Đề tài "xây dựng kế họach HACCP cho mặt hàng tôm he hấp đông lạnh IQF cho công ty"
lượt xem 366
download
Ngày nay, trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về chất lượng thực phẩm hàng hóa và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn đối với mọi quốc gia. Trong quá trình hội nhập, thị trường thế giới đã không ngừng mở rộng và trở nên tự do hơn. Nhưng đồng thời với quá trình đó là sự hình thành các qui tắc, trật tự mới trong thương mại quốc tế. Khi các hàng rào thuế quan được dần gỡ bỏ, những khó kăn do những đòi hỏi của hàng rào kỹ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "xây dựng kế họach HACCP cho mặt hàng tôm he hấp đông lạnh IQF cho công ty"
- NHÓM 1: SẢN PHẨM TÔM HE HẤP ĐÔNG LẠNH IQF HỌ VÀ TÊN STT MSSV ĐÁNH GIÁ TRẦN THIỆN KHIÊM (Nhóm trưởng) 1 50130678 LƯU THỊ LIÊN (Nhóm phó) 2 50130779 NGUYỄN THỊ HƯƠNG 3 50130495 NGUYỄN QUỲNH LONG 4 50130806 ĐÀO THỊ THÚY QUỲNH 5 50131304 TRẦN THỊ GIANG 6 50130309 NGUYỄN THỊ QUÝ HẬU 7 50130596
- A. Giới thiệu chung: Ngày nay, trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về chất lượng thực phẩm hàng hóa và dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành một thách thức to lớn đối với mọi quốc gia. Trong quá trình hội nhập, thị trường thế giới đã không ngừng mở rộng và trở nên tự do hơn. Nhưng đồng thời với quá trình đó là sự hình thành các qui tắc, trật tự mới trong thương mại quốc tế. Khi các hàng rào thuế quan được dần gỡ bỏ, những khó kăn do những đòi hỏi của hàng rào kỹ thhuật thương mại- TBT lại xuất hiện. Muốn vựơt qua đựơc hàng rào TBT, hàng hóa phải có chất lượng cao, giá cả phù hợp và thoả mãn được các yêu cầu về an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Việc cần làm trứơc hết là phải trang bị những kiến thức về chất lượng, tâm lý hướng về chất lượng, đạo đức về cung ứng các sản phẩm…đó là quá trình lâu dài, phải tiến hành một cách bền bỉ và liên tục. Trong nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo cho hàng hóa, dịch vụ có chất lượng và luôn được cải tiến, nâng cao theo đòi hỏi của nhu cầu xã hội, của người tiêu dùng là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của bản thân các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường, chọn phương án sản phẩm, phương án công nghệ, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho mình. Sự chi phối của qui luật giá trị biểu thị bằng tính cạnh tranh gay gắt giữa những hàng hóa, dịch vụ cùng lọai trên thị trường buộc các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách giành lợi thế so sánh tương đối để tồn tại và phát triển. Đó là các bài tóan không ai có thể tìm lời giải thay cho các doanh nghiệp. Cho nên việc đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước thì yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải quan tâm đó là xây dựng cho mình một chương trình quản lý chất lượng có hiệu quả. Để đạt được mục đích trên thì hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP được xem là một công cụ đảm bảo hiệu quả nhất, nó đem lại nhiều lợi ích, cũng như tạo được uy tín cao đối với thị trường nhập khẩu. Từ những lý do trên chúng tôi xây dựng kế họach HACCP cho mặt hàng tôm he hấp đông lạnh IQF cho công ty của mình.
- B. Nội dung 1. Thành lập đội HACCP 2. Lựa chọn sản phẩm? lý do chọn sản phẩm 3. Lựa chọn thị trường tiêu thụ 4. Xây dựng bảng đánh giá điều kiện tiên quyết 5. Xây dựng chương trình GMP 6. Xây dựng kế hoạc HACCP C.Tiến hành I. Bảng thành lập đội HACCP 1. Thành lập đội HACCP 1.1. Yêu cầu đối với thành viên đội HACCP Đã được huấn luyện cơ bản về HACCP a. Hiểu biết và có kinh nghiệm về một vài lĩnh vực sau b. - Sinh học, hóa học, vật lý - Công tác vệ sinh - Công nghệ chế biến - Kết cấu nhà xưởng - Trang thiết bị, máy móc - Các lĩnh vực khác Am hiểu tình hình thực tế của xí nghiệp c. 1.2. Cơ cấu đội HACCP Đại diện ban giám đốc tại xí nghiệp a. Bộ phận kiểm soát chất lượng b. Một số bộ phận khác như: c. - Bộ phận quản lý điều hành sản xuất - Bộ phận quản lý thiết bị d. Chuyên gia từ bên ngoài(nếu cần) 1.3. Số lượng thành viên đội HACCP Khoảng từ 3-9 người(tùy điều kiện cụ thể của xí nghiệp) 1.4. Thủ tục thành lập đội HACCP - Quyết định thành lập(nêu rõ phạm vi hoạt động và quyền hạn của đội HACCP) - Danh sách các thành viên và phân công trách nhiệm cụ thể
- CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN 7 THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ: 50CBTS-ĐH NHA TRANG DANH SÁCH ĐỘI HACCP BẢNG 1: HỌ VÀ TÊN TRÌNH ĐỘ NHIỆM VỤ CỤ S CÔNG CÔNG VIỆC VIỆC THỂ T CHUYÊN HIỆN NAY CỦA T MÔN ĐỘI HACCP Trần Thiện P.GĐ Kỹ Đội Lãnh đạo, phê 1 KSCBTS Thuật Trưởng duyệt,thẩm tra Khiêm chương trình HACCP Lưu Thị Liên Đội trưởng Đội phó Xây dựng tổ chức, 2 KSCBTS triển khai áp dụng kế QC hoạch HACCP Nguyễn Thị Phòng kiểm Đội viên Tư vấn vấn đề VSV, 3 KSCBTS Hương nghiệm xây dựng tổ chức việc thực hiện tham VSV gia và giám sát việc thực hiện SSOP và GMP Nguyễn Quản đốc Đội viên Tư vấn những vấn 4 KSCBTS phân xưởng đề về máy và thiết Quỳnh Long cơ điện bị, giám sát việc vận hành và bảo dưỡng toàn bộ máy, thiết bị trong toàn bộ xí nghiệp Đào Thị Thúy Phòng quản Đội viên Xây dựng tổ chức, 5 KSCBTS lý chất thực hiện GMP và Quỳnh lượng SSOP, giám sát kế hoạch HACCP Trần Thị Đội viên Tham gia xây dựng 6 KSCBTS QC và giám sát thực hiện Giang GMP Nguyễn Thị Đội viên Tham gia xây dựng 7 KSCBTS QC Quý Hậu và giám sát thực hiện SSOP NHA TRANG,ngày…tháng….năm 2010 Người phê duyệt
- II. Lựa chọn sản phẩm: TÔM HE HẤP ĐÔNG LẠNH IQF 1- Lý do chọn sản phẩm(lý do chọn sản phẩm): Nước ta nằm phía tây biển đông có bờ biển dài 3260km, phía Bắc giáp Vịnh Bắc Bộ phía Nam giáp Vịnh Thái Lan với cả 1 vùng thềm lục địa rộng lớn khoảng hơn 1 triệu km2. Thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay có thể đạt 4,5 tỉ USD, tăng so với mức 4,2 tỉ USD năm 2009. Mục tiêu trên khá lạc quan khi trong 8 tháng đầu năm, ngoài những thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ và châu Âu thì các thị trường khác cũng tăng mạnh, trong đó đáng kể là 2 thị trường Trung Đông và Nam Mỹ. Cụ thể, thị trường Arabie Séoudite có mức tăng trưởng 28,5% và Mexico tăng 20% so với cùng kỳ năm 2009. Con tôm vẫn dẫn đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, với giá xuất khẩu tăng bình quân từ 5 - 10% so với cùng kỳ năm 2009, một phần là do sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico trong tháng 4-2010, khiến nhiều ngư trường khai thác thủy hải sản tại khu vực này phải đóng cửa. Bên cạnh đó, việc nhiều nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan mất mùa khiến giá tôm xuất khẩu đang ở mức cao, tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ. Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm số một của Việt Nam, tăng 21,7% về lượng và 21% về giá trị, từ đầu năm đến nay. Trong đó tôm he là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao nhất Tôm he có tên khoa học là Penaeus merguiensis còn gọi là tôm bạc, phân bố khắp nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Vũng Tàu, Rạch Giá, Vịnh Thái Lan. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, và từ tháng 5 tới tháng 9. Tôm có chiều dài khai thác từ 140 đến 200mm, với khối lượng từ 35 đến 80g. Tôm he có giá trị dinh dưỡng cao tổ chức cơ thịt rất vững chắc, có mùi vị thơm ngon, đặc trưng rất hấp dẫn, được minh họa dưới bảng sau: Thành phần hóa học của tôm he: Thành phần Hàm lượng Đơn vị Nước 76-79 G/100g Protein 13-33 G/100g Lipid 0,3-1,4 G/100g Tro 1,3-1,87 G/100g Ca 29-50 Mg/100g P 33-67,6 Mg/100g Na 11-12,7 Mg/100g K 127-565 Mg/100g
- Fe 1,2-5,1 Mg/100g Bảng hàm lượng Vitamin của tôm he: A(UI) B(mg/%) B2(mg/%) B6(mg/%) C(mg/%) PP(mg/%) 1,00 0,04 0,05 0,08-0,51 2 400 Tôm he là loài có thành phần thịt cao nhất: thịt tôm 60-20% đầu 29,8%, vỏ 10%. Trong chế biến người ta thường sử dụng nguyên liệu này nhằm làm giảm định mức, tăng hiệu quả sản xuất và lợi nhuận. Nghề chế biến tôm đặc biệt là tôm đông lạnh đang được phát triển rất mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở cả trong nước và ngoài nước. 2. Lựa chọn thị trường tiêu thụ: EU Quá trình nhập khẩu thực phẩm vào EU. 1) Quy trình: Cơ quan quản lý 1 xuất khẩu 2 Nhà xuất khẩu 7 Ngoài EU 3 6 Hải quan 8 EU 4 Nhà nhập khẩu Cơ quan quản lý 9 của từng nước EU 5 Khối thương mại EU (27 nước)
- 1: Nhà xuất khẩu nộp đơn xin được xuất khẩu hoặc tái xuất (yêu cầu hàng phải có chứng thư vệ sinh cùng một số giấy tờ khác và thuộc danh sách các công ty, các sản phẩm thủy sản được EU cho phép xuất khẩu) 2: Cơ quan quản lý của nước xuất khẩu ngoài EU cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu 3: Nhà xuất khẩu gửi trước bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu tới nhà nhập khẩu EU 4: Nhà nhập khẩu nộp đơn xin phép nhập khẩu có bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi kèm 5: Cơ quan quản lý thuộc EU cấp giấy phép nhập khẩu 6: Nhà nhập khẩu gửi bản cấp phép nhập khẩu gốc tới nhà xuất khẩu ngoài EU 7: Nhà xuất khẩu gửi 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu cùng với hàng hoá 8: Nhà xuất khẩu xuất trình 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu tới cơ quan hải quan tại mỗi điểm kiểm soát biên giới trước khi hàng được đưa vào lãnh thổ EU 2).Thủ tục hải quan tại EU Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế hải quan và thuế VAT. Theo quy định, các hàng hóa bên ngoài Cộng đồng khi được nhập khẩu phải khai báo hải quan. Hàng hóa được quy định một mẫu thông quan để làm thủ tục hải quan, được chuyển tới khu vực tự do hoặc kho ngoại quan, tái xuất, hủy hoặc tịch thu sung công. Thủ tục hải quan liên quan đến giải phóng hàng, giao nhận, kho hải quan, sản xuất, gia công nhập khẩu dưới sự quản lý nhập khẩu, tạm nhập, gia công xuất khẩu và xuất khẩu. Thủ tục khai báo hải quan kiểm tra nhanh đối với bất cứ hàng hóa nào là đối tượng bị cấm hoặc hạn chế nhập, xác định thuế đánh vào hàng hóa đó, lựa chọn các thông tin thống kê yêu cầu. Thủ tục khai báo hải quan có thể tiến hành bằng thủ tục thông thường hoặc thủ tục đơn giản hơn như thông quan địa phương, nghĩa là hàng hóa đó có thể được giải phóng khỏi sự sở hữu hoặc được chỉ định nơi sở hữu khác, chịu sự quản lý của cơ quan hải quan và phù hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu số lượng lớn hàng cùng loại (mà không bị ngăn cấm). Nhà quản lý thông quan địa phương có thể áp dụng đơn viết tay và đệ trình tới cơ quan hải quan của địa phương đó. Trong Hiệp định thông quan hải quan, hàng hóa không phải qua kiểm soát hải quan đến khi được xuất trình tới hải quan và đơn khai báo hải quan chính thức được viết và được đệ trình. Văn bản khai báo hải quan được đệ trình bằng tài liệu hành
- chính tiêu chuẩn dạng SAD (Single Administrative Document). Các tài liệu phải được gửi kèm khi khai báo hải quan bao gồm: Hóa đơn kinh doanh, tờ khai định giá hải quan, chứng nhận xuất xứ, giấy tờ vận chuyển và đóng gói hàng hóa. Chủ sở hữu hàng hóa phải ký vào bản khai báo hải quan. Đối với hàng gửi có giá trị dưới 10.000 euro thì không yêu cầu khai báo giá trị tính thuế. Hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài Cộng đồng phải chịu giá tính thuế, đó là tổng giá cả mua bán và giá trị nhận hàng. Tổng giá trị thuế phụ thuộc vào mặt hàng. Thuế được xác định dựa vào biểu thuế cơ bản được nêu rõ trong biểu thuế hải quan Cộng đồng EU. Có hai loại thuế là thuế được chỉ định và thuế theo giá hàng. Nếu hàng hóa đến từ nước có hiệp định thương mại tự do với EU thì chúng sẽ được nhận trợ cấp hải quan khi nhập khẩu và để được hưởng phúc lợi, hải quan yêu cầu khai báo nguồn gốc, khai báo chứng nhận xuất xứ hoặc hóa đơn mua bán của người xuất khẩu. EU có tới khoảng 30 điều khoản phúc lợi hải quan trợ cấp miễn giảm thuế chính thức đối với các sản phẩm được đưa ra trong hiệp định. Chỉ có 10 nước trên thế giới là không nằm trong phạm vi của Hiệp định này. Luật hải quan Cộng đồng bao gồm các luật lệ hải quan chung và các thủ tục áp dụng trong thương mại giữa EU và các nước thứ Ba. Những thủ tục này gọi là “Thủ tục hải quan có sự tác động kinh tế”: + Hàng được giải phóng để được tự do lưu thông: theo điều khoản 23/EC quy định hàng hóa được tự do lưu thông trong Cộng đồng châu Âu. Nguyên tắc này được áp dụng không chỉ đối với hàng hóa sản xuất trong Cộng đồng mà còn áp dụng cho cả hàng hóa nhập khẩu, được tự do lưu thông sau khi nộp thuế nhập khẩu theo nghĩa vụ. Hàng hóa được đăng ký theo thủ tục khai báo hải quan. Theo nguyên tắc thời điểm được xác định chấp nhận khai báo hải quan để được tự do lưu thông (theo điều 67, 201(2), 214 (c)) là ngày nộp thuế nhập khẩu. Điều này áp dụng cho cả giá tính thuế và số lượng hàng hóa chịu thuế hoặc bị áp dụng tỷ lệ thuế. + Quá cảnh trong nước/ngoài nước: Cho phép hàng hóa được nhập khẩu để giao nhận miễn thuế tại cơ quan hải quan nội địa, với mục đích vận tải quá cảnh. Về phương diện pháp lý, thủ tục quá cảnh bị chi phối bởi thủ tục quá cảnh Cộng đồng châu Âu hoặc thủ tục quá cảnh hàng hóa chung giữa EU và các nước EFTA. Tuy nhiên các thủ tục quốc tế khác cũng có hiệu lực. + Kho Hải quan: Cho phép nhập khẩu hàng hóa vào Cộng đồng và lựa chọn thời điểm trả thuế hoặc tái xuất hàng hóa. Hàng hóa được giữ trong kho bảo quản với
- ý định phân phối tiếp theo. Tuy nhiên hàng hóa có thể chế biến dưới mức gia công nhập khẩu hoặc gia công dưới sự quản lý hải quan trong kho hải quan. + Chế biến dưới sự quản lý nhập khẩu: Hàng hóa có thể được chế biến thành sản phẩm chịu tỷ lệ thuế thấp hơn trước khi được đưa vào lưu thông tự do. Thuế nhập khẩu được đóng góp để tạo ra hoặc để duy trì các hoạt động gia công, chế biến trong cộng đồng. + Gia công chế biến xuất khẩu/nhậpkhẩu: cho phép nhập khẩu các nguyên vật liệu hoặc các hàng hóa sơ chế được gia công, chế biến để tái xuất vào Cộng đồng mà không yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu thuế hải quan và VAT đối với hàng hóa được chấp nhận. Có hai dạng khác nhau: (1) Cho phép giảm thuế; (2) Trả ngay hoặc trả sau. + Tạm nhập: Hàng hóa được chấp nhận trong Cộng đồng mà không phải nộp thuế hoặc VAT theo các điều kiện hoặc tái xuất sau đó. Đối với một số loại hàng có thể khai báo hải quan bằng miệng mà không nhất thiết phải khai báo bằng văn bản. Tuy nhiên các cơ quan hải quan có thể yêu cầu nhà nhập khẩu xuất trình bản kiểm kê hàng tồn kho hoặc phiếu đóng gói bằng văn bản để hỗ trợ cho việc khai báo hải quan bằng miệng. Để làm được điều này có thể sử dụng mẫu có sẵn. + Xuất khẩu 3). Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với hàng nhập khẩu vào EU - Quy định về chứng từ Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ khai theo mẫu do Hải quan quy định. Ngoài ra, có thể sử dụng những mẫu tờ khai khác nếu được cơ quan Hải quan cho phép. Hàng hoá khi kiểm tra hải quan đều phải xuất trình cả tờ khai sơ bộ (Summary declaration) cùng với hàng hoá. Tuy nhiên nhân viên hải quan có thể cho phép xuất trình tờ khai sau, nhưng không được quá ngày làm việc đầu tiên tính từ ngày hàng hoá được xuất trình cho cơ quan hải quan. Tờ khai tóm tắt được lập theo mẫu của cơ quan hải quan quy định. Tuy nhiên cơ quan Hải quan có thể cho phép sử dụng bất cứ một chứng từ thương mại nào có đủ nội dung chi tiết cần thiết cho việc nhận dạng hàng hoá để thay cho tờ khai tóm tắt. Tờ khai tóm tắt cũng có thể được lập dưới hình thức điện tử.
- Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây: + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Cần ghi rõ chính xác các thông tin mô tả hàng hoá, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và bảo hiểm + Vận đơn (Bill of Lading) + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi người nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hoá nhất định. Những hàng hoá được hưởng GSP phải có “C/O form A.” + Phiếu đóng gói (Packing List) nếu cần + Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s export declaration) áp dụng đối với những lô hàng có trị giá trên 2500 USD + Giấy phép nhập khẩu (Import License) nếu cần + Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) nếu cần + Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice) nếu cần + Giấy chứng nhận vệ sinh (các sản phẩm động vật) (Sanitary Certificate for Animal Products) (ở Việt Nam do Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh Nông lâm sản – NAFIQAVED) + Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import Documentation for Non-agricultural) - Điều kiện kiểm tra đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU Các sản phẩm thuỷ sản khi nhập khẩu vào EU phải có chứng nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu ngoài EU(cơ quan này được Uỷ ban châu Âu công nhận). Đây là điều kiện tiên quyết đối với các nước xuất khẩu để đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang EU Đối với các sản phẩm thuỷ sản, nước xuất xứ phải nằm trong danh sách các nước đủ điều kiện được EU công nhận. Tiêu chuẩn để đủ điều kiên là: + Nước xuất khẩu phải có một cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm kiểm soát chính thức xuyên suốt dây chuyền sản xuất. Đây phải là cơ quan có quyền lực, có cơ sở hạ tầng và nguồn lực để thực hiện có hiệu quả việc giám định và chứng nhận các điều kiện vệ sinh liên quan, đảm bảo độ tin cậy. + Thuỷ sản sống, trứng và thú săn bắt để nuôi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống phải có đầy đủ tiêu chuẩn sức khỏe động vật liên quan
- + Điều kiện để nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống hoặc đã chế biến, loài chân bụng biển, loài da gai là chúng phải nằm trong danh sách khu vực sản xuất được chứng nhận. Cơ quan quốc gia nước xuất khẩu phải đảm bảo việc phân loại các sản phẩm này và phải giám sát thường xuyên các khu vực sản xuất để không có các độc tố biển gây nhiễm độc. + Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu phải có kế hoạch kiểm soát theo yêu cầu của EU đối với kim loại nặng, vật lây nhiễm, dư lượng thuốc thú y và kháng sinh trong các sản phẩm NTTS. Kế hoạch kiểm soát phải được lập và đệ trình tới EC để xin chấp thuận và tiếp tục thực hiện hàng năm. + Các sản phẩm thuỷ sản được phép nhập khẩu vào EU nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (Nafiqaved) giám định đáp ứng đủ các yêu cầu của EU + Cần thiết phải có sự giám định của Cơ quan Thú y và Thực phẩm của Ủy ban châu Âu (FVO) để xác nhận phù hợp với các yêu cầu trên + Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước ngoài EU khi tới lãnh thổ EU phải qua chứng nhận của Trạm giám định biên giới của EU. Mỗi hàng gửi phải chịu kiểm tra tài liệu một cách hệ thống, kiểm tra tính đồng nhất và kiểm tra vật lý. Tần suất kiểm tra phụ thuộc vào mức độ hư hỏng sản phẩm và phụ thuộc vào kết quả của các lần kiểm tra trước. Mỗi hàng gửi mà không đạt yêu cầu quy định của EU sẽ bị hủy hoặc bị gửi trả lại trong vòng 60 ngày. III. Xây dựng bảng đánh giá điều kiện tiên quyết: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP-TỤ DO-HẠNH PHÚC **** * **** CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU 7 THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ: 50CBTS-ĐH NHA TRANG BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CỦA XÍ NGHIỆP Nhóm chỉ tiêu Điều khoản tham chiếu Đánh giá điều Diễn Kết quả kiện sản xuất giải theo: QCVN 02- đánh giá thực tế 01:2009/BNNPTNT Địa điểm và môi trường xung quanh Yêu cầu về thiết kế, bố trí nhà xưởng Yêu cầu về kết cấu nhà xưởng
- Yêu cầu đối với dụng cụ chế biến Hệ thống cung cấp nước và nước đá Hệ thống cung cấp hơi nước Hệ thống cung cấp khí nén Hệ thống xử lý nước thải Yêu cầu về phương tiện rửa và khử trùng tay Phương tiện làm vệ sinh và khử trùng Nguồn nhân lưc Tổng Đánh giá xếp loại xí nghiệp: Nha Trang, ngày ...tháng ...năm... Người đánh giá: Ký tên HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT 1.Đánh giá điều kiện tiên quyết của xí nghiệp : Để xem xét điệu kiện tiên quyết của xí nghiệp cần căn cứ vào:quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:QCVN 02-01:2009/BNNPTNT Chương 2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Quy định chung đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản: 2.1.1. Địa điểm 2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao. 2.1.1.2. Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm. 2.1.1.3. Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở phải hội đủ các yếu tố: a. Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất thực phẩm. b. Thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực phẩm. 2.1.2. Môi trường xung quanh 2.1.2.1. Khu vực xung quanh, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở phải lát bằng vật liệu cứng, bền, hoặc phủ cỏ, trồng cây. 2.1.2.2. Có hệ thống thoát nước tốt cho khu vực chung quanh và dễ làm vệ
