intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự, Phú Yên (Đề tham khảo)

  1. TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA HK2, LỚP 11 NĂM HỌC: 2024 - 2025 I. Ma trận đề kiểm tra. Câu Năng Năng Nội hỏi lực lực Tỉ lệ dung đọc viết Cấp Cấp độ tư độ tư duy duy Biết Hiểu Vận Biết Hiểu Vận dụng dụng Đọc hiểu Câu 1 x (Truyện 40% thơ) Câu 2 x Câu 3 x Câu 4 x Câu 5 x Viết Câu 1 x x x 20% (NLVH) (Đoạn NLVH) Viết Câu 2 x x x 40% (TMHTX (Bài H) TMHTXH )
  2. II. Cấu trúc đề thi: - Phần 1: Đọc hiểu (4.0 điểm) Gồm 5 câu hỏi tự luận. - Phần 2: Viết (6.0 điểm) + Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (Nghị luận văn học) + Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn (Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.) * Lưu ý: Ngữ liệu đề thi nằm ngoài SGK Ngữ văn 11, tập 1 - Kết nối tri thức. III. ĐƠN VỊ KIẾN THỨC/KĨ NĂNG, MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ. 1. Đọc hiểu (4.0 điểm) - Ngữ liệu: Thơ của Nguyễn Du. - Các kĩ năng, mức độ đánh giá: Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, thể thơ. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận biết được cấu tứ, vần, nhịp, những dấu hiệu thể loại của bài thơ. - Nhận biết được yếu tố tượng trưng (nếu có) trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong thơ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được ý nghĩa giá trị thẩm mĩ của ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ. - Phân tích, lí giải được vai trò của yếu tố tượng trưng trong bài thơ (nếu có). - Xác định được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ. - Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. - Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của bài thơ. - Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của bài thơ đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về những vấn đề văn học hoặc cuộc sống. - Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ. 2. Viết ( 6.0 điểm) 2.1. Viết đoạn văn nghị luận văn học. (2.0 điểm) Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận. Thông hiểu:
  3. - Phân tích được giá trị đặc sắc về một, một vài khía cạnh nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của đoạn văn. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai lập luận. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. 2.2. Viết bài văn thuyết minh về một hiện tượng đời sống. Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội. Nhận biết: - Xác định được đúng yêu cầu về nội dung thuyết minh và hình thức của văn bản thuyết minh. - Xác định được đúng mục đích, đối tượng của văn bản. - Đảm bảo bố cục, cấu trúc của một văn bản thuyết minh. Thông hiểu: - Trình bày rõ nội dung thuyết minh; cấu trúc bài viết sáng rõ, ngôn ngữ tường minh, chính xác, cụ thể, khách quan. - Đảm bảo sự phù hợp giữa ngôn từ, bố cục với nội dung, mục đích, đối tượng thuyết minh; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Vận dụng: Lồng ghép hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để tăng sức hấp dẫn cho văn bản. Vận dụng cao: Vận dụng hiệu quả những kiến thức về Tiếng Việt lớp 11 để tăng sức hấp dẫn, tính sinh động của nội dung thuyết minh. 3. Đề kiểm tra minh họa TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2024 - 2025 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn, lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
  4. I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc văn bản: Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim , Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kỳ, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. ( Trích Truyện Kiều Nguyễn Du, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 1999 ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ trong đoạn trích. Câu 2. Thành ngữ nào trong đoạn trích chỉ tình yêu dang dở giữa Thúy Kiều và Kim Trọng? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong dòng thơ: “ Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”. Câu 4. Nêu tình cảm, cảm xúc của Thúy Kiều bộc lộ qua hai dòng thơ: “Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”. Câu 5. Qua đoạn trích có ý kiến cho rằng: “Thúy Kiều có một nhân cách cao đẹp ”. Anh (chị) có đồng tình không? Vì sao? (Trình bày khoảng 3 - 5 dòng) II. VIẾT (6 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hai câu thơ sau, để làm nổi bật tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. “ Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Câu 2 (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn thuyết minh về hiện tượng vi phạm an toàn giao thông ở lứa tuổi học sinh hiện nay. ---Hết---
  5. 4. Đáp án đề minh họa: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4.0 1 Một dòng 6 chữ và một 0.5 dòng 8 chữ là dấu hiệu để xác định thể thơ lục bát. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh chỉ ra dấu hiệu hoặc thể thơ lục bát 0,25 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm. 2 Thành ngữ: Giữa 0.5 đường đứt gánh. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm. 3 -Tác dụng: 1.0 + Tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ. + Nhấn mạnh sự thề nguyền, đính ước giữa Thúy Kiều – Kim Trọng. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương: 1.0 điểm. - Ý đúng của phần nêu tác dụng về nghệ thuật: 0.5 điểm.
  6. - Ý đúng của phần nêu tác dụng về nội dung: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0.0 điểm. 4 Nêu tình cảm, cảm 1.0 xúc của Thúy Kiều: Tác giả sử dụng hai thành ngữ “ thịt nát xương mòn”; “ngậm cười chín suối” ý nói cái chết đầy mãn nguyện của Thúy Kiều. Thể hiện sự quyết tâm Thúy Kiều trao duyên lại cho em. Hướng dẫn chấm - Học sinh trình bày như đáp án hoặc tương đương: 1.0 điểm. - Học sinh trình bày đầy đủ nhưng chưa sâu sắc : 0.5 điểm -0,75 điểm. - Học sinh trình bày chung chung: 0.0 điểm – 0,25 điểm. 5 - HS nêu quan điểm 1.0 và lí giải hợp lí, thuyết phục. (Gợi ý: Thúy Kiều đã hi sinh bản thân để cứu gia đình, đã làm tròn chữ hiếu. Nhưng Thúy Kiều còn lo lắng chữ tình, nên nhờ Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng. Qua đó ta thấy Thúy Kiều có một nhân cách cao đẹp, không lo cho bản thân mình mà lo cho những người
  7. mình yêu thương.) Hướng dẫn chấm: - HS nêu được quan điểm và lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm - HS nêu được quan điểm nhưng lí giải chưa hợp lí, thuyết phục: 0,5 - 0,75 điểm - HS nêu được quan điểm nhưng không lí giải: 0,25 điểm - HS không trả lời: 0,0 điểm II VIẾT 6.0 Viết đoạn 2.0 1 văn ngắn (khoảng 150 chữ) phân tích: “ Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.” a. Xác định được 0,25 yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Bảo đảm yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 150 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành.
  8. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. c. Viết đoạn văn bảo 1.0 đảm các yêu cầu: Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở bảo đảm nội dung sau: - Học sinh có thể so sánh những từ đồng nghĩa với từ “ cậy” và “chịu”, nhưng không thể thay thế được. Vì “cậy” và “ chịu” tăng sức nặng cho sự tin tưởng, làm cho Thúy Vân không thể từ chối. - Sử dụng từ “lạy”, “thưa” thể hiện thái độ cung kính, vì điều sắp nói ra rất hệ trọng và thiêng liêng. - Qua đó thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc: 1.0 điểm. - Học sinh phân tích tương đối, chưa sâu sắc: 0.5 điểm – 0.75 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm. - Học sinh làm lạc đề, không làm bài: 0.0 điểm
  9. c. Chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. d. Sáng tạo: có cách 0,25 diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp vấn đề nghị luận, có cách lập luận sáng tạo, mới mẻ. 2 Anh/chị hãy viết bài 4.0 văn thuyết minh về hiện tượng vi phạm an toàn giao thông ở lứa tuổi học sinh hiện nay. a. Đảm bảo cấu 0.25 trúc bài văn thuyết minh Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề Hướng dẫn chấm: - Bảo đảm bố cục và dung lượng của bài văn nghị luận: 0,25 điểm. b. Xác định đúng 0.25 vấn đề cần thuyết minh: hiện tượng vi
  10. phạm an toàn giao thông của học sinh hiện nay. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn 2.75 đề. Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để triển khai, bàn luận vấn đề. * Giới thiệu hiện tượng xã hội cần thuyết minh: Vi phạm an toàn giao thông chính là không đảm bảo cho người tham gia giao thông (như đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy…đặc biệt là đường bộ) về tính mạng và phương tiện của mình. * Thực trạng cần thuyết minh: - Vi phạm an toàn giao thông là các hành vi trái luật giao thông, làm mất trật tự an toàn giao thông và xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
  11. - Hằng năm, số người tham gia giao thông ngày càng nhiều và số người bị thương, tử vong do tai nạn giao thông cũng tăng cao. * Thuyết minh về nguyên nhân: - Ý thức tham gia giao thông của học sinh chưa cao: bất chấp các luật lệ, chưa có bằng lái xe, phóng nhanh, vượt ẩu, đi dàn hàng … nên mới xảy ra những vụ tai nạn thương tâm, đáng tiếc. - Công trình giao thông chưa an toàn, xuống cấp, chưa đồng bộ: đường nhiều ổ voi, ổ gà, sửa đường, đào đường không có biển báo... đôi khi còn thiếu sự sát sao của phụ huynh, cơ quan quản lí các cấp - Thiếu an toàn giao thông xuất phát từ sự vô trách nhiệm, vô cảm, coi thường tính mạng chính mình và người khác. * Thuyết minh về hệ quả: - Tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng con người và của cải vật chất. Người thân của các nạn nhân xấu số phải chịu những tổn thương lâu dài. - Tổn hại đến nền
  12. kinh tế, mất trật tự xã hội, lòng dân lo lắng bất an và kìm hãm sự phát triển của đất nước. * Thuyết minh về giải pháp: - Nâng cao ý thức khi tham gia giao thông: Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đi đúng làn đường, tốc độ, không được uống rượu bia khi tham gia giao thông, … - Nhà trường, đoàn thanh niên cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn học sinh tham gia giao thông đúng luật. - Các cấp chính quyền có liên quan, đặc biệt là các lực lượng cảnh sát giao thông phải liên tục tuần tra, kiểm soát, xử lý để răn đe. * Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh: - An toàn giao thông đem lại sự bình yên cho xã hội và hạnh phúc của mọi nhà. - Là một học sinh, an toàn giao thông chính là cách để bạn đóng góp cho xã hội. Hướng dẫn chấm: - Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.75 điểm.
  13. - Thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu, thiếu dẫn chứng: 1,5 điểm – 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,25 điểm. d. Chính tả, ngữ 0.25 pháp. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: + Học sinh mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp: 0.25 điểm + Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo. 0.5 Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. - Không đáp ứng được yêu cầu: 0 điểm Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
52=>1