intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MA TRẬN: Mức Tổng TT Kĩ Nội độ % năn dung/ nhậ điểm g đơn n vị thức kiến N Thôn Vậ V. thức h g n dụng kĩ ậ hiểu dụn cao năng n g b i ế t TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ tự do Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % Viết Viết đoạn văn ghi lại Số câu 1* 1* cảm nghĩ về một bài 1* 1* 1 2 Tỉ lệ 10 15 10 5 40 % Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ: Nội dung/ Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ. - Nhận biết được nhân vật bộc lộ cảm xúc (chủ thể trữ tình); cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Thơ tự do - Nhận biết được các biện pháp tu từ (so sánh, điệp ngữ, nhân hóa) Thông hiểu:
  2. - Hiểu được nội dung của khổ thơ. - Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ. - Hiểu và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh. Vận dụng: - Nhận xét được tư tưởng, tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ. Vận dụng cao: - Nêu được suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân về vấn đề xã hội được đặt ra trong bài thơ. 2 Viết: Nhận biết: Viết đoạn - Nhận biết được yêu cầu của kiểu bài viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về văn ghi lại bài thơ tự do. cảm nghĩ về Thông hiểu: một bài thơ -Viết đúng về nội dung dung,về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục). tự do Vận dụng: Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do. Nêu được cảm nghĩ về những nét đặc sắc của bài thơ xét trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Khái quát được thông điệp bài thơ mang lại cho người đọc. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong dùng từ, diễn đạt, cảm nhận.
  3. UBND TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2023 – 2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: KHÚC BẢY chúng tôi không mệt đâu nhưng cỏ sắc mà ấm quá! tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may… những dấu chân rồi lùi lại phía sau dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất mười tám hai mươi sắc như cỏ dày như cỏ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ cơn gió lạ một chiều không rõ rệt hoa chuẩn bị âm thầm trong đất nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên hơn một điều bất chợt chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc) nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? cỏ sắc mà ấm quá, phải không em? (Thanh Thảo, trích Chương 1. Chiếc áo ngắn, trường ca Những người đi tới biển, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 138 – 139)
  4. * Lựa chọn đáp án đúng: (3,5 điểm) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ 6 chữ B. Thơ 7 chữ C. Thơ tự do D. Thơ lục bát. Câu 2. Nhân vật bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? A. Một chàng trai đang yêu B. Người lính chiến đấu C. Một người xa quê hương D. Đồng đội đã ngã xuống Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì? A. Cảm hứng ngợi ca tuổi trẻ với sự dấn thân, nhiệt huyết, anh dũng của người lính. B. Cảm hứng bất lực trước thời thế, lo lắng cho tình cảnh đất nước của người lính. C. Cảm hứng căm thù trước sự ngang tàn, hống hách của kẻ thù nơi người lính. D. Cảm hứng xót xa, đau đáu khi nghĩ về quê hương, đất nước của người lính. Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: ‘’Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ Một cánh chim mảnh như nét vẽ’’ A. Nhân hóa B. Câu hỏi tu từ C. So sánh D. Điệp ngữ Câu 5. Nội dung của khổ thơ sau là gì? “tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ nhiều đổi thay như một thoáng mây khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó ngậm im lìm một cọng cỏ may…’’ A. Gợi lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và sự kiên cường của người lính. B. Gợi lên khung cảnh làng quê yên bình, thơ mộng nơi người lính được sinh ra. C. Diễn tả về khát vọng cao đẹp, hoài bão lớn lao ở tuổi hai mươi của người lính. D. Diễn tả về lí tưởng cao đẹp, sự hy sinh âm thầm nhưng anh dũng của người lính. Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất về vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong bài thơ? A. Yêu nước, yêu quê hương, tấm lòng khoan dung, rộng lượng, trung thực. B. Yêu nước, yêu quê hương, kiên cường, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm. C. Yêu nước, dũng cảm, đảm đang, khéo léo, tinh thần trách nhiệm. D. Yêu nước, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời, tinh thần trách nhiệm. Câu 7. Hình ảnh “mùa xuân sẽ bùng lên’’ trong hai dòng thơ sau mang ý nghĩa “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên’’ A. là mùa xuân của đất nước, của niềm tin yêu và niềm hy vọng. B. là mùa xuân của tuổi trẻ với những hoài bão lớn cho riêng mình. C. là xuân của đất trời, muôn hoa khoe sắc thắm, trái ngọt xum xuê. D. là xuân của lòng người với những mong chờ, xao xuyến, rạo rực. *Thực hiện yêu cầu: (2,5 điểm) Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai dòng thơ sau. ‘’chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
  5. (nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)’’ Câu 9. Qua bài thơ trên, em có nhận xét gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho những người lính? Câu 10. Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 dòng) đưa ra những hành động mà thế hệ trẻ cần làm để thể hiện tinh thần trách nhiệm với đất nước. II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ “Khúc bảy’’ của nhà thơ Thanh Thảo. ……………Hết…………….
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC 6,0 HIỂU ĐỌC HIỂU 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 A 0,5 8 Hs nêu được tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ - Nhấn mạnh nội dung, tạo nhịp điệu cho câu thơ. - Nhấn mạnh tinh thần sự hy sinh anh dũng, lí tưởng sống cao 1,0 đẹp của người lính. - Mặc dù rất khát khao được sống tuổi hai mươi- lứa tuổi đẹp nhất, rực rỡ nhất của cuộc đời con người nhưng họ vẫn sẵn sàng dấn thân, dâng hiến tuổi trẻ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
  7. Hs nêu được 2/3 tác dụng sẽ ghi điểm tối đa. 9 Tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho người lính: 1,0 - Ngợi ca, trân trọng ý chí kiên cường, mạnh mẽ, tinh thần hi sinh của người lính trẻ. - Bày tỏ niềm tự hào trước lí tưởng cao đẹp, sự cống hiến, tình yêu quê hương, đất nước của những người lính trẻ. - Đồng cảm, thấu hiểu với những nỗi vất vả, hiểm nguy mà người lính, đồng đội đã trải qua. -(HS chỉ cần trả lời được 02 ý, mỗi ý ghi 0,5 điểm) 10 - Yêu cầu: Đảm bảo hình thức đoạn văn 0,5 - Nêu được những việc làm phù hợp để thể hiện tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ. II.VIẾT 4,0 VIẾT a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ tự do. Đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; các ý được sắp xếp 0,5 theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do. 0,25 c. Phân tích bài thơ HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 2,5 * Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ . * Thân đoạn: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ, sự đánh giá của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; Nêu được tác dụng của việc sử dụng thể thơ tự do. - Nội dung: + Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trẻ trong những năm tháng chiến tranh đầy cam go, ác liệt. + Đó là những người lính chiến đấu anh dũng, kiên cường, đầy tinh thần trách nhiệm. Họ mang trong mình lí tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng dấn thân, hy sinh vì đất nước. + Họ còn có sự lãng mạn, trẻ trung, yêu đời, lạc quan của tuổi
  8. hai mươi-lứa tuổi đẹp nhất đời người dù trong bất kì hoàn cảnh nào. - Nghệ thuật: + Sử dụng thể thơ tự do rất linh hoạt, phóng khoáng. Giong thơ, cách ngắt nhịp có sự biến đổi linh hoạt và phù hợp. + Sử dụng các biện pháp tu từ tạo ra giá trị biểu cảm cao. + Từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm. * Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ. Khái quát được thông điệp bài thơ mang lại cho người đọc. d. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá sự việc; sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, giàu cảm xúc. 0,5 *Lưu ý: Đây là một dạng bài văn còn khá mới mẻ so với học sinh nên giáo viên có thể chủ động trong quá trình chấm. --------HẾT----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2