intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam

Chia sẻ: Sâu Hư | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:48

615
lượt xem
295
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với những khó khăn, biến động và cũng đầy thách thức của nền kinh tế thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải có những yếu tố như vốn, khả năng quản lý và nguồn nhân lực đáng tin cậy. Do vậy đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tự tổ chức cho mình một bộ máy quản lý thật hiệu quả. Trong vòng quay hối hả, gấp gáp của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc quản lý, sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam

  1. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Đề tài: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và các biện pháp quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam
  2. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH MỤC LỤC Lời nói đầu ................................ ........................................................................ 1 Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động ............................... 2 1.1.Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động .............................. 2 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động ........................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động....................................................... 2 1.1.3. Phân loại vốn lưu động ............................................................................. 3 1.2. Quản lí vốn lưu động ................................................................................. 5 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lí vốn lưu động ................................ ...................... 5 1.2.2. Nội dung quản lí vốn lưu động ................................................................. 5 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................. 7 1.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ............................................................. 7 1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động ...................................................................... 8 1.3.3. Hàm lượng vốn lưu động ................................ .......................................... 8 1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận(mức doanh lợi) vốn lưu động ....................................... 8 1.3.5. Số vòng quay hàng tồn kho....................................................................... 8 1.3.6. Vòng quay các khoản phải thu ................................................................ .. 9 1.4. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 9 Chương 2: Thực trạng quản lí, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ............................................................. 11 2.1 Khái quát tình hình chung về công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ......................................................................................................... 11 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................ 11 2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ................................................... 12 2.1.2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất của công ty .... 12 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty ............................ 13 2.1.2.3. Đặc điểm về bộ máy kế toán của công ty ............................................. 14 2.2. Thực trạng quản lí vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ........................................................................................... 14 2.2.1. Thành phần và kết cấu vốn lưu động ở công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ................................ ............................................................ 16
  3. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH 2.2.2. Tình hình quản lí vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ........................................................ 23 2.2.3. Tình hình quản lí các khoản phải thu của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam..................................................................................... 26 2.2.4. Tình hình tổ chức và quản lí hàng tồn kho của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ................................................................................ 29 2.2.5. Hiệu q uả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ................................ ............................................................ 31 Chương 3: Nhận xét, đánh giá và một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ......................................................................................................... 33 3.1. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lí, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam .................................. 33 3.1.1 Những thành tựu đạt được ....................................................................... 33 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tai ................................ ........................................ 34 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn tại công ty c ổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam ............................. 35 3.2.1. Xác định đúng nhu cầu Vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của công ty ...................................................................................................................... 35 3.2.2. Giải pháp cho vấn đề sử dụng tài sản lưu động ....................................... 36 3.2.3. Chủ động thanh toán các khoản nợ nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty ............................................................................................. 38 3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động ...................... 38 3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing ........................................................... 39 3.2.6. Hoàn thiện công tác hạch toán nội bộ ..................................................... 40 Kết luận........................................................................................................... 42
  4. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với những khó khăn, biến động và cũng đầy thách thức của nền kinh tế thị trường. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tạ i và p hát triển cũng phải có những yếu tố như vốn, khả năng quản lý và nguồn nhân lực đáng tin cậy. Do vậy đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tự tổ chức cho m ình một bộ máy quản lý thật hiệu quả. Trong vòng quay hối hả, gấp gáp của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc quản lý, sử dụng vốn thế nào cho hợp lý đã trở thành một vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng là m ục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp và cũng là một vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động và cá c biện pháp quản lý vốn lưu động tạ i Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam”. Bằng những kiến thức đã học cùng với sự hướng d ẫn tận tình của cô giáo – TS Đinh Thị Mai và tập thể cán bộ công nhân viên c ủa công Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam, em đã hoàn thành được đề án. Nội dung chính c ủa đề án gồm 3 phần: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động. Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ VN. Chương 3: Nhận xét, đá nh giá và một s ố ý kiến đề xuất nhắm nâng cao hiệu quả sử dụng, quả n lý vốn lưu động tại Công ty cổ phầ n xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam.
  5. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG V Ề VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 Vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động. 1.1.1 Khái niệm v ốn lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (nguyên, nhiên, vật liệu, b án thành phẩm) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, m ột lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về h ình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu đ ộng, còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động ra làm hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang … đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Tài sản lưu độ ng lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các loại chi phí chờ kết chuyển, chi ph í trả trước… 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn lưu động. *Đặc điểm vốn lưu động. Là biểu hiện b ằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động c ủa vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. - V ốn lưu động c ủa doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sả n xuất, sản xuất và lưu động. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ được gọi là q uá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động. Qua m ỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hoá d ự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng trở về h ình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn lưu động ho àn thành một vòng chu chuyển.
