trên cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng. Việc thực hiện, nghiên cứu đề tài được tiến hành qua 2 giai đo ạn: (1) Tìm hiểu tổng quan về ngân hàng và giới thiệu các nội dung cơ bản về hoạt động cấp tín dụng của NHTMCP Đông Á –CNAG (2) Thu thập số liệu ở bộ phận tín dụng ngân hàng. Dựa vào những số liệu đó, t iến hành phân tích tình hình về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là phần đánh giá những ưu nhược điểm của hoạt động t ín dụng, cụ thể về: doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, và quy t rình tín dụng. Cuối cùng là phần đề xuất giải pháp, kiến nghị về thực t rạng của hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng.
- MỤC LỤC ------ ------ Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2 1.3. Phương pháp nhiên cứu .......................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................ ................... 3 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ................................ ........................... 3 2.1.1 Khái niệm tín dụng ................................ ................................ .... 3 2.1.2. Phân loại tín dụng ..................................................................... 3 2.1.2.1. Theo thời hạn cho va y ................................................ 3 2.1.2.2. Theo mục đích của tín dụng ....................................... 3 2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng ................... 4 2.1.2.4. Theo phương thức cho vay................................ ......... 4 2.1.3. Đối tượng khách hàng .............................................................. 4 2.1.4. Điều kiện cho vay ...................................................................... 4 2.1.5. Các phương thức cho vay ......................................................... 4 2.1.6. Chức năng và vai trò của tín dụng ........................................... 5 2.1.6.1. Chức năng .................................................................. 5 2.1.6.2. Vai trò ................................ ................................ ......... 6 2.1.7. Bảo đảm tín dụng...................................................................... 6 2.1.7.1. Khái niệm .................................................................. 6 2.1.7.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng ............................... 6 2.1.8. Quy trình tín dụng ................................ ................................ .... 7 2.1.8.1. Khái niệm ................................................................... 7 2.1.8.2. Các bước cơ bản trong quy trình............................... 7
- 2.1.9. Rủi ro tín dụng.......................................................................... 8 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .......................................... 9 2.2.1 Khái niệm................................................................................... 9 2.2.1.1. Doanh số cho vay ........................................................ 9 2.2.1.2. Doanh số thu nợ ......................................................... 9 2.2.1.3. Dư nợ .......................................................................... 9 2.2.1.4. Nợ quá hạn ................................................................. 9 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ........................... 9 2.2.2.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn ................................ 9 2.2.2.2. Dư nợ / Tổng nguồn vốn ............................................ 9 2.2.2.3. Dư nợ / Tổng vốn huy động ....................................... 10 2.2.2.4. Nợ quá hạn / Dư nợ .................................................... 10 2.2.2.5. Hệ số thu nợ................................ ................................ 10 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP ĐÔNG Á – CNAG . 11 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 11 3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đông Á ................................. 11 3.1.2. Giới thiệu về chi nhánh Ngân Hàng Đông Á An Giang .......... 11 3.1.3. Vai trò của NHĐA_AG đối với sự phát triển KT của tỉnh ..... 13 3.2. Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự ................................ ...................... 13 3.2.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................... 13 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng.............................. 15 3.2.2.1. Ban Giám Đốc ............................................................ 15 3.2.2.2. Phòng Khách Hàng Cá Nhân..................................... 15 3.2.2.3. Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp............................ 15 3.2.2.4. Phòng Ngân Quỹ ........................................................ 16 3.2.2.5. Phòng Kế Toán ................................ ........................... 16 3.2.2.6. Phòng Hành Chánh – Nhân Sự.................................. 16 3.2.2.7. Phòng Công Nghệ Thông Tin ................................ .... 16 3.2.2.8. Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh ....................... 16
