intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN 9 - Thời gian: 90 phút A / MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng NLĐG I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: - Xác định - Hiểu được đề + Đoạn trích được các tài, chủ đề của ngoài chương thành phần văn bản; hiểu trình học. biệt lập; các được ý nghĩa, - Các văn phép liên kết. bài học được bản: gợi ra từ văn - Mùa xuân bản. nho nhỏ - Hiểu được - Viếng lăng hàm ý trong Bác câu. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 điểm Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản 1. Xây dựng - Xây dựng đoạn văn nghị đoạn văn nghị luận xã hội. luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Xây dựng - Xây dựng bài bài văn nghị văn nghị luận về luận văn học một đoạn thơ. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 điểm Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng số 1 2 1 1 5 câu/số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 toàn bài điểm Tỉ lệ % điểm 10% 20% 20% 5% 100% toàn bài 1
  2. B/ NỘI DUNG ĐỀ: I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio – Một nhà thơ vĩ đại thế kỷ XIV ở Ý, đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.” (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) Câu 1. (1.0 điểm) Chỉ ra một phép liên kết câu và một thành phần biệt lập có trong văn bản trên (Xác định rõ từ ngữ thực hiện). Câu 2. (1.0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Câu 3. (1.0 điểm) Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vai trò của trí tuệ cũng như những việc cần làm để phát triển trí tuệ của bản thân. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ 1,2,3 trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Từ đó trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để góp phần vào “Mùa xuân của đất nước”. ………...…. HẾT ………...…. C/ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Phần Câu Đáp án Điểm I -Hs xác định được một trong hai phép liên kết câu trong đoạn văn 1 trên: + Phép lặp từ ngữ: trí tuệ hoặc Phép nối: Thật vậy, 0.5 đ + Thành phần Phụ chú: Một nhà thơ vĩ đại thế kỷ XIV ở Ý 0.5 đ - "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người” vì: có trí tuệ, bạn 2 sẽ có cách nhìn nhận và ứng xử đúng đắn, hài hòa, sẽ có được 1.0đ những thành công trong cuộc sống từ đó mang lại niềm vui, hạnh 2
  3. phúc cho bản thân cũng như những người xung quanh… - Nếu không phát triển trí tuệ thì: + Tự bản thân chúng ta trở nên lạc hậu, không theo kịp 1.0đ thời đại. Chúng ta không thể tiếp thu kiến thức, chậm tư duy, giảm 3 khả năng nhận thức về vấn đề + Tạo nên tính cách phụ thuộc, dựa dẫm, thụ động trong cuộc sống… 1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; có đủ mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. II 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, 1 cơ bản đáp ứng được các vấn đề sau: a. Giới thiệu chung: Vai trò của trí tuệ và những việc cần làm để 2.0đ phát triển trí tuệ bản thân. b. Giải thích - Trí tuệ: là kết quả của hoạt động trí thức, dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. c. Bàn luận - Vai trò của trí tuệ với cuộc sống: + Trí tuệ giúp ta giải quyết mọi vấn đề đơn giản, hiệu quả. + Trí tuệ sáng tạo ra những công cụ phục vụ cuộc sống con người, … - Cách thức để phát triển trí tuệ bản thân: + Đọc sách, bồi đắp tri thức của mình. + Thực hành dựa trên cơ sở lý thuyết đã học. + Rèn luyện não bộ bằng cách đưa bản thân vào những thử thách mới mẻ, để não bộ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn. + Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, + Nghỉ ngơi và giải trí hợp lý… - Phê phán những người lười biếng, không chịu suy nghĩ, động não, chỉ thích đi theo lối mòn,... - Liên hệ bản thân. I. Yêu cầu về kĩ năng: a. Thể loại: Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ b. Hình thức: Bài văn đảm bảo cấu trúc 3 phần: Mở bài, thân bài, 2 kết bài II. Nội dung: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây: 1. Mở bài: – Dẫn dắt khái quát vấn đề và gợi dẫn vào trọng tâm đoạn thơ. Vẻ 0.5 đ đẹp, sức sống trong bức tranh xuân xứ Huế và niềm tự hào về mùa xuân đất nước. 2. Thân bài: a. Cảm xúc trước mùa xuân xứ Huế - Hình ảnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân xứ Huế được khắc 1.0 đ họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng (Nghệ thuật đảo trật tự từ; những từ than, gọi: ơi, chi) - Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh” 3
  4. - Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời. - Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng” → Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng b. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước - Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh 1.5 đ “người cầm súng”, “người ra đồng” - Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất - Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình - Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau. - Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ (Nghệ thuật nhân hóa “Đất nước vất vả, gian lao”; So sánh “Đất nước như vì sao”). c. Từ hình ảnh mùa xuân quê hương, đất nước, học sinh liên hệ đến vai trò của bản thân trong việc đóng góp vào việc xây 1.0 đ dựng “Mùa xuân đất nước” - Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất và đang trên đà phát triển, là một người con của đất nước, nhiệm vụ của chúng ta là phải gắng phấn đấu học tập, lao động để phục vụ, xây dựng đất nước vững mạnh đi lên, “sánh vai với các cường quốc năm châu”, để mỗi ngày được ngắm nhìn quê hương thay da đổi thịt, lớn mạnh, hùng cường. - Cống hiến cho đất nước là nghĩa vụ và bổn phận của tất cả người dân Việt Nam. d. Bài học: - Mỗi người, với khả năng của mình, hãy cố gắng đóng góp cho đất nước mình để đưa quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Để là 0.5 đ người sống có trách nhiệm với đất nước, chúng ta phải sống có mục đích, ước mơ, lí tưởng. - Tuổi trẻ chúng ta cần biết sống một cách lành mạnh và có trách nhiệm… 3. Kết bài: 0.5 đ - Đánh giá về đoạn thơ và nêu bài học của bản thân và lời kêu gọi đối với mọi người về ý thức trách nhiệm trong cuộc sống… * Trên đây chỉ là định hướng, giáo viên có thể tùy vào bài làm của học sinh để linh động chấm cho phù hợp. Cần tôn trọng sự sáng tạo trong bài làm của học sinh. ………...…. HẾT………...…. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0