- sinh. 2.1.3. Yêu cầu về bố trí, thiết kế: 2.1.3.1. Có tường bao ngăn cách với bên ngoài. 2.1.3.2. Các khu vực sản xuất phải có kích thước phù hợp, đảm bảo các hoạt động chế biến sản phẩm thuỷ sản, cho phép thực hiện được việc bảo trì, làm vệ sinh hoặc khử trùng thích hợp. 2.1.3.3. Không tạo nơi ẩn náu cho động vật gây hại; không để các tác nhân gây nhiễm như: bụi, khí thải, mùi hôi và động vật gây hại xâm nhập.QCVN 02-01 : 2009 / BNNPTNT 6 2.1.3.4. Khu vực sản xuất phải được bố trí hợp lý bằng cách phân luồng riêng công nhân, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nước đá, vật liệu bao gói và phế liệu trong quá trình sản xuât để hạn chế khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm. 2.1.3.5. Các khu vực sản xuất có yêu cầu về điều kiện vệ sinh khác nhau phải được ngăn cách phù hợp. 2.1.4. Kết cấu nhà xưởng khu vực sản xuất 2.1.4.1. Nền a. Nền nhà xưởng phải đáp ứng được yêu cầu: i. Có bề mặt cứng, chịu tải trọng. ii. Không thấm và đọng nước, không trơn. iii. Không có khe hở, vết nứt. iv. Dễ làm vệ sinh, khử trùng. b. Giữa nền với tường, bệ thiết bị, máy móc ... phải có góc lượn phù hợp để dễ làm vệ sinh 2.1.4.2. Thoát nước nền a. Tại các khu ướt: i. Nền nhà xưởng phải nhẵn và có độ dốc không nhỏ hơn 1:48, đảm bảo không bị đọng nước. ii. Hệ thống rãnh thoát nước nền phải có kích thước, số lượng, vị trí phù hợp để đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện làm việc với công suất lớn nhất. b. Các rãnh thoát nước khi chảy ra ngoài phải qua hố ga dạng bẫy nước và dễ làm vệ sinh. c. Lưới chắn tách chất thải rắn trong hệ thống thoát nước phải dễ tháo lắp. d. Hệ thống thoát nước khu vực sản xuất không được nối thông với hệ thống thoát nước của khu vực vệ sinh. đ. Hệ thống thoát nước của khu vực sản xuất khi được nối thông với hệ thống thoát nước mưa, phải thiết kế đảm bảo cho khu vực sản xuất không bị ngập nước. e. Các rãnh hở thoát nước thải, phải đảm bảo để nước chảy được theo chiều từ khu vực yêu cầu điều kiện vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu điều kiện vệ sinh thấp hơn. 2.1.4.3. Tường a. Tường ở các khu sản xuất sản phẩm thuỷ sản phải: i. Làm bằng vật liệu bền, không độc, không thấm nước và có màu sáng. ii. Nhẵn và không có vết nứt; các mối ghép phải kín. iii. Dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- b. Mặt trên các vách lửng phải có độ nghiêng không nhỏ hơn 45 độ.QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 7 c. Các đường ống, dây dẫn phải được đặt chìm trong tường, hoặc được bọc gọn, cố định cách tường 0,1 m. 2.1.4.4. Trần a. Trần nhà xưởng phải đảm bảo nhẵn, có màu sáng b. Không bị bong tróc, dễ làm vệ sinh. 2.1.4.5. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió a. Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió ở những nơi sản phẩm có yêu cầu điều kiện vệ sinh cao đang được chế biến hoặc bao gói không được bố trí mở thông ra môi trường chung quanh. b. Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông gió mở thông ra ngoài. Lưới chắn phải dễ tháo lắp. c. Gờ dưới cửa sổ phải nghiêng với tường phía trong phòng chế biến một góc không nhỏ hơn 45 độ. d. Cửa và ô cửa phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước và đóng kín được. Nếu cửa làm bằng khung kính, khe hở giữa kính với khung phải được bịt kín bằng silicon, hoặc gioăng cao su. đ. Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài hoặc các các nơi cần thiết phải có: i. Màn chắn làm bằng nhựa trong, dễ làm vệ sinh, hoặc ii. Màn khí thổi, hoặc iii. Cửa tự động. e. Cửa ra vào của các phòng chế biến không được mở thông trực tiếp với buồng máy, buồng vệ sinh, khu vực tập trung hoặc chứa chất thải. g. Thiết bị, băng chuyền, máng hoặc các dụng cụ chuyển tải, nếu lắp đặt xuyên qua tường nhà xưởng ra ngoài, thì nơi tiếp giáp tường và thiết bị phải kín. 2.1.4.6. Cầu thang, bậc thềm và các kệ phải: a. Chế tạo bằng vật liệu bền, không thấm nước, không trơn, không gỉ, và dễ làm vệ sinh. b. Bố trí ở vị trí thích hợp. c. Thiết kế đảm bảo an toàn cho sản phẩm và thiết bị chế biến. 2.1.4.7. Hệ thống thông gió a. Hệ thống thông gió phải đảm bảo thải được không khí nóng, hơi nước, các khí ngưng tụ, mùi hôi, khói, bụi ra ngoài. b. Được bố trí để lấy không khí sạch từ bên ngoài. Nơi hút khí từ ngoài vào phải có lưới lọc, hoặc phin lọc dễ tháo lắp. c. Nơi hút khí sạch và thoát khí thải phải được che chắn cẩn thận. d. Trong các phòng chế biến thực phẩm, phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 8 2.1.4.8. Hệ thống chiếu sáng a. Sử dụng ánh sáng tự nhiên, hoặc nhân tạo với cường độ đủ để thực hiện các hoạt động sản xuất hoặc kiểm tra. b. Đèn chiếu sáng treo trên khu vực chế biến và bao gói phải an toàn và có chụp bảo hiểm.
- 2.1.5. Thiết bị và dụng cụ, kho chứa 2.1.5.1. Yêu cầu chung a. Thiết bị và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với sản phẩm phải: i. Làm bằng vật liệu không tạo ra mùi và các chất độc ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan và ATVS và cho sản phẩm. ii. Không ngấm nước, không gỉ sét, không bị ăn mòn; có thể rửa và khử trùng nhiều lần. iii. Bề mặt dễ làm vệ sinh. b. Không được sử dụng các vật liệu khó làm vệ sinh. Việc sử dụng gỗ phải theo qui định tại Mục 2.1.5.4 của Quy chuẩn này. c. Dầu bôi trơn các bộ phận truyền động của máy móc, thiết bị chế biến có khả năng lây nhiễm cho sản phẩm phải là dầu chuyên dùng cho máy thực phẩm. Không được sử dụng dầu máy thông thường. d. Thiết bị phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng toàn bộ bằng cách: i. Chừa khoảng trống giữa thiết bị và tường, giữa thiết bị này với thiết bị khác đủ để làm vệ sinh . ii. Nếu thiết bị đặt trực tiếp trên sàn, phải được gắn chặt xuống sàn; hoặc nếu đặt trên bệ, giữa bệ và nền phải có gờ cong; hoặc đặt trên chân đế, phải cách mặt sàn ít nhất 0,3 m. đ. Thiết bị ở phía trên khu vực sản xuất, phải được lắp đặt để không trực tiếp, hoặc gián tiếp gây nhiễm cho nguyên liệu và sản phẩm, không cản trở việc làm vệ sinh. 2.1.5.2. Dụng cụ chứa đựng a. Dụng cụ chứa đựng sản phẩm phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, không rỉ sét, không bị ăn mòn, có bề mặt nhẵn, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh và khử trùng. b. Thùng chứa phế thải phải: i. Được ghi rõ, hoặc có dấu hiệu phân biệt rõ với dụng cụ chứa sản phẩm ii. Kín, làm bằng vật liệu không thấm nước phù hợp, không bị ăn mòn iii. Dễ làm vệ sinh (nếu dùng lại) hoặc tiêu huỷ được (nếu dùng 1 lần iv. Có nắp đậy kín khi vận chuyển ra ngoài và khi để ở bên ngoài. 2.1.5.3. Hệ thống vận chuyểnQCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 9 Máng và các hệ thống vận chuyển khác cần phải có các ô cửa để kiểm tra và dễ tháo lắp để làm vệ sinh và khử trùng. 2.1.5.4. Sử dụng gỗ bên trong cơ sở a. Không được dùng gỗ làm bề mặt tiếp xúc với thực phẩm trong khu chế biến, tủ đông, kho mát, kho bảo quản nước đá. b. Nếu dùng gỗ làm cửa, khung cửa, cửa sổ, chổi, bàn chải và các thứ khác trong khu chế biến, phải phủ kín gỗ bằng lớp phủ bền và không độc. c. Có thể dùng các kệ gỗ sạch và chắc chắn để kê đỡ các dụng cụ chứa nguyên liệu hoặc thành phẩm được đóng gói kín ở tất cả các khu vực và trong các côngtenơ, phương tiện vận chuyển. 2.1.5.5. Yêu cầu đối với kho lạnh a. Làm bằng các vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước và không gỉ, b. Duy trì được nhiệt độ của tâm sản phẩm phải đạt -18o
- C, hoặc thấp hơn, ngay cả khi chất đầy hàng, c. Không được đưa sản phẩm ra khỏi thiết bị cấp đông để bao gói và chuyển vào kho lạnh nếu nhiệt độ ở tâm sản phẩm chưa đạt -18o C. Sản phẩm sau khi bao gói phải được đưa ngay vào kho lạnh. d. Nhiệt độ kho lạnh phải được giám sát và ghi lại tự động. Có nhiệt kế lắp đặt tại nơi dễ nhìn, dễ đọc, nhiệt kế có độ chính xác đến 0.5o C. đ. Trong trường hợp nhiệt kế tự ghi hỏng, phải tiến hành theo dõi và vẽ biểu đồ nhiệt độ với tần suất tối thiểu 2giờ/1lần. e. Bộ cảm nhiệt của nhiệt kế ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong kho g. Khi xả băng, nước từ giàn lạnh chảy hết được ra ngoài h. Không được sử dụng kho lạnh để cấp đông sản phẩm. Trong kho lạnh, sản phẩm thuỷ sản phải được sắp xếp theo từng lô riêng biệt. 2.1.5.6. Yêu cầu đối với kho bảo quản nước đá a. Có bề mặt nhẵn, không thấm nước b. Kín, cách nhiệt, có ô cửa đóng kín được c. Dễ làm vệ sinh và được làm vệ sinh định kỳ d. Bố trí và kết cấu tránh được khả năng lây nhiễm. 2.1.5.7. Yêu cầu đối với kho bảo ôn chứa nguyên liệu thuỷ sản a. Kết cấu vững chắc, có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ làm vệ sinh b. Được thiết kế và bảo trì phù hợp, không ảnh hưởng đến an toàn và độ tươi của nguyên liệu. 2.1.5.8. Kho chứa bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm thuỷ sản a. Kín, khô ráo, thoáng mát b. Bao bì, vật liệu bao gói sản phẩm không để trực tiếp dưới nền khoQCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 10 2.1.6. Hệ thống cung cấp nước 2.1.6.1. Yêu cầu chung a. Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ nước theo yêu cầu của sản xuất. b. Nước sạch phải đáp ứng được các quy định vệ sinh nêu tại mục 1.2.10 của Quy chuẩn này. 2.1.6.2. Xử lý nước a. Nếu cần thiết nước phải được xử lý bằng cách lắng lọc và khử trùng thích hợp để đạt được yêu cầu. b. Việc xử lý nước cần phải được thực hiện theo đúng quy phạm vệ sinh tốt (GHP/SSOP). 2.1.6.3. Bể chứa nước dùng cho sản xuất a. Cơ sở phải có bể chứa nước đủ cung cấp cho mọi hoạt động vào thời kỳ cao điểm nhất. b. Bể chứa nước phải được thiết kế và chế tạo sao cho bề mặt bên trong bể nhẵn, không ngấm nước. c. Bể chứa nước phải có ô cửa có nắp đậy không bị ngấm nước với kích thước đủ cho người qua được để vào làm vệ sinh và kiểm tra. Ô cửa đó phải được
- thiết kế để không cho nước mưa và các loại nước khác từ khu vực chế biến chảy vào bể. d. Lỗ thoáng của bể nước phải được bọc lưới chắn. đ. Khu vực xung quanh bể phải được làm vệ sinh sạch sẽ, không để tích tụ rác rưởi, nước đọng và các chất khác làm ô nhiễm nước bên trong bể. e. Có kế hoạch định kỳ vệ sinh bể nước. 2.1.6.4. Hệ thống ống dẫn nước a. Cơ sở phải có hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng cho sản xuất tách biệt với hệ thống cung cấp nước sử dụng cho các mục đích khác và có sơ đồ cho mỗi hệ thống; phải có biện pháp chống chảy ngược ở những nơi cần thiết. b. Các vòi và đường ống dẫn nước sạch trong khu vực sản xuất phải được đánh số rõ ràng trên thực tế và trên sơ đồ để lấy mẫu kiểm soát chất lượng nước theo kế hoạch. c. Các vòi và đường ống dẫn nước sử dụng cho mục đích khác trong khu chế biến, phải đánh dấu rõ ràng để phân biệt được với đường ống dẫn nước sạch. 2.1.7. Hệ thống cung cấp nước đá 2.1.7.1. Yêu cầu chung a. Nước đá sử dụng trong cơ sở phải được: i. Sản xuất từ nước sạch hoặc nước biển sạch. ii. Sản xuất hợp vệ sinh.QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 11 iii. Bảo quản và vận chuyển, phân phối, sử dụng hợp vệ sinh. iv. Định kỳ lấy mẫu kiểm soát chất lượng nước đá. v. Phải đáp ứng được yêu cầu như đối với nước sạch được qui định theo Mục 1.2.10 của Quy chuẩn này. b. Phương tiện vận chuyển nước đá phải có kết cấu dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu cứng, bền, không gỉ, không chứa các chất độc hại có thể nhiễm vào sản phẩm. 2.1.7.2. Thiết bị xay, nghiền nước đá a. Có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh. b. Được chế tạo bằng vật liệu bền, không gỉ, không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm. 2.1.8. Hệ thống cung cấp hơi nước 2.1.8.1. Hơi nước dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm không được chứa các chất làm nhiễm bẩn sản phẩm. 2.1.8.2. Hệ thống sản xuất và cung cấp hơi nước cho cơ sở phải: a. Được thiết kế hợp lý và bọc cách nhiệt đường ống. b. Chế tạo bằng vật liệu thích hợp. c. An toàn cho quá trình sử dụng, dễ bảo dưỡng, sửa chữa. 2.1.9. Hệ thống cung cấp không khí nén và các khí khác 2.1.9.1. Không khí nén và các khí khác sử dụng trong chế biến khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với sản phẩm, phải không được chứa dầu, hoặc các chất độc hại khác và không làm nhiễm bẩn sản phẩm. 2.1.9.2. Nếu là không khí nén, phải qua phin lọc không khí ở đầu vào. Phin lọc được đặt ở nơi sạch sẽ. 2.1.10. Xử lý chất thải rắn 2.1.10.1. Cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải và các chất có hại khác
- làm ảnh hưởng đến ATVS sản phẩm và môi trường xung quanh. 2.1.10.2. Chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển ra khỏi khu vực sản xuất ít nhất 2 giờ một lần trong thời gian hoạt động. 2.1.10.3. Nơi chứa phế thải phải kín, cách biệt với khu vực sản xuất và phải được thông gió riêng, dễ làm vệ sinh và khử trùng. 2.1.11. Phương tiện vệ sinh và khử trùng 2.1.11.1. Phương tiện rửa và khử trùng tay a. Cơ sở phải có đủ các phương tiện rửa, khử trùng tay phù hợp và được bố trí tại: i. Lối đi của công nhân vào khu vực sản xuất ii. Phòng sản xuất.QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 12 iii. Khu vực nhà vệ sinh. b. Các phương tiện này phải được : i. Trang bị vòi nước không vận hành trực tiếp bằng tay, ii. Cung cấp đủ nước sạch, iii. Có xà phòng nước để rửa tay, iv. Có phương tiện làm khô tay phù hợp và hợp vệ sinh. Nếu dùng giấy hoặc khăn lau tay, phải thường xuyên có đủ giấy, khăn lau tay dùng một lần và có dụng cụ đựng giấy, khăn thải ở các chỗ rưả tay, v. Có phương tiện khử trùng tay ở những nơi cần thiết. vi. Có bảng chỉ dẫn ở những nơi cần thiết. 2.1.11.2. Bể nước sát trùng ủng a. Bể nước sát trùng ủng phải được bố trí tại cửa vào khu chế biến, được thiết kế sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua. b. Bể nước sát trùng ủng phải: i. Có độ ngập nước không dưới 0,15 m, ii. Có lỗ thoát để thay nước định kỳ, iii. Hàm lượng chlorin dư trong nước sát trùng ủng đạt 100 - 200ppm. iv. Không để nước rửa tay chảy vào bể nước sát trùng ủng. 2.1.11.3. Phòng thay bảo hộ lao động a. Cơ sở phải có phòng thay bảo hộ lao động phù hợp ở những nơi cần thiết và được thiết kế, bố trí hợp lý. b. Phòng thay bảo hộ lao động phải: i. Cách biệt hoàn toàn với phòng chế biến và không mở cửa thông trực tiếp vào phòng chế biến. ii. Được bố trí riêng cho công nhân nam và nữ, cách biệt các khu vực sản xuất có yêu cầu vệ sinh khác nhau. iii. Có đủ chỗ để công nhân bảo quản tư trang, giầy dép. iv. Bố trí riêng nơi để quần áo bảo hộ, không để lẫn với quần áo công nhân mặc ở ngoài nhà máy. v. Được chiếu sáng và thông gió tốt. 2.1.11.4. Khu vực nhà vệ sinh a. Khu vực nhà vệ sinh phải đảm bảo được yêu cầu: i. Bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến, ii. Thiết kế hợp vệ sinh, được trang bị hệ thống xả nước cưỡng bức,
- iii. Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi hôi thối,QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 13 iv. Có phương tiện rửa tay bên trong hoặc cạnh nhà vệ sinh, v. Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay, vi. Thùng chứa rác có nắp đậy kín và không mở nắp bằng tay. b. Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được qui định cụ thể như sau: Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có 01 – 09: 01 10 – 24: 02 25 – 49: 03 50 – 100: 05 Trên 100: Cứ thêm 30 người, phải thêm 01 nhà vệ sinh 2.1.11.5. Phương tiện làm vệ sinh và khử trùng thiết bị, dụng cụ a. Cơ sở phải trang bị đủ phương tiện chuyên dụng làm vệ sinh và khử trùng dụng cụ, thiết bị chế biến. b. Khu vực rửa dụng cụ phải được bố trí riêng để không làm nhiễm bẩn sản phẩm trên dây chuyền sản xuất; trang bị bồn rửa bằng vật liệu không gỉ và dễ cọ rửa, có lỗ thoát nước và đủ lớn để nhúng ngập được dụng cụ sản xuất. c. Thiết bị và dụng cụ vệ sinh hàng ngày phải được bố trí ở nơi dễ lấy khi cần sử dụng. d. Phải có giá, tủ hay ngăn riêng biệt để đựng các thiết bị làm vệ sinh. Tủ, ngăn phải được bố trí nơi thích hợp, được thông gió tốt và có chỗ treo dụng cụ làm vệ sinh. đ. Chất tẩy rửa và khử trùng phải được phép sử dụng, được đựng trong thùng chứa kín, bảo quản riêng biệt trong kho thông thoáng, có khóa. Trên các thùng chứa phải ghi rõ bằng tiếng Việt tên chất tẩy rửa và khử trùng. 2.1.11.6. Thiết bị khử trùng a. Nếu trong cơ sở cần có thiết bị khử trùng, thiết bị đó phải phù hợp để khử trùng dụng cụ và thiết bị chế biến ở những nơi cần thiết. b. Thiết bị khử trùng phải làm bằng vật liệu không gỉ và dễ làm vệ sinh. 2.1.12. Điều kiện đảm bảo ATVS trong sơ chế/chế biến thuỷ sản 2.1.12.1. Yêu cầu chung a. Sản phẩm phải được xử lý và bảo quản trong điều kiện tránh được nhiễm bẩn, hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng và ngăn chặn vi sinh vật phát triển. b. Tránh nhiễm chéo trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công đoạn từ nguyên liệu đến khi xuất xưởng sản phẩm. Công đoạn sau phải sạch hơn công đoạn trước. c. Điều kiện sản xuất phải đảm bảo duy trì sản phẩm ở nhiệt độ phù hợp. Thời gian sản phẩm nằm trên dây chuyền càng ngắn càng tốt.QCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 14 d. Công nhân ở bộ phận xử lý sản phẩm chưa đóng gói không được cùng một lúc tiến hành các công đoạn khác nhau có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm. đ. Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Khay, hộp, chậu đựng sản phẩm không được đặt trực tiếp trên sàn nhà. e. Không để vật nuôi và động vật khác vào khu vực sản xuất.
- g. Công nhân không được thực hiện các hành động có thể gây nhiễm vào sản phẩm h. Khách vào khu vực chế biến phải mặc áo bảo hộ, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang (nếu cần) và đi ủng. i. Không được sản xuất, hoặc lưu trữ các chất gây nhiễm bẩn và làm ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm như: thức ăn động vật, chất thải, phế phẩm ... cùng chỗ với sản phẩm làm thực phẩm. k. Không được sử dụng các loại xe vận chuyển có thải khói trong khu vực chế biến. l. Không được để lưu trong nhà xưởng những vật dụng, thiết bị không phù hợp với công việc của cơ sở hoặc không được phép sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng. 2.1.12.2. Bảo trì a. Cơ sở hàng ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dụng cụ và bảo trì, sửa chữa khi chúng không đáp ứng được các yêu cầu quy định trong Quy chuẩn này. b. Việc sửa chữa, bảo trì phải đảm bảo không ảnh hưởng đến ATVS thực phẩm. 2.1.12.3. Kiểm soát động vật gây hại a. Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu chống các loài gặm nhấm, chim thú, côn trùng và động vật gây hại khác. b. Chất độc để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm, phải được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ hoặc trong kho riêng có khoá. Tuyệt đối không để lây nhiễm chất độc vào sản phẩm. 2.1.12.4. Vệ sinh và khử trùng a. Cơ sở phải có lực lượng làm vệ sinh riêng, phải xây dựng kế hoạch làm vệ sinh nhà xưởng, thiết bị phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất của cơ sở. b. Bề mặt của thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng sau mỗi lần nghỉ giữa ca và sau mỗi ca sản xuất. c. Tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm trong quá trình làm vệ sinh và khử trùng. Không dùng vòi nước áp lực cao để vệ sinh nhà xưởng và thiết bị, dụng cụ chế biến khi trong khu vực chế biến có sản phẩm chưa được đóng gói. d. Chất tẩy rửa và khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng được phép theo quy định của Bộ Y tế. Chất khửQCVN 02-01 : 2009 /BNNPTNT 15 trùng còn sót lại trên bề mặt có thể tiếp xúc với sản phẩm phải được rửa sạch trước khi bắt đầu sản xuất. 2.1.13. Sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến 2.1.13.1. Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến phải phù hợp với mục đích sử dụng. Chỉ sử dụng các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến được phép theo quy định hiện hành. 2.1.13.2. Phải bố trí khu vực thích hợp để bảo quản phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa/khử trùng, hóa chất độc hại. Khu vực bảo quản phải được giữ gìn sạch sẽ và phòng chống được sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại. 2.1.14. Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm 2.1.14.1. Yêu cầu chung
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch HACCP cho quy trình sản xuất bánh bông lan cuốn kem
134 p | 857 | 222
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng tại công ty Cổ phần cổ phần tạp đoàn Thành Nam
51 p | 1417 | 205
-
Luận văn Tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng cá hồi cắt kirimi đông lạnh tại Cty CP thực phẩm SG food.
185 p | 471 | 168
-
Bài thảo luận nhóm: Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyến đi công tác cho ban lãnh đạo đi tham gia hội thảo quốc tế tại New York
2 p | 2498 | 135
-
ĐỀ TÀI " XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING CHO NGÀNH HÀNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA "
85 p | 273 | 97
-
Đồ án Marketing công nghiệp: Xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm giả da PVC của công ty cổ phần nhựa Rạng Đông năm 2015
59 p | 677 | 87
-
Đề tài: Khảo sát quá trình sản xuất và xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm tôm tẩm bột tại Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam, Khánh Hòa
171 p | 370 | 65
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận” từ 01/6/2010 đến 01/9/2010
115 p | 329 | 59
-
Bài thuyết trình nhóm: Thực hành xây dựng kế hoạch kinh doanh
18 p | 609 | 59
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy An Hải - Công ty Cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 170 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế và phát triển: Thực trạng xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty Cổ phần Khoáng sản Miền Trung
68 p | 129 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng kế hoạch marketing năm 2020 cho sản phẩm tour du lịch nước ngoài đối với khách hàng cá nhân tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist - Chi nhánh Đà Nẵng
124 p | 36 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ ở xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 25 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện: Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing cho ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu năm 2023
111 p | 43 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học của nhà trường đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay ở Trường Trung học phổ thông Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
146 p | 25 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác xây dựng kế hoạch tại văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ
78 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa họcL Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2015 quận Hải An, thành phố Hải Phòng
20 p | 28 | 7
-
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 p | 28 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn