Đề tài: Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình
lượt xem 142
download
Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có. Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng. Về cơ bản, gia đình có ba chức năng: sinh đẻ, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quyền tự nhiên của con người về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- Đề tài: Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG GVHD: ĐINH THỊ HOA 1
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- Đề tài: Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG GVHD: ĐINH THỊ HOA LỚP HP: 211200613 NHÓM: CÙNG TIẾN 2
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH..................................................................................4 I)Các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình........................................................................................4 II)Một số nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình...................................................................................5 2)Hiện tượng sống thử...................................................................................................................................12 III)Những nguyên nhân khiến luật chưa đi sâu vào đời sống nhân dân............................................................13 CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI.............................................................................15 KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................17 LỜI MỞ ĐẦU Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có. Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng. Về cơ bản, gia đình có ba chức năng: sinh đẻ, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quy ền t ự nhiên c ủa con người về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản. Trên thực tế, nhiều quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu tác động từ sự tổng hợp của ba chức năng nói trên, như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quy ền cư trú, các quy ền v ề nhân thân,… Như vậy, quyền con người về hôn nhân và gia đình hình thành từ chính quá trình gia đình hình thành 3
- và thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, đây là một hiện tượng xã hội l ịch s ử – Quá trình hình thành, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung. Thấy được vai trò to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình, nhóm em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình năm 2000” để xây dựng bài tiểu luận này. Sau đây là phần trình bày chi tiết của đề tài. CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH I) Các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Khái quát chung về Luật hôn nhân và gia đình _ Khái niệm: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và tài sắc. _ Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa những người ruột thịt khác. 4
- _ Phương pháp điều chỉnh là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó,phù hợp với ý chí của nhà nước. _ Những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình: + Hôn nhân tự nguyện,tiến bộ. + Một vợ,một chồng. + Bình đẳng vợ chồng,bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch. + Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con. + Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. II) Một số nội dung cơ bản của luật Hôn nhân và gia đình 1) Kết hôn và hủy việc kế hôn trái pháp luật a) Điều kiện kết hôn (Điều 9) _ Nam từ 20 tuổi trở lên,nữ từ 18 tuổi trở lên. _ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. _ Việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp sau thì bị cấm(Điều 10): + Người đang có vợ hoặc có chồng + Người mất năng lực hành vi dân sự + Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. + Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. + Giữa những người cùng giới tính. _ Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhà nước( Điều 12) b) Hủy việc kết hôn trái pháp luật(Điều 16) Việc hủy kết hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau: _ Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định mà vẫn kết hôn. _ Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn. _ Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn với người khác. 5
- _ Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn. _ Hai người cùng giới tính mà kết hôn với nhau. 2) Quan hệ giữa vợ và chồng a) Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng _ Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.(Điều 18) _ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.(Điều 19) _ Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.(Điều 20) _ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.(Điều 22) _ Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau(Điều 21) b) Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng _ Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng.(Điều 27) + Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. + Vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng. _ Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động và không có tài sản đ ể t ự nuôi mình. _ Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng(Điều 31): Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước,người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ hoặc chồng mình đã chết. 3) Quan hệ giữa cha mẹ và con a) Quyền và nghĩa vụ nhân than giữa cha mẹ và con _ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ(Điều 34): + Đối với con chưa thành niên,cha mẹ có quyền quyết định chế độ pháp lí về nhân thân của con, quyền đặt họ tên,tôn giáo,quốc tịch,chỗ ở. + Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc,bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con,cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các 6
- con,ngược đãi,hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. _ Quyền và nghĩa vụ của con(Điều 35): + Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, l ắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đ ẹp của gia đình. + Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. b) Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con Các quyền và nghĩa vụ về tài sản khác giữa cha mẹ và con: con có quyền có tài sản riêng và con từ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha me quản lí, cha mẹ phải bồi thường thiệt hai do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. 4) Cấp dưỡng(Điều 50): Được thực hiện giữa cha mẹ và con,giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội,ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo luật Hôn nhân và gia đình. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có kh ả năng th ực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 5) Con nuôi(Điều 67): Là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người đ ược nhận làm con nuôi để đảm bảo lợi ích của người nuôi con nuôi và đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của người nhận con nuôi.Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, tr ẻ bị tàn t ật làm con nuôi. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán tr ẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác. 6) Chấm dứt hôn nhân Việc chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, ch ồng đã chết. Trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt khi có phán quy ết li hôn c ủa Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. 7) Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 7
- Theo quy định tại khoản 14 – Điều 8 thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu t ố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình : _ Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. _ Giữa những người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam. _ Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. a) Kết hôn có yếu tố nước ngoài(Điều 103) Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy đ ịnh c ủa Luật này về điều kiện kết hôn.Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. b) Ly hôn có yếu tố nước ngoài(Điều 104) Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn đ ược giải quy ết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI Hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình đã công nhận rộng rãi trên toàn th ế gi ới nh ư là bộ phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quy ền con người nói chung. Tôn trọng, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình đã thực sự là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Trên thực tế, Liên hợp quốc đã ban hành nhiều công ước trực tiếp hoặc gián tiếp về công nh ận, thực thi và bảo vệ loại quyền con người này: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế 8
- giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)… I) Đặc điểm quyền con người về hôn nhân và gia đình ở Việt Nam qua các thời kì Ở Việt Nam, trong lịch sử và hiện tại, gia đình đã luôn được xác định là thiết chế xã h ội r ất quan trọng là tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, chế độ xã hội nào, gia đình luôn được Nhà nước quan tâm tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Dưới các chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền con người về hôn nhân và gia đình được xác đ ịnh theo giáo lý nho giáo. Do vậy tư tưởng “phụ quyền” và “gia trưởng” là nguyên tắc chủ đ ạo trong các quan h ệ hôn nhân và gia đình. Quyền được xác lập và ưu tiên cho người đàn ông: cha, chồng, con trai…, quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ: mẹ, vợ, con gái . . . mang tính phụ thuộc vào l ợi ích c ủa người đàn ông trong gia đình. Mặt khác, quyền về hôn nhân và gia đình trong các chế độ xã hội này xác đ ịnh theo nguyên tắc phụ thuộc về thứ bậc “trên dưới”: phụ – tử, huynh – đệ. Trong đó, quyền của người thuộc bậc dưới cũng phụ thuộc vào lợi ích của người thuộc bậc trên. Việt Nam cũng là đất nước cũng chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo, và tín ngưỡng. Trong suốt các tri ều đại phong kiến Việt Nam, tư tưởng nho giáo đã được du nhập và đề cao. Trong đó, đ ức hy sinh c ủa người phụ nữ vì gia đình, sự phụ thuộc giữa các thế hệ, sự trọng nam – kinh nữ … là một trong các nội dung cơ bản . Quan niệm “phu xướng, phụ tùy”, “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “trai năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”… đã trở thành nguyên tắc phổ biến về ứng xử và xác đ ịnh quyền trong gia đình truyền thống ở Việt Nam. Ngoài ra, cùng với sự xuất hiện giao lưu Đông – Tây, đặc biệt ở giai đoạn thuộc Pháp, đạo Cơ đốc đã xuất hiện và có ảnh hưởng ở nhiều vùng, đ ịa phương của Việt Nam. Giáo lý nhà thờ cũng có những tác động không nhỏ đến thực thi quy ền con người, đặc biệt các quyền về kết hôn, ly hôn… ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang là những rào cản rất lớn trong việc thực thi và bảo vệ các quyền cá nhân của thành viên gia đình. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp ở phương Đông thuộc nền văn minh lúa nước – nền văn minh gắn chặt gia đình trong vai trò là đơn vị xã hội cơ bản. Kết cấu chặt chẽ gia đình – làng xã – Nhà nước đi liền với toàn bộ tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Do đó, khác với người phương Tây thường đề cao tự do cá nhân còn gia đình nhiều khi xếp vào hàng thứ yếu, người Việt Nam và một số nước Á Đông khác mỗi cá nhân gắn bó chặt chẽ với một gia đình, làng xã đ ược c ấu thành bởi sự tập hợp nhiều gia đình và gia đình là tế bào của xã hội. Quyền của cá nhân về hôn nhân và gia đình vì thế thường bị hạn chế bởi lợi ích của gia đình và xã hội. Pháp luật hôn nhân và gia đình 9
- hiện hành của Việt Nam ghi nhận một nguyên tắc trong phương pháp điều chỉnh của luật là “các chủ thể thực hiện quyền trên cơ sở lợi ích chung của gia đình”. Trong thực tiễn cuộc sống, một người phụ nữ Việt Nam hiện đại khi cần cân nhắc giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của gia đình, thì lựa chọn lợi ích gia đình vẫn mang tính phổ biến. Đặc điểm này cho thấy, ở Việt Nam nếu công nhận, thực thi và bảo vệ quy ền con người v ề hôn nhân và gia đình như quyền cơ bản của cá nhân mà không có sự quan tâm về mặt pháp luật, chính sách đối với vai trò của gia đình, thì quyền con người về hôn nhân và gia đình mới chỉ dừng lại ở tính chất tuyên ngôn mà chưa thể sự tiếp nhận quyền cụ thể trên thực tế. Dưới chế độ của Nhà nước ta hiện nay, quyền con người về hôn nhân và gia đình (quyền kết hôn, ly hôn, nhóm quyền được làm cha, làm mẹ và làm con, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, quyền đ ại diện, quyền về nơi cư trú, quyền xác định họ, tên, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, quyền về lao động, tư do kinh doanh…) đã trở thành một trong các quyền cơ bản nhất của cá nhân được pháp luật ghi nhận trong Hiến pháp, các văn bản luật có liên quan. Nguyên tắc cơ bản trong công nhận và bảo đảm thực thi quyền con người về hôn nhân và gia đình là bình đẳng, không phân biệt đối xử, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II) Một số biểu hiện sai lệch trong xã hội tồn tại song song với luật Hôn nhân và gia đình Trong xã hội vẫn còn nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại, chúng đi ngược lai với nội dung của luật hôn nhân và gia đình nhưng vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi,tiêu biểu nhất là: bạo l ực gia đình và hi ện tượng sống thử. 1) Vấn đề bạo lực gia đình Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng l ại nổi lên nh ư một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong thời gian gần đây. a) Hiện trạng Theo Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Kết quả khảo sát chọn mẫu 8 tỉnh, thành cũng như các kết quả nghiên cứu bạo lực gia đình cho thấy, bạo lực xảy ra khá phổ biến ở các vùng, mi ền 10
