intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

38
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đúc kết những hàm ý quản trị phục vụ cho việc phát triển phong cách lãnh đạo phù hợp tại Tổng công ty Điện lực TPHCM. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp ích cho các nhà lãnh đạo có thể xem xét việc phát huy phong cách lãnh đạo có tác động tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên với công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI THANH LOAN TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS MAI THANH LOAN (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 31 tháng 01 năm 2016 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS TS Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS Võ Tấn Phong Phản biện 1 3 TS Hoàng Trung Kiên Phản biện 2 4 TS Nguyễn Hải Quang Ủy viên 5 TS Lê Quang Hùng Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày 31 tháng 01 năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO. ....................................Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 05/01/1988 ......................................................Nơi sinh: Tây Ninh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh ..................................................MSHV: 1441820072 I- Tên đề tài: Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực TPHCM. II- Nhiệm vụ và nội dung: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực TPHCM. Thông qua việc nghiên cứu, tác giả sẽ xác định các nhân tố thuộc các phong cách lãnh đạo tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên và đo lường mức độ ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Qua đó, tác giả đưa ra hàm ý quản trị nhằm phục vụ cho việc quản lý tại Tổng công ty. III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/8/2015 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/01/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) TS MAI THANH LOAN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) MAI THANH LOAN
  5. i LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, tôi tên Nguyễn Thị Phương Thảo, học viên cao học khóa 2014, ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TPHCM. Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là cho chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Phương Thảo
  6. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên – nghiên cứu thực nghiệm tại Tổng công ty Điện lực TPHCM”. Trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ Quý thầy cô, gia đình và đồng nghiệp. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: - TS Mai Thanh Loan, người đã tận tình hướng dẫn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. - Quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt chương trình cao học để tôi có thể thực hiện nghiên cứu hoàn chỉnh. - Các đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ tôi khảo sát số liệu tại Tổng công ty Điện lực TPHCM phục vụ cho nghiên cứu. - Và đặc biệt là gia đình, bạn bè đã động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn. Trong quá trình hoàn thành luận văn, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, cố gắng tham khảo tài liệu và tranh thủ các ý kiến đóng góp. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin chân thành đón nhận sự đóng góp hết sức quý báu của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để truyền đạt cho thế hệ sau những kiến thức bổ ích. Xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Phương Thảo
  7. iii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: So sánh vai trò của người lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo mới về chất ...16 Bảng 2.2: Các nghiên cứu của nước ngoài..................................................................24 Bảng 2.3: Các nghiên cứu trong nước.........................................................................25 Bảng 2.4: Giải thích biến Thỏa mãn công việc...........................................................30 Bảng 2.5: Giải thích biến Ảnh hưởng phẩm chất........................................................30 Bảng 2.6: Giải thích biến Ảnh hưởng hành vi ............................................................31 Bảng 2.7: Giải thích biến Truyền cảm hứng ...............................................................32 Bảng 2.8: Giải thích biến Kích thích trí tuệ ................................................................32 Bảng 2.9: Giải thích biến Quan tâm cá nhân ..............................................................33 Bảng 2.10: Giải thích biến Thưởng theo thành tích....................................................33 Bảng 2.11: Giải thích biến Quản lý bằng ngoại lệ chủ động ......................................34 Bảng 2.12: Giải thích biến Quản lý bằng ngoại lệ bị động .........................................34 Bảng 2.13: Giải thích biến Lãnh đạo tự do .................................................................35 Bảng 2.14: Tổng hợp cơ sở mối quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc ..........37 Bảng 4.1 : Điểm đánh giá trung bình của nhân viên với các nhân tố .........................50 Bảng 4.2 : Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo.......................................................53 Bảng 4.3 : Ma trận xoay nhân tố .................................................................................55 Bảng 4.4 : Rút trích nhân tố ........................................................................................56 Bảng 4.5 : Thang đo theo Mô hình hiệu chỉnh............................................................59 Bảng 4.6: Giả thuyết theo mô hình hiệu chỉnh ...........................................................60 Bảng 4.7: Bảng Ma trận tương quan ...........................................................................61 Bảng 4.8: Kết quả tổng hợp phân tích hồi qui ............................................................62 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định giả thuyết......................................................................64 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình.............................................65 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến .............................................................66 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định T ................................................................................68 Bảng 4.13: Kết quả Kiểm định T ................................................................................69 Bảng 4.14: Kết quả ANOVA .....................................................................................69 Bảng 4.15: Kết quả ANOVA .....................................................................................70
  8. iv Bảng 4.16: Kết quả ANOVA .....................................................................................70 Bảng 4.17: Kết quả ANOVA .....................................................................................71 Phụ lục 3: ...................................................................................................................... Bảng 1: Cơ cấu trình độ EVNHCMC giai đoạn 2011 – 2015 .......................................
  9. v DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................28 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu ..................................................................................39 Hình 4.1 : Cơ cấu mẫu theo giới tính ..........................................................................47 Hình 4.2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi .............................................................................47 Hình 4.3: Cơ cấu mẫu theo tính chất công việc ..........................................................48 Hình 4.4: Cơ cấu mẫu theo chức vụ............................................................................48 Hình 4.5: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm làm việc......................................................49 Hình 4.6: Cơ cấu mẫu theo trình độ ............................................................................47 Hình 4.7: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................58 Hình 4.8 Biểu đồ phân tán phần dư.............................................................................67 Phụ lục 3: ....................................................................................................................... Hình 1. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Điện lực TPHCM ...........................................
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài này nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến Mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực TPHCM. Kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích nhân tố khám phá từ thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát. Mười yếu tố với 43 biến quan sát sử dụng thang đo likert 05 điểm được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đo lường độ tin cậy của thang đo, kết quả nghiên cứu chỉ ra có 03 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc, trong đó yếu tố Quan tâm khích lệ, Truyền cảm hứng, Quản lý bằng ngoại lệ - chủ động là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên.
  11. ABSTRACT The main purposes of this study were to examine the impact of leadership style on employee’s job satisfaction in Ho Chi Minh City Power Corporation. A random sampling technique was applied to collect data from staffs who working in the company. A questionnaire included 43 questions using a 5-point Likert scale. The data were collected, entered into and analyzed by the Statistical Package for the Social Science (SPSS) for Windows, version 20. 0. Findings indicated that employees working in Ho Chi Minh City Power Corporation satisfy with 3 factors in leadership style: Individual consideration – Contingent Reward, Inspirational Motivation, Management by Exception (Active).
  12. 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................ 2 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................. 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 3 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 4 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 5 CHƯƠNG 2 .............................................................................................6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................6 2.1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO .. 6 2.1.1 Lý thuyết chung về lãnh đạo ............................................................................ 6 2.1.1.1Khái niệm lãnh đạo .......................................................................................... 6 2.1.1.2Quan điểm phân biệt lãnh đạo và quản lý........................................................ 7 2.1.1.3Cách tiếp cận trong nghiên cứu về lãnh đạo .................................................... 8 2.1.1.4. Khái niệm phong cách lãnh đạo ................................................................... 11 2.1.2. Phong cách lãnh đạo tiếp cận theo hướng chuyển đổi của lãnh đạo.............. 11 2.2. LÝ THUYẾT VỀ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN......... 17 2.2.2. Khái niệm sự thỏa mãn công việc.................................................................. 17 2.2.3. Các thuyết liên quan đến sự thỏa mãn công việc........................................... 18 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TIẾP CẬN THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CỦA LÃNH ĐẠO VÀ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC 20 2.3.1. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo mới về chất với sự thỏa mãn công việc ........................................................................................................................ 20
  13. 2 2.3.2. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo nghiệp vụ với sự thỏa mãn công việc ........................................................................................................................ 21 2.3.3. Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo tự do với sự thỏa mãn công việc..... 21 2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT........................................................... 26 2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 26 2.5.2. Giải thích các biến trong mô hình.................................................................. 30 2.5.2.1Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng của nhân viên ........................................... 30 2.5.2.2Các biến độc lập ............................................................................................. 30 2.5.2. Cơ sở về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc .................... 35 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................39 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 39 3.1.1 Nghiên cứu định tính...................................................................................... 40 3.1.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 41 3.1.3 Phương pháp chọn mẫu khảo sát ................................................................... 41 3.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .............................. 42 3.2.1 Kiểm định thang đo........................................................................................ 42 3.2.2 Phân tích nhân tố............................................................................................ 43 3.3 PHÂN TÍCH HỒI QUI VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH .................................... 44 3.3.1. PHÂN TÍCH HỒI QUI. ......................................................................................... 44 3.3.1.1. MA TRẬN TƯƠNG QUAN ................................................................................ 44 3.3.1.1. Mô hình hồi qui............................................................................................ 45 3.3.2. Kiểm định mô hình ........................................................................................ 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................47 4.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ......... 47 4.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................. 47 4.1.2 Giá trị trung bình các biến.............................................................................. 50
  14. 3 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO, PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ.............. 53 4.2.1 Kiểm định thang đo........................................................................................ 53 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 55 4.3 MÔ HÌNH HIỆU CHỈNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ...................................... 58 4.3.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................... 58 4.3.2 Các giả thuyết theo mô hình hiệu chỉnh......................................................... 60 4.4 PHÂN TÍCH HỒI QUI, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH.......................................... 61 4.4.1 Ma trận tương quan ........................................................................................ 61 4.4.2 Phân tích hồi qui ............................................................................................ 62 4.4.3 Kiểm định mô hình ........................................................................................ 64 4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN CÔNG VIỆC GIỮA CÁC NHÓM .................................................................................................. 67 4.5.1. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên có giới tính khác nhau. ...................................................................................... 67 4.5.2.Kiểm định ANOVA sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên có thâm niên khác nhau .................................................................. 68 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên có chức vụ khác nhau ........................................................................................ 69 4.5.4.Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau.......................................................................................... 70 4.5.5.Kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên có trình độ học vấn khác nhau........................................................................... 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ.......................72 5.1 KẾT LUẬN CHUNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................... 72 5.1.1 KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 72 5.1.2 SO SÁNH VỚI CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY ............ 75
  15. 4 5.2 MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................... 76 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................79 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả nghiên cứu định tính hình thành Bản hỏi chính thức Phụ lục 2: Bản hỏi chính thức Phụ lục 3: Giới thiệu chung về Tổng công ty Điện Lực TP.HCM Phụ lục 4: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
  16. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để điều hành một doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi người lãnh đạo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có kỹ năng lãnh đạo. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhà nước, khi Chính phủ thực hiện lộ trình tái cơ cấu, doanh nghiệp nhà nước phải đối mặt với nhiều thách thức và thay đổi. Khi đó, “người lãnh đạo phải là người đi tiên phong và đóng vai trò trung tâm trong việc tiến hành những sự thay đổi của tổ chức” (Bass, 1985). Chỉ có một phong cách lãnh đạo thích hợp mới có thể tiến hành những thay đổi thành công cho tổ chức, ngăn ngừa chảy máu chất xám và thu hút nhân lực chất lượng cao. Ribiere và Sitar (2003) cho rằng nguồn nhân lực tri thức rất khó để quản lý theo những cách truyền thống. Drucker (2002) cũng có đồng quan điểm khi cho rằng nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao chỉ có thể phát huy bằng việc động viên, khuyến khích với một phong cách lãnh đạo phù hợp hơn là lãnh đạo bằng mệnh lệnh, giám sát. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện thì tiền lương chưa phải là yếu tố quan trọng quyết định sự thỏa mãn công việc của nhân viên mà nhu cầu được tôn trọng, được phát triển cũng được quan tâm khi người lao động lựa chọn nơi làm việc. Wexley & Yukl (1984) cho rằng nhân viên sẽ chọn một lãnh đạo có khả năng cung cấp đầy đủ chỉ dẫn và hướng dẫn cách thức tốt nhất để thực hiện công việc. Ribelin, (2003); Keashlyet et al., (1994) đề cập rằng nếu mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên không tốt sẽ làm giảm hiệu quả công việc của tổ chức, tăng tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên trong công ty. Như vậy, phong cách lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng định hướng, dẫn dắt một doanh nghiệp đến thành công. Tuy nhiên, trong những năm qua, các nghiên cứu về lĩnh vực ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo ở Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm nhưng rất ít nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên trong các doanh nghiệp khu vực nhà nước. Thêm vào đó, doanh nghiệp nhà nước cũng chưa thực sự quan tâm nhiều đến những
  17. 2 ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đã có một số đề tài nghiên cứu chung về sự thỏa mãn của nhân viên nhưng chưa tác giả nào nghiên cứu về phong cách lãnh đạo. Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 26 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, cung cấp điện cho thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế của cả nước với sản lượng điện thương phẩm cao nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và quy mô hơn 7000 nhân viên. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên là hết sức cần thiết để giữ chân nhân lực chất lượng cao và phát huy năng lực của nhân viên, góp phần vào việc thực hiện thành công quy hoạch phát triển ngành điện của Chính phủ và sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh. Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tại Tổng công ty Điện lực TPHCM” để nghiên cứu. 1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Cơ sở thực nghiệm cho đề tài, các nghiên cứu có liên quan được tác giả tổng hợp gồm 06 bài nghiên cứu nước ngoài và 02 bài nghiên cứu trong nước. 1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến mức độ thoả mãn công việc của nhân viên Tổng công ty Điện lực TPHCM. Từ đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Câu hỏi nghiên cứu: - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến Mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên Tổng công ty Điện lực TPHCM ? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến Mức độ thỏa mãn công việc của nhân
  18. 3 viên như thế nào? - Có thể đúc kết những hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên Tổng công ty Điện lực TPHCM ? 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên Tổng công ty Điện lực TPHCM. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: tại Tổng công ty Điện lực TPHCM Thời gian tiến hành khảo sát: từ ngày 15/11/2015 đến 25/11/2015 Phạm vi thời gian của dữ liệu thứ cấp: một số thông về Tổng công ty Điện lực TPHCM giai đoạn 2010 - 2015. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng . Nghiên cứu định tính: Thu thập và tổng hợp lý thuyết, cơ sở thực nghiệm liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đề xuất mô hình nghiên cứu. Lập bản câu hỏi sơ bộ Phỏng vấn 5 chuyên gia để tiến hành điều chỉnh bản hỏi Tiến hành phỏng vấn thử (30 phiếu khảo sát) và chạy kiểm định thang đo. Hoàn chỉnh bản câu hỏi chính thức cho đề tài nghiên cứu
  19. 4 Nghiên cứu định lượng: Xử lý phiếu khảo sát bằng phần mềm SPSS: Kiểm định thang đo. Phân tích nhân tố khám phá. Phân tích hồi qui: ma trận tương quan, mô hình hồi qui bội. Kiểm định mô hình. Phân tích sâu ANOVA để kiểm định sự khác biệt về mức độ thỏa mãn công việc giữa các nhóm nhân viên khác nhau. Thống kê mô tả các biến. Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, đúc kết các hàm ý quản trị . Dữ liệu: Dữ liệu sơ cấp: thông tin trên các phiếu khảo sát: phát ra 230 phiếu khảo sát, thu về được 221 phiếu hợp lệ. Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu từ Tổng công ty Điện lực TPHCM 2010 - 2015. Công cụ: Phần mềm SPSS 20.0 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Đề tài là một kiểm định mô hình phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, trên thực tiễn tại Tổng công ty Điện lực TPHCM Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài đúc kết những hàm ý quản trị phục vụ cho việc phát triển phong cách lãnh đạo phù hợp tại Tổng công ty Điện lực TPHCM. Từ đó, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp ích cho các nhà lãnh đạo có thể xem xét việc phát huy phong cách
  20. 5 lãnh đạo có tác động tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên với công ty. 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn gồm 05 chương : Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu đề tài nhằm khái quát về đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu trong thực tiễn công tác, tác giả trình bày những tâm huyết đưa đến lý do chọn đề tài. Chương 1 cũng giới thiệu mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0