- 3.3. Sơ lược tình hình thị trường của lĩnh vực TC – NH tại AG .................. 17 3.4 . Tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐA_AG trong 3 năm qua ..... 17 3.5 . Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phương hướng KH năm 2008 ........... 19 3.5 .1. Thuận lợi ................................................................................... 19 3.5 .2. Khó khăn................................................................................... 20 3.5 .3. Phương hướng phát triển năm 2008 ........................................ 20 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HĐ TÍN DỤNG TẠI NHĐA_AG .... 22 4.1. Phân tích chung về tình hình huy động vốn tại NHĐA_AG.................. 22 4.1.1. Tình hình nguồn vốn ................................ ................................ 22 4.1 .2. Tình hình huy động vốn ................................ ........................... 23 4.2. Chính sách tín dụng tại NHĐA_AG ....................................................... 26 4.2 .1. Một số NDCB về quy chế cho vay đối với KH tại NHĐA_AG 26 4.2 .1.1. Đối tượng vay vốn ................................ ...................... 26 4.2 .1.2. Điều kiện cho vay ....................................................... 26 4.2 .1.3. Mục đích cho vay........................................................ 27 4.2 .1.4. Thời hạn cho vay ........................................................ 27 4.2 .1.5. Lãi suất cho vay .......................................................... 27 4.2 .1.6. Phương thức cho vay ................................ .................. 27 4.2.1.7. Hạn mức cho vay tối đa.............................................. 28 4.2.2. Quy trình tín dụng tại Ngân Hàng Đông Á – CNAG .............. 28 4.2.2.1. Sơ đồ quy trình tín dụng tại NHĐA_AG .................. 28 4.2.2.2. Mô tả và giải thích từng bước thực hiện theo sơ đồ .. 30 4.3 . Phân tích hoạt động tín dụng tại NHĐA_AG ........................................ 35 4.3 .1 Doanh số cho vay ....................................................................... 35 4.3 .1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn ................................. 35 4.3 .1.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ............... 37 4.3 .2. Doanh số thu nợ ....................................................................... 40 4.3 .2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn................................... 40 4.3 .2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ................. 42
- 4.3 .3. Dư nợ cho vay .......................................................................... 45 4.3 .3.1. Dư nợ theo thời hạn ................................................... 45 4.3 .3.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế .................................. 47 4.3 .4. Tình hình nợ quá hạn ............................................................... 49 4.3 .4.1. Nợ quá hạn theo thời hạn........................................... 50 4.3 .4.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ......................... 51 4.4 . Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHĐA_AG 53 4.5 . Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong hoạt động tín dụng và công tác huy động vốn tại NHĐA_AG................................ ................................ .. … 55 4.6 . Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng và công tác HĐV .... 56 4.6 .1. Về hoạt động huy động vốn ................................ ...................... 56 4.6 .2. Về hoạt động tín dụng .............................................................. 57 4.6 .1.1. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả ................. 57 4.6 .1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng .................. 57 4.6 .1.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng ................................... 58 4.7.1.4. Tăng cường kiểm soát nợ và hạn chế nợ quá hạn ..... 58 4.6 .3. Các biện pháp khác .................................................................. 59 4.6 .3.1. Đào tạo đội ngũ nhân viên ................................ ......... 59 4.6 .3.2. Thu hút và tìm kiếm khách hàng ............................... 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................... 60 5.1. Kết luận ................................................................................................... 60 5.2. Kiến nghị ................................................................................................. 61
- DANH MỤC BIỂU BẢNG ------ ------ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................ ...................... 18 Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................... 22 Bảng 4.2. Tình hình huy động vốn ................................ ................................ 23 Bảng 4.3. Doanh số cho vay theo thời hạn .................................................... 35 Bảng 4.4. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ................................... 38 Bảng 4.5. Doanh số thu nợ theo thời hạn ................................ ...................... 41 Bảng 4.6. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế..................................... 43 Bảng 4.7. Dư nợ theo thời hạn ....................................................................... 45 Bảng 4.8. Dư nợ theo thành phần kinh tế ..................................................... 47 Bảng 4.9. Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn .............................................. 50 Bảng 4.10. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .......................................... 52 Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ................................... 54