- trong cả nước. Hàng năm có khoảng 2/3 trong tổng số gia đình có hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập); 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; 30% cặp vợ chồng có ép buộc quan hệ tình dục. Số liệu của Bộ Công an cho thấy: cứ 2 đến 3 ngày lại có 1 người bị giết có liên quan đ ến b ạo l ực gia đình. Còn theo Viện khoa học xét xử Toà án Nhân dân Tối cao, tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005) Toà án Nhân dân các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình. Trong đó 42% v ụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.... Nghiên cứu khảo sát về gia đình Việt Nam của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện nghiên cứu về gia đình và giới và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc cho thấy hiện nay ở Việt Nam có tới 21,2% các cặp vợ chồng đã từng trải qua một dạng bạo lực gia đình nào đó nh ư đánh đ ập, nhục mạ hay cưỡng ép tình dục. Trong 12 tháng qua, có 26,2% các bà vợ “không nói chuy ện và h ờn dỗi” trong vài ngày, so với con số này ở các ông chồng là 16,7%. Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp từng trải qua các hình thức bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất. Phụ nữ thường là đối tượng của bạo l ực, bởi chỉ có 0,6% phụ nữ đánh chồng so với 3,4% số nam giới đánh vợ. Trong các trường hợp bạo l ực gia đình, các cặp vợ chồng hiếm khi chia sẻ vấn đề của họ với bố mẹ, bạn bè hoặc chính quyền do lo sợ bị mất mặt hoặc “vạch áo cho người xem lưng”. b) Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình. Chúng tôi xin đưa ra 2 nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân từ phía cá nhân và nhóm nguyên nhân từ phía xã hội. _ Nhóm nguyên nhân từ phía cá nhân: Phần lớn các hành vi bạo l ực thường diễn ra trong những gia đình có chồng hoặc vợ mắc vào các tệ nạn xã hội (chủ yếu chồng) như nghiện hút ma tuý, cờ bạc, rượu, chè, do sự bất đồng về nhận thức, quan điểm, lối sống, do vợ hoặc chồng ngoại tình... Tuy nhiên cũng nảy sinh một khuynh hướng mới, mà có người cho rằng nó là "mặt trái của nền kinh tế thị trường", "là hệ quả tất yếu của xã hội hiện đại", đó là hành vi bạo lực tinh thần. Nếu hành vi bạo l ực về thể chất là trực tiếp gây ra những thương tích trên cơ thể con người, thậm chí còn làm thiệt hại đến tính mạng của người khác thì hành vi bạo lực về tinh thần lại tạo ra một sự khủng hoảng về trạng thái tâm lý kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và hiệu quả công việc của cả vợ và chồng cũng như sự tồn và phát triển của các thành viên khác trong gia đình. _ Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội: Trước hết, cần phải thừa nhận trong xã hội ta hi ện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam 11
- giới trong phân công lao động xã hội. Tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; định kiến giới, vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạo lực gia đình tồn tại và phát triển. Có rất nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả 2 vợ chồng đều phải cùng gánh vác. Nhưng tiếc thay do đầu óc gia trưởng, do định kiến giới mà người đàn ông, người chồng gần nh ư đ ứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của phụ nữ, của người vợ. Nếu những người phụ nữ, người vợ không hoàn thành được những công việc ấy thì họ lại tự cho mình "có quy ền" đ ược trách móc, s ỉ nhục, thậm chí đánh đập vợ, con ... c) Biện pháp khắc phục Trước hết, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về bình đẳng giới. Đặc biệt với nữ ngoài việc nâng cao nhận thức về giới cần trang bị kiến thức để họ biết tự bảo vệ khi trong gia đình có nguy cơ bạo lực. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội ở các khu dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình. Tận dụng triệt để vai trò của dư luận xã hội để kìm chế và điều chỉnh hành vi của các cá nhân. Gắn chặt việc phòng chống bạo lực gia đình với việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 2) Hiện tượng sống thử a) Hiện trạng Sự tiến bộ của xã hội Việt Nam ngày nay,đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân r ất nhi ều, nhất là quan niệm về tình yêu trong giới trẻ. Ở thôn quê, gia đình nào cũng cố gắng dành dụm để cho con lên thành phố tiếp tục ăn học. Những sinh viên này vì xa nhà, cô đơn, l ại mới l ần đ ầu ti ếp c ận với cuộc sống ở đô thị và có lẽ vì không có sự quản lý của cha mẹ nên dễ dàng hơn trong tình cảm. Vì thế, từ chuyện góp gạo thổi cơm chung, dần dà dẫn đến chuyện sống như vợ chồng chỉ là một bước ngắn. Trong thời gian gần đây, tình trạng này càng ngày càng phổ biến nhiều hơn, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hiện tượng này được giới sinh viên gọi là “tình yêu s ống th ử. 12
- Khoảng 10 năm trở lại đây, "sống thử" đang trở thành phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam và hiện tượng này là một đề tài nóng hổi và đang được bàn cãi rất sôi động hiện nay. Chuyện sống chung trước khi quyết định tiến tới hôn nhân thì đã có từ lâu, không có gì xa lạ với đ ời sống ở các nước Tây phương. Nhưng đây có phải là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay "sống thử" chỉ là cái vòng lẩn quẩn, là "cái bẫy của hôn nhân". b) Nguyên nhân Đa phần là những sinh viên này là ở dưới tỉnh lên thành phố vì các em ở thành phố thì có sự kiểm soát của gia đình rồi. Xa nhà thì trống vắng, cô đơn, lạc lõng nên họ đến với nhau… Và họ đ ến với nhau thì nghĩ đơn giản thôi, để chia xẻ niềm vui nỗi buồn. Lúc đầu, họ cũng không nghĩ tạm ứng cho nhau về mặt tình dục đâu, nhưng dần dần họ quyết định kiểu “sống thử.” c) Tác hại Khi chúng ta sống thử như thế, chưa có gì gọi là bảo đảm, nói đúng hơn là không có gì ràng buộc cả, về đạo đức, về luân lý, về dư luận, về luật pháp cũng không. Đó là điều rất nguy hiểm. Còn về mặt tâm lý của phụ nữ người ta vẫn cần một bến đỗ.” Ngoài những hậu quả tai hại về tâm lý, chuyện sống thử còn dẫn đến tệ nạn phá thai ngày càng tăng ở các bệnh viện phụ sản. Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng quan hệ như thế sẽ làm cho n ữ giới thiệt thòi rất nhiều, nhất là khi lỡ có thai và phải đi nạo thai, không những ảnh hưởng về tâm lý mà còn liên quan đến vấn đề sức khoẻ. Chúng ta thử nhìn vào một số quan điểm, ý kiến ... và phân tích những dữ kiện thực tế của vấn đ ề "sống thử" để xem đây có phải là một phương cách tốt trước khi tiến tới hôn nhân hay chỉ là "cái bẫy của hôn nhân", một cái vòng lẩn quẩn dẫn mọi người về con số không, trong cuộc tìm kiếm một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. III) Những nguyên nhân khiến luật chưa đi sâu vào đời sống nhân dân Không thể phủ nhận Việt Nam là một trong những quốc gia tôn trọng và tích cực thực hiện nh ất v ề công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau việc công nhận, thực thi và bảo vệ quy ền con người còn nhiều bất cập cần được khắc phục: Thứ nhất, Việt Nam vẫn là một trong các nước nghèo và là đất nước nông nghiệp, do vậy s ự khó khăn về kinh tế xã hội và sự tồn tại những định kiến xã hội đãcó những ảnh h ưởng không nh ỏ đ ến công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. Ví dụ: phụ nữ Việt Nam được công nhận quyền con người một cách đầy đủ trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhưng 13
- trong cuộc sống dưới áp lực của định kiến xã hội vẫn buộc họ phải lựa chọn giữa lợi ích gia đình và lợi ích cá nhân họ trong sự phát triển nghề nghiệp, học vấn, kinh tế… Sự lựa chọn l ợi ích gia đình đến thời điểm này vẫn được coi là dễ chấp nhận trong đại đa số cộng đồng…; Thứ hai, hệ thống qui phạm pháp luật của Việt Nam về quyền con người trong hôn nhân và gia đình đã có nhưng phần nhiều mới dừng lại ở nguyên tắc rất khó thực thi trong tình huống cụ thể xuất phát từ cuộc sống. Ví dụ: Pháp luật thừa nhận quyền làm mẹ của phụ nữ đơn thân qua sinh con theo phương pháp khoa học, nhưng không cho phép họ khởi kiện người đàn ông đã hỗ trợ quy ền làm mẹ của họ là cha của con mình và giữa người đàn ông đó với con mà người phụ nữ đơn thân sinh ra không có quan hệ cha mẹ và con. Qui định này nhằm mục đích tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ đơn thân thực hiện quyền làm mẹ của mình. Tuy nhiên, nó sẽ phát sinh mâu thuẫn về quy ền c ủa tr ẻ em được biết cha, mẹ mình là ai? Và các quan hệ huyết thống, tập quán giữa người đàn ông cho con và con của ông ta với con của người phụ nữ đơn thân sinh con…. Thứ ba, do quan niệm truyền thống về hành vi ứng xử trong gia đình nên việc các thành viên trong gia đình xâm phạm đến quyền của nhau ít được quan tâm phát hiện và xử lý hơn giữa những chủ thể không có quan hệ hôn nhân và gia đình. Nhận thức phổ biến trong xã hội là chấp nhận hoặc b ỏ qua hành vi cha mẹ áp đặt cho con, chồng cho vợ… Mặt khác các hành vi xâm phạm quy ền v ề hôn nhân và gia đình thường được thành viên, thậm chí che giấu vì sợ người ngoài biết ảnh h ưởng đ ến uy tín của gia đình, dòng họ hoặc người sống phụ thuộc dễ chấp nhận hành vi áp đặt của các thành viên có khả năng chí phối do quan hệ gia trưởng, bề trên với bề dưới, phụ thuộc về kinh tế…. Thực tế đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng mức độ, hình thức và tính chất của các hành vi vi phạm quyền con người về hôn nhân và gia đình. Theo Tờ trình Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội khóa XII “trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày có 1 người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Báo cáo của một số cơ sở y tế cho thấy một t ỷ l ệ khá lớn bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình…. tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000-2005) tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình”. Thứ tư, công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn chưa linh hoạt, đa dạng và hiệu quả. Sự hiểu biết của xã hội nói chung, từng người dân, t ừng thành viên gia đình nói riêng về quyền con người trong hôn nhân và gia đình còn nhiều hạn chế trong 14
- nhận thức và hành vi. Do đó, pháp luật đã thừa nhận quyền tự thân người dân, thành viên không gia đình không tự nhận biết được đó là quyền hoặc họ không xác định đ ược một cách đúng cái họ đang thực hiện là đang xâm phạm đến quyền con người trong hôn nhân và gia đình. Ví dụ: Pháp luật qui định con có quyền sở hữu riêng đối với những tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng… Tuy nhiên, khi con còn nhỏ, nhiều cha mẹ hầu như không biết quyền này của con mà họ chủ động chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản con có được do được thừa kế riêng, tặng cho riêng… cái mà đáng lẽ họ có trách nhiệm quản lý và giao lại cho con khi con đủ 18 tuổi có đầy đủ năng l ực hành vi … Thứ năm, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình còn chưa cao ở một số lĩnh vực, một số cơ quan nhất định. Ví dụ: ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ chồng, nhưng cơ chế tố tụng và thủ tục giải quyết ly hôn ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều yếu tố hạn chế đến quyền này của vợ chồng. Việc ly hôn cần thông qua hòa giải là cần thiết, nhưng chỉ có hòa giải tại tòa án mới là bắt buộc còn hòa giải ở cơ sở chỉ mang tính chất tự nguyện. Trên thực tế, nhiều tòa ở địa phương lại chỉ thụ lý đơn sau khi đã có xác nhận qua hòa giải ở cơ sở và đây là một thực tế tác động rất lớn đến quyền ly hôn của vợ chồng…. CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG TƯƠNG LAI Các nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam đều ghi nhận về tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, ngày 21/2/2005, Ban bí th ư TƯ Đảng đã có Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đ ại hóa trong đó nêu rõ tình hình bạo lực gia đình gia tăng làm ảnh hưởng đ ến quá trình công nghi ệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược 15
- xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và một trong những quan điểm chỉ đạo làxây dựng và hoàn thiện pháp luật về .. dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội…. _ Việt Nam là thành viên tích cực của Liên hợp quốc trong việc tham gia và công nhận các công ước quốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền con người nói chung, quyền con người về hôn nhân và gia đình nói riêng: Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW)… Việt Nam cũng đã và đang từng bước nội luật hóa các công ước này vào pháp luật của Việt Nam (trên thực tế nhiều quyền con người về hôn nhân và gia đình đã được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam trước khi Việt Nam là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người) _ Trong hệ thống pháp luật của mình,Việt Nam đã tích cực xây dựng hệ thống qui phạm pháp luật đa dạng ở nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực khác nhau về quyền con người nói chung và quyền con người trong linh vực hôn nhân và gia đình nói riêng: Hiến pháp năm 1992 (trước đó là các Hiến pháp 1946, 1959, 1980), Bộ luật dân sự năm 2005 (trước đó là Bộ luật dân sự năm 1995), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (trước đó là Luật hôn nhân và gia đình các năm 1959 và 1986), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (trước đó là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991), Bộ luật hình sự năm 1999 (trước đó là các Bộ luật hình sự năm 1985 và các bộ luật hình sự sửa đổi), pháp luật về xử phạt hành chính, Luật bình đẳng giới năm 2006, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007… Xây dựng hệ thống các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công nhận, thực thi và b ảo v ệ * quyền con người trong hôn nhân và gia đình: _ Quốc hội ban hành pháp luật về quyền con người nói chung, quyền con người trong hôn nhân và gia đình nói riêng; _ Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện trên thực tế vai trò quản lý Nhà nước các hoạt động công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình; Các cơ quan trực thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân (Bộ tư pháp, Bộ Công An, Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội và các sở chuyên ngành…) thực hiện việc 16