  6. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được ho àn lại toàn bộ sau khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được bằng tiền b án hàng. Như vậy vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. *Vai trò của v ốn lưu động. Vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một bộ phận của sản xuất kinh doanh. Nó đóng góp một vai trò rấ t to lớn trong sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể: - V ốn lưu động c ủa doanh nghiệp là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. - V ốn lưu động luôn tồn tại trong các khâu của ho ạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông. Thiếu vốn lưu động ở một trong ba khâu đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.3 Phân loại vốn lưu động. Để quản lý sử d ụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau: * Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh: - V ốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các kho ản nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất : bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - V ốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các kho ản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý), các kho ản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các kho ản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, các kho ản tạm ứng…).
  7. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự p hân bố c ủa vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. * Phân loại theo hình thái biểu hiện: - V ốn vật tư hàng hoá: bao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu, thành phẩm. bán thành phẩm, sản phẩm dở d ang… - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền m ặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán. Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn: _ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu c ủa doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử d ụng, phân p hối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu được hình thành từ những nguồn khác nhau: nguồn đ óng góp ban đầu và bổ sung c ủa các nhà đầu tư, vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn đó ng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh… - Các kho ản nợ: là các khoản vốn lưu động được h ình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số cách phân loạ i khá c nh ư: Phân loại theo nguồn hình thành ( nguồn vốn điều lệ, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn huy động từ thị trường vốn), phân loại theo thời gian huy động vốn ( nguồn vốn huy động thường xuyên, nguồn vốn lưu động
  8. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH tạm thời), phân loại theo phạm vi huy động vốn ( nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, nguồn vốn bên ngo ài doanh nghiệp). 1.2 Quản lý vốn lưu động. 1.2.1 Sự cần thiết phả i quản lý vốn lưu động. Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và p hát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ q uản lý các hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những vấn đề phải quan tâm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động. Đây có thể nói là một bộ phận rất quan trọng và có ý ngh ĩa quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. V ậy sự cần thiết phải quản lý vốn lưu động xuất phát từ những lý do cơ bản sau: - Xuất phát từ vai trò, v ị trí quan trọng của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là bộ p hận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, là bộ p hận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinh doanh cùa doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn và là tiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. - X uất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận là chỉ tiêu chấ t lượng nói lên kết quả của toàn bộ ho ạt động sản xuất kinh doanh và là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Đạt được lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tổ chức quản lý vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Tóm lại, việc quản lý vốn lưu động trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, là yêu cầu khách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận. 1.2.2 Nội dung quản lý vốn lưu động. Như đã nói ở trên, quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm và hiệ u quả giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận. N ội dung quản lý vốn lưu động bao gồm:
  9. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH - Quản lý vốn b ằng tiền: hoạt động thu chi vốn tiền m ặt của doanh nghiệp diễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn nữa vốn tiền mặt là một loại tài sản đặc biệt, có khả năng thanh kho ản cao, d ễ dàng chuyển sang các hình thức tài sản khác. V ì vậy doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vốn tiền m ặt một cách chặt chẽ, nhất là phải có sự p hân định rõ ràng trong quản lý vốn tiền m ặt để tránh b ị mất mát, lợi dụng. N ội dung quản lý vốn b ằng tiền trong doanh nghiệp thông thường bao gồm: + Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt hợp lý để có thể tránh được các rủi ro không có khả năng thanh toán ngay. + Dự đoán và quản lý các luồng nhập xuất vốn tiền mặt. Trên cơ sở so sánh các luồng nhập, xuất ngân quỹ doanh nghiệp có thể thấy được mức thặng dư hay thâm hụt ngân quỹ. + Quản lý sử dụng các khoản thu chi vốn tiền mặt. - Quản lý vốn tồn kho dự trữ: Tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà d oanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thường ở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tu ỳ theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọ ng các loại tài sản d ự trữ trên có khác nhau. Việc quản lý tồn kho dự trữ trong các doanh nghiệp là rất quan trọng vì sẽ giúp cho doanh nghiệp không b ị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm hàng hoá để bán, đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. - Quản lý các khoản phải thu: Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong thanh toán, đó là các khoản phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm từ 1 5% - 20% trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần phải có biện pháp quản lý tốt. -Quản lí các kho ản phải trả:
  10. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Khác với các khoản phải thu, các khoản phải trả là các khoản vốn doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho ng ười lao động. Việc quản trị các kho ản phải trả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì một lượng vố n tiền m ặt để đáp ứng yêu cầu thanh to án mà còn đòi hỏi việc thanh toán các khoản phải trả một cá ch chính xác, an to àn và nâng cao uy tín c ủa doanh nghiệp đối với khách hàng, đ ặc biệt giúp doanh nghiệp có thể chủ động về p hần vốn ho ạt động của mình, từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn, nắm bắt được thời cơ kinh doanh. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệ u quả sử dụng vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử d ụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: 1.3.1. Tốc độ luân chuyể n vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kì luân chuyển vốn: *Số lần luân chuyển VLĐ : phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kì nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính như sau: L = Error! L: Số vòng quay VLĐ trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ VLĐBQ: Vốn lưu động b ình quân trong kỳ Trong đó: M = Tổng doanh thu bán hàng – Thuế gián thu, phản ánh trong giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của doanh nghiệp. V q1  V q 2  V q 3  V q 4 VLĐBQ = 4 Vdq1 Vcq 4  Vcq1  Vcq 2  Vcq 3  2 2 Hay VLĐBQ = 4 V q1 , V q 2 , V q 3 , V q 4 : Vốn lưu động b ình quân các quý 1,2,3,4 Vđq1: Vốn lưu động đầu quý 1 Vcq1; V cq2; Vcq3; Vcq4: V ốn lưu động cuối quý 1,2,3,4
  11. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH *Kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày thực hiện m ột vòng quay vốn lưu động. Công thức x ác định như sau: K = Error! hay K = Error! K: K ỳ luân chuyển vốn lưu động VLĐbq: V ốn lưu động bình quân trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Vòng quay VLĐ càng nhanh thì kì luân chuyển vốn càng được rút ngắn, chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả. 1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm VLĐ: là chỉ tiêu phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể q uy mô VLĐ. Công thức được x ác địng như sau: M M M1 ( K 1  K 0 ) hoặc M TK  1  1 M TK  L1 L0 360 M TK : mức tiết kiệm VLĐ M 1 : tổng m ức luân chuyển vốn năm kế hoạch K 1 , K 0 : kì luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch và năm báo cáo. 1.3.3. Hàm lượng vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh mức VLĐ cần thiết sử d ụng để tạo ra một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử d ụng VLĐ càng cao. Hàm lượng VLĐ = Error! 1.3.4. Tỷ suất lợi nhuậ n( mức doanh lợi) vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Error! Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ b ình quân bỏ ra trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế( sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt và ngược lại. 1.3.5. Số vòng quay hàng tồn kho. - Số vò ng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng tồn kho bình quân trong kì luân chuyển, được xác định:
  12. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Số vòng quay hàng tồn kho = Error! -Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: p hản ánh số ngày trung bình c ủa một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Error! Hai chỉ tiêu này cho thấy việc tổ chức quả n lí và dự trữ vật tư, hàng hoá của doanh nghiệo tốt hay xấu. 1.3.6. Vòng quay các khoản phải thu. - Vòng quay các kho ản phải thu = Error! Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Điều này là tốt với các doanh nghiệp. Kỳ thu tiền trung bình = Error! x 360 Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu này có thể biết được doanh nghiệp quản lí và sử d ụng VLĐ tốt hay không, để từ đó có thể phát huy hay khắc phục. 1.4. Các biện pháp chủ yế u nhằm nâ ng cao hiệ u quả sử dụng vốn lưu động. Kinh doanh có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại và p hát triển c ủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp phải có những ch ính sách, những biện pháp thực hiện và một trong những biện pháp đó là nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Thứ nhất: Xá c định chính xác nhu cầu VLĐ th ường xuyên, cầ n thiết cho hoạ t động sả n xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành b ình thường liên tục. Nếu không xác định chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vố n gây giá n đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, sẽ dẫn đến thừa vốn, gây lãng phí, vốn luân chuyển chậm sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khô ng hợp lí làm cho chi phí sản xuất tăng lên kéo theo lợi nhuận cua doanh nghiệp giảm xuống. Do đó, cần thúc đẩy VLĐ luân chuyển nhanh nhằm nang cao hiệu quả sử d ụng VLĐ.
  13. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Thứ hai: Lựa chọn các hình thức huy động VLĐ thích hợp. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn VLĐ b ên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được kho ản chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tránh tình trạng tồn kho dưới hình thái tài sản không cần sử d ụng, vật tư hàng ho á kém phẩm chất… mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát c ủa chủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Tổ chức tốt công tá c thanh toán. Tổ chức thực hiện tốt công tác thanh toán là đảm b ảo thu hồi vốn nhanh, đủ, kịp thời. Đồng thời cũng đảm b ảo chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp đúng thời hạn. Tổ chức thanh to án hợp lí, có kế hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động về p hần vốn ho ạt động c ủa mình. Từ đó nâng cao hiệu quả đồng vốn, nắm bắt được các thời cơ kinh doanh, thanh toán các khoản nợ đúng kì hạn đảm bảo được chữ tín c ủa doanh nghiệp đối với khách hàng, đồng thời giảm thiểu các kho ản chi phí về nợ quá hạn. Trong kinh doanh, việc doanh nghiệp phải bán chịu là một điều tất yếu vì nó thúc đẩy quá trình lưu chuyển hàng hoá, thu h út được thêm nhiều bạn hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp cứ để tình trạng nợ đọng kéo dài, khó thu hồi thì điều này sẽ nảh hưởng trực tiếp đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để tránh tình trạng trên doanh nghiệp cần có các biện pháp thu hồi các khoản nợ, nhằm thu hút vốn một cách toàn diện nhất. Thứ tư: Chủ động phòng ng ừa rủi ro, nhất là với nền kinh tế thị trường rủi ro luôn thường trực và xảy đến b ất cứ lúc nào đối với mọi doanh nghiệp. Để chủ động phòng ngừa daonh nghiệp cần phải mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi rủi ro xảy ra. Thứ năm: Tăng cường phát huy vai trò củ a tài chính trong việc quản lí và sử dụng vốn lưu động. Thực hiện biện pháp này đòi hỏ i các doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử d ụng VLĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế m ỗi doanh nghiệp thuộc các
  14. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH ngành nghề lĩnh v ực sản xuất kinh doanh khác nhau nên đặc điểm kinh doanh cũng khác nhau. Vì vậy m ỗi doanh nghiệp cần d ựa vào điều kiện cụ thể c ủa mình để lựa chọn biện pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử d ụng VLĐ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  15. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC MỎ VIỆT NAM 2.1. Khái quát tình hình chung về công ty c ổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triể n của công ty. Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ V iệt Nam( COMICO) được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103001183 do sở kế hoạch Đầu tư Thà nh phố Hà Nội cấp ngày 26/06/2002. Công ty có trụ sở kinh doanh tại 203 DN 3/3 khu đô thị Nghĩa Đô, Dịch Vọng, phố Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Công ty có ba chi nhánh: - Văn phòng đại diện tại Cao Bằng - Văn phồng đại diện tại Hà Giang - Văn phòng đại diện tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm: Bốc xúc đất đá và khai thác mỏ; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, cầu, hầm; xây lắp các công trình điện đến 35kV; xây dựng dân dụng, công nghiệp; dịch vụ cho thuê máy móc, xây dựng; buôn bán trng thiết bị, vật tư, ph ụ tùng; khảo sát, thăm dò, khai thác và b uôn b án các loại khoáng sản( trừ một số khoáng sản Nhà nước cấm); buôn bán và sản xuất điện năng. Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam đã tham gia thi công nhiều công trình lớn như: thi công mở đường mới tại tỉnh Hà G iang, tham gia xây d ựng công trình thư viện Quốc gia Hà N ội, thi công xây dựng kênh d ẫn đoạn II Nhà m áy thuỷ điện Nà Loà- Cao Bằng… Các công trình công ty tham gia thi công đều hoàn thành tốt về chất lượng, đúng tiến độ và được các chủ thầu đánh giá cao. Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty liên tục tăng. C ụ thể: Đvt: 1000đ N ăm 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 47.721 60.765 125.093
  16. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH 2.1.2. Đặc điểm của bộ má y quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của c ông ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam. 2.1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và sản xuất của công ty. Công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ V iệt Nam tổ chức quản lí theo 02 cấp: Bộ máy lãnh đạo gồm: - Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc phụ trá ch chung và 02 Phó G iám đốc các Phòng ban chức năng: 1. Phòng tổ ch ức hành chính: có chức năng quản lí con dấu của công ty; lưu giữ thu phát công văn, tài liệu, quản lí trang thiết bị; tuyển d ụng, điều động nhân sụ theo yêu cầu của Ban Giám đốc. 2. Phòng Tà i chính- Kế toán: có chức năng x ây dựng, theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo hệ thống Tài chính Kế toán của Công ty theo đúng quy định c ủa Nhà nước; tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán ch ính xác, đúng pháp luật; xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả. 3. Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: có chức năng x ây dựng và q uản lí kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn công ty; nghiên cứu, tư vấn và triển khai thực hiện công tác sản xuất kinh doanh đúng pháp luật; x ây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng công trình khi hoàn thành. 4. Phòng Thiết bị- Vật tư: Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lí thiết bị; tổng hợp nhu cầu sửa chữa và chỉ đạo công tác quản lí, sửa chữa thiết bị toàn công ty; lập nhu cầu mua sắm, thuê các vật tư, nắm chắc tình trạng kỹ thuật c ủa thiết bị để kiểm tra, hỗ trợ các dự án.