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ------ ------ BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1. Cơ Cấu nguồn vốn ..................................................................... 22 Biểu đồ 4 .2. Doanh số cho vay theo thời hạn ................................................ 36 Biểu đồ 4 .3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ............................... 38 Biểu đồ 4 .4. Doanh số thu nợ theo thời hạn ................................ .................. 41 Biểu đồ 4 .5. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế................................. 43 Biểu đồ 4 .6. Dư nợ theo thời hạn ................................................................... 46 Biểu đồ 4 .7. Dư nợ theo thành phần kinh tế ................................................. 48 Biểu đồ 4 .8. Nợ quá hạn theo thời hạn .......................................................... 50 Biểu đồ 4 .9. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ........................................ 52 SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................. 13 Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng ........................................................................ 29
- DIỄN GIẢI VIẾT TẮT ------ ------ Trong luận văn có sử dụng các cụm từ viết tắt sau: : Ngân Hàng Nhà Nước NHNN : Ngân Hàng Thương Mại NHTM : Thương Mại Cổ Phần TMCP HĐQT : Hội Đồng Quản Trị : Khách hàng doanh nghiệp KHDN KHCN : Khách hàng cá nhân : Tổ chức kinh tế TCKT : Tố chức tín dụng TCTD : Nhân viên tín dụng NVTD : Công nghệ thông tin CNTT : Dịch vụ thanh toán DVTT : Tiền gởi thanh toán TGTT : Tiền gởi có kỳ hạn TG CKH : Tiền gởi không kỳ hạn TG KKH ĐCV : Điều chuyển vốn : Doanh số DS DT : Doanh thu : Lợi nhuận LN : Nợ quá hạn NQH : Dư nợ DN KH : Khách Hàng : Kế hoạch KH
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của hệ thống t ài chính Việt Nam. Sau gần 3 thập kỷ tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng hàng thương mại Việt Nam đã trải qua 2 giai đo ạn phát triển đáng lưu ý: giai đoạn đầu 1990-1996 là sự tăng vọt của cầu về dịch vụ ngân hàng của thời kỳ chuyển đổi, giai đoạn tiếp theo từ 1997 đến nay là củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng. Ngày nay, hệ thống các ngân hàng thương mại ở nư ớc ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Trải qua chặng đư ờng trên, hệ thống NHTM VN đã không ngừng phát triển lớn mạnh về quy mô, chất lượng, hiệu quả hoạt động cũng như các mạng lư ới chi nhánh rải khắp trên nhiều khu vực. Đối tượng khách hàng của các NHTM không những bao gồm các doanh nghiệp, công ty, mà còn có các hộ sản xuất kinh doanh và cá thể. Trong những năm qua, hoạt động ngân hàng đã góp phần tích cực cho các dịch vụ huy động vốn, t ài trợ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài…Chính vì thế mà các NHTM đã trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho nền k inh tế. (Nguồn: www.tapchiketoan.com) Trong thời điểm hiện nay, do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định t ỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng TMCP tăng lên từ 10% đến 11% , dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền đồng, làm cho nhiều NHTM cổ phần lớn hạn chế cho vay, đồng thời tăng lãi suất huy động, vì vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trở nên khó khăn. T rong khi đó, ho ạt động tín dụng lại là một trong các ho ạt động chủ yếu, nếu hạn chế cho vay sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị tổn thất và trì trệ. Do đó, đứng trước những thử thách và cơ hội trong tiến trình đổi mới, thì việc nâng cao hiệu quả tín dụng trở nên cần thiết đối với các NHTM Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, là một trong các ngân hàng đi đầu trong các hoạt động dịch vụ mới, đang từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động của mình, chủ yếu là ho ạt động cấp tín dụng. Hiện nay, thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt. Ngo ài các ngân hàng trong nước vươn lên theo tiến trình hội nhập, còn có nhiều ngân hàng mới ra đời và sự tham gia của nhiều tập đoàn tài chính lớn. Điều đó bắt buộc ngân hàng Đông Á phải chấp nhận cạnh tranh, tìm cho mình một lối đi riêng, để khẳng định thương hiệu, tính độc đáo của riêng mình. Thông qua việc cho vay, ngân hàng Đông Á đã góp phần đẩy mạnh đầu tư, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhận định được tầm quan trọng này, và với những kiến thức có được trong quá trình thực tập nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh An Giang, nên đ ề tài “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á An Giang ” là thích hợp trong giai đoạn hiện nay của lĩnh vực tài chính – ngân hàng. SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 1
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Ho ạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Song đây cũng là ho ạt động có mức rủi ro cao nhất. Do đó, hiệu quả và chất lượng tín dụng là một yếu tố rất quan trọng. Điều này yêu cầu ngân hàng phải quản lý, giám sát thường xuyên ho ạt động này, nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tố cụ thể nào. Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung t ìm hiểu, phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hư ởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn của ngân hàng. Từ đó, sẽ tìm các giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm 2005-2007. Ngoài ra nếu có điều kiện, sẽ trao đổi, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, lãnh đạo tín dụng để thu thập nhiều thông tin hơn về t ình hình tín dụng trong thời gian qua của ngân hàng. Sử dụng phương pháp p hân tích, tổng hợp, tỷ lệ, và so sánh để nhận xét, đánh giá được chính xác hiệu quả tín dụng thực tế của ngân hàng. Tham khảo thông tin từ internet, sách báo, tạp chí… 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi đề tài này, sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình ho ạt động tín dụng tại NHĐA_AG, thông qua việc phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến t ình hình ho ạt động tín dụng của ngân hàng. Thời gian phân tích là 3 năm (2005-2007). SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 2
