intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay”

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:72

636
lượt xem
213
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “quan hệ thương mại việt nam - nhật bản giai đoạn từ 1986 đến nay”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay”

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ------------------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Giáo viên hướng dẫn: THẠC SĨ ĐẶNG THỊ LAN Sinh viên thực hiện: BÙI QUANG SẮC Lớp: A1-CN9 Hà Nội - 2003
  2. LỜI NÓI ĐẦU........................................................... 3 CHƯƠNG I.............................................................. 5 I. KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN.............................................. 5 II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN....................................... 14 CHƯƠNG II............................................................ 20 I. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN.................................................. 20 ii. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN................ 22 Nhập khẩu............................................................ 24 Tỷ lệ so với năm trước (%)........................................... 24 Cán cân mậu dịch..................................................... 24 STT.................................................................. 45 Loại khác............................................................ 46 STT.................................................................. 47 Tên hàng............................................................. 47 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI.................. 49 CHƯƠNG III........................................................... 55 I. TRIỂN VỌNG CỦA TRAO ĐỔI MẬU DỊCH.................................. 55 II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN... 63 KẾT LUẬN............................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................... 72
  3. LỜI NÓI ĐẦU Nhật Bản là một quốc gia nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, hai nước có những điểm tương đồng, đều là những nước nông nghiệp trồng lúa, nhân sinh quan và thế giới quan có nhiều ảnh hưởng của đạo phật và nho giáo. Đều có dân số khá đông sống trên một diện tích hẹp. Giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có lịch sử buôn bán lâu đời. Tuy hai nước đi theo hai chế độ khác nhau (Nhật Bản dựa trên chế độ quân chủ lập hiến – Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa), mặc dù có những ảnh hưởng của vấn đề chính trị mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có lúc phải tiến hành một cách không chính thức nhưng vẫn duy trì và có xu hướng phát triển. Đặc biệt, ngày nay khi những cản trở về chính trị không còn nữa thì quan hệ thương mại giữa hai nước càng có cơ hội phát triển hơn bao giờ hết. Với truyền thống dân tộc cùng với sự nhạy cảm trước xu thế của thời đại trong những thập kỷ qua, là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên này đã khẳng định vị trí của mình trước thế giới. Nhật Bản đã trở thành một quốc gia với nền công nghiệp và kinh tế phát triển, có những giai đoạn sự tăng trưởng kinh tế vượt mức tương đối. Từ năm 1999 đến nay Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí là nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế và tài chính. Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và có nhiều hứa hẹn phát triển trội đối với cả hai phía. Đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội tăng thêm vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đồng thời Nhật Bản có thể tăng khối lượng hàng nông, lâm , thủy sản và hàng nguyên liệu mua từ Việt Nam. Tiềm năng phát triển kinh tế của cả hai nước là rất lớn. Vì vậy mà việc nghiên cứu quan hệ thương mại
  4. Việt - Nhật để đề ra những biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong xây dựng cũng như thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam. Trước một đối tác có vị trí và tiềm lực kinh và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế không những nước ta mà cả các nước trên thế giới, các hoạt động đối ngoại Việt Nam - Nhật Bản hết sức có ý nghĩa. Quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam đã - đang và sẽ tiếp tục được củng cố với quan tâm ở mức cao nhất để phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước ta. Là một sinh viên khoa “Kinh Tế Ngoại Thương” của trường Đại Học Ngoại Thương nhận thức được tầm quan trọng của Nhật Bản đối với nền ngoại thương của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau một thời gian tìm hiểu em quyết định chọn đề tài “Quan Hệ Thương Mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ 1986 đến nay” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế, trình độ lý luận chưa sâu nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn bè để em hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Đặng Thị Lan cùng với các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại thương trường Đại Học Ngoại Thưong. Hà nội, tháng 5 năm 2003 Bùi Quang Sắc
  5. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN VÀ QUAN HỆ VIỆT NAM- NHẬT BẢN I. KHÁI QUÁT VỀ NHẬT BẢN 1.Vị trí địa lý a. Diện tích Quần đảo Nhật Bản nằm cách bờ đông của lục địa Châu á, trải dài theo một hình vòng cung hẹp dài 3800km từ vĩ độ bắc 20025', đến 45033’. Tổng diện tích của Nhật Bản là 337.815km2, lớn hơn Anh một chút nhưng chỉ bằng 1/9 Ấn Độ và 1/25 Mỹ. Nhật Bản bao gồm 4 đảo lớn: Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku (xếp theo thứ tự đảo lớn nhất đến đảo bé nhất - nhiều dãy đảo và khoảng 3900 đảo nhỏ. b. Khí hậu Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hoà và ở cực Đông Bắc của khí hậu gió mùa chạy từ Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam á đến tận Ân Độ. Khí hậu nói chung ôn hoà mặc dù rất khác nhau giữa các miền chủ yếu do dòng khí hậu lục địa thổi từ phía tây bắc chi
  6. phối khí hậu mùa đông và các dòng khí lưu đại dương thổi từ phía đông nam chi phối khí hậu mùa hè. Ở hầu hết các miền Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7. Trước đó là mùa mưa kéo dài khoảng một tháng, trừ đảo Hokkaido đảo lớn phía cực bắc hầu như không có mưa. c. Địa hình Địa hình phức tạp của Nhật Bản khác hẳn với khí hậu ôn hoà của nó. Các đảo Nhật Bản là một phần các dãy núi dài chạy từ Đông Nam á đến tận Alaska. Điều này tạo cho nước Nhật một bờ biển dài nhiều núi đá với nhiều hải cảng nhỏ nhưng tuyệt vời. Nó cũng tạo ra rất nhiều vùng núi có thung lũng, các con sông chảy xiết và các hồ nước trong. Theo điều tra của viện địa lý thuộc bộ xây dựng của Nhật Bản năm 1972, núi chiếm khoảng 71% tổng diện tích Nhật Bản. Hơn 532 ngọn núi trong số này cao hơn 200 m so với mực nước biển trong đó Phú Sĩ là cao nhất tới 3776 m. 2. Hệ thống chính trị Hệ thống chính trị Nhật Bản dựa trên quân chủ lập hiến, đứng đầu là Nhật Hoàng. Thế nhưng thực tế Nhật Hoàng không có quyền lực gì với chính phủ, người chỉ tham gia những hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ luật pháp quy định. a. Lập pháp Nền chính trị Nhật Bản dựa theo chế độ các Nghị viện. Nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là tổ chưc lập pháp duy nhất ở Nhật Bản.
  7. Nghị viện bao gồm: Hạ nghị viện (512 ghế ), Thượng nghị viện (252 ghế). Hạ nghị viện có quyền đưa ra quyết định tín nhiệm hay không tín nhiệm nội các, đây là quyền lực quan trọng nhất của Hạ nghị viện. Trong khi đó Thượng nghị viện không có quền như vậy. b. Hành pháp Quyền hành pháp được giao cho nội các Chính phủ. Nội các Chính phủ bao gồm Thủ tướng Chính phủ và không quá 20 Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện. Thủ tướng là người được Nghị viện bổ nhiệm và phải là thành viên nghị viện. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm hay bãi miễn quyền của các Bộ trưởng. Tất cả các Bộ trưởng phải là dân sự và phần lớn trong số bộ phải là nghị viện. Nếu Hạ nghị viện thông qua quyết định bất tín nhiệm chính phủ thì Nội các phải từ chức trong vòng 10 ngày trừ khi Hạ nghị viện giải tán. c. Toà án Ngành toà án hoàn toàn độc lập với các cơ quan hành pháp và lập pháp, bao gồm toà án tối cao, 8 toà án cấp cao, 1 toà án khu vực ở mỗi tỉnh (trừ Hokaido có 4 toà án khu vực) và nhiều toà án cơ sở. Ngoài ra còn rất nhiều toà án gia đình để xét xử các vụ tranh chấp trong gia đình. 3. Chính sách đối ngoại Lập trường trong chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản là đóng góp cho hoà bình và thịnh vượng của thế giới, đồng thời bảo đảm nền an ninh và hạnh phúc của mình với phương châm kiên định là một thành viên của thế giới tự do và là một nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Nhật Bản có mối quan hệ gắn bó về địa lý, kinh tế, lịch sử, văn hoá. Những
  8. năm qua, quan hệ của Nhật Bản với các nước xung quanh trở nên gần gũi và mở rộng hơn, ngày càng có nhiều công ty của Nhật Bản đặt văn phòng và cơ sở tại các nươc trong khu vực, tăng cường các nước trong khu vực. 4. Những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản hiện nay. Trước năm 1990, Nhật là nước đông dân với tỷ lệ tăng dân số là 3- 4%/năm.Tuổi thọ trung bình của người Nhật ngày càng tăng và do vậy tỷ lệ người già ngày càng cao. Dân cư tập trung 90% tại các thành phố lớn và đồng bằng ven biển, có hơn 10 thành phố dân số hơn 1 triệu. Quá trình đô thị hoá tạo ra các đô thị khổng lồ như dải đô thị kéo dài từ Tokyo đến Fukuoka gồm 30 triệu dân. Từ những năm 50 trở đi, mức sống của người dân Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Với dân số 125 triệu người, khoảng 75% trong số hơn 40 triệu gia đình ở Nhật thì 30,5 triệu gia đình có xe hơi riêng (1999). GDP của Nhật năm 2001 là 2972,5 tỷ USD, du lịch ra nước ngoài của người dân Nhật Bản trở thành biểu tượng của mức sống cao. a. Những chính sách dẫn đến sự tăng trưởng kỳ diệu của nền kinh tế Nhật Bản. Phục hồi nền kinh tế thông qua việc đầu tư vào các ngành then chốt. Người ta cho rằng nguyên nhân thành công trong việc phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là việc Chính phủ Nhật Bản ưu tiên đầu tư cho ngành năng lượng, đặc biệt là ngành than. Nhật Bản không có dầu mỏ lại bị chiến tranh tàn phá nên các ngành công nghiệp thiếu ngoại tệ để nhập vật tư nguyên liệu. Vì thế việc bảo đảm cho các ngành khôi phục sản xuất dựa vào khai thác than trong nước là điều không thể thiếu được. Công việc này được tiến hành một cách thuận lợi nhờ có sự trợ giúp của
  9. Chính phủ về tiền vốn. Có thể đây chính là động lực cho sự khôi phục các ngành công nghiệp chế tạo khác. b. Nhập công nghệ từ nước ngoài. Sau chiến tranh, điều không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ở Nhật Bản chính là việc tích cực nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực luyện kim ô tô, máy tính, các nước tiên tiến cũng tích cực cung cấp kỹ thuật cho Nhật. Giới công nghiệp Nhật Bản bằng kỹ thuật công nghiệp nhập từ các công ty Âu Mỹ đã sản xuất và bán hàng loạt sản phẩm công nghiệp ra thị trường Nhật Bản, rồi phát triển đến giai đoạn xuất khẩu những sản phẩm dư thừa ra thị trường nước ngoài. c. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp . Chính phủ Nhật Bản tiến hành bảo hộ các ngành công nghiệp thông qua thuế nhập khẩu cao, hạn chế số lượng nhập khẩu, quy về đầu tư, đồng thời cũng chọn những ngành cần phải ưu tiên đầu tư phát triển mạnh mang tính chiến lược trợ giúp một số vốn, hỗ trợ các ngành công nghiệp phát triển. Mặt khác, khi thấy một số ngành công nghiệp nào đó đã qua thời kỳ cực thịnh thì Chính phủ sẽ trợ cấp tiền thúc đẩy việc loại bỏ thiết bị cũ và tiến tới chuyển đổi ngành nghề. Tiêu biểu cho cách làm thứ nhất là công nghiệp máy tính, còn cách thứ hai là ngành công nghiệp dệt. Cả hai ngành này đều là những thực tế thành công đáng tham khảo trong việc nuôi dưỡng, phát triển cơ cấu ngành dưới sự chỉ đạo sát sao của chính phủ. d. Nét đặc trưng của kinh tế Nhật Bản từ những năm 80 đến những năm 90 sự tăng trưởng cao khác thường của nền kinh tế và tiếp đó là sự suy thoái kéo dài do sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng.
