intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

Chia sẻ: N N | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:57

318
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và eu', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ BÀI TẬP NHÓM ĐỀ TÀI: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S HOÀNG HƯƠNG GIANG NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5 LỚP : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHOÁ : 49 HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010 1
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5 1. Trần Thị Minh Trang – Làm phần “ Quan hệ Việt Nam-EU “ và làm bản word. 2. Trần Thị Thiên Trang - Làm phần “ EU và đặc điểm kinh tế của EU” 3. Ngô Thị Lan Phương – Làm phần “ Chính sách ngoại thương VN-EU và Tình hình nhập khẩu từ EU của Việt Nam ” 4. Lương Thị Tuyết – Làm phần “ Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU và Quan hệ Việt Nam với 1 số nước EU ” 5. Bùi Thu Trang – Làm phần “Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU “ và làm slide 6. Nguễn Quốc Huy – Làm phần “ Thuận lợi trong quan hệ Việt Nam- EU ” 7. Trương Thị Thanh Bình – Làm phần “ Khó Khăn trong quan hệ Việt Nam-EU ” 8. Nguyễn Thanh Hương – Làm phần “ Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam-EU “ 2
  3. MỤC LỤC A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU I. EU và đăc điểm kinh tế của EU 1. Giới thiệu chung 2. Quá tình hình thành của EU 3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: 4. Đặc điểm kinh tế EU II. Quan hệ Việt Nam và EU 1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU. 2. Những cơ sở vàng 3. Bối cảnh mối quan hệ mới B.Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-EU I. Chính sách ngoại thương giữa VN-EU 1. Thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP) 2. Hiệp định PCA 3 . Thuế quan: II. Tình hình xuất nhập khẩu EU-VN 1.Tình hình nhập khẩu từ EU của VN 3
  4. 2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU 3.Quan hệ Việt Nam với một số nước EU III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU: 1.Trước khi gia nhập WTO 2. Sau khi gia nhập WTO IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU 1. Thuận lợi 2. Khó khăn C. Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại và đầu t ư Việt Nam – EU. I. Định hướng II. Giải pháp 4
  5. Lời mở đầu Trong những những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể, điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc là thành viên của WTO cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức, đặc biệt là ở thị trường khó tính như EU. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1990, quan hệ song phương VN - EU đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các cấp độ. với việc đa dạng hóa nhanh quy mô hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Đối thoại chính trị mở rộng. Hiện nay, EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn l ại hàng đ ầu cho VN và tiếp tục hỗ trợ VN trong các lĩnh vực ưu tiên như phát tri ển con người, cải cách kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế. EU là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu rộng lớn, nguồn cung cấp FDI quan trọng của VN. EU là một trong những đối tác th ương mại lớn đầu tiên kết thúc đàm phán song phương WTO với VN năm 2005. EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh thị trường Mỹ, Nhật. Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường khó tính này doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những chính sách ngoại thương của EU. Vì vậy thông qua báo cáo nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư VN-EU này,một mặt tái hiện lại những thành tựu trong quan h ệ VN- EU ;mặt khác kết hợp đưa ra giải pháp và phương hướng mới cho mối quan hệ giữa VN-EU trong tương lai trên cơ sở nhũng thuận lơi và khó khăn trong quan hệ thương mại. 5
  6. A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU I. EU và đăc điểm kinh tế của EU: 1. Giới thiệu chung Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu (European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên ch ủ y ếu thuộc châu Âu, có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Diện tích EU lên đến 4324782 km2 và dân số ước tính đến năm 2010 là khoảng 501259840 người. Các nước thành viên của EU : Năm Thành viên gia nhập 1957 Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 1973 Đan Mạch, Ireland, Anh 1981 Hi Lạp 1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 1995 Áo, Phần Lan, Thụy Điển 2004 Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta,Cộng hòa Síp 2007 Ru-ma-ni, Bun-ga-ri Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một h ệ th ống siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. 2. Quá tình hình thành của EU Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 6
  7. 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, trong m ột t ổ ch ức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Sau đó, Hi ệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn. Nhìn l ại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá trình này g ắn li ến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):  Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg  Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/31957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC.  Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965 giữa các nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên g ọi: Cộng đồng châu Âu.  Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/2/1992 tại Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội.  Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của 15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 n ước thành viên nữa là: Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo). hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm đưa nh ững cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế - ti ền t ệ (EMU) trở thành hiện thực.  Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là c ả m ột quá trình phát tri ển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều 7
  8. nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đ ạt đ ược các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực. 3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nh ất th ể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem l ại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên th ế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát tri ển kinh t ế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển. Sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Hi ện nay, EU và Hoa Kỳ là hai thực thể kinh tế lớn nhất th ế giới có ảnh h ưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Tính gộp lại, hiện EU và Hoa Kỳ đang chi ếm h ơn m ột n ửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. Hai thực thể kinh tế lớn nh ất thế giới này đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF, và WB, nơi mà cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn. Về tổng GDP năm 2002, chỉ riêng EU 15 là 8.562 tỉ USD, nếu cộng gộp của 10 nước CEEC là thành viên mới EU nữa thì tổng GDP của EU 25 là 8.972 tỉ USD, (GDP của Hoa Kỳ là 11 ngàn tỉ USD). Tổng giá tr ị xu ất khẩu hàng hóa (không kể nội khối) năm 2002 của EU 15 đạt 938,9 tỉ USD, đứng đầu thế giới về trị giá xuất khẩu hàng hóa, chiếm 14,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 10,8% và của Nhật Bản là 6,5%. EU đứng thứ hai thế giới về tổng trị giá nh ập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu là 931,3 tỉ USD, chiếm 13,9 trị giá nhập khẩu của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 18,0 và của Nhật Bản là 5,0%. Về thương mại dịch vụ qua biên giới năm 2002, EU 15 xuất kh ẩu 673,3 t ỉ USD, đứng đầu thế giới, chiếm 43,8% tổng kim ngạch xuất kh ẩu dịch v ụ toàn thế giới, gấp 10 lần Nhật Bản, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nh ật Bản là 17,4% và 4,2%. Về nhập khẩu dịch vụ của EU năm 2002 là 650,9 8
  9. tỉ USD, cũng đứng đầu thế giới với tỷ trọng là 42,7%, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 14,3% à 6,9 %. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU (không kể đầu tư nội khối) chiếm 47% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn th ế gi ới và thu hút 20% FDI toàn thế giới từ bên ngoài vào EU. EU n ắm 1.549 t ỉ euro cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài, gấp rưỡi Hoa Kỳ. Nếu tính g ộp c ả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ c ủa EU 25 s ẽ g ần 1.800 tỉ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 khoảng 1.800 tỉ USD, bằng 21,9% kim ngạch nhập kh ẩu hàng hóa và d ịch vụ của toàn thế giới. EU đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các thành viên trong WTO do tầm quan trọng của EU trong th ương mại và n ền kinh tế thế giới. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới, đã phát động trong chương trình phát triển Doha tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác th ương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ) EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO b ằng những biện pháp làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự hợp tác chặt ch ẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật vai trò c ủa mình trong n ền kinh tế thế giới. MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI EU Hoa Kì Nhật Bản Số dân( triệu người)- 2005 459,7 296,5 127,7 GDP ( tỉ USD) – 2004 12690,5 11667,5 4623,4 Tỉ trọng XK trong GDP ( %) – 26,5 7,0 12,2 2004 9
  10. Tỉ trọng XK thế giới (%) – 37,7 9,0 6,25 2004 4. Đặc điểm kinh tế EU  EU là một liên minh kinh tế tiền tệ với những chỉ tiêu hội nhập :  Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;  Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;  Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);  Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất th ấp nhất  1- 1-2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo, Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. II. Quan hệ Việt Nam và EU Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Vi ệt Nam ký một loạt hiệp định song phương với EU như Hiệp đ ịnh khung v ề hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm 1990), Hi ệp đ ịnh d ệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000). Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ y ếu là trợ giúp người Việt Nam hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD. Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững. Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực: 10
  11. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục; Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề b ảo v ệ môi tr ường, văn hoá, giáo dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả. Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU trong 10 năm t ừ 1990-1999 với quy mô tăng hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%.. Hiện Nay,EU là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Vi ệt Nam. Trong đó, các lĩnh vực ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế ( 9,59%), phát triển xã h ội (9,58%). Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các t ổ chức tài chính đa phương. 1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU.  Tháng 11/1990, Việt Nam và EU chính thức thiết l ập quan h ệ ngoại giao.  Ngày 17/7/1995: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết l ập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa VN-EU và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý cho quan hệ song phương.  Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu:  Tăng cường đầu tư và thương mại song phương;  Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo;  Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và tiến tới một nền kinh tế thị trường;  Bảo vệ môi trường.  Hiệp định cũng bao gồm một điều khoản quy định các quyền con người và các nguyên tắc dân chủ là nền tảng cho hợp tác giữa EC và Việt Nam.  Hiệp định khung về hợp tác EC - Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước thành viên mới của EU đã gia nhập Liên minh vào 11
  12. ngày 1 tháng 5 năm 2004, cũng như cho các nước thành viên c ủa EU trong tương lai  Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại di ện th ường trực và cử Đại sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội.  Tháng 9/1996 hai bên đã họp Ủy ban Hỗn h ợp Việt Nam - EC l ần I. Đây là cuộc họp được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên tại Hà Nội và Brussels. Các cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp được chu ẩn b ị bởi ba tổ/ban công tác trực thuộc giải quyết những lĩnh vực cụ thể:  Tổ Công tác Hợp tác : Kiểm điểm tiến độ các chương trình hợp tác phát triển và hợp tác kinh tế giữa EC và Vi ệt Nam và thảo luận các định hướng tương lai trong khuôn khổ Tài liệu Chiến lược Quốc gia và các Chương trình Định hướng Quốc gia cho nhiều năm.  Tổ Công tác Thương mại và Đầu tư: Chuẩn bị cho các trao đổi song phương về các quy định liên quan đến thương mại và đầu tư và kiểm điểm việc thực hiện hiệp định song phương hiện có; xử lý tất cả các vấn đề về chính sách thương mại liên quan đến EU và các nước thành viên EU.  Tiểu ban về hợp tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, quản trị công và nhân quyền: Tiểu ban được thiết lập tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban Hỗn hợp vào ngày 21-11- 2003. Các hoạt động của tiểu ban bao gồm các cuộc họp chính thức và các sự kiện không chính thức trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền.  Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU  Năm 1999: Thoả thuận về buôn bán giầy dép.  Năm 2001, Việt Nam và EU đã tiến hành thường xuyên các cu ộc tiếp xúc và đối thoại không chính thức về nhân quyền.  Giữa năm 2003, EU đề nghị ta thiết lập cơ ch ế đối thoại chính th ức và định kỳ về dân chủ - nhân quyền một năm 2 lần và nâng c ấp đ ối thoại nhân quyền từ cấp chuyên viên lên cấp V ụ Bộ Ngo ại giao và cấp Đại sứ.  Ngày 27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ thống ưu đãi thuế quan (GSP).  Tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA). 12
  13. 2. Những cơ sở vàng Năm 2007, tổng giá trị cam kết của EU dành cho Việt Nam là 948 tri ệu USD, trong đó gần 500 triệu USD là viện trợ không hoàn l ại, chi ếm 21% tổng cam kết của các nhà tài trợ. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là cơ sở chính cho s ự phát tri ển m ạnh m ẽ quan hệ Việt Nam - EU chính là sự cất cánh của cả hai nền kinh tế. V ới dân số 500 triệu, 27 quốc gia thành viên EU chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu. Năm 2000, các nhà lãnh đạo EU đã thông qua chiến lược Lisbon nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế dựa trên tri thức năng động và có sức cạnh tranh nhất thế giới. Nhờ cải cách về cơ cấu, EU đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 3%/năm, thất nghiệp dần được kiểm soát ở mức dưới 7%, thấp nhất kể từ giữa th ập niên 1980. Trong tương lai, kinh tế châu Âu đang chờ đợi một chu kỳ tăng trưởng mới với việc EC thông qua một kế hoạch thúc đẩy chi ến lược c ải cách giai đoạn 2008-2010 trên 4 lĩnh vực ưu tiên là tri th ức và đổi m ới, giải toả tiềm năng kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực và hiện đại hoá th ị trường lao động, năng lượng và biến đổi khí hậu. Phía Việt Nam cũng có những thay đổi “nóng” trong nh ững năm qua, trong đó thành công đáng ghi nhận nhất là tốc độ tăng trưởng luôn đ ạt m ức cao, bình quân khoảng 8%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2007, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có th ể đạt hơn 8% và lượng FDI cam kết đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD. Cùng v ới t ư cách thành viên th ứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Báo cáo Triển vọng đầu tư th ế giới 2006 của UNCTAD xếp hạng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu t ư đ ứng th ứ 6 trên thế giới. Trong khu vực, Hội đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Vi ệt Nam thứ ba về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn châu Á giai đo ạn 2007 – 2009. Với chiến lược hội nhập quốc tế thích h ợp, Vi ệt Nam đang dần khẳng định vai trò và tiềm năng của mình ở khu vực và trên thế giới. 3. Bối cảnh mối quan hệ mới Mối quan hệ Việt Nam - EU được xác lập trên cơ sở Hiệp đ ịnh khung v ề hợp tác từ năm 1995, đến nay đã hết hạn. Tuy nhiên, đây là b ản hi ệp đ ịnh dựa trên mối quan hệ giữa một bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ, trong khi đó nh ững b ước phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và EU đã làm cán cân lợi ích giữa hai bên 13
  14. có sự thay đổi căn bản. Theo cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EC tại Việt Nam Markus Cornaro, quan hệ EU - Việt Nam đã “phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại, hợp tác phát triển và chính trị thuần tuý”. Còn theo bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Th ương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam, Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU không còn thể hiện được mối quan hệ đối tác đã nâng lên một t ầm cao mới và cần phải có một hiệp định hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên để thay thế. Chính vì vậy, trong cuộc gặp giữa Phó Th ủ tướng, B ộ trưởng Ngo ại giao Phạm Gia Khiêm và Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EC Benita Ferrero-Waldner tại Hamburg (Đức), tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA). Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí gi ết người hàng loạt...Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa h ọc công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm. Là một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan h ệ hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian tới, Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về h ợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho m ột giai đo ạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như vậy. Đầu tháng 10/2009 tại Hà Nội, hội thảo “Hiệp định đối tác và h ợp tác (PCA) và triển vọng quan hệ Việt Nam – EU” đã đ ược B ộ Ngo ại giao Việt Nam và Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam tổ ch ức nh ư một bước chuẩn bị thiết thực cho đàm phán Việt Nam - EU v ề Hi ệp đ ịnh này. Trên cơ sở đó, đại diện các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và đại diện phía EU đã đề xuất phương hướng và biện pháp phát triển quan hệ cụ thể với EU trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cơ sở cho hai bên tiến hành đàm phán và ký kết PCA. 14
  15. B.Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-EU I. Chính sách ngoại thương giữa VN-EU Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, và đặc biệt là t ừ khi Hiệp định khung về hợp tác được ký kết năm 1995, th ương mại đã trở thành một trong những lĩnh vực nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU. 1. Thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP) Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam ch ế độ ưu đãi ph ổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập kh ẩu hàng d ệt may c ủa Vi ệt Nam. Tuy nhiên, Từ ngày 1-1-2009.Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông qua quyết định về việc bỏ quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan ph ổ cập (GSP) đối với mặt hàng giày dép VN Cuộc họp ngày 11.6, các thành viên EU đã bỏ phiếu thông qua Dự thảo ưu đãi thuế quan chung GSP giai đo ạn 2009 - 2011 mà EC đề xuất, trong đó mục XII (chủ y ếu giày dép) c ủa VN s ẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU nữa. Theo Lefaso VN, ngành da giày là ngành công nghiệp quan trọng c ủa VN, chính sách ưu đãi thuế quan GSP đã đóng góp lớn vào sự tồn tại và phát tri ển của ngành da giày VN trong các năm qua. Nay nếu bãi bỏ GSP sẽ tác đ ộng đến các DN ngành da giày, tốc độ phát triển ngành và nền kinh tế. Về tác động và thiệt hại khi các sản ph ẩm giày dép XK c ủa VN sang EU khi không được hưởng ưu đãi GSP, Lefaso cho rằng, bằng vi ệc bãi b ỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giày c ủa VN s ẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do bình quân mỗi đôi giày XK của VN phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%.Hiệp hội Da giày Việt Nam đã cho biết, khi không được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan GSP. Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vào EU c ủa m ặt hàng này là 2,19 tỷ USD thì khi áp thuế, Việt Nam sẽ m ất thêm 109,9 triệu USD. Ngành có 700 doanh nghiệp, 70% là doanh nghiệp n ước ngoài, với 1 triệu lao động và khoảng 30% lao động sẽ bị ảnh h ưởng bởi quy ết định của EC. Theo quy định, thuế ưu đãi GSP được xây dựng trên cơ sở minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, nh ằm giúp đỡ các n ước đang phát triển bị phụ thuộc vào một vài ngành hàng xuất khẩu. 2. Hiệp định PCA 15
  16. Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. Đây là hi ệp đ ịnh được xây d ựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt...Ngoài kinh t ế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn kh ổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm .“Đối với Việt Nam, PCA là kh ởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như vậy. Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chi ến l ược h ợp tác v ới Vi ệt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 tri ệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai. 3 . Thuế quan:  Hàng rào thuế quan: tất cả các quốc gia thành viên EU đ ều áp d ụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một hiệp định th ương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển. .EU áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da hay hạn chế nhập khẩu mặt hàng cá da trơn c ủa Việt Nam do phát hiện dự lượng kháng sinh bị cấm. Hiện nay, 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị áp thuế chống bán phá giá, các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng .  Về hàng rào phi thuế quan của EU: EU thống nhất áp dụng HACCP - Hazard Analysis and Control of Critical Point như là yêu cầu bắt buộc của EU đối với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh "Tương đương" bao gồm tương 16
  17. đương về hệ thống luật pháp về kiểm tra chất lượng, tương đương về tổ chức, chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản tương đương với doanh nghiệp của EU. Thực chất đây là một biện pháp giúp các nước đang phát triển có thể đảm bảo thoả mãn yêu cầu chất lượng vệ sinh hàng thuỷ sản của các thị trường nhập khẩu khác như Hoa Kỳ. Đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam, thị trường này chủ yếu áp dụng biện pháp quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo dự lượng kháng sinh thấp hơn mức cho phép; ngoài ra không áp dụng các biện pháp phi quan thuế nào khác.  Ngoài ra còn một vài tiêu chuẩn khác:  Các tiêu chuẩn về môi trường Các tiến trình thực hiện nhãn sinh thái nh ắm t ới các s ản ph ẩm và chỉ ra rằng sản phẩm có nhãn có một hiệu ứng với môi trường thấp hơn so với các sản phẩm khác. Nếu một nhà sản xuất muốn ch ỉ ra cho m ọi người biết rằng mình sản xuất theo phương pháp bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân thủ theo các tiêu chuẩn được đặt ra cho mục đích này. Hiện tại 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính ch ất tự nguy ện và chung nhất là ISO 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000.  Các vấn đề liên quan đến sản phẩm Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các s ản ph ẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh h ưởng đến môi trường: Chế biến sản xuất: ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đo ạn trồng trọt nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một lượng nước rất lớn và nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt và tạo ra nhiều chất thải. Rất nhiều nước được sử dụng trong quá trình chế biến tinh lọc vài. Sau đó nước được bỏ đi dưới dạng nước thải sau khi đã qua nhiều tiến trình sử lý nhi ều ch ất khác nhau. M ột lượng lớn các chất có oxygen được thải ra trong nước thải khi tạo kh ổ và làm sạch sợi vải. Trong vài trường hợp, có một lượng nhỏ chất biocide 17
  18. được tìmthấy trong các nguyên liệu cotton thô. Nhi ều ch ất độc không th ể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng có thể tìm thấy trong quá trình gi ặt tẩy phi i-ong. Các chất tẩy rửa này có thể là nguyên nhân gây nên các v ấn đề trên bề mặt nước. Chất ảnh hưởng đến môi trường quan trọng nhất là hypochloride thải ra trong quá trình tẩy trắng. Một lợi th ế của qu ần áo bằng sợi nhân tạo là sử dụng ít hoá chất trong quá trình s ản xu ất. Tuy nhiên điểm bất lợi là sử dụng nguồn dự trữ dầu mỏ. Kết luận : Thị trường EU và Hoa Kỳ là hai thị trường lớn và đồng thời cũng là hai đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam trong các quan hệ th ương mại xuất nhập khẩu của nước ta.Tuy nhiên, trong khi quan hệ giữa Viêt Nam và EU hầu hết đều là các quan hê đơn phương (thông qua các chính sách mà EU dành cho Việt Nam: chính sách PCA và MNF phân tích ở trên) thì quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hầu hết đều là quan h ệ song phương : Bắt đầu từ năm 1995 các chương trình của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã được mở rộng, bao gồm cả trợ giúp cho cải cách tư pháp, quản lý điều hành, tăng trưởng kinh tế....USAID đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường mở thông qua đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đặc biệt cải cách tư pháp cần phải được triển khai theo như cam kết trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam- Hoa Kỳ và theo những cam kết để Việt Nam gia nhập Tổ chức Th ương mại Thế giới (WTO). USAID cung cấp một đội ngũ các nhà kinh t ế và chuyên gia luật pháp để làm việc với các nhà hoạch định chính sách cao cấp trong ngành hành pháp, Quốc hội và Đảng Cộng sản. Công việc tập trung xung quanh lịch trình cải cách tư pháp và hành chính đ ầy tham v ọng mà WTO và Hiệp định Thương mại Song phương đòi hỏi. Các cải cách này bao gồm các đạo luật trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Đ ầu t ư nhằm bảo đảm sự đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân; luật bảo hiểm để giúp cho thị trường vốn của Việt Nam phát triển; luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy trình kháng án và nhiều lĩnh vực khác... Để có được những tài trợ đó, Việt Nam cũng chấp nhận điều khoản bên Hoa Kỳ đưa ra:  Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ. 18
  19.  Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3-6 năm.Hiện tại, các công ty n ước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt Nam được cấp gi ấy phép, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước.  Ưu đãi thuế quan hiệp định này chứa đựng các cam kết cụ th ể của Việt Nam về việc giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông sản.Song phương này, Vi ệt Nam đã không áp dụng khoản phụ thu này đối với hàng hoá nh ập kh ẩu c ủa Mỹ.  Bên cạnh đó, trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo vệ, theo đó cho phép một trong hai bên có quy ền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng. II. Tình hình xuất nhập khẩu EU-VN Thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam năm 2006 đã đạt mức k ỷ l ục mới 4,43 tỷ euro (so với 3,6 tỷ euro năm 2005). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chi ếm hơn 41% thị phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài. Trao đổi thương mại EU - Việt Nam tính đến hết tháng 9/2008 (Nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro): 9 tháng 2008 9 tháng 2007 So sánh(%) EU xuất 2,47 2,55 -3 EU nhập 6,38 5,97 +6,9 Cán cân 3,91 3,42 +14,3 Tổng KN 8,85 8,52 +3,87 Nhận xét: Trong giai đoạn 2007- 2008, ta thấy xét về chiều ngang,các chỉ tiêu EU nhập, cán cân và tổng kim nghạch năm 2008 luôn tăng so v ới năm 2007 (trừ EU xuất giảm nhưng không đáng kể), xét về chiều dọc s ố 19
  20. lượng EU nhập luôn lớn hơn số EU xuất ở cả 2 năm. Qua các s ố li ệu phân tích ở trên, EU thực sự chứng tỏ là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, là một nguồn thu ngoai tệ quan trọng từ các hoạt đông kinh doanh XNK của nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu giữa Việt Nam và EU trong 10 tháng đầu năm 2008 và 2009 Tổng KN Tháng Tháng Tăng giảm XNK VN- EU 10/2009 10/2008 % So T10/09 &08 VN xuất 566.180 656.290 -14,9 VN nhập 366.641 283.779 +28,6 Cán cân 199.539 372.511 -46,4 Tổng kim ngạch 966.593 940.069 2,8 Nhận Xét: Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế ở Mỹ lan sang châu Âu, khiến kinh tế Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên b ờ v ực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền kinh tế đầu tàu khu vực nh ư: Đ ức, Anh, Italia... đều ảm đạm. Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực này đã giảm đáng kể. Điều đó đã thể hiện khá rõ thông qua tình hình XNK giữa VN-EU, cán cân thương mại 2009 liên tục gi ảm so năm 2008.Tuy nhiên tổng kim ngạch vẫn đạt mức cao và tăng so v ới năm 2007.Qua đó ta thấy ,mặc dù chịu ảnh hưởng trầm trọng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, song quan hệ thương mại VN-EU vẫn được duy trì ở mức độ tương đối cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2