Đề tài : THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ
lượt xem 394
download
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank, gọi tắt là “ACB”) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam và được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngày...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ
- z GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 1
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ....................... 3 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu ............................................................ 3 1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ ................................ 10 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ ............................................................................................................ 15 2.1 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ......... 15 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân .................... 16 2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ...................................................... 20 2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ...................... 24 2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ........................................................................................................................................ 33 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD NGUYỄN ẢNH THỦ .................................................................................. 37 Một số giải pháp ................................................................................................... 37 3.1. 3.2. Một số kiến nghị ........................................................................................................ 40 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 45 SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 2
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank, gọi tắt là “ACB”) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam và được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngày 04 tháng 06 năm 1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng (tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.377 tỷ đồng), đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng nội tại Việt Nam. Do kết thúc năm 2011, ACB không hoàn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng dẫn đến việc bị lùi 2 bậc xếp hạng nhưng vẫn nằm trong tốp 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, dự kiến ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn do kế hoạch tăng vốn năm 2011 chưa hoàn thành. Việc tăng vốn sẽ làm tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ACB cũng như nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Bảng 1: Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam Vốn điều lệ (tỷ đồng) STT Tên viết tắt 2010 2011 01 BIDV 14.600 28.251 02 Agribank 20.709 21.103 03 Vietinbank 15.173 20.230 04 Vietcombank 13.233 19.698 05 Eximbank 10.560 12.355 06 Sacombank 9.179 10.740 SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 3
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập 07 SCB 9.185 10.583 08 ACB 9.377 9.377 09 Techcombank 6.932 8.788 10 MB 7.300 7.300 (Nguồn: Website các ngân hàng) Về mạng lưới kênh phân phối, ACB hiện có 325 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB - Western Union. Về nhân sự, tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2011 tổng số nhân viên của riêng ACB là 8.228 người (năm 2010 là 6.869 người). Trong đó, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, mặc dù vậy ACB vẫn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Ngoài ra, Ngân hàng còn có các công ty con sau: Giấy phép Công ty con Tỷ lệ góp vốn hoạt động Công ty chứng khoán ACB (ACBS) 06/GP/HĐKD 100% Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA) 4104000099 100% Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) 4104001359 100% Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC) 41/UBCK-GP 100% (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) Về định hướng chiến lược phát triển, năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa ACB trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam vào năm 2015 và gia nhập tốp ba ngân hàng lớn nhất vào năm 2020. Năm 2012 ACB sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình nhằ m nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, đồng thời thực hiện kế hoạch SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 4
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập chuyển đổi hệ thống điều hành ACB sang mô hình hội đồng điều hành và chế độ thủ trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành. Với sự tham gia tích cực của các nhân sự biệt phái từ Ngân hàng Standard Chartered (cổ đông chiến lược của ACB), bắt đầu từ năm 2011 và trong các năm tiếp theo. Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của ACB qua các năm như sau: Tăng trưởng theo chiều sâu bằng cách tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng thương mại khác về chiến lược kinh doanh cũng như sự đa dạng và tính linh hoạt của các sản phẩm dựa trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu khách hàng; ACB đang xây dựng mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng được đồng bộ và bền vững; Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn góp của cổ đông để xây dựng ACB trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhất, có khả năng vượt qua mọi thách thức khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cùng với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như một môi trường kinh doanh chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam; Có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống được liên tục, thông suốt và hiệu quả; Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành một yếu tố tinh thần, gắn kết toàn bộ hệ thống thành một khối đại đoàn kết để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩ m dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu Cơ cấu tổ chức của ACB gồm: SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 5
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Sáu khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành và Quản trị nguồn lực. Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến l ược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. Hai phòng: Tài Chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ACB ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Trung Khối Quản Khối Khối Phát Triển Khối Khối Khối Tâm Trị Nguồn Ngân Qũy Vận Kinh Doanh KHDN KHCN CNTT Nhân Lực Hành (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) SGD, Chi Nhánh và PGD 1.1.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được Hoạt động kinh doanh Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 6
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Thành tựu đạt được ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng phong phú nhất dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động của mình, ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn và thử thách nhưng vẫn luôn giữ vững được vị thế của một Ngân Hàng bán lẻ hàng đầu. Một số giải thưởng tiêu biểu ACB đạt được trong các năm qua như sau: Giải thưởng quốc tế Năm 2011, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” do các tạp chí Asiamoney, Euromoney, World Finance và Global Finance bình chọn; Năm 2010, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia và The Asia Banker Global Finance bình chọn; Năm 2009, ACB 6 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker bình ch ọn; Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động 2007 do ASEAN - BAC trao tặng. Giải thưởng trong nước Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo tín dụng năm 2011 do Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam bình chọn; Đạt thành tích thực hiện tốt chính sách thuế năm 2010 do Bộ Tài Chính bình chọn; Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất 2008 do báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng; SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 7
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2006 do VCCI trao tặng; Sản phẩm dịch vụ xuất sắc trong lãnh vực tài chính ngân hàng 2006 do thời báo kinh tế Việt Nam chứng nhận. Kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011 được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2009 2010 2011 Năm Tổng tài sản hợp nhất 167.724 205.103 281.019 Vốn huy động hợp nhất 134.988 183.132 234.503 Dư nợ cho vay hợp nhất 62.358 87.195 102.809 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.838 3.102 4.203 ( Nguồn: BCTC hợp nhất 2009 - 2011) Biểu đồ 1: Tổng tài sản hợp nhất của ACB Tỷ đồng 300,000 281.019 250,000 205.103 200,000 167.724 150,000 100,000 50,000 0 2009 2010 2011 Biểu đồ 2: Tổng vốn huy động hợp nhất của ACB Tỷ đồng 250000 234.503 200000 183.132 150000 134.988 100000 50000 0 2009 2010 2011 SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 8
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay hợp nhất của ACB Tỷ đồng 120000 102.809 100000 87.195 80000 62.358 60000 40000 20000 0 2009 2010 2011 Biểu đồ 4: Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB Tỷ đồng 4500 4.203 4000 3500 3.102 2.838 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2009 2010 2011 Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy ACB vẫn không ngừng tăng trưởng và phát triển bền vững mặc dù nền kinh tế năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng tăng 37% so với năm 2010. Như vậy, tổng tài sản của ACB đến hết ngày 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so với đầu năm. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng gần 1% so với đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Thêm vào đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4% và hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 9
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập xỉ 4.203 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2010, tổng vốn huy động là 234.503 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2010. Như vậy, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong 19 năm qua vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ. 1.1.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng ; Các dịch vụ trung gian như thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng; Kinh doanh ngoại tệ và vàng; Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. 1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như nhu cầu tín dụng ngày càng tăng cao của khách hàng, ACB đã quyết định thành lập PGD Nguyễn Ảnh Thủ thuộc chi nhánh An Sương tại địa chỉ 10B/A Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Tp.HCM. PGD N guyễn Ảnh Thủ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 20/08/2008 với sự thuận lợi của địa bàn cùng đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình và có trình độ cao thì PGD đã và đang khẳng định vị trí cũng như uy tín của mình trên địa bàn hoạt động, góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng ACB nói riêng và của Tập đoàn nói chung. Trải qua hơn 3 năm hoạt động, PGD Nguyễn Ảnh Thủ cũng đã có sự phát triển không ngừng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; trang thiết bị, công nghệ, phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ không ngừng được đổi mới và nâng cao, góp phần làm cho quy trình nghiệp vụ và vấn đề quản lý trở nên đơn giản, thuận tiện, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tình hình kinh doanh cũng rất khả quan và đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, an toàn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, PGD Nguyễn Ảnh Thủ cùng với 25 nhân viên của mình đang nỗ lực SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 10
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần củng cố và khẳng định cho phương châm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu “ACB - ngân hàng của mọi nhà”. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ khá đơn giản với 3 bộ phận chủ yếu là bộ phận giao dịch và ngân quỹ, bộ phận hành chính và bộ phận kinh doanh. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Giám đốc Trưởng BP. giao dịch và ngân quỹ BP. Hành chánh BP. Kinh doanh KSV tín dụng KSV giao dịch RA PFC - 02 CSR vận hành PFC - 01 Teller Thủ quỹ (CSR – VH) Kiểm ngân (Nguồn: Bộ phận hành chính PGD NAT) 1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc PGD - Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch; - Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB cho khách hàng; - Quản lý và phát triển nhân viên trong đơn vị; - Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng (nếu có). Bộ phận giao dịch và ngân quỹ SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 11
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập * Quầy giao dịch - Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền (tiền mặt, vàng, tiền chuyển khoản) trên các tài khoản chuyên dùng của khách hàng; - Thực hiện thu đổi séc du lịch, séc nước ngoài phát hành, thu đổi ngoại tệ mặt, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ chuyển khoản cho khách hàng; - Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi) bằng tiền mặt, vàng hoặc chuyển khoản; - Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác cho khách hàng; - Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi, dịch vụ thanh toán cho khách hàng; - Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng; - Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ thanh toán. * Phòng Kế toán Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại giấy tờ có giá, giấy tờ quan trọng, … Theo dõi các khoản thu chi phát sinh, thực hiện thanh toán liên ngân hàng. Trực tiếp hạch toán sổ sách kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định. Bộ phận hành chánh - Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính; - Theo dõi chấm công, lên bảng lương; - Soạn thảo các thông báo, công văn theo quy định; - Xây dựng lịch công tác tuần của ban giám đốc; - Xây dựng các phương án và nghiệp vụ khác có liên quan. Bộ phận kinh doanh - Làm nhiệm vụ tư vấn khi khách hàng có nhu cầu vay vốn; SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 12
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập - Thực hiện cho vay bằng VND, ngoại tệ và vàng cho các đối tượng khách hàng theo quy định của NHNN và ACB, riêng cho vay bằng ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN; - Thực hiện công tác thẩm định, xét duyệt, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác; - Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết và hoàn chỉnh hồ sơ vay (nếu có); - Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro phát sinh; - Thu hồi vốn gốc và lãi vay khi đến hạn bao gồm cả việc xử lý những khoản nợ khó đòi; - Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và nhằ m thu hồi nhanh các khoản nợ khi đáo hạn hoặc quá hạn; - Đề xuất và xây dựng các chiến lược để thu hút khách hàng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của ACB với các ngân hàng khác; - Một số nghiệp vụ khác có liên quan. 1.2.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Hoạt động kinh doanh Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng; Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi ngoại tệ; Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card); Các dịch vụ ngân hàng khác. Ngoài ra, PGD Nguyễn Ảnh Thủ còn được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của PGD Nguyễn Ảnh Thủ có thể gửi tiền và rút tiền ở bất cứ nơi nào trong toàn hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (Home banking, Phone banking, Internet banking và Mobile banking). Những thành tựu đạt được SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 13
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập PDG hiện đang phục vụ hơn 2.800 khách hàng và số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng theo thời gian. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD năm 2011 nhờ vậy mà đã có sự tăng trưởng rất lớn, tài sản và vốn huy động đều tăng 39%, lợi nhuận trước thuế đạt mức 7,2 tỷ đồng tăng 555% so với năm 2010. Cho thấy uy tín, khả năng phát triển mạng lưới khách hàng cũng như khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn của PGD là rất tốt. Kết quả thực hiện trong năm 2011 như sau: Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Tăng/giảm (%) Tổng vốn huy động 310 430 39% Tổng tài sản 320 445 39% Tổng lợi nhuận 1,1 7,2 555% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT) Biều đồ 5: Kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Vốn huy động 500 Tài sản 430 445 Lợi nhuận 400 310 320 300 200 100 7.2 1.1 0 2010 2011 1.2.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ PGD Nguyễn Ảnh Thủ cung cấp gần như toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của ACB gồm hoạt động huy động vốn; cấp tín dụng; cung cấp các dịch vụ thanh toán trung gian; kinh doanh ngoại tệ và vàng; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng - thẻ ghi nợ . SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 14
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ 2.1 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ 2.1.1. Nhóm sản phẩm cho vay có TSĐB (tài sản đảm bảo) Nhóm sản phẩm sản xuất kinh doanh Cho vay bổ sung vốn lưu động trả cuối kỳ; Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp; Cho vay đầu tư TSCĐ; Cho vay thấu chi sản xuất kinh doanh; Cho vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp. Nhóm sản phẩm nhà Cho vay mua nhà, nền nhà; Cho vay xây dựng, sửa chữa. Nhóm sản phẩm tiêu dùng Cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS; Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng xe mua; Cho vay du học; Cho vay xác minh năng lực tài chính du học/du lịch; Cho vay thấu chi. Nhóm sản phẩm hỗ trợ đầu tư Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm; Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. 2.1.2. Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) khác ACB; Cho vay ưu đãi CBCNV ACB; Cho vay tín chấp chủ doanh nghiệp; Cho vay hỗ trợ tiêu dùng; Cho vay thấu chi nhân viên ACB; SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 15
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Cho vay thấu chi cổ đông (ACB Plus SH); Cho vay thấu chi tín chấp (ACB Plus 50). Như vậy, các nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng là khá phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng góp phần thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong ngành. 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân Cho vay tiêu dùng là sản phẩm đáp ứng khá kịp thời nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. Khách hàng đến vay đa phần là người có thu nhập không cao nhưng ổn định, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức hưởng lương, có việc làm ổn định và số lượng khách hàng có nhu cầu này thì rất đông. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng là sản phẩm giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng một cách rất nhanh, hơn nữa trong tương lai còn có thể làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn trả góp để thanh toán các nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong cuộc sống của cá nhân và gia đình (cha/ mẹ/ vợ/ chồng/ con ruột) như: Mua sắm trang thiết bị/vật dụng sinh hoạt gia đình; Sửa chữa nhỏ/ trang trí nội thất nhà và tổng chi phí thấp < 600 triệu đồng; Mua phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại); Sửa chữa phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại, cho thuê hoặc kinh doanh vận tải nhưng không giấy phép); Chi phí học tập (trong nước)/du lịch/khám chữa bệnh; Chi phí cưới hỏi/ma chay; Trả phí/thuế trước bạ tài sản; Các nhu cầu hợp pháp/hợp lý khác … SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 16
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập 2.2.2. Đối tượng được vay vốn Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Tuổi từ đủ 18 trở lên và không quá 60 tuổi; Có thu nhập ổn định từ các nguồn như lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê tài sản, cổ tức/góp vốn, … đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân Hàng; Lịch sử bản thân/quan hệ xã hội tốt; Lịch sử tín dụng theo CIC và tại ACB tốt (không có nợ xấu); Mục đích sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp và phù hợp với chính sách tín dụng của ACB; Có thái độ hợp tác tốt với ACB; Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ 3 có tài sản bảo lãnh… 2.2.3. Điều kiện vay vốn Đối với khách hàng vay vốn của ACB phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Có tài sản cầm cố, thế chấp (nhà, đất, sổ tiết kiệm, …) dùng để đảm bảo cho khoản vay thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản cầm cố, thế chấp bảo lãnh; Về quy mô khoản vay: tối thiểu là 20 triệu đồng/ khoản vay, tối đa tùy vào giới hạn do luật định, nhu cầu khách hàng, khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Trường hợp khách hàng không cung cấp được đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc sửa chữa nhỏ/trang trí nội thất nhà ở thì tối đa là 500 triệu đồng; Sau khi vay khách hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; 2.2.4. Hồ sơ vay vốn Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất/ kinh doanh/dịch vụ/phục vụ đời sống theo mẫu của ACB; Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu/đăng ký tạm trú (bản sao); SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 17
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có): giấy đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế, hóa đơn mua/bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế, sổ sách kinh doanh (bản sao); Giấy tờ sở hữu TSĐB (bản sao). Đối với khoản vay không thực hiện công chứng đăng ký giao dịch trước khi giải ngân thì người sở hữu TSĐB phải ký giấy cam kết theo mẫu của ACB. 2.2.5. Các tiêu chí đánh giá khách hàng c ủa ACB - PGD NAT Theo đối tượng: KHCN được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB... Theo ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay những cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa - tín ngưỡng - chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Theo tình hình tài chính: Các chỉ số chính để đánh giá KHCN gồm: Nguồn thu nhập: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ; Tình hình tài chính: nợ vay/ tổng tài sản; chi phí dự phòng. Nguồn trả nợ: dưạ trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền. Vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở (≤ 50km) hoặc nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, ... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng. TSBĐ: các loại tài sản thế chấp, cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đế m và yếu tố pháp lý trong sở hữu ... Tỷ lệ cho vay/TSBĐ: phụ thuộc nhóm TSBĐ, nhóm khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng, địa bàn tọa lạc TSBĐ, cấp phê duyệt tín dụng. SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 18