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng 2.1.1 Khái niệm Tín dụng ngân hàng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu này sang cho ng ười sử dụng. - Sự chuyển như ợng này có thời hạn. - Sự chuyển như ợng này có kèm theo chi phí. 2.1.2. Phân loại tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thứ c phân loại khác nhau. Phân loại tín dụng d ựa vào các căn cứ sau đây: 2.1 .2.1. Theo thời hạn cho vay Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: là các kho ản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích của loại này thường là nhằm tài t rợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là các kho ản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh - Cho vay dài hạn là các kho ản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn. 2.1.2.2. Theo mục đích của tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có th ể phân chia thành các loại sau: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp - Cho vay tiêu dùng cá nhân. - Cho vay bất động sản. - Cho vay nông nghiệp. SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 3
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.1.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng Theo tiêu thức này, cho vay có th ể được phân thành các loại sau : Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất. 2.1.2.4. Theo phương thức cho vay Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau : - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng 2.1.3. Đối tượng khách hàng Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngo ài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu t ư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước. 2.1.4. Điều kiện cho vay Ngân hàng xem xét cho va y đối với khách hàng có đầy đủ cá c điều kiện sau: - Khách hàng là tổ chức p hải có năng lực p háp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao d ịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhâ n nước ngoài khi t hực hiện các g iao dịch dân sự t ại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác đ ịnh theo pháp luật Việt Nam. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm ho àn trả nợ vay t rong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh do anh, dịch vụ k hả thi và có hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật. - Có trụ sở (đối với tổ chức) ho ặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân) tại đ ịa bàn cho vay được p hân công của sở Giao Dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, các t rường cho vay ngoài địa bàn cho vay này p hải được Tổng Giám Đốc chấp thuận. 2.1.5. Các phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 4
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng : Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy tr ì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu t ư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn : Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp : Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vư ợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.6. Chức năng và vai trò của tín dụng 2.1.6.1. Chức năng. Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ Ho ạt động của các trung gian tài chính là t ập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà nguồn vốn này được phân tán khắp nơi như: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân… trên cơ sở đó cho vay các đ ơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở ho àn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn phải tôn trọng hợp đồng tín SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 5
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh dụng, tức là phải đảm bảo ho àn trả nợ vay đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng, bằng các tác động như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đ ến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. 2.1.6.2. Vai trò. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của các xí nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc là m và ổn định trật tự xã hội Trong điều kiện nư ớc ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn. Vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy quá trình t ăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền với các nền kinh tế các nước. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nư ớc ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khấu hàng hóa, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế. 2.1.7. Đảm bảo tín dụng 2.1.7.1. Khái niệm Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây là phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản. Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi: - Giá tr ị bảo đảm p hải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý t ài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 6
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh 2.1.7.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay đ ể đảm bảo khả năng ho àn trả vốn vay: - Thế chấp bất động sản. - Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầ m cố Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…. - Tiền trên tài kho ản tiền gửi hoặc ngoại tệ. - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá tr ị tài sản đư ợc tạo ra bởi một phần hoặc to àn bộ khoản vay của ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng TS hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng TS hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn ma người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. 2.1.8. Quy trình tín dụng 2.1.8.1. Khái niệm Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.1.8.2. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thẩm định tín dụng Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngo ài ra, nhân viên tín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 7
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm định thêm chính xác. Bước 3: Xét duyệt cho vay Nhân viên tín dụng tr ình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không. Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng Sau khi HĐTD có quyết định cho vay, NVTD thực hiện các công việc: - Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có). - Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có liên quan trong hợp đồng. Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi Nhân viên giao d ịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay ho ặc gia hạn nợ vay. Bước 7: Thanh lý HĐTD, lưu trữ hồ sơ tín dụng Sau khi thanh lý HĐTD (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh), nhân tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót. NVTD trình lãnh đạo ký thanh lý HĐTD, đồng thời thực hiện thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy đ ịnh của ngân hàng (nếu có). 2.1.9. Rủi ro tín dụng Rủi ro trong hoạt động tín dụng thư ờng xuyên xảy ra và dẫn đến những tổn thất lớn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếp ho ặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai lo ại: rủi ro kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được. Các ngân hàng thường tập trung ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, điển hình là một số loại rủi ro sau: SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 8
- Phân tích tình hình HĐ tín dụng tại NHTMCP Đông Á-CNAG GVHD: Th.S. Nguyễn Xuân Vinh Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳ hạn trả lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phải hoãn lại để chờ thu vào kỳ sau. Không thu đựơc nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điền này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây thâm hụt vốn. Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phải giảm miễn lãi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng từ thu lãi cho vay, mà đây lại là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đế n nợ gốc không có khả năng thu hồi và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng . Ngân hàng vừa bị mất vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận. 2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.2.1 Khái niệm 2.2.1.1. Doanh số cho vay Là chỉ t iêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. 2.2.1.2. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản khách hàng thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. 2.2.1.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó, ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. Dư nợ cuối năm được tính bằng dư nợ đầu năm cộng cho doanh số cho vay trừ đi doanh số thu nợ trong năm. 2.2.1.4. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, nó phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả cho ngân hàng mà không có nguyên nhân nào cụ thể, hợp lý. Khi đó ngân hàng sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.2.2.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn: Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. TỔNG VHĐ VỐN HUY ĐỘNG / TỔNG NGUỒN VỐN = x 100% TỔNG NGUỒN VỐN SVTH: Châu Thị Hoàng Oanh Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
81 p | 4626 | 2556
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của nhà hàng Trùng Dương
5 p | 3109 | 585
-
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn–TRIBECO
64 p | 943 | 344
-
Đề tài “Phân tích tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng - thương mai - vận tải Phan Thành”
39 p | 1101 | 311
-
Đề tài: Phân tích môi trường vi mô của Pepsi
24 p | 3357 | 153
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp số 2 của Công ty TNHH 1TV VLXD Vĩnh Long
85 p | 406 | 134
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của ga Đà Nẵng
23 p | 682 | 131
-
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần nông lâm sản Kiên Giang
76 p | 400 | 118
-
Đề tài: Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty TNHH MTV Chè Biển Hồ
82 p | 410 | 91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tài chính công ty BiBiCa
79 p | 338 | 91
-
Đề tài: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – doanh thu và lợi nhuận trong doanh nghiiệp du lịch
23 p | 899 | 82
-
Đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ
47 p | 251 | 63
-
Đề tài: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
42 p | 319 | 59
-
Đồ án tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) giai đoạn 2006 - 2010
138 p | 236 | 56
-
Đề tài: Phân tích kích hoạt Neutron
114 p | 205 | 51
-
Đề tài: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC
74 p | 173 | 50
-
Đề tài: Phân tích công cụ tài chính Công ty Dược Imexpharm
21 p | 151 | 30
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn