intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong ngành thủy sản

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

278
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong ngành thủy sản" nghiên cứu về vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành thủy sản bao gồm: Khai thác, nuôi trồng và chế biến. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong ngành thủy sản

  1. MỤC LỤC I Phần mở đầu       ...................................................... 1          1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................1         1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2          1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................2         1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2          II Phần nội dung ...................................................................         CHƯƠNG 1: Tổng quan về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...3          1.1 Khái niệm chung..........................................................................................3          1.2 Mục đích của phương tiện bảo vệ cá nhân...............................................3        1.3 Yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân.................................................3        1.4 Điều kiện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân......................................4         1.5 Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân......................................................4        1.6 Tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân...............................................5          1.7 Quy định của nhà nước về phương tiện bảo vệ cá nhân..........................5         1.8 Phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho ngành thủy sản......................6          CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác trang bị phương tiện  bảo vệ cá nhân trong  các doanh nghiệp thủy sản............................................................................... 7       2.1 Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp trong ngành thủy sản.......7         2.2 Nguyên nhân không sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân.................9         2.3 Tình hình sử dụng PTBVCN trong ngành thủy sản hiện nay    ...............11        2.4 Ảnh hưởng của phương tiện bảo vệ cá nhân đến người lao động.........12       CHƯƠNG 3: Kiến nghị và đề xuất.................................................................14     
  2. III Phần kết luận................................................................... 17     Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................18 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài .      Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình  Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng  nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng  hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng  diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam  có tính đa dạng sinh học  khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều  nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ ­ Thái Bình Dương với chừng  11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.                                                                  Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi  phát triển hoạt động khai thác , nuôi trồng và chế biến thủy hải sản sản.  Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi  nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế.  Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong  chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho  công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động,  nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển,  đồng bằng, trung du, miền núi….                                                                 Chế biến thủy hải sản là ngành thu hút nhiều lao động cả nước có hơn 439  nhà máy với tổng công suất 4262 tấn/ngày. Hàng thủy sản đã xuất khẩu trên  130 quốc gia và vùng lãnh thổ , xuất khẩu chủ yếu là ở thị trường các nước 
  3. là Hoa Kỳ, RU, Nhật Bản và Trung Quốc.  Tuy nhiên, có một thực tế  là  người lao động làm việc trong ngành thủy sản có mức lương cao nhưng lại  luôn thiếu lao động. Đó là vì điều kiện làm việc không tốt, và rất độc hại.  Trong những năm gần đây, tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửa Long, tỉnh  Bà Rịa Vũng Tàu hay một số tỉnh ở miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định… đều đồng loạt lên tiếng thiếu lao động trầm trọng trong các doanh nghiệp  chế biến thủy hải sản . Lý do là vì trong các cơ sở chế biến nhiệt độ luôn ở  mức âm , công nhân phải tiếp xúc với hóa chất. Không riêng gì trong chế  biến thủy sản mà trong nuôi trồng, khai thác và sản xuất loại thuốc HCG  cũng tồn tại yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.                      Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao  động  ngành thủy sản, tìm hiểu về tác hại khi không mang phương tiện bảo  vệ cá nhân , các chính sách cũng như sự quan tâm của nhà nước đối với việc  trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ngành thủy sản và  đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế để áp dụng một  cách có hiệu quả các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ngành  thủy sản em tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực hiện chế độ trang bị  phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong ngành thủy sản”.  Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ hiểu biết còn hạn hẹp nên còn  nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài  làm của em hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn cô !       1.2  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ­ Nghiên cứu về vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao  động làm việc trong ngành thủy sản bao gồm: khai thác, nuôi trồng và chế  biến.