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Theo sản phẩm tín dụng: các sản phẩm tín dụng của ACB được phân nhóm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu ... và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro của ACB tại từng thời kỳ. Theo kỳ hạn và loại tiền Theo chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tính dụng của ACB trong từng thời kỳ. Được phân chia thành ba nhóm cấp tín dụng: Cấp tín dụng Không cấp STT Tiêu chí Hạn chế cấp tín dụng bình thường tín dụng ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng 1 Cho vay VND > 120 tháng ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng 2 Cho vay USD > 120 tháng ≤ 60 tháng 3 Cho vay EUR - > 60 tháng ≤ 120 tháng > 120 tháng và ≤ 144 tháng 4 Cho vay EUR > 144 tháng Với những tiêu chí như vậy, ACB - PGD NAT có thể phân nhóm khách hàng một cách tương đối cụ thể, góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng và từ đó chọn lọc ra nhóm khách hàng tiềm năng nhằm hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu của mình. 2.2.6. Giới hạn vốn vay theo đối tượng Mức cho vay đối với một khách hàng được xác định dựa vào các căn cứ sau: Nhu cầu vay vốn của khách hàng: căn cứ vào phương án mà khách hàng gửi đến ACB và được ACB thẩm định; Khả năng trả nợ, uy tín thanh toán của khách hàng hay của bên bảo lãnh; Quy định hiện hành của ACB về mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo; Quy định hiện hành của ACB vế số tiền cho vay tối đa đối với từng sản phẩ m cho vay; Khả năng nguồn vốn vay của ACB; Tổng dư nợ của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ACB. 2.2.7. Phương thức cho vay/thu nợ Khách hàng vay theo phương thức vay trả góp; SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 19
- GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ hàng tháng của khách hàng. Tối đa không quá 5 năm; Loại tiền cho vay là VND hoặc vàng SJC 9999/vàng ACB; Thời hạn giải ngân: theo quy định của ACB vào từng thời kỳ; Phương thức giải ngân: một hoặc nhiều lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng hoặc bên thụ hưởng; thu lãi hàng tháng; Phương thức thu nợ: thu lãi hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng hoặc cuối kỳ; thu vốn gốc hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng, hoặc cuối kỳ theo phương thức vốn góp đều hoặc bậc thang tăng 10% - 20%/năm. Khách hàng cũng có thể trả nợ trước hạn khi không còn nhu cầu vay nhưng phải chịu phí phạt trả trước hạn theo quy định hiện hành của ACB. 2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn cá nhân và tiếp nhận hồ sơ Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến liên hệ bộ phận tín dụng. Nhân viên PFC, RA/RO/RM tìm hiểu nhu cầu, chọn lọc thông tin và tư vấn, cung cấp sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy sản phẩm phù hợp và được PFC đánh giá là đủ điều kiện vay vốn thì PFC sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết. CSR nghiệp vụ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng các thủ tục và hồ sơ cần thiết khi khách hàng được giải ngân tiền vay. Sau đó, CSR lập tờ trình cấp tín dụng trong hạn mức và cấp tín dụng đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do ACB phát hành và tiếp nhận giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu có). Bước 2: Thu thập thông tin khách hàng, thẩm định tín dụng và lập tờ trình CA, RA/RO/RM thu thập thông tin khách hàng tại văn phòng, nhà xưởng, … nơi khách hàng có hoạt động kinh doanh chính và chọn lọc thông tin cần thiết để cung cấp cho PFC, CSR. PFC, CSR sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin khách hàng. Thẩm định tín dụng do CA thực hiện theo các bước sau: SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam”
95 p | 854 | 382
-
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
13 p | 1002 | 343
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AGribank) chi nhánh Tây Hà Nội - Giải pháp phát triển
97 p | 953 | 300
-
Đề tài: Thực trạng xử lý rác thải y tế rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp
24 p | 1125 | 294
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1446 | 247
-
Đề tài “Thực trạng kênh phân phối Dược phẩm tại Việt Nam- Áp dụng cho việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH DP GIA PHÚ”
62 p | 904 | 242
-
Đề tài: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004 tại công ty cổ phần Xích líp Đông Anh
44 p | 1021 | 240
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
11 p | 1017 | 105
-
Đề tài "Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất”
35 p | 241 | 91
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và tình hình kinh doanh tại phòng kinh doanh chi nhánh Hồ Chí Minh – công ty TNHH TMV Thương Mại Đồng Tâm
33 p | 504 | 90
-
Đề án: Thực trạng và giải pháp cho ngành thép Việt Nam
32 p | 421 | 54
-
Đề tài: Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An
77 p | 254 | 47
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang-thực trạng và giải pháp
53 p | 134 | 43
-
Đề tài: Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà, xây mới và sửa chữa nhà ở tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng – Phòng Giao Dịch Hàm Nghi giai đoạn 2012-2014
77 p | 221 | 42
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê ” 2
52 p | 133 | 18
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam
29 p | 106 | 16
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bất động sản đồng bằng sông Cửu Long
17 p | 113 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Quản trị văn phòng, trường đại học Nội vụ Hà Nội
48 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn