intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 TRÀ KA I. Ma trận Mức độ nhận thức Tổng Chương/ Vận TT Nội dung/đơn vị kiến thức Nhận Thông Vận % chủ đề dụng biết hiểu dụng điểm cao (TNKQ) (TL) (TL) (TL) Phân môn Địa lý 1 Tại sao phải học Địa Bài mở đầu 1 lý 1* 2,5% Bản đồ, phương tiện 1. Hệ thống kinh vĩ tuyến. 7,5% 2* thể hiện bề mặt Trái Toạ độ địa lí của một địa 1 1* 2 đất điểm trên bản đồ 2. Các yếu tố cơ bản của bản 5,0% 1 1* đồ 3. Các loại bản đồ thông dụng 4. Lược đồ trí nhớ Trái Đất, hành tinh 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ 1* 2,5% 3 của hệ mặt trời Mặt Trời 1 2. Hình dạng, kích thước Trái 2,5% 1* Đất 3. Chuyển động của Trái Đất 12,5% 1* 1* và hệ quả địa lí Cấu tạo của Trái Đất, 1. Cấu tạo của Trái Đất 1* 2,5% 4 vỏ Trái Đất 2. Các mảng kiến tạo 3.Quá trình nội sinh và ngoại 15% 1* sinh. Hiện tượng tạo núi Tổng 8 1 1 1 11 Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Phân môn Lịch sử Tại sao cần học lịch 1. Lịch sử là gì? 2 1 sử 2* 5,0% 2. Dựa vào đâu để biết và 2 dựng lại lịch sử? 1* 15% 3. Thời gian trong lịch sử 3 2* 5,0% Thời nguyên thủy 1. Nguồn gốc loài người 1 1 1 2 1* 1* 1* 17,5% 2. Xã hội nguyên thuỷ 4 3* 7,5% Tổng 8 1 1 1 11 Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng 16 2 2 2 22 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRÀ KA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 TT Chương/ Nội dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận Chủ đề kiến thức thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Phân môn Địa lý Tại sao phải Bài mở đầu Nhận biết 1 học Địa lý - Nêu được vai trò của Địa 1* 1 lí trong cuộc sống. Thông hiểu - Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. Vận dụng - Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. Bản đồ, 1. Hệ thống kinh Nhận biết 2 phương tiện vĩ tuyến. Toạ độ - Xác định được trên bản 2* thể hiện bề địa lí của một đồ và trên quả Địa Cầu: 1* mặt Trái đất địa điểm trên kinh tuyến gốc, xích đạo, bản đồ các bán cầu. 2. Các yếu tố cơ - Đọc được các kí hiệu bản bản của bản đồ đồ và chú giải bản đồ hành 3. Các loại bản chính, bản đồ địa hình. đồ thông dụng Thông hiểu 1 4. Lược đồ trí - Đọc và xác định được vị nhớ trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Vận dụng - Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. - Biết tìm đường đi trên 1* bản đồ. - Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. Vận dụng cao - Xác định được hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 3 Trái Đất, hành 1. Vị trí của Trái Nhận biết 1*
  3. tinh của hệ Đất trong hệ - Xác định được vị trí của 1* mặt trời Mặt Trời Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 1 2. Hình dạng, - Mô tả được hình dạng, kích thước Trái kích thước Trái Đất. 1* Đất - Mô tả được chuyển động 3. Chuyển động của Trái Đất: quanh trục và của Trái Đất và quanh Mặt Trời. hệ quả địa lí Thông hiểu - Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ). - Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau 1* - Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng - Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. - So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. 4 Cấu tạo của 1. Cấu tạo của Nhận biết 1* Trái Đất, vỏ Trái Đất - Trình bày được cấu tạo Trái Đất 2. Các mảng của Trái Đất gồm ba lớp. kiến tạo Thông hiểu 1* 3. Quá trình nội - Phân biệt được quá trình sinh và ngoại nội sinh và ngoại sinh: sinh. Hiện tượng Khái niệm, nguyên nhân, tạo núi biểu hiện, kết quả. - Trình bày được tác động 1 đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Vận dụng - Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau. Số câu/loại câu 8 câu 1 câu 1 câu 1 câu TNKQ TL TL TL Tỉ lệ% 20 15 10 5 Phân môn Lịch sử Tại sao cần 1. Lịch sử là gì? Nhận biết 2 học lịch sử - Nêu được khái niệm lịch 2* 1 2. Dựa vào đâu sử để biết và dựng - Nêu được khái niệm môn 3 lại lịch sử? Lịch sử 2* 3. Thời gian - Nêu được một số khái trong lịch sử niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau 2
  4. Công nguyên, âm lịch, 1* dương lịch,… Thông hiểu - Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…). - Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu Thời nguyên 1. Nguồn gốc Nhận biết 1 thủy loài người - Kể được tên được những 1* 2. Xã hội nguyên địa điểm tìm thấy dấu tích 4 thuỷ của người tối cổ trên đất 3* nước Việt Nam. 2 - Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...) trên Trái đất - Nêu được vai trò của công cụ lao động của người nguyên thủy 1 1 Thông hiểu 1* 1* - Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. Vận dụng - Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á Số câu/loại câu 8 câu 1 câu 1 câu 1 câu TNKQ TL TL TL Tỉ lệ% 20 15 10 5 Số câu/loại câu 16 câu 2 câu 2 câu 2 câu TNKQ TL TL TL Tỉ lệ% 40 30 20 10
  5. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 TRÀ KA Họ và tên:………………………………… Lớp: 6 Điểm Lời phê của giáo viên: I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng Câu 1: Học môn Địa lí lớp 6 giúp hiểu biết về các hiện tượng trong …(1)… và thấy được mối quan hệ giữa …(2)... với thiên nhiên. A. (1) tự nhiên, (2) con người. B. (1) tự nhiên, thế giới. C. (1) cuộc sống, (2) con người. D. (1) cuộc sống, (2) thế giới. Câu 2: Đường xích đạo là đường A. vĩ tuyến gốc. B. vĩ độ. C. kinh độ. D. kinh tuyến gốc. Câu 3: Để xác định phương hướng trên bản đồ mà không dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, ta vào mũi tên A. chỉ hướng Nam trên bản đồ. B. chỉ hướng Đông trên bản đồ. C. chỉ hướng Bắc trên bản đồ. D. chỉ hướng Tây trên bản đồ. Câu 4: Kí hiệu bản đồ dùng để A. xác định phương hướng trên bản đồ. B. xác định toạ độ địa lí trên bản đồ. C. thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. D. biết tỉ lệ của bản đồ. Câu 5: Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 4. D. Thứ 5. Câu 6: Trái Đất có dạng hình …(1)…. . … (2)… là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. A. (1) tròn, (2) quả Địa cầu. B. (1) tròn, (2) bản đồ. C. (1) cầu, (2) bản đồ. D. (1) cầu, (2) quả Địa cầu. Câu 7: Trong quá trình chuyển động tự quay và chuyển động xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất có đặc điểm là A. luôn tự điều chỉnh hướng nghiêng cho phù hợp. B. hướng nghiêng và độ nghiêng thay đổi theo mùa. C. luôn giữ hướng nghiêng nhưng độ nghiêng thay đổi. D. luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng. Câu 8: Cấu tạo của Trái Đất gồm có mấy lớp? A. 2 lớp. B. 3 lớp. C. 4 lớp. D. 5 lớp. Câu 9: Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là A. môn học tìm hiểu lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người. B. môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay. C. môn học tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. D. môn học tìm hiểu những chuyện cổ tích do người xưa kể lại. Câu 10: Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất. B. các thiên thể trong vũ trụ. C. quá trình hình thành và phát triển của loài người và xã hội loài người. D. sinh vật và động vật trên Trái Đất. Câu 11: Một thiên niên kỉ là bao nhiêu năm? A. 100 năm. B. 1000 năm. C. 10 năm. D. 200 năm. Câu 12: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất gọi là A. Âm lịch. B. Nông lịch. C. Dương lịch. D. Phật lịch. Câu 13: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là
  6. A. chế tác công cụ lao động. B. biết cách tạo ra lửa. C. chế tác đồ gốm. D. chế tác đồ gỗ, đồ gốm. Câu 14: Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết A. ghè đẽo đá thô sơ để làm công cụ lao động. B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại. C. chọn những hòn đá vừa tay cắm để làm công cụ. D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén. Câu 15: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là A. sống thành từng bầy, khoảng vài chục người trong các hang động, mái đá. B. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ. C. sống thành từng gia đình riêng lẻ, gồm vợ, chồng và con cái. D. sống thành từng bầy riêng lẻ, lang thang trong rừng rậm. Câu 16: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là A. làng bản. B. thị tộc. C. bầy người. D. bộ lạc. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Thế nào là quá trình nội sinh, ngoại sinh. Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi? Câu 2: (1,0 điểm) Một trận bóng đá trong khuôn khổ giải Ngoại hạng Anh giữa câu lạc bộ Li-vơ-pun và câu lạc bộ Man-chét-tơ U-nai-tít diễn ra vào lúc 15 giờ theo giờ Luân Đôn, vậy người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam có thể xem trực tiếp qua truyền hình vào mấy giờ ở Việt Nam? Câu 3: (0,5 điểm) Thành phố A và thành phố B có khoảng cách đo được trên bản đồ là 5cm, biết rằng bản đồ có tỉ lệ là 1: 1000 000. Hỏi khoảng cách từ Thành phố A đến thành phố B ngoài thực tế là bao nhiêu km? Câu 4: Theo em, những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử? (1,0 điểm) Câu 5: Đời sống vật chất và tinh thần của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? (1,5 điểm) Câu 6: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc thay đổi con người? (0,5 điểm)
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ - LỚP 6 I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp A A C C B D D B B C B A A A B C án II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm - Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các 0,33 hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti. 1 - Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra trên bề mặt Trái Đất hoặc những 0,33 nơi không sâu dưới mặt đất. - Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện 0,33 tượng tạo núi: + Quá trình nội sinh và ngoại sinh cùng tác động đến hiện tượng tạo núi. 0,25 + Trong khi quá trình nội sinh tạo ra những dãy núi, khối núi lớn thì quá trình 0,25 ngoại sinh lại bào mòn, phá hủy đi các dạng địa hình mà nội sinh tạo nên, tạo ra các dạng địa hình mới (đồi, địa hình cac-xtơ,...). - Chênh lệch múi giờ ở Anh và Việt Nam là 7 múi giờ. 0,25 2 - Khi ở Anh là 15h, thì giờ ở Việt Nam là: 15 + 7 = 22h (Việt Nam nằm ở phía 0,5 Đông so với Anh). -> Người Việt Nam có thể xem trực tiếp trận bóng đá đó vào lúc 22 giờ ở Việt 0,25 Nam. - Với bản đồ có tỉ lệ 1: 1 000 000, tức là 1 cm trên bản đồ bằng 0,25 3 1 000 000cm ngoài thực tế, Vậy khoảng cách từ Thành phố A đến Thành phố B ngoài thực tế là: 0,25 5 * 1 000 000 = 5 000 000cm = 50 km 4 Những nguồn sử liệu nào có thể sử dụng để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử 1,0 là tư liệu hiện vật, tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết. Ngoài ta còn các nguồn tư liệu khác có thể sử dụng như phim ảnh, ghi âm, băng ghi hình, ngôn ngữ,... 5 - Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia 0,75 đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc; 0,75 - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ; Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn. 6 - Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên 0,5 thủy dần trở nên khéo léo, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Trần Thị Hạnh Trương Văn Nhàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2