intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phong cách nhà quản trị

Chia sẻ: Xấu Xí Xấu Xi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

148
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luoonn gặp phải nhiều khoskhawn và đối mặt với sự lạ hậu, các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, cải tiến và đẩy mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Những thay đổi nhanh về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó dù doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: “Một con tàu muốn chạy được thì phải cần có đầu tàu tốt.”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phong cách nhà quản trị

  1. Bài Tiểu Luận Đề Tài PHONG CÁCH NHÀ QUẢN TRỊ
  2. MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................4 B. LÝ THUYẾT.................................................................................................5 I.Một số khái niệm cơ bản............................................................................. II. Phong cách nhà quản trị............................................................................ 1.Phong cách chuyên quyền....................................................................... 2.Phong cách dân chủ.................................................................................6 3.Phong cách tự do.....................................................................................7 C. GIẢI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG....................................................................9
  3. DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Họ và tên Lớp Mã sinh viên Công việc Nguyễn Thị Hương K47H3 11D180139 (nhóm trưởng) Nguyễn thanh Hồng K47H3 11D180138 Nguyễn Thị Hiền K47H3 11D180135 Làm bài tập Phan Thị Hạnh K47H 11D180019 Nguyễn Thị Hạnh K47H 11D180 Hoàng Thị Huế K47H 11D180017 Lại Thị Hảo K47H 11D180 Nguyễn Quỳnh Hoa K47H 11D180 Mai Thị Hòa K47H 11D180 Trương Văn Hùng K47H 11D180
  4. LỜI C ẢM ƠN CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN: Giảng viên Đào Thị Hạnh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn. Giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Thay mặt nhóm 5 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Hương
  5. LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, hoạt động kinh doanh luoonn gặp phải nhiều khoskhawn và đối mặt với sự lạ hậu, các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, cải tiến và đẩy mạnh truyền thông mới có thể theo kịp tốc độ phát triển. Những thay đổi nhanh về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh, do đó dù doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, dịch vụ tốt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: “Một con tàu muốn chạy được thì phải cần có đầu tàu tốt.” Hiện nay, ở Việt Nam vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp ngày càng được xem trọng và đánh giá cao. Để trở thành một nhà quản trị thành công thì việc cần làm là phải lựa chọn phong cách quản trị phù hợp.
  6. I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN *Khái niệm về quản trị: Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp hoạt động của nững người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. *Khái niệm về nhà quản trị: -Theo chức năng quản trị: Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. -Theo hoạt động tác nghiệp: Nhà quản trị là người đảm nhận chức vụ trọng tổ chức, điều khiển công việc của các bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. II.PHONG CÁCH NHÀ QUẢN TRỊ *Khái niệm: Phong sách nhà quản trị là cách thức theo đó nhà quản trị ứng xử với các nhân viên dưới quyền và giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. 1. Phong cách chuyên quyền -Khái niệm: Phong cách chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền. - Các đặc điểm cơ bản của phong cách chuyên quyền: + Thiên về sử dụng mệnh lệnh + Luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối + Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ của mình để tự đề ra các quyết định rồi buộc họp hải làm theo ý muốn hay quyết định của nhà quản trị +Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động chính thức, thông qua hệ thống tổ chức chính thức - Các ưu điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền: + Nhà quản trị thường là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị. Điều này giúp cho họ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và thường chớp được các cơ hội kinh doanh.
  7. +Nhà quản trị thường là những người dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, "dám làm, dám chịu", và do vậy phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản thân. - Các nhược điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền: +Triệt tiêu tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, không thừa nhận trí tuệ của tập thể, của những người dưới quyền +Quyết định của các nhà quản trị chuyên quyền thuờng ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới +Trong tổ chức thường có nhiều ý kiến bất đồng, một số người có tâm lý lo sợ, lệ thuộc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nhà quản trị chuyên quyền. 2.Phong cách quản trị dân chủ - Khái niệm: Phong cách quản trị dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Nói cách khác, họ rất ít sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ để tác động đến những người dưới quyền. - Các đặc điểm cơ bản của phong cách dân chủ: + Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích, động viên, hướng dẫn, uốn nắn.....đối với cấp dưới. + Không đòi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối. Các quyết định có tính mền dẻo, định hướng và hướng dẫn được chú ý nhiều hơn. + Thường thu nhập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định. + Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động không chính thức, thông qua hệ thống tổ chức không chính thức (hệ thống tổ chức thứ 2). - Các ưu điểm chủ yếu của phong cách dân chủ: + Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới sự chủ động cần thiết để giải quyết công việc.
  8. + Quyết định của nhà quản trị có phong cách dân chủ thường được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo. + Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, tạo ra được êkíp làm việc trên cơ sở khai thác những ưu điểm của hệ thống tổ chức không chính thức. - Các nhược điểm chủ yếu của phong cách dân chủ: + Nếu thiếu sự quyết đoán cần thiết, nhà quản trị dễ trở thành người theo đuổi cấp dưới, ba phải; vì vậy các quyết định thường đưa ra chậm chạp, bỏ lỡ thời cơ. + Nhà quản trị có phong cách dân chủ nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, từ đó sẽ làm giảm lòng tin của cấp dưới. + Trên thực tế có thể xảy ra tình trạng "dân chủ giả hiệu" để lấy lòng cấp dưới. 3.Phong sách tự do - Khái niệm: là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ. - Các điểm cơ bản của phong cách quản trị tự do: +Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin. +Nhà quản trị thường không tham gia và hoạt động tập thể và sử dụng ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền. +Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc lập cao cà quyền tự do hành động lớn +Mọi công việc đều đem ra bàn bạc trong ban lãnh đạo và biểu quyết tập thể. -Các ưu điểm chủ yếu của phong cách tự do: +Nhà quản trị cấp cao có điều kiện thời gian để tập trung sức lực vào vấn đề chiến lược.
  9. +Tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới, tạo điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Điều này cho phép khai thác tài năng của những người dưới quyền. +Quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo. -Các nhược điểm chủ yếu của phong cách quản trị tự do: + Nhà quản trị thường buông lơi quyền lực, thậm chí để cho những người dưới quyền lấn át quyền lực, khi đó không phát huy được vai trò của nhà quản trị. +Khó kiểm soát cấp dưới, lệ thuộc vào cấp dưới, công việc có thể trì trệ do thiếu sự tác động, thúc đẩy và giams sát. +Nếu kiểm soát không chặt chẽ, lỏng lẻo thì mục tiêu của nàh quản trị dễ bị đổ vỡ. Trên thực tế, ngoại trừ trường hợp nhà quản trị chủ động áp dụng phong cách lãnh đạo này, còn đa phần là do họ hoặc chán nản, bất mãn, không muốn làm việc hoặc do lười nhác, bất tài vô dụng nhưng hám danh, thích địa vị. GIẢI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Bài 4- Trang 72
  10. Đề bài Trọng làm việc ở phòng kỹ thuật đã 5 năm. Anh luôn làm việc tích cực và là người rất nhạy bén. Vì những thành tích xuất sắc, Trọng được đề bạt lên làm trưởng phòng kỹ thuật. Trong cương vị mới, anh ta cảm thấy mình có nhiều quyền lực, anh quát nạt, ra lệnh và đòi hỏi mọi người phải taaun phục. Mặc dù các nhân viên trong phòng đều là những người thông minh và có kinh nghiệm, Trọng ít khi quan tâm đến ý kiến của họ. Trọng luôn tự tin vào năng lực của mình và anh thực sự khó chịu khi ai đó góp ý cho mình. Trọng muốn nhân viên thực hiện mọi yêu cầu của anh, không bàn cãi gì hết. Bình là tổ trưởng tổ bảo vệ của một khách sạn. Với anh, được moijng]ời yêu mến là điều quan trọng hơn cả. Anh không bao giờ tỏ ra mình là sếp mà luôn hòa nhập với mọi người, sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Anh luôn để nhân viên cùng tham gia quyết định. Để tạo không khí làm việc vui vẻ, thoải mái trong tổ, anh buông lỏng kỷ luật và cho phép nhân viên làm việc theo ý thích của mình. Khi cấp dưới hỏi ý kiến, anh thưởng trả lời: “Cứ làm theo cách của cậu”. Câu hỏi: Câu 1: anh (chị) có đánh giá, nhận xét thế nào về hai phong cách quản trị trên (đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi phong cách). Câu 2: Nếu là nhà quản trị, anh chị sẽ sử dụng phong cách quản trị nào? Bài làm Câu1 Đánh giá về phong cách quản trị của Trọng: Có nhiều phong cách khác nhau mà các nhà quản trị có thể lựa chọn, nhưng theo cách thức sử dụng quyền lực có thể khái quát thành 3 phong cách chủ yếu: Phong cách chuyên quyền, phong cách dân chủ, phong cách tự do. Theo dữ kiện trong bài tập tình huống: Trong cương vị mới là trưởng phòng kĩ thuật, Trọng cảm thấy mình là người có nhiều quyền lực, anh ta quát nạt, ra lệnh và đòi hỏi mọi người tuân phục. Như vậy, Trọng đã triệt để sử dụng quyền lực chức
  11. vụ trưởng phòng để tác động đến nhân viên cấp dưới. Từ đó ta có thể kết luận, Trọng đã thiên về sử dụng phong cách chuyên quyền. Khái niệm: Phong cách chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền. Đặc điểm của phong cách này là: +Thiên về sử dụng mệnh lệnh. +Tuôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối. +Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm,uy tín chức vụ của nhà quản trị để tự ra quyết định rồi buộc cấp dưới phải làm theo ý muốn hay quyết định của họ. +Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động chính thức, thông qua hệ thống tổ chức chính thức (hệ thống tổ chức thứ nhất). +Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm khắc đối với mọi hoạt động của cấp dưới. +Ít quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị mà chủ yếu quan tâm đến kết quả công việc. Trong đó, phong cách quản trị của Trọng chỉ biểu hiện ở 1 số đặc điểm như sau: thiên về sử dụng mệnh lệnh, luôn đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối, dựa vào năng lực (tích cực và nhạy bén trong công việc), kinh nghiệm (5 năm làm việc ở phòng kĩ thuật), uy tín chức vụ trưởng phòng để tự ra quyết định buộc cấp dưới phải làm theo ý muốn hay quyết định của mình. Phong cách chuyên quyền có vài ưu điểm sau: +Nhà quản trị thường là người có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định quản trị. Điều này giúp cho họ giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và thường chớp được các cơ hội kinh doanh +Nhà quản trị thường là những người dám chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình, "dám làm, dám chịu", và do vậy phát huy được đầy đủ các năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của bản than
  12. Cụ thể trong trường hợp của Trọng, anh đã thể hiện được 1 số ưu điểm trong phong cách quản trị của mình là: vì có tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra quyết định quản trị nên Trọng có thể giải quyết mọi vấn đề 1 cách nhanh chóng và chớp được các cơ hội mới. Đồng thời phong cách này cũng giúp Trọng thể hiện được năng lực bản thân. - Các nhược điểm chủ yếu của phong cách chuyên quyền: +Triệt tiêu tính sáng tạo của các thành viên trong tổ chức, không thừa nhận trí tuệ của tập thể, của những người dưới quyền +Quyết định của các nhà quản trị chuyên quyền thuờng ít được cấp dưới chấp nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới +Trong tổ chức thường có nhiều ý kiến bất đồng, một số người có tâm lý lo sợ, lệ thuộc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các nhà quản trị chuyên quyền. Về phía Trọng,1 số nhược điểm có thể được nhìn thấy trong phong cách quản trị của anh như sau:Dù là 1 con người tài năng,luôn làm việc tích cực,nhạy bén,và luôn có thành tích xuất sắc,nhưng điều đó không có nghĩa là Trọng sẽ không mắc sai lầm.Trong thực tế,các sai lầm của nhà quản trị thường được sửa bởi những người thực hiện.Thế nhưng chính vì khi mọi người góp ý,Trọng luôn tỏ ra khó chịu,anh luôn muốn nhân viên thực hiện mọi yêu cầu của anh mà không được bàn cãi gì.Như 1 hậu quả,nhân viên dưới quyền có thể phát hiện ra những sai lầm của nhà quản trị nhưng họ không dám nói và cũng không được phép tự ý thay đổi các quyết định.Không chỉ vậy,Trọng còn ít quan tâm đến ý kiến của cấp dưới trong khi họ đều là những người thông minh và có trách nhiệm.Điều đó làm triệt tiêu tính sáng tạo của các thành viên và những quyết định của Trọng thường sẽ ít được cấp dưới đồng tình,thậm chí còn dẫn đến sự chống đối ngầm.Không kém phần quan trọng,cách làm việc như vậy của Trọng sẽ gây nên 1 tâm lý lo sợ,lệ thuộc trong nhân viên,tạo ra 1 môi trường làm việc căng thẳng. Qua những phân tích trên,chúng ta có thể thấy để việc quản trị đạt được hiệu quả hơn,Trọng cần phải mềm dẻo hơn trong việc trong việc đưa ra các quyết định,cần phải khiêm tốn hơn để tiếp thu những đóng góp,ý kiến của cấp dưới. Đánh giá về phong cách quản trị của Bình:
  13. Trái ngược với Trọng,không 1 lần nào Bình không để nhân viên được cùng tham gia quyết định,anh buông lỏng kỉ luật và cho phép cấp dưới làm theo ý thích của họ.Khi nhân viên hỏi ý kiến,anh thường trả lời: “Cứ làm theo cách của cậu”.Như vậ là Bình rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ.Kết luận:Bình đang thiên về sử dụng phong cách quản trị tự do. - Khái niệm: phong cách quản trị tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ. - Các điểm cơ bản của phong cách quản trị tự do: +Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin. +Nhà quản trị thường không tham gia và hoạt động tập thể và sử dụng ít quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền. +Phân tán quyền hạn cho cấp dưới, để cho cấp dưới sự độc lập cao cà quyền tự do hành động lớn +Mọi công việc đều đem ra bàn bạc trong ban lãnh đạo và biểu quyết tập thể. Cụ thể,phong cách quản trị của Bình có 1 vài đặc điểm sau: Đó là Bình sử dụng rất ít quyền lực của mình để tác động tới nhân viên dưới quyền. Cấp trên phân tán quyền hạn cho cấp dưới để họ có sự độc lập cao, quyền tự do hành động lớn. Mọi công việc đều được đem ra bàn bạc cùng nhân viên. -Các ưu điểm chủ yếu của phong cách tự do: +Nhà quản trị cấp cao có điều kiện thời gian để tập trung sức lực vào vấn đề chiến lược. +Tôn trọng và phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới, tạo điều kiện để cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định quản trị. Điều này cho phép khai thác tài năng của những người dưới quyền. +Quyết định của nhà quản trị dễ được cấp dưới chấp nhận, đồng tình, ủng hộ và làm theo.