- công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; _ Các cơ quan tư pháp (Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) chịu trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm quyền con người về hôn nhân và gia đình theo pháp luật hình sự hoặc pháp luật dân sự. Xây dựng cơ chế phối hợp trách nhiệm giữa nhà nước với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức * xã hội và cộng đồng trong công nhận, thực thi và bảo vệ quy ền con người về hôn nhân và gia đình. Trong đó vai trò của các tổ chức và cộng đồng đóng vai trò rất quan trong phổ biến, tuyên truyền, giao dục về quyền con người trong hôn nhân và gia đình, phát hiện các hành vi vi phạm quyền con người về hôn nhân và gia đình, cùng tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đ ến quyền con người trong phạm vi cộng đồng; Xây dựng cơ chế về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về quyền con người trong hôn nhân và * gia đình nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của toàn xã hội. * Xây dựng cơ chế bảo đảm về chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đ ối v ới công nh ận, thực thi và bảo vệ quyền con người về hôn nhân và gia đình. KẾT LUẬN Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sau nhiều năm phát huy giá trị của nó trong thực tiễn, chúng ta nhận thức rằng hôn nhân là tổ chức cộng đồng xã hội ra đời sớm nhất trong lịch sử, và cũng là tổ chức mang tính bền vững nhất. Kết hôn vừa là một hành vi dân sự vừa là hành vi văn hoá và tác động lên nhiều chủ thể khác nhau, cả cộng đồng và xã hội. Bởi vậy nên ngay trong bản thân nó tiềm ẩn nhiều bất tr ắc, ở đó bao g ồm t ất cả mọi khả năng về hạnh phúc và sự bất hạnh có thể xảy ra. Vậy nên, pháp luật về hôn nhân và gia 17
- đình là những chế định hết sức đặc biệt, được xây dựng để điều chỉnh một quan hệ xã hội mang tính văn hoá đặc thù. Việc xây dựng và vận dụng pháp luật cần sự am hiểu sâu s ắc v ề phong t ục t ập quán, văn hoá dân tộc. Đây chính là vấn đề bổ sung văn hóa cho pháp luật thực tại khi xã h ội có những bước tiến về khoa học kỷ thuật và những bước lùi trong việc nhận chân các giá tr ị c ủa văn hóa truyền thống. Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truy ền thống đ ạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam. Các nguồn tài liệu đã sử dụng: 1. Giáo trình môn Pháp luật đại cương của trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 12 của Bộ GD & ĐT 3. Địa chỉ trang web: - www.dantri.com.vn - Tailieu.vn 18
- DNH SÁCH NHÓM 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình
14 p | 3463 | 426
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về hình thức chính thể quân chủ đại nghị trên thế giới
27 p | 1714 | 182
-
ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ DẠNG TOÀN PHƯƠNG
15 p | 479 | 113
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và khả năng áp dụng trong thực tiễn
93 p | 271 | 92
-
Đề tài: Tìm hiểu pháp luật về huy động vốn của công ty cổ phần
12 p | 275 | 84
-
Đề tài luận văn: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam
76 p | 565 | 77
-
Đề tài :"Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án"
13 p | 232 | 43
-
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
29 p | 196 | 41
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu mô hình doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trong pháp luật phá sản Việt Nam
1 p | 160 | 23
-
Đề tài: Tìm hiểu về chính sách đền bù thiệt hại, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian qua ở nước Việt Nam
29 p | 118 | 22
-
Đề tài: Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh và thành viên công ty hợp danh - So sánh với pháp luật nước ngoài
19 p | 136 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam
20 p | 124 | 16
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
19 p | 107 | 15
-
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BỘ LUẬT HAMURABI
16 p | 157 | 13
-
Thuyết trình: Tìm hiểu tư tưởng của Jean-Jacques Rousseau
7 p | 182 | 13
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch
11 p | 142 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta hiện nay
14 p | 107 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn