“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn
- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC: 2023-2024
PHƯỚC KIM MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: ........./........./.........
Họ và tên:....................................Điểm Nhận xét của giáo viên
...................................................
Lớp:………
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Hãy khoanh vào chữ A, B, C, D chỉ câu trả lời đúng.
Câu 1. Yếu tố "độ ẩm" thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?
A. Hữu sinh. B. Vô sinh. C. Sinh vật. D. Hữu sinh và vô sinh.
Câu 2. Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
B. Là nơi ở của sinh vật.
C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.
Câu 3. Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và
phát triển tốt.
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 4. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ gì?
A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Nửa kí sinh.
Câu 5. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Giữa chúng và trâu, bò có mối quan hệ gì?
A. Hội sinh. B. Kí sinh.
C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh.
Câu 6. Ví dụ nào dưới đây là quan hệ kí sinh?
A. Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cách đồng.
B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.
D. Giun đũa sống trong ruột người.
Câu 7. Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, không có khả năng sinh sản tạo
thế hệ mới.
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định.
C. thuộc nhiều loài khác nhau, sống trong 1 khoảng không gian xác định, không có khả
năng sinh sản tạo thế hệ mới.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có
khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 8. Quần thể sẽ bị diệt vong khi bị mất đi nhóm tuổi nào sau đây?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản. B. Nhóm tuổi đang sinh sản.
C. Nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản.
Câu 9. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
- C. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống.
D. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn.
Câu 10. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây vừa có ở quần thể người vừa có ở các quần thể sinh vật
khác?
A. Mật độ. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Kinh tế.
Câu 12. Quần thể sinh vật có những nhóm tuổi nào sau đây?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sau lao động, nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi ổn định, nhóm tuổi hết sinh sản.
D. Nhóm tuổi ổn định, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 13. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là
A. độ đa dạng. B. độ thường gặp.
C. độ nhiều. D. độ tập trung.
Câu 14. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên.
C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá.
Câu 15. Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò
quan trọng nhất là
A. quan hệ về nơi ở. B. quan hệ dinh dưỡng.
C. quan hệ hổ trợ. D. quan hệ đối địch.
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 1. ( 2,0 điểm)
a. Ưu thế lai là gì?
b. Lai kinh tế là gì?
Câu 2. (2,0 điểm) Loài cá rô phi ở Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của nước
từ 50C đến 420C và nhiệt độ cực thuận là 30 0C. Hãy vẽ sơ đồ và nêu tên các giá trị nhiệt
độ ở sơ đồ trên.
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái sau: khí hậu, kí sinh, cộng sinh, gỗ,
mục, thảm lá khô, săn bắt động vật, độ trũng, chặt phá rừng, trồng cây, hái lượm,
động vật, vi sinh vật, theo từng nhóm nhân tố sinh thái.
- Nhóm nhân tố vô sinh:
- Nhóm nhân tố con người:
- Nhóm nhân tố các sinh vật khác:
-------- Hết -------