  4. 1.3  Đối tượng , khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.                     ­ Đối tượng nghiên cứu: Lao động trong ngành thủy sản. ­ Khách thể nghiên cứu: phương tiện bảo vệ cá nhân.                                         ­ Phạm vi nghiên cứu : +Luật lao động 2012.                                                        +  Khoản 2, khoản 3 Thông tư số: 04/2014/TT­BLĐTBXH. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo trình Bảo hộ lao động, Bộ Luật lao  động, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về công tác bảo hộ lao động và  trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. II.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Tổng quan về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.  1.1 Khái niệm chung. ­  Phương tiện bảo vệ cá nhân : là các dụng cụ, trang bị mà người lao động  phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm  và độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị, công  nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn… chưa khắc phục  hết các yếu tố nguy hiểm và độc hại. ­  An toàn vệ sinh lao động : là những quy định của luật lao động bao gồm  những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh  lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời  duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của ngừi lao động.  ­  Tai nạn lao động : là tai nạn xảy ra trong qua trình lao động, công tác có  liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, là hậu quả của 
  5. sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm có hại, gây chết người hoặc  làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận  nào đó của cơ thể người lao động. ­  Bệnh nghề nghiệp : là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát  sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có  hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có  liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động. 1.2 Mục đích của phương tiện bảo vệ cá nhân .    Nhằm đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa phòng chống tác hại của các yếu tố  nguy hiểm, độc hại nhưng lại dễ dàng sử dụng, bảo quản và đặc biệt không  gây những tác hại phụ khác . 1.3 Yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân.     Phương tiện bảo vệ cá nhân cần đảm bảo 5 yêu cầu:   ­ Yêu cầu về tính chất bảo vệ(cản hoặc làm giảm được đến mức cho phép  tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại )   ­Yêu cầu về tính chất vệ sinh (không độc, không gây khó chịu ).   ­Yêu cầu về tính chất sử dụng (nhẹ nhàng, thuận lợi, bền lâu và dễ bảo  quản )   ­Yêu cầu về tính thẩm mỹ : phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng .   ­Yêu cầu về tính kinh tế : giá thành hợp lý, được người tiêu dùng chấp  nhận. 
  6. 1.4 Điều kiện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân (Theo điều 4 Thông  tư số : 04/2014/TT­BLĐTBXH)   Khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện phải tiếp xúc với  một hoặc một số yếu tố nguy hiểm, độc hại nào đó, chúng ta đều phải sử dụng  phương tiện bảo vệ cá nhân. Các yếu tố nguy hiểm đó xuất hiện khi: ­ Tiếp xúc với các yếu tố vật lý (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất,  tiếng ồn, rung chuyển…vượt quá giới hạn cho phép). ­ Tiếp xúc với hóa chất độc hại (ở dạng hơi, khí, dạng chất lỏng hay chất  rắn, bụi có thể xâm  nhập qua cơ thể vào đường hô hấp qua da, tiêu hóa… gây hại cho cơ thể). ­ Tiếp xúc với các yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao  động xấu(virut, vi khuẩn độc hại, mùi thối hoặc các yếu tố sinh học độc). ­ Khi người lao động làm việc trên cao, trong hầm lò, trên sông  nước…,  hoặc các yếu tố nguy hiểm độc hại khác.     Vậy , dù công việc nào có các yếu tố gây nguy hiểm, độc hại thì người la  động cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ . Tuy nhiên, cần xác định đầy  đủ yếu tố nguy hiểm và độc hại của mỗi loại công việc để cấp phát phương  tiện bảo vệ phù hợp .   1.5 Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân.(Theo khoản 2, điều 3 Thông  tư số : 04/2014/TT­BLĐTBXH) Phương tiện bảo vệ cá nhân có thể phân loại theo tính năng bảo vệ hoặc  theo vùng cơ thể người lao động được bảo vệ. Theo cách phân loại này  phương tiện bảo vệ cá nhân được chia thành các nhóm :
  7.   ­ Phương tiện bảo vệ vùng đầu: mũ, lưới bao tóc..   ­ Phương tiện bảo vệ vùng mắt và mặt: kính, tấm chắn…   ­ Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai…   ­ Phương tiện bảo vệ hô hấp: khẩu trang…   ­ Phương tiện bảo vệ thân thể: quần áo, yếm, tạp dề…   ­ Phương tiện bảo vệ tay: găng tay, bao ngón tay …   ­ Phương tiện bảo vệ chân: ủng, tất…   ­ Ngoài ra, còn có một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân khác như dây an  toàn chống ngã cao, phao cứu sinh, kem bảo vệ da . 1.6 Tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân   ­ Mũ bảo hộ: ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng, bảo vệ đầu  khi bị ngã.. ­ Thắt lưng an toàn: ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, té khi làm việc trên cao. ­ Giầy an toàn: bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật rơi, va đập, vật sắc… ­ Kính bảo hộ: ngăn ngừa tổn thương cho mắt do bị văng bắn, do chất độc,  tia độc gây ra. ­ Găng tay an toàn: Chống thấm nước, chống ăn mòn da tay của các hóa chất. ­ Mặt nạ bảo hộ: bảo vệ mắt tránh khỏi nguy hiểm do tia lửa hàn, vật sắc  hoặc các tia độc hại. ­ Mặt nạ phòng độc: chống sự xâm nhập của hơi độc, khí độc vào cơ thể  người. ­ Nút lỗ, bịt tai: bảo vệ tai, thính giác chống lại tiếng ồn.. ­ Áo quần bảo hộ: áo quần chống nhiệt giúp chống tăng thân nhiệt trong lao  động, áo quần chống lạnh giúp giữ   ấm cơ  thể  trong môi trường quá lạnh .  ­Mặt nạ dưỡng khí: ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu oxy. 
  8. 1.7 Quy định của nhà nước về phương tiện bảo vệ cá nhân. ­ Thông tư 04/2014/TT­BLĐTBXH ngày 12 tháng 02 năm 2014  hướng dẫn    thực  hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân ban hành ngày 12/02/2014 và     có hiệu lực ngày 15/04/2014 Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện  bảo vệ cá nhân.                                                                                                               ­ Căn cứ Điều 149 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012  ­ Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ­CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động ­ Thương  binh và Xã hội; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn  thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân .                                            1.8 Phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho ngành thủy sản .      Hiện nay, tại Việt Nam, việc quy định các phương tiện bảo vệ cá nhân trong các ngành nghề có yếu tố độc hại, nguy hiểm được nhà nước nêu rõ trong Nghị  định 68/2008 ­ NĐ ­CP ban hành ngày 30 tháng 5 năm 2008, trong đó có ngành  thủy hải sản . 1.8.1 Về nuôi trồng và chăm sóc thủy hải sản .     ­ Lao động quy hoạch và bảo vệ thủy sản cần có các phương tiện bảo vệ cá  nhân: quần áo lao động phổ thông, mũ và nón chống mưa, nắng ,ủng cao su, áo  mưa , quần áo và mũ chống lạnh ( trang bị cho những người làm việc ở những  vùng khí hậu lạnh ).    ­Lao động thu gom nguyên liệu để sản xuất HCG: đây là loại thuốc dung tiêm  kích thích sinh sản cho cá mè hoa, mè trắng và các loại đặc sản khác như ếch, ba  ba…Đâylà loại thuốc được sản xuất từ nguyên liệu cơ bản là nước tiểu của  phụ nữ  có thai. Lao động thu gom nguyên liệu cần được trang bị các phương 
  9. tiện: Quần áo lao động phổ thông, mũ và nón lá, khẩu trang lọc bụi, găng tay cao  su mỏng, tạp dề chống ướt, bẩn, giày vải thấp cổ, kính chống các vật văng bắn.    ­ Đối với lao động trực tiếp sản xuất HCG: cần trang bị thêm áo choàng vải  trắng, mủ vải, kiềm, găng tay cao su, khẩu trang lọc bụi, dép nhựa có quai hậu .    ­ Lao động trong nuôi trồng, chăm sóc thủy sản: trai, ngọc, cá, tôm: cần được  trang bị quần áo lao động phổ thông, mủ nón chống mưa nắng, ủng cao su, găng  tay cao su , khẩu trang lọc bụi, hhăn mặt bông, xà cạp liền tất, vải dày và có  nhiều lớp ở lòng  bàn chân, phao cứu sinh, áo mưa bằng vải hoặc nilon.  1.8.2 Về khai thác ,đánh bắt và chế biến.    ­ Lao động đánh bắt thủy sản, thu mua thủy sản: cần được trang bị các  phương tiện:quần áo lao động phổ thông, mũ chống chấn thương sọ não, ủng  cao su, dày da  thấp cổ chống dầu, găng tay vải bạt hoặc găng tay cao su, áo mưa bằng vải bạt  hoặc nilon, phao cứu sinh, Bộ áo quần thợ lặn hay bình dưỡng khí (sử dụng khi  cần thiết), quầnm áo chống lạnh và tất chống rét (dùng ở vùng có khí hậu lạnh).    ­ Lao động chế biến, bao gói, bóc xếp các loại thủy sản dưới hầm lạnh, trong  buồng lạnh trên các tàu biển hoặc trong các xí nghiệp: cần trang bị quần áo lao  động phổ thông đi kèm với quần áo lao động chống lạnh,quần áo lót đông xuân,  khăn quàng chống rét, mũ chống lạnh, ủng cao su, tất chóng rét, găng tay cao su,  khẩu trang lọc bụi ,khăn mặt bông và đệm vai.   ­Lao động chế biến thủy sản đông lạnh, làm thực phẩm ăn liền : cần, được  trang bị quần áo vải trắng dày, quần áo lót đông xuân, mũ bao tóc, ủng cao su tất  chống rét, găng tay cao su mỏng, yếm hoặc tạp dề chống ướt, bẩn, khẩu trang  lọc bụi .
  10. CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân  trong các doanh nghiệp thủy sản . 2.1 Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp trong ngành thủy sản và  một số ngành khác .             Trong năm 2015 toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ  tai nạn lao động làm 7.785  người bị nạn, trong đó có 629 vụ tai nạn lao động chết người, 666 người chết do  tai nạn lao động, 1.704 người bị thương nặng.       Cục trưởng Cục an toàn vệ  sinh lao động cũng cho biết: Qua phân tích cho  thấy, lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số  vụ  tai nạn chết người và 37,9%  tổng số  người chết, tiếp đến là các lĩnh vực cơ  khí chế  tạo, lĩnh vực khai thác  khoáng sản, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Đặc biệt, phân tích 238 biên  bản điều tra cho thấy ngã từ trên cao chiếm 28,1% tổng số vụ và 26,4% tổng số  người chết; điện giật chiếm 18,9% tổng số vụ và 17,2% tổng số người chết; vật   rơi, đổ  sập chiếm 16,8% tổng số  vụ  và 22,6% tổng số  người chết vì tai nạn  thiết bị  cán, kẹp, cuốn và vật văng, bắn. Thiệt hại về  vật chất do tai nạ  lao   động xảy ra năm 2015 tốn 153,97 tỷ đồng tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường  cho gia đình người chết và những người bị thương; 21,96 tỉ đồng do thiệt hại về  tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày.                           ­ Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (phân tích từ  238 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người . + Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8% cụ thể :     .  Người sử  dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an   toàn chiếm 25,2% tổng số vụ.     . Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ.     .  Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao   động chiếm 9,7% tổng số vụ.
  11.    .  Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ.      .   Do người sử  dụng lao động không trang bị  phương tiện bảo vệ  cá nhân    trong lao động chiếm 1% . + Nguyên nhân người lao động chiếm 18,9%, cụ thể:    .  Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm  17,2% tổng số vụ.     .   Người lao động không sử  dụng phương tiện bảo vệ  cá nhân chiếm 1,7%   tổng số vụ.   +  Còn lại 28,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác.     ­   Do thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm (ẩm, lạnh,  hơi độc, không thông thoáng …) công nhân làm việc trong ngành thủy sản mắc  nhiều chứng bệnh liên quan đến nghề nghiệp như thấp khớp, viêm xoang,các  bệnh về đường hô hấp ….                                                                                           Khảo sát 31 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước thấy gần 50% lao động  làm việc trong môi trường có từ hai yếu tố nguy hiểm trở lên . Những bệnh  thường gặp khác là đau thắt lưng , tê mỏi chân tay, mỏi cổ, mờ mắt ,bệnh da,dị  ứng, tụ máu bắp chân. Đó là thông tin được đưa ra tại lớp huấn luyện “Nâng cao  an toàn vệ sinh lao động và điều kiện lao động trong ngành thủy sản” , do Viện  nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động Việt Nam và tổ chức lao động  quốc tế tổ chức ngày 5/6/2013.                                                                                     2.2 Nguyên nhân không sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân.                     2.2.1 Do người lao động.                                                                                               ­   Nguời lao động đã chọn sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp với tính  chất bảo vệ; dễ dãi, chủ quan, tùy tiện, tham rẻ mua phương tiện bảo vệ cá  nhân không đạt tiêu chuẩn, mua hàng nhái, hàng giả, sử dụng cho có lệ, không  đúng quy cách.... Các kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số 24 bệnh nghề 
  12. nghiệp được bảo hiểm mà nguời lao động mắc phải như viêm phổi, viêm phế  quản, viêm mũi họng, bụi phổi, điếc nghề nghiệp… do nhiều nguyên nhân trong  đó phần lớn do người lao động không sử dụng, hoặc sử dụng các phương tiện  bảo vệ cá nhân  không đảm bảo chất lượng.                                                              ­ Trình độ của người lao động trong ngành thủy sản còn thấp, chưa ý thức được  hết tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc  trong môi trường có tính chất độc hại. Không ý thức được việc không mang  phương tiện bảo vệ cá nhân sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.   ­ Trong quá trình làm việc, người lao động  cảm thấy khó chịu đối với các  phương tiện bảo vệ cá nhân. Hầu hết các phương tiện bảo vệ cá nhân trong ngành thủy  hải sản, đặc biệt là trong chế biến, bốc vác và làm việc trong các kho lạnh tại  các xí nghiệp, phương tiện bảo vệ cá nhân có thể sẽ làm cho các hoạt động của người  lao động bị hạn chế như: tầm nhìn, xúc giác…hoặc các phương tiện như áo mưa,  quần áo chống lạnh, giày ủng làm cho lao động đánh bắt thấy bất tiện.                  ­ Một số phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo tính thẩm mỹ, không phù  hợp với sở thích của người lao động.                                                                          ­ Khi chưa được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc cấp phát không đủ,  không phù hợp, người lao động không có phản ánh, yêu cầu người sử dụng lao  động xử lý.                                                                                                                     2.2.2 Do người sử dụng lao động .                                                                               ­ Chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo hộ lao động. Mặc dù Bộ luật Lao  động quy định: ''Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ các  phương tiện bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động...'' 
  13. nhưng hiện tượng phổ biến trong trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là trang  bị chưa đủ về chủng loại, chưa đúng với công dụng, không đạt tiêu chuẩn đối  với ngành nghề đang làm, không thay thế kịp thời khi bị hư hỏng. Quần áo bảo  hộ lao động còn mang tính chất đồng phục hơn là tính chất bảo hộ lao động. Nội  dung huấn luyện về công dụng, cách dùng, bảo quản... của phương tiện bảo vệ  cá nhân cho công nhân còn bị người sử dụng lao động xem nhẹ, coi như việc  mua sắm cấp phát cho công nhân là xong trách nhiệm và chính bản thân những  người lao động cũng không có ý thức đòi quyền lợi về phương tiện bảo vệ cá  nhân cho mình. Ở khu vực tư nhân và hợp tác xã có tới hơn 40% cơ sở không  trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho nguời lao động. Nhiều vụ tai nạn  lao động xảy ra trong các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu là do lỗi của nguời lao  động, nguời sử dụng lao động vi phạm những qui định của bảo hộ lao động, đặc  biệt là không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.                                                   ­ Công tác bảo vệ phương tiện cá nhân của doanh nghiệp không phù hợp.Doanh  nghiệp chưa quy định trách nhiệm rõ ràng cho người lao động trong việc tự bảo  quản phương tiện cá nhân của mình, phải bồi thường thiệt  hại nếu phương  tiện bảo vệ cá nhân, sau khi nghỉ làm phải hoàn trả . ­ Người sử dụng lao động chưa có tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao  động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và  kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. ­   Việc cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân có công dụng bảo vệ chưa phù  hợp với người lao động. Trước khi cấp phát chưa kiểm tra lại chất lượng, đồng  thời không định kỳ kiểm tra lại chất lượng, không định kỳ kiểm tra trong quá  trình người lao động sử dụng .                                                                                     ­ Một số doanh nghiệp cấp phát tiền cho người lao động tự mua sắm phương  tiện bảo vệ cá nhân, làm cho người lao động mua những sản phẩm không đảm  bảo chất lượng.                                                                                                            
  14. 2.2.3 Do quản lý nhà nước .                                                                                          ­ Chưa quản lý chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân và chưa kiểm tra đôn  đốc các doanh nghiệp thực thi pháp luật .                                                                    2.3Tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong ngành thủy sản  hiện nay ­Trong nuôi trồng và chăm sóc thủy hải sản : Ở Việt Nam, nuôi trồng  thủy sản hình thành từ lâu nhưng vẫn là lĩnh vực đi lên từ xuất phát điểm thấp,  manh mún,nhỏ lẻ .Người lao động làm việc vẫn chưa có ý thức trong việc bảo  vệ cơ thể mình. Có thể nói rằng: hầu hết chỉ chú trọng đến lợi ích vật chất, xem  nhẹ công tác an toàn bằng cách trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Nuôi trồng  thủy sản theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu, người dân hầu như không có  phương tiện bảo vệ cá nhân.                                                                                        ­  Trong khai thác, đánh bắt và chế biến : Trong lĩnh vực khai thác và đánh bắt  thủy hải sản, việc trang bị phương tiện, bảo vệ cá nhân vẫn chưa được chú  trọng, người lao động ít sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.   ­ Trong ngành thủy hải sản, lĩnh vực đặc biệt được quan tâm nhất là chế biến thủy hải sản, bởi đây là lĩnh vực chiếm hơn 70% lao động của ngành thủy sản.  Đối với người lao động ở trong các xí nghiệp chế biến, điều kiện làm việc khắc  nghiệt, dễ gây bệnh nghề nghiệp. Để hạn chế bớt những tác động xấu của môi  trường lạnh, Để hạn chế bớt những tác động xấu của môi trường lạnh, ẩm,  người công nhân cần phải được trang bị quần áo chống lạnh đầy đủ và hữu  hiệu. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề áo lạnh chưa được cơ sở nào giải quyết  một cách khoa học. Vì vậy, công nhân làm việc trong các nhà lạnh thường dùng  quần áo tùy tiện, hiệu quả chống lạnh còn rất hạn chế , ảnh hưởng không tốt  đến sức khỏe người lao động. Việc sử dụng chất Chlorie, một hóa chất sát trùng mạnh nhưng trang bị khẩu 
  15. trang cho công nhân không đảm bảo. Chỉ với khẩu trang làm bằng vải, găng tay  mỏng,không có tác dụng ngăn ngừa mùi của hóa chất. Bước vào các xí nghiệp  chế biến ,mùi Chlorie đã xông lên đến mũi người công nhân không thể tránh  khỏi các căn bệnh về hô hấp, viêm phế quản…. Ví dụ rõ nhất tại Tỉnh Cần Thơ, trong những năm. gần đây, một số công ty như  VP và PT, tỷ lệ công nhân mắc bệnh viêm xoang chiếm gần 50%, tỷ lệ nhóm do  tiếp xúc Cholorie tại đây cao hơn gấp 2,7 lần so với nhóm không tiếp xúc.             2.4 Ảnh hưởng của phương tiện bảo vệ cá nhân đến người lao động.             ­ Việc người lao động ngành thủy hải sản không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả phương tiện bảo vệ cá nhân đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây ra  một số bệnh nghề nghiệp, trong một số trường hợp còn dẫn đến thiệt hại tính  mạng. Dưới đây là một số bệnh nghề nghiệp hay gặp mà chủ yếu là lao động  trong lĩnh vực chế biến dịch vụ thủy hải sản (70% lao động ngành thủy hải sản  làm việc trong khu vực chế biến tại các doanh nghiệp).                                            ­ Bệnh dễ gặp nhất là Viêm họng, viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Theo điều tra  của phóng viên báo VnExPress, trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt  Nam có 85% lao động là nữ giới, và tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang chiếm 36%.         ­ Các bệnh về thần kinh, cơ xương khớp: các bệnh về khớp cũng chiếm tỷ lệ  rất cao 31% tro ng tổng số lao động nữ, tiếp theo là đau thần kinh tọa, tê bì cánh tay, cổ  tay, khủy tay đau mỏi nhiều….                                                                                     ­ Bệnh da và hệ thống dưới da: một số bệnh thường gặp như viêm da dị ứng,  xạm da, bệnh mẩy đay sần ngứa chiếm tỷ lệ khá cao. Bên cạnh đó còn có các  bệnh viêm nang lông, nấm móng, tổ đĩa, eczema cũng có một tỷ lệ đáng kể.           ­ Bệnh về mắt: xét về mắt, lao động thủy hải sản thường gặp là viêm kết mạc,  tật khúc xạ, viêm bờ mi và đục dịch kính.                                                                  
  16. ­ Bệnh điếc nghề nghiệp: trong các nhà máy chế biến, việc vận hành các máy  làm lạnh, máy xay đá cây có tiếng ồn vượt quá phạm vi cho phép nghe của tai,  trong thời gian dài gây ra bệnh điếc.                                                                            => Qua những điều đã phân tích ở trên ta thấy được rằng công tác trang bị  phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong các doanh nghiệp chưa  được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ . Để giảm thiểu ngững tai nạn  và bệnh nghề nghiệp thì yêu cầu người lao động phải thực hiện việc mang  phương tiện bảo vệ cá nhân một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu , các doanh  nghiệp cần phải trang bị cho người lao động những thiết bị an toàn đạt tiêu  chuẩn chất lượng đề ra và quản lý nhà nước cần phải kiểm tra nghiêm ngặt về  chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân và tiến hành xử phạt nặng những  doanh nghiệp không chấp hành đúng yêu cầu.Làm tốt được điều này sẽ giúp  giảm được các tai nạn đáng tiếc xảy ra và giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp  .Điều này góp phần cho sự phát triển của đất nước , thu hút được nhiều lao  động hơn làm cho ngành thủy sản phát triển nhanh chóng và giảm được một chi  phí lớn cho ngành bảo hiểm xã hội . CHƯƠNG 3: Kiến nghị và đề xuất . 3.1 Đối với quản lý nhà nước.                                                                                   ­  Nhà nước nên có các văn bản xử lý những doanh nghiệp, người sử dụng lao  động đánh bắt và chăm sóc thủy hải sản cũng như người lao động làm việc trong  các doanh nghiệp nếu có bất cứ vi phạm về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân  trong quá trình lao động. ­ Nhà nước cũng cần xây dựng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng phương tiện  bảo vệ cá nhân . Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải sản xuất theo đúng yêu cầu đã  quy định.
  17. ­ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân tại các  doanh nghiệp, có cơ chế quản lý thị trường về hàng giả, hàng nhái  không đảm  bảo chất lượng.                                                                                                             ­ Xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng việc trang bị  phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động .                                                      3.2 Đối với người sử dụng lao động.                                                                       ­ Cần tuyên truyền ý thức tự bảo vệ cho người lao động: tuyên truyền, nâng cao  hơn nữa nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về tầm quan  trọng của các PTBVCN và việc dùng nó để bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh bệnh  nghề nghiệp, để họ tự giác sử dụng chọn đúng chủng loại phương tiện bảo vệ,  sử dụng thường xuyên, đúng mục đích, đảm bảo an toàn, hiệu quả.                        ­  Người sử dụng lao động cần hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo  các phương tiện bảo vệ cá nhân. Làm cho người lao động hiểu rằng khi được  trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc phải sử dụng theo đúng quy  định trong khi làm việc. Hướng dẫn người lao động kiểm tra các phương tiện  bảo vệ cá nhân trước khi sử dụng để đề phòng trường hợp hư hỏng bất ngờ.  Phối hợp với người lao động kiểm tra định kỳ các phương tiện bảo vệ cá nhân ,  đặc biệt là các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật an  toàn cao như găng, ủng, sào cách  điện, mặt nạ phòng độc, dây an toàn, phao an  toàn .                                                       ­   Người sử dụng lao động phải cấp phát  phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, trước khi cấp phát phải  kiểm tra chất  lượng, định kỳ kiểm tra việc thực hiện của người lao động.                                     ­    Người sử dụng lao động tuyệt đối không cấp phát tiền thay phương tiện bảo  vệ cá nhân, việc để người lao động tự mua sắm sẽ gây ảnh hưởng đến sức  khỏe người lao động và năng suất của công ty .                                                          ­    Trong các doanh nghiệp chế biến, đóng gói thủy hải sản cần thiết nhất phải  xây dựng kho chứa phương tiện bảo vệ cá nhân, tránh bảo quản ở những nơi 
  18. ẩm thấp, có mùi.                                                                                                            ­ Xây dựng quy chế thưởng phạt, đặc biệt là xử phạt nghiêm đối với người lao  động không tuân thủ nguyên tắc của doanh nghiệp.                                                   ­  Thông qua các phong trào “Xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao  động”, phong trào “Lao động giỏi với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm  bảo an toàn vệ sinh lao động”… và nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục phong  phú, đa dạng khác để giáo dục cho người lao động tác phong làm việc khoa học,  ý thức tự giác, kỷ luật, tác phong công nghiệp để nâng cao nhận thức của người  lao động về việc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm đảm bảo an  toàn lao động, sức khoẻ và tính mạng của chính họ.    3.3 Đối với người lao động.                                                                                        ­  Phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân .                                       ­  Người lao động khi được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân bắt buộc phải  sử dụng đúng quy định, tuân thủ nguyên tắc sử dụng như chuẩn bị, tháo, điều  chỉnh… ­ Trước khi sử dụng, người lao động cần kiểm tra sự an toàn của phương tiện  bảo vệ cá nhân của mình. ­ Phản hồi với người sử dụng lao động nếu phát hiện phương tiện bảo vệ cá  nhân của mình bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng hoặc không được trang  cấp phù hợp với điều kiện làm việc .                                                                                                                                              III.PHẦN KẾT LUẬN. Ngành thủy sản tuy là ngành kinh tế mũi nhọn có mức thu nhập cao nhưng mang 
  19. lại nhiều nguy hiểm cho người lao động. Lương cao nhưng do môi trường làm  việc không đảm bảo, vấn đề trang bị phương tiện cá nhân cho người lao động  còn hạn chế gây ra tai nạn lao động,  ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu  dài, đặc biệt là bệnh nghề nghiệp nên ngành thủy sản đứng trước tình trạng  thiếu lao động trầm trọng.  Vậy để giải quyết được tình trạng này thì nhà nước và người sử dụng lao động  cần có những biện pháp và những chính sách để trang bị phương tiện bảo vệ cá  nhân một cách có hiệu quả cho người lao động nhằm là giảm tai nạn lao động  và bệnh nghề nghiệp trong ngành thủy sản . Vì sự an toàn của chính bảo thân người lao động, của xã hội không chỉ trong  ngành thủy hải sản, mà bất kể ngành nghề nào thì  việc trang bị phương tiện  bảo vệ cá nhân cho người lao động là rất cần thiết. Vậy, để đưa ngành phát  triển, thu hút nhiều lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, Nhà nước,  người sử dụng lao động và người lao động đều phải có sự phối hợp chặt chẽ  với nhau trong việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, nâng cao ý thức cho  người lao động. Có thể thấy rằng, việc sử phương tiện bảo vệ cá nhân hiện nay  tại các doanh nghiệp chế biến vẫn chưa có hiệu quả, bệnh nghề nghiệp vẫn  tăng với tỷ lệ đáng kể, đòi hỏi Nhà nước phải có chế tài xử lý việc sử dụng  cũng như đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng nhằm đảm bảo việc sản xuất những  sản phẩm có hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng.                                                   Danh mục tài liệu tham khảo .
  20. 1.Giáo trình Bảo hộ lao động –Nhà xuất bản Lao động xã hội . PGS.TS Trịnh  Khắc Thẩm (chủ biên). 2. Thông tư số : 04/2014/TT­BLĐTBXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2