  14. Ưu điểm được nhìn thấy trong phong cách của Bình là: thứ nhất, Bình sẽ có thời gian để tập trung sức lực vào những việc quan trọng hơn. Thứ 2, nó cũng thể hiện sự tôn trọng của Bình với nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới phát huy tối đa quyền tự do và chủ động để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 cách hiệu quả nhất. Điều này cho phép khai thác tài năng,sự sáng tạo của cấp dưới. Nhờ vậy, Bình được mọi người yêu mến và những quyết định của anh cũng dễ được mọi người đồng tình, ủng hộ,làm theo Phong cách này sẽ tác động tích cực đến bầu không khí làm việc, khiến môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện hơn. -Các nhược điểm chủ yếu của phong cách quản trị tự do: + Nhà quản trị thường buông lơi quyền lực, thậm chí để cho những người dưới quyền lấn át quyền lực, khi đó không phát huy được vai trò của nhà quản trị. +Khó kiểm soát cấp dưới, lệ thuộc vào cấp dưới, công việc có thể trì trệ do thiếu sự tác động, thúc đẩy và giams sát. +Nếu kiểm soát không chặt chẽ, lỏng lẻo thì mục tiêu của nàh quản trị dễ bị đổ vỡ. Đối với Bình,có 1 vài nhược điểm trong phong cách của anh, đó là việc buông lơi kỉ luật và cho phép nhân viên làm việc theo ý thích của mình sẽ tạo cơ hội cho những người dưới quyền thực hiện hành vi tiếm quyền,vượt quyền cũng như lấn át quyền lực do đó không phát huy được vai trò nhà quản trị. Đồng thời sẽ là rất khó cho Bình để kiểm soát cấp dưới, công việc có thể bị trì trệ vì thiếu sự thúc đẩy, giám sát. Nếu anh vẫn tiếp tục kiểm soát không chặt chẽ như vậy, mục tiêu quản trị của anh sẽ dễ bị đổ vỡ. Nhiều người sẽ lợi dụng điều này để làm những điều vi phạm pháp luật. Tóm lại,Bình nên để nhân viên tự do phát huy năng lực nhưng phải trong 1 khuôn khổ nhất định,không thể để cấp dưới muốn làm gì thì làm,đồng thời cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo được hiệu suất,chất lượng công việc.Bên cạnh đó,anh cũng nên chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định,tùy vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng các phong cách quản trị 1 cách linh hoạt,không nên lúc nào cũng để nhân viên cùng tham gia quyết định. Câu2
  15. Như chúng ta đã biết,ngay trong thời đại phong kiến xưa,các vua chúa dù được mang danh thiên tử,có quyền sinh sát trong tay,họ sử dụng phong cách quản trị chuyên quyền là chủ yếu nhưng không phải lúc nào họ cũng sử dụng được sự chuyên quyền của mình,các vị vua vẫn cần quan tâm đến ý kiến đóng góp của các quần thần.Chính trong thời đại đó,ngay cả đến các bậc vua chúa cũng không thể sử dụng hoàn toàn phong cách chuyên quyền thì trong thời đại dân chủ như hiện nay,việc dùng chỉ duy nhất phong cách chuyên quyền như 1 công cụ quản trị là 1 điều không thể. Do vậy,nếu là nhà quản trị, tùy từng hoàn cảnh cụ thể em sẽ quyết định sử dụng phong cách nào,đồng thời cố gắng áp dụng,kết hợp các phong cách đó 1 cách linh hoạt nhưng phong cách dân chủ sẽ là chủ yếu trong việc quản trị của em. Em sẽ thường xuyên động viên, khuyến khích cấp dưới phát huy năng lực của mình trong khi vẫn thường xuyên theo dõi quá trình làm việc cũng như là kết quả công việc của họ để đốc thúc kịp thời. Với những nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nhưng có tiềm năng, việc nhà quản trị trực tiếp hướng dẫn, uốn nắn hoặc được nhà quản trị giao phó cho 1 người có uy tín chỉ dạy sẽ giúp cho họ cảm thấy được quan tâm, tạo tâm lý tự tin, thoải mái để có thể sẵn sàng cống hiến sức lực cho công ty. Là 1 nhà quản trị, việc bắt ép cấp dưới phục tùng mình tuyệt đối mang lại rất nhiều điều bất lợi. Do vậy, việc đưa ra các quyết định có tính mềm dẻo, định hướng kết hợp với thu thập ý kiến của người dưới quyền sẽ là 1 cách làm khôn ngoan hơn, khiến cho cả tập thể bị lôi cuốn, và mỗi nhân viên sẽ tự cảm nhận được trách nhiệm của mình trong công việc. Không chỉ có vậy, em còn sẽ trao 1 vài quyền hạn nhất định cho 1 số nhân viên nhanh nhẹn, có trách nhiệm và khả năng mà mình cảm thấy tin tưởng. Khi có được 1 chút quyền lực trong tay, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn và thấy được những đóng góp của mình đã được công nhận, từ đó càng thêm tận tâm cống hiến. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ trở thành 1 tấm gương cho các nhân viên phấn đấu noi theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2