  10. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng bằng cách hạ lãi suất, coi đó là phương pháp để thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài. Ngoài ra còn thông qua các dự án đầu tư cho các ngành công nghiệp khổng lồ để kích thích nhu cầu vào việc thu lợi nhuận cho toàn bộ nền công nghiệp. Nhưng điều người ta trông đợi không phải là những biện pháp thời đó mà là làm cho nền kinh tế Nhật Bản trở nên sống động bằng việc nới lỏng các quy chế. Mục đích của việc nới lỏng quy chế này là thông qua việc thay đổi các luật lệ của nền kinh tế Nhật Bản để thực sự tạo ra một cơ cấu mới của nền kinh tế đó. Việc diễn ra cạnh tranh gay gắt ở trong nước có sự nới lỏng quy chế có vẻ là một diễn tập cho một cuộc cạnh tranh với nước ngoài, thúc đẩy các hãng phát triển năng lực của chính mình. Hướng đi của nền công nghiệp Nhật Bản từ sau năm 1990 kinh tế Nhật Bản có sự thay đổi về cơ cấu. Đến năm 1980 kinh tế Nhật Bản đã hoàn toàn đạt tới sự lý tưởng của một xã hội công nghiệp, kết quả là đồng yên đã lên giá, các ngành công nghiệp không có khả năng cạnh tranh tương đối đã quyết định ngừng hoạt động và chuyển sang khu vực đang phát triển ở Châu á. Họ nhận rằng trung tâm công nghiệp không còn ở Nhật nữa mà là khu vực Châu á. e. Những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản. Công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. Trong các ngành công nghiệp hiện đại, Nhật hầu như có mặt ở tất cả các lĩnh vực mà điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, Nhật có sản lượng công nghiệp đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Liên xô cũ. Trong ngành luyện kim Nhật đứng đầu về sản xuất thép, thứ nhì về sản lượng nhôm, đồng kẽm. Nhật cũng đứng thứ nhì thế giới về các ngành hoá dầu và cao su tổng hợp, thứ ba về xi măng. Công nghiệp cơ khí là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Nhật Bản. Sản phẩm của
  11. ngành này rất đa dạng, quan trọng hơn là cả mặt hàng tàu biển, ô tô và thiết bị điện tử. Một lĩnh vực mũi nhọn khác của nền công nghiệp Nhật Bản là công nghiệp xây dựng các công trình công cộng (chiếm 20% tổng sản phẩm quốc dân). Bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại, các ngành truyền thống vẫn được duy trì và phát triển như công nghiệp dệt, sợi bông tơ tằm. Nhật Bản có ngành nông nghiệp thâm canh, có hiệu quả cao tuy chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Trong một thời gian dài, Nhật đã duy trì được vị trí của mình như nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Theo báo cáo các tài khoản quốc gia năm 1992 của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và những thống kê của Cục kế hoạch kinh tế, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật năm 2001 là 2972,5 tỷ USD, đứng thứ hai sau Mỹ (5400tỷ USD). Tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người của Nhật Bản đứng thứ ba trong số 24 nước thành viên OECD năm 1988 và1989, nhưng năm 1990 tụt xuống vị trí thứ 7. Tuy nhiên Nhật Bản vẫn tiếp tục có tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người cao nhất trong số các nước thuộc nhóm bảy nước công nghiệp phát triển (G7) từ năm 1986. Về tài sản thuần ở nước ngoài, Nhật Bản đứng thứ nhất vào năm 1985. Nhật Bản đã bị Đức vượt qua vào cuối năm 1990, song đã giành được vị trí của mình vào cuối năm 1991 với 383 tỷ USD. 5. Văn hoá - giáo dục a. Văn hóa Tôn giáo: nói đến tôn giáo phải nói đến quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được hiến pháp bảo đảm. Ở Nhật Bản ngày nay, đạo Phật chiếm ưu thế với khoảng 92 triệu tín đồ. Trong số các tôn giáo còn lại, đạo hồi có
  12. khoảng 155.000 tín đồ bao gồm cả những người cư trú tạm thời trên đất nước. Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo, có nguồn gốc từ thuyết vật linh thiêng của người Nhật cổ. Thần đạo phát triển thành tôn giáo của cộng đồng với những miếu thờ gia thần và các vị thần hộ mệnh của địa phương. Người ta cũng thờ các vị anh hùng và thủ lĩnh xuất chúng của cộng đồng qua nhiều thế hệ và thờ cúng hương hồn tổ tiên. b. Giáo dục Hệ thống giáo dục được phân thành 5 giai đoạn: vườn trẻ (từ 1 đến 3 năm), tiểu học (6 năm), trung học bậc thấp (3 năm) và trung học bậc cao (3 năm), đại học (thông thường là 4 năm). Còn có các trường cao đẳng với các khoá học 2 hoặc 3 năm. Ngoài ra còn nhiều trường học mở các khoá nâng cao sau đại học. Giáo dục phổ cập miễn phí cho các em từ 6-15 tuổi. Tuy vậy tuyệt đại đa số học sinh học hết trường trung học bậc thấp đều tiếp tục học lên và trong thực tế các trường trung học bậc cao hiện đã trở thành bộ phận cơ bản của hệ thống giáo dục trẻ em. 1. Nhật Bản trong tương lai 50 năm sau chiến tranh thế giới thứ II xã hội Nhật Bản đã hoàn toàn tăng trưởng cao về kinh tế, trong nước có mạng lưới vận chuyển hiện đại, nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội, số gia đình ít con ngày càng tăng, xây dựng nhiều khu nhà ở nông thôn, tiến hành đô thị hoá và đời sống ăn uống cũng đã được quốc tế hoá. Thu nhập tăng, tạo điều kiện cho hoạt động giải trí thêm đa dạng, đặc biệt trào lưu du lịch ra nước ngoài đã thâm nhập
  13. vào cuộc sống của người Nhật Bản. Nói một cách ngắn gọn, kinh tế phong phú kéo theo nhiều sự thay đổi trong lối sống và đời sống văn hóa. Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản sẽ xây dựng một xã hội và một quốc gia như thế nào? Cơ quan chính phủ cũng như Hội đồng kinh tế Nhật Bản đã phác thảo ra hai hướng phát triển: xây dựng một xã hội mới phát triển về kinh tế và áp dụng kỹ thuật thông tin đã phát triển ở mức cao để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, khác khẳn với xã hội hiện đại, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Xây dựng được xã hội mới phát triển kinh tế bằng công nghiệp hiện đại, trong đó chủ yếu các công ty lớn góp phần đưa Nhật Bản tiến lên. Ngược lại, ngày càng có nhiều công ty nhỏ nắm giữ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng đổi mới trên nhiều phương diện ra đời, những công ty này làm chuyển hướng cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản. Loại công ty nhỏ nắm kỹ thuật tiên tiến và tập thể các công ty có sức mạnh phá vỡ khuôn khổ cũ, mở cửa ra ngành nghề mới nhờ kỹ thuật phát triển hàng hoá, khai thác thị trường, tạo dựng một phương thức kinh doanh mới sử dụng mạng máy tính. Sau thời kỳ kinh tế ổn định thập kỷ 80, Nhật Bản đã khôi phục và lại tiếp tục phát triển vào những năm 90. Nguồn động lực cho sự đi lên đó chính là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mới có sử dụng kỹ thuật thông tin. Nhóm công ty nhỏ nắm kỹ thuật tiên tiến sáng tạo ra công ty mới, hàng hoá dịch vụ mới, cơ cấu theo kiểu mạng giúp cho mọi ý kiến có thể truyền đạt nhanh chóng chứ không có cơ cấu kim tự tháp khổng lồ. Kết quả ngành công nghiệp Nhật Bản có thể sản xuất các loại hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao, chi phí thấp, phục hồi khả năng cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, “chế độ phát triển các công ty nhỏ nắm kỹ thuật tiên tiến” đã được thiết lập để thực hiện tốt việc huy động vốn giúp các công ty vừa và nhỏ có thể triển khai công việc, đồng thời đang nghiên cứu theo hướng nới lỏng hàng loạt qui chế đang kìm hãm hoạt động tự do trên mọi mặt của xã
  14. hội Nhật Bản. Nới lỏng qui chế, hình thành nên một xã hội mới trong thời kỳ tiếp theo của Nhật Bản. Sự vận động của xã hội Nhật Bản đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyển hướng cơ cấu công nghiệp trong thế kỷ 21. Một trong số những ngành nghề mới là sản xuất hàng hoá mới, dịch vụ mới đem lại cuộc sống thảnh thơi, mạng lưới vận tải hiện đại, đời sống ăn uống chuyển hướng quốc tế hoá, xu hướng giải trí, tất cả những nhân tố này đã thúc đẩy phương pháp ngành nghề mới, tạo ta nhu cầu mới. Có nhu cầu, sẽ có cơ hội sản sinh ra và phát triển đa dạng hoá ngành nghề mới. Việc xây dựng một Nhật Bản mới dựa vào hệ thống thông tin sẽ thực sự xảy ra vào thế kỷ 21. Sự thay đổi trong 50 năm sau chiến tranh thế giới thứ II sau khúc dạo đầu hướng tới một xã hội mới tiếp theo của Nhật Bản. Nền kinh tế công nghiệp và xã hội Nhật Bản đang thay đổi. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 1. Lịch sử phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản Lịch sử quan hệ thương mại Việt – Nhật bắt đầu từ khá sớm. Vào thế kỷ 16 và nửa đầu thế kỷ 17 trong số 543 giấp phép mà chính quyền Tokugawa cấp cho thuyền Nhật Bản đi buôn bán với các nước có 331 giấy phép đến Đông Nam Á trong đó riêng đến Việt Nam có 130 giấy phép. Kết quả là ở Việt Nam đã hình thành địa điểm buôn bán lớn của người Nhật như Hội An ở đàng trong và Phố Hiến ở đàng ngoài. Ở Hội An vào đầu thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, thời đó cũng có khu phố của người Nhật với khoảng 1000 người sống ở đó. Hiện nay ở Hội An vẫn còn dấu tích bằng chứng cho thấy sự có mặt của người Nhật ở Việt Nam là chiếc cầu “Nihon Bashi” và khu phố cổ mang kiến trúc của người Nhật . Thời gian này Nhật xuất sang
  15. Việt Nam vàng, bạc, tiền đồng, gươm đao, mành xếp, quạt xếp… Còn Nhật lại lấy tơ tằm, san hô, da hươu, ngà voi từ Việt Nam về. Tuy nhiên hoạt động buôn bán trong thời kỳ này còn hết sức nhỏ bé, chủ yếu là do các thương nhân Nhật Bản chủ động tiến hành. Quá trình này chấm dứt vào năm 1636 vì chính quyền Nhật không cấp cho xuất dương và những người Nhật đi khỏi nước không được hồi hương. Từ cuối thế kỷ XVII, do chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu suy vong, chiến tranh và nội chiến liên miên nên quan hệ giao lưu giữa hai nước bị ngừng trệ. Sau khi thực dân pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, quan hệ Việt - Nhật không còn là mối quan hệ giữa hai quốc gia độc lập mà thực chất là quan hệ giữa Nhật Bản với Pháp cai trị ở Việt Nam. Dĩ nhiên quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì nhưng nội dung và tính chất đã biến đổi. Đầu thế kỷ XX, khi Nhật Bản trở thành cường quốc và chiến thắng Nga trong chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) ảnh hưởng của Nhật gia tăng mạnh mẽ đối với các quốc gia nhược tiểu ở Châu á. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu đề xướng bắt đầu. Số học sinh du học sinh viên Việt Nam lên đến 200 người (1908) trong đó 4 người được chính phủ Nhật đài thọ hoàn toàn, nhưng về sau do muốn duy trì quan hệ tốt với Pháp. Chính phủ Nhật đã trục xuất các du học sinh yêu nước Việt Nam. Quan hệ buôn bán giữa Nhật Bản và Đông Dương thuộc pháp tăng lên trong những năm 1930 - 1942. Nếu năm 1930 tỷ lệ buôn bán của Nhật với Đông Dương chỉ chiếm khoảng 1,3% thì đến năm 1942 đã tăng vượt lên 13,5%. Từ năm 1943 trở đi hoạt động thương mại Việt Nam - Nhật Bản giảm hẳn. Nguyên nhân do tình hình chính trị thế giới lúc đó đang có biến động mạnh mẽ, thế lực phát xít đang yếu dần và tan rã. Thêm vào đó tháng 8 năm 1945 cuộc cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật thành công, chính quyền thuộc về tay nhân dân Việt Nam, Phát xít Nhật đã đầu hàng và
  16. rời khỏi Việt Nam. Sự ra đi này đồng nghĩa với sự chấm dứt thời kỳ hoàng kim của quan hệ thương mại Việt - Nhật kiểu thuộc địa. Mặc dù phát xít Nhật bị bại trận, nhưng các nhà tư bản lớn không dễ gì rời bỏ một thị trường rất tiềm năng cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật và có lợi cho họ. Vì vậy quan hệ thương mại Việt – Nhật giai đoạn này đã có lúc không bình đẳng, nhưng vẫn thể hiện nhu cầu buôn bán của hai nước. Trong giai đoạn 1945 -1975: quan hệ Việt Nam và Nhật Bản rất phức tạp và tế nhị do hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam bị chia làm hai miền theo hai chế độ chính trị khác nhau. Miền bắc hoàn toàn giải phóng, miền nam đang chịu sự thống trị của Mỹ kéo dài tới 30-4-1975. Thời kỳ này quan Việt - Nhật luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt với chính sách của Mỹ, thiết lập quan hệ với chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam, không quan hệ với chính phủ cộng hoà ở miền Bắc. Nhưng trên thực tế Nhật Bản vẫn duy trì mối quan hệ không chính thức về mặt kinh tế với miền Bắc Việt Nam . Năm 1955 “Hội mậu dịch Nhật - Việt” tổ chức thương mại phi chính phủ của Nhật ra đời nhằm xúc tiến mậu dịch với Việt Nam dân chủ cộng hoà. Điều này thể hiện sự chủ động của Nhật trong quan hệ buôn bán với Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng của phía Nhật trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Nhật phát triển theo chiều hướng tích cực. Do hoàn cảnh lịch sử trong những năm này quan hệ buôn bán của Nhật với hai nửa riêng biệt của Việt Nam nhưng vẫn diễn ra đều đặn cho dù rất nhiều khó khăn nảy sinh. Tuy kim ngạch buôn bán giữa hai chiều còn nhỏ bé nhưng thể hiện sự cố gắng của các tổ chức kinh tế trong giai đoạn này. Trong vòng 20 năm tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt – Nhật đạt 112,1 tỷ Yên trong đó nhập khẩu đạt 52 tỷ, xuất khẩu đạt 60,1 tỷ. Việt Nam xuất siêu sang Nhật là 8,1 tỷ Yên, tốc độ tăng trưởng nói chung là chậm và thất thường. Ngày 21 tháng 9 năm 1973 Nhật Bản thiết lập mối quan hệ chính trị với Việt Nam một cách chính
  17. thức, đây là một bước tiến không thể thiếu được nhằm tiến tới thiết lập quan hệ kinh tế chính thức với Việt Nam. Và từ đó quan hệ thương mại Việt Nhật được công khai hoá. Quan hệ thương mại Việt - Nhật đã bước sang một giai đoạn đầy triển vọng với sự giúp đỡ của hai chính phủ. Chính vì vậy kim ngạch buôn bán Việt - Nhật năm 1974 tăng vọt lên bằng 454,3% so với năm 1973, năm 1975 tăng 185,7% so với năm 1974 “nguồn thống kê của Bộ Tài Chính Nhật”. Giai đoạn 1976-1985, Việt Nam bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quan hệ chính trị của cả hai nước đã được cải thiện tạo đà cho quan hệ thương mại phát triển, quan hệ thương mại Việt - Nhật giai đoạn này tuy gặp thuận lợi hơn nhưng lại phải gánh vác trọng trách nặng nề phục vụ sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nên giá trị buôn bán giai đoạn này phát triển không nhiều song không còn lý do gì ngăn cản hai nước tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế với nhau một việc mà lẽ ra họ phải làm từ lâu. 2. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh mối quan hệ thương mại với Việt Nam nhìn từ góc độ Nhật Bản Như chúng ta đã biết sự phát triển kinh tế là mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản sau chiến tranh được mọi người dân đồng ý. Những mục tiêu này không thể đạt được nếu không có được sự đóng góp của các nước Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước nắm huyết mạch của Nhật Bản với thế giới bên ngoài (con đường này đi qua Malaca, qua các nước Indonêxia, Malaisia, Singapore và Việt Nam …). Mặt khác, Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, có nguồn nhân công dồi dào. Trong khi Nhật Bản có nền kinh tế phát triển nhưng lại phụ thuộc vào tài nguyên và nguyên liệu từ bên ngoài. Chúng ta cũng biết Nhật Bản đặt
  18. vấn đề ưu tiên số một cho lợi ích kinh tế. Về mặt này Việt Nam là một nước hấp dẫn đối với Nhật Bản. Nước Việt Nam có hơn 70 triệu dân là một thị trường lớn và có tiềm năng đối với các sản phẩm của Nhật. Nhiều tài nguyên của Việt Nam chưa được khai thác hoặc đã được khai thác nhưng còn trữ lượng rất lớn đang được chờ khai thác. Việt Nam còn nhiều sản phẩm để phát triển công nghiệp khai mỏ, công nghiệp, ngư nghiệp và một số nghành trọng điểm. Việt Nam cũng là một nơi hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật do còn nhiều tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các mỏ dầu đang khai thác, nền nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam còn nhiều khả năng phát triển trong tương lai. 3. Tầm quan trọng của việc đẩy mạnh mối quan hệ thương mại với Nhật Bản nhìn từ góc độ Việt Nam Việt Nam là một nước nghèo trong khu vực và trên thế giới, đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những chiến lược phát triển công nghiệp và hạ tầng cơ sở lớn là những nhiệm vụ kinh tế nặng nề mà Việt Nam giải quyết. Khác với các nước công nghiệp đi trước - NIC Đông Nam á và các nước ASEAN, sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh quốc tế vừa thuận lợi và không thuận lợi. Chiến tranh lạnh chấm dứt trên phạm vi toàn cầu, hoà bình được tái lập ở Đông Nam á và quá trình hội nhập ở vùng này cũng như quan hệ được cải thiện ở Trung Quốc và các nước Châu á - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản đã tạo ra môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam.
  19. Là nước đi sau trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam có lợi thế là có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước và đặc biệt là của Nhật Bản.
  20. CHƯƠNG II QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1986 ĐẾN NAY I. NHỮNG NHÂN TỐ KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 1. Nhân tố khách quan Năm 1989 một sự kiện lịch sử rất lớn đã xảy ra đó là: Bức tường Berlin bị phá vỡ, toàn nước Đức được thống nhất. Sự kiện này đã đánh dấu sự kết thúc của một nửa thế kỷ “chiến tranh lạnh” kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, mở ra một bước ngoặt trong sự sắp xếp lại một trật tự thế giới mới. Một năm sau hệ thống Liên Bang Xô Viết và khối SEV cũng sụt đổ. Sự thay thế đó làm thế giới thu về một cực, “chiến tranh lạnh” kết thúc quá trình dân chủ hoá và tự do hoá diễn ra trên toàn cầu đi liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ và những vấn đề về môi trường. Tất cả hợp thành giai đoạn chuyển tiếp của cục diện thế giới tác động hết sức sâu sắc đến mọi quốc gia và mọi khu vực. Đặc biệt ở khu vực Châu á Thái Bình Dương có những biến động diễn ra rất mạnh mẽ và có xu hướng khá đặc thù. Chính vì vậy là một quốc gia thuộc khu vực Châu á Thái Bình Dương, Việt Nam cũng đã và đang chịu ảnh hưởng của sự phát triển rất nhanh trong khu vực, đã làm cho quan hệ của Việt Nam với các nước nói chung và với Nhật Bản nói riêng càng trở lên tốt đẹp hơn. Đặc biệt là sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994) nhờ đó mà mọi cản trở trong thương mại Việt – Nhật hầu như được khai thông. Và việc Việt Nam được gia nhập chính thức công nhận là thành viên của ASEAN (ngày 28/7/1995) cũng là một yếu tố quan trọng làm khai thông những bế tắc trong quan hệ Việt –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2