  17. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Chủ tịch hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng kế Phòng tài Phòng Phòng tổ chính- kế hoạch- thiết b ị- chức- hành kỹ thuật vật tư toán chính Chi nhánh Cao Chi nhánh H à Bằng G iang Chi nhánh tại Lào Các d ự án khác 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Như đã biết, sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng và sử d ụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời gian sử dụng lâu d ài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất của các lo ại sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần x ây dựng và khai thác mỏ Việt Nam nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đặc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công trình đều có dự to án, thiết kế riêng. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công trình đều phải tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất như sơ đồ sau:
  18. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Đấu thầu K ý hợp đồng với b ên A Tổ chức thi công N ghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công v ới b ê n A Bàn giao và thanh quyết toán công trình v ới b ê n A Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có, để thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng x ây dựng khác nhau, công ty đã tổ chức lao động tại chỗ n hưng cũng có lúc điều lao động từ c ông trình n ày đến công trình khácnhằm đảm bảo công trình được tiến hành đúng tiến độ thi công. 2.1.2.3. Đặc điểm về bộ máy kế toán của công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tại Phòng Tài chính-Kế to án, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Công ty tổ chức kế toán theo hình thức tập trung- tổ chức ho ạch toán cho công trình, dự án thuộc công ty do bộ máy kế to án của Văn phòng Công ty thực hiện.
  19. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH Kế toán trưởng Th ủ KT KT KT KT KT tổng tiền TSCĐ quỹ ngân thanh h ợp lương hàng to án K T chi nhánh Cao K T chi nhánh H à KT chi nhánh Lào Bằng G iang 1. Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp toàn hệ thống kế toán của toàn Công ty, có nhiệm vụ báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trợ giúp cho Ban giám đốc trong các quyết định tài chính. 2. Kế toán tổng h ợp: Có nhiệm vụ báo cáo cho kế toán trưởng các thông tin tài chính cần thiết, tập hợp chi phí và tính giá thành lập b áo cáo tài chính, xác định kết quả kinh doanh( lỗ, lãi) hàng tháng, b áo cáo cho kế toán trưởng. 3. Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình vay, trả tiền vay của Công ty với Ngân hàng. Thiết lập quan hệ với các Ngân hàng, lập hồ sơ vay vốn, tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án của Công ty. 4. Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình các khoản nợ p hải thu của khách hàng, các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. 5. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn Công ty. 6. Kế toán TSCĐ : Theo dõi tình h ình tăng, giảm TSCĐ cũng như sự biến động, điều chuyển TSCĐ c ủa toàn Công ty. Hàng tháng trích khấu khao TSCĐ theo vị trí sử dụng của từng dự án. 7.Kế toán quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
  20. ĐỀ ÁN MÔN H ỌC KHOA QU ẢN TRỊ K INH DOANH 8.Kế toán tạ i các chi nhánh, d ự án: có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt và các khoản chi phí tại dự án, hàng tháng gửi báo cáo quyết to án chi phí và báo cáo kế toán khác về V ăn phòng Công ty. 2.2. Thực trạ ng quản lí và sử dụng vốn lưu động tại c ông ty cổ phầ n xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam. 2.2.1. Thành phần và kết cấu vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng và khai thác mỏ Việt Nam. Một doanh nghiệp muốn thành lập, tồn tại và phát triển thì đều phải cần có vốn. Trong đó có hai nguồn vốn quan trọng nhất của doanh nghiệp là vốn cố địmh và vốn lưu động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2