Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Bạc Liêu
lượt xem 10
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập Sinh nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 12 THPT sở giáo dục và đào tạo Bạc Liêu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Bạc Liêu
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (2 điểm) Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin. Câu 2: (2 điểm) Giải thích ngắn gọn bằng cơ chế sinh học các hiện tượng sau: a) Prôtêin được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào. Thế nhưng phân tử prôtêin ở màng tế bào khác đôi chút so với phân tử prôtêin vừa được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt. b) Na+ và glucose không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid. c) Khi nhiệt độ tăng quá cao enzim bị bất hoạt vĩnh viễn. d) Với lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng quá cao hoạt tính của enzim (vận tốc phản ứng) không tăng. Câu 3: (2 điểm) Trình bày các vật liệu, dụng cụ, hóa chất cần thiết và các bước tiến hành thí nghiệm nhận biết protein bằng axit tricloaxetic (TCA). Câu 4: (2 điểm) Ở cà độc dược bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Khi giảm phân hình thành giao tử, bộ NST này thay đổi về số lượng và trạng thái đơn và kép. Xác định số NST theo trạng thái của nó trong một tế bào ở các thời điểm sau: a) Kì trung gian trước khi phân bào lần I. b) Kì giữa lần I. c) Kì cuối lần I khi 2 tế bào con được tạo thành. d) Kì giữa lần II. e) Kì sau lần II. f) Kì cuối lần II khi quá trình phân bào kết thúc. Câu 5: (2 điểm) Nêu cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể. Cấu trúc xoắn qua nhiều cấp độ của NST có ý nghĩa gì trong di truyền ? Câu 6: (2 điểm) 1. Phân biệt qui luật di truyền phân li độc lập với qui luật hoán vị gen của 2 cặp tính trạng trội hoàn toàn do 2 cặp gen trên NST thường qui định. 1 Bảng A-Ngày 2
- 2. Có một số cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen nằm trên NST thường. a) Các cá thể này có thể có các kiểu gen như thế nào ? b) Nêu tên các qui luật di truyền tương ứng với các kiểu gen trên. c) Nếu các cá thể trên tự thụ phấn thì số kiểu gen tạo ra ở đời con: + Nhiều nhất là bao nhiêu ? Tương ứng với qui luật di truyền nào ? + Ít nhất là bao nhiêu ? Tương ứng với qui luật di truyền nào ? Câu 7: (2 điểm) Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích. Câu 8: (2 điểm) Ở một loài thực vật, các alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể số 2; các alen B và b nằm trên nhiễm sắc thể số 3. Người ta tiến hành phép lai: P ♀ aaBB x ♂ AAbb. Hãy viết các kiểu gen có thể có của con lai trong các trường hợp sau: Trường hợp 1: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♀ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 2. Trường hợp 2: Xảy ra đột biến trong giảm phân ở ♂ P hình thành thể dị bội ở nhiễm sắc thể số 3. Câu 9: (2 điểm) a) Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn? b) Vì sao việc chọn lọc trong dòng thuần không mang lại hiệu quả? Câu 10: (2 điểm) Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ban đầu là: P: 50% AA : 50% aa. a) Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ. b) Quần thể trên đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Tại sao? c) Nêu các điều kiện cần thiết để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. ---HẾT--- 2 Bảng A-Ngày 2
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 06/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) Quá trình tổng hợp glicôprôtêin: - Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với protein. (0.25đ) - Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất. (0.25đ) - Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hạt. (0.25đ) - Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để tổng hợp nên glycoprotein. (0.25đ) Chức năng của glicoprotein: - Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau. (0.5đ) - Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin. (0.5đ) Câu 2: (2 điểm) Giải thích ngắn gọn bằng cơ chế sinh học các hiện tượng sau: a. Prôtêin được tổng hợp tại mạng lưới nội chất hạt, rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào. Thế nhưng phân tử prôtêin ở màng tế bào khác đôi chút so với phân tử prôtêin vừa được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt là vì các phân tử protein này đã được biến đổi tại bộ máy Golgi cho phù hợp với cấu trúc của màng tế bào. (0.5đ) b. Na+ và glucose không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid vì: Na+ có tính phân cực và có “áo nước” cồng kềnh và glucose cũng có kích thước to nên không thể qua được “lỗ màng”. (0.5đ) c. Khi nhiệt độ tăng quá cao enzim bị bất hoạt vĩnh viễn vì : Enzim có thành phần chính là protein, khi nhiệt độ tăng quá cao protein bị biến tính (mất cấu trúc không gian) nên trung tâm hoạt động của enzim không thể gắn cơ chất. Và khi nhiệt độ trở lại bình thường các phân tử protein cũng không lấy lại được cấu trúc không gian ban đầu. (0.5đ) d. Với lượng enzim xác định, khi lượng cơ chất tăng quá cao, hoạt tính của enzim (vận tốc phản ứng) không tăng vì: tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã bão hòa cơ chất. (0.5đ) Câu 3: (2 điểm) - Chuẩn bị: (0.5đ) + Dung dịch lòng trắng trứng 5%, Axit TCA 10% + Ống nghiệm, pipet - Cách tiến hành: (0.5đ) + Cho 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 5% vào ống nghiệm. + Thêm 5 – 10 giọt dung dịch axit TCA 10% vào ống nghiệm, lắc đều. - Quan sát hiện tượng: (1,0đ) + Kết quả thí nghiệm: Có kết tủa dạng keo xuất hiện trong ống nghiệm. 1 Bảng A – Ngày 2
- + Giải thích thí nghiệm: Axit TCA làm biến tính protein, protein trong lòng trắng trứng bị đông tụ lại thành dạng keo không hòa tan, tạo ra kết tủa. Câu 4: (2 điểm) a. 24 NST đơn khi NST chưa tự nhân đôi. (0,5đ) 24 NST kép khi NST đơn đã nhân đôi xong. (0,25đ) b. 24 NST kép. (0,25đ) c. 12 NST kép. (0,25đ) d. 12 NST kép (0,25đ) e. 24 NST đơn (0,25đ) f. 12 NST đơn (0,25đ) Câu 5: (2 điểm) - NST cấu tạo gồm ADN liên kết với protein Histon được xoắn qua nhiều cấp độ: 3 + Nucleoxom:146 cặp nu xoắn quanh 1 vòng khối cầu gồm 8 phân tử protein Histon 4 (0,25 đ) + Sợi cơ bản : gồm các nucleoxom liên kết với nhau, giữa các nucleoxom có 1 phân tử protein Histon. Sợi cơ bản có chiều ngang 11nm (0,25 đ) + Sợi nhiễm sắc: do sợi cơ bản xoắn bậc 2 tạo thành có chiều ngang 30nm (0,25 đ) + Vùng xếp cuộn (sợi siêu xoắn) : do sợi nhiễm sắc xoắn cuộn lần nữa tạo nên, có chiều ngang 300 nm (0,25 đ) + Cromatid: sợi siêu xoắn xoắn tiếp tạo thành, chiều ngang 700 nm (0,25 đ) Ý nghĩa: Thuận lợi cho sự tổ hợp, phân li của NST trong quá trình phân bào . (0,25 đ) Câu 6: (2 điểm) 1. Phân li độc lập Hoán vị gen 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau, 2 tính trạng 2 cặp gen nằm trên 1cặp NST, 2 tính trạng di truyền độc lập nhau di truyền liên kết với nhau 2 cặp gen PLĐL và có sự tổ hợp tự do nên F1 phát sinh 2 cặp gen phân li cùng nhau và có tái tổ 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau hợp nên F1 phát sinh 4 loại giao tử có tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen F2 có 9 KG tỉ lệ (1:2:1)2, 4 KH có tỉ lệ 9:3:3:1 F2 có 10 KG và 4KH với tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen Fb có 4 KG và 4KH với tỉ lệ 1:1:1:1 Fb có 4 KG và 4 KH tỉ lệ phụ thuộc tần số hoán vị gen (Mỗi cặp ý đúng ghi 0,25 điểm) 2. a. KG của cá thể dị hợp tử có thể là: AaBb hay AB/ab hay Ab/aB b. Qui luật di truyền phân li độc lập, tương tác gen, liên kết hoàn toàn, liên kết không hoàn toàn c. -Tạo ra KG nhiều nhất (10 KG) tương ứng với qui luật liên kết không hoàn toàn -Tạo ra KG ít nhất (3 KG) tương ứng với qui luật liên kết hoàn toàn (Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm) Câu 7: (2 điểm) - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. (0.5 đ) - Giải thích: + Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu 2 Bảng A – Ngày 2
- trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi lại các (0.5 đ) liên kết yếu (liên kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn. + ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ (0.5 đ) xuống, các liên kết hyđrô được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu. + Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các (0.5 đ) liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch. Câu 8: (2 điểm) Trường hợp 1: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (2n) (2n) (0,25 đ) G aaB , B Ab (n+1) (n-1) (n) (0,25 đ) F1 AaaBb ABb (0,5 đ) (2n+1) (2n-1) Thể ba Thể một Trường hợp 2: P ♀ aaBB x ♂ AAbb (0,25 đ) (2n) (2n) G aB Abb , A (0,25 đ) (n) (n+1) (n-1) F1 AaBbb AaB (0,5 đ) (2n+1) (2n-1) Thể ba Thể một Câu 9: (2 điểm) a. Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách: + Cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (0,5 đ) + Bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào: từ tế bào hạt phấn (n) người ta lưỡng bội hóa tạo ra tế bào (2n) và cho tái sinh cây. (0,5 đ) - Việc duy trì dòng thuần chủng thường rất khó khăn vì các dòng thuần thường có sức sống kém do nhiều gen lặn có hại đã được đưa vào thể đồng hợp và rất khó ngăn ngừa sự giao phấn. (0,5 đ) 3 Bảng A – Ngày 2
- b. Việc chọn lọc trong dòng thuần chủng không mang lại hiệu quả, vì các alen quan tâm đều ở trạng thái đồng hợp. Sự sai khác về kiểu hình lúc đó chỉ là thường biến. (0,5 đ) Câu 10: (2 điểm) a. (0,5 điểm) Nếu là QT tự thụ phấn bắt buộc: QT chỉ có thể đồng hợp, tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu gen vẫn không đổi. F5 giống P: 50% AA : 50% aa b. (0,75 điểm) Quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền. Vì: - Quần thể tự thụ phấn bắt buộc qua bao nhiêu thế hệ thì thành phần kiểu gen vẫn không đổi. (Fn giống P: 50% AA : 50% aa) - Do thành phần kiểu gen không đổi tần số tương đối của các alen về gen trên cũng không đổi: A = 0,5, a = 0,5. Cấu trúc di truyền không đổi qua các thế hệ tự thụ phấn bắt buộc. c. (0,75 điểm) Điều kiện để QT đạt trạng thái cân bằng là: + Các cá thể trong quần thể phải tự thụ phấn bắt buộc ở mỗi thế hệ; + Sức sống của các loại giao tử, hợp tử khác nhau phải như nhau; + QT không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên; + QT không xảy ra đột biến, di nhập gen,… HẾT 4 Bảng A – Ngày 2
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (2 điểm) a) Khí sinh học là gì? Cơ chế của quá trình hình thành khí sinh học. b) Bột giặt sinh học là loại bột giặt như thế nào? Tác dụng. Câu 2: (2 điểm) Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Đổ 400 ml nước đường 10 % có bổ sung thêm dịch quả tươi ép vào bình thủy tinh hình trụ 500 ml. Đổ thêm 5 ml dung dịch bột bánh men vào. Sau 48 giờ, hãy cho biết các hiện tượng gì đã xảy ra trong và ngoài thành bình thí nghiệm? Hãy giải thích và rút ra kết luận. Câu 3: (2 điểm) a) Vì sao quang hợp được xem là quá trình oxy hóa khử? b) Trình bày đặc điểm hình thái, giải phẫu lá phù hợp với chức năng quang hợp. Câu 4: (2 điểm) a) Vì sao muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín ? b) Nêu các kiểu tạo quả không hạt thường gặp. Nêu cơ sở khoa học và phương pháp tạo ra quả không hạt nhân tạo. Câu 5: (2 điểm) Hệ sắc tố quang hợp của thực vật gồm có những nhóm nào? Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Câu 6: (2 điểm) Một loài ngũ cốc có hệ số sử dụng photpho là 0,1g/kg chất khô. Nếu bón 100(g) photpho thì cây tổng hợp được một lượng chất hữu cơ nhất định phục vụ cho quá trình sống. Biết hệ số sử dụng photpho của cây là 50% và hệ số kinh tế là 20%. Hãy tính lượng sinh khối mà cây tích lũy được trong hạt, giả thiết rằng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất là 0. Câu 7: (2 điểm) Hãy so sánh khả năng nín thở lúc bình thường và sau khi thở sâu nhiều lần. 1 Bảng A-Ngày 1
- Câu 8: (2 điểm) Đồ thị sau đây mô tả sự thay đổi nồng độ của 2 loại hoocmôn (A và B) có ảnh hưởng đến sự biến thái ở sâu bướm: Nồng độ A B Tuổi + Nêu tên gọi của hoocmôn A và B, nêu bản chất của A, B và nơi sản sinh ra các hoocmôn đó? + Nêu chức năng A và B trong sự lột xác của sâu bướm. Câu 9: (2 điểm) Trình bày tóm tắt các bước tiến hành thí nghiệm về điện thế ở cơ ếch. Tại sao phải dùng móc thủy tinh để tìm dây thần kinh mà không dùng dụng cụ khác như kim hủy tủy, tăm tre ? Câu 10: (2 điểm) Ở người trưởng thành, biết: - Thời gian co tâm nhĩ là 0,1s; dãn tâm nhĩ là 0,7s. - Thời gian co tâm thất là 0,3s, dãn tâm thất là 0,5s. a) Tính nhịp tim trung bình của người trong 1 phút. b) Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? c) Nhịp tim của người trưởng thành so với trẻ sơ sinh là nhanh hơn hay chậm hơn? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về mối tương quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể ? d) Em có nhận xét gì về mối tương quan giữa tỉ lệ s/v với nhịp tim của các loài? (Biết s là diện tích bề mặt cơ thể, v là thể tích cơ thể) ---HẾT--- 2 Bảng A-Ngày 1
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) a. Khí sinh học (biogas) là khí do một số vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ sinh ra.Thành phần khí sinh học gồm 50 – 85% là khí metan và 15 – 50% là khí CO2 . (0,5 đ) Cơ chế hình thành: Xác động vật, thực vật hoặc các phế liệu hữu cơ được các vi khuẩn kị khí bắt buộc ưa nhiệt, gây quá trình lên men phân giải thành các sản phẩm trung gian (đường, axit amin, axit hữu cơ, rượu…) cuối cùng thành CO2 và CH4. (0,5đ) b.Bột giặt sinh học là loại bột giặt có chứa từ 1 loại hoặc nhiều hơn 1 loại en zim từ vi sinh vật. (0,25đ) Bột giặt sinh học dùng để tẩy sạch các vết bẩn do thức ăn. (0,25đ) Ví dụ: (0,5đ) En zim amilaza: loại bỏ tinh bột. En zim proteaza: loại bỏ protein En zim lipaza loại bỏ mỡ Câu 2: (2 điểm) - Các hiện tượng xảy ra ở bình thí nghiệm: (0,5đ) + Bọt khí xuất hiện + Dung dịch trong bình bị xáo trộn + Mở hé bình thấy có mùi rượu + Xuất hiện lớp váng bề mặt và lớp cặn ở đáy + Sờ tay lên thành bình thấy ấm - Giải thích các hiện tượng trên: (1đ) + Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành rượu giải phóng ra CO2. CO2 thoát ra làm xáo trộn dung dịch trong bình. + Mùi rượu: Chứng tỏ phản ứng lên men đã xảy ra, rượu và CO2 đã được hình thành lên men êtilic làm giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu. + Lớp váng trên bề mặt là xác nấm men và các chất xơ trong quả. Lớp cặn đáy bình là xác nấm men. + Thành bình ấm là do phản ứng sinh nhiệt xảy ra. - Kết luận: Phản ứng đã biến đường saccarôzơ thành rượu êtilic và CO2 (0,5đ) (C6 H12O5 ) n → C6 H12O6 C6 H12O6 → 2C2 H 5OH + 2CO2 + Q Câu 3: (2 điểm) a. Quang hợp gồm 2 pha: - Pha sáng là pha oxy hóa nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng oxy vào khí quyển. (0,25đ) 1 Bảng A – Ngày 1
- - Đây là giai đoạn gồm các phản ứng cần ánh sáng và phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. (0,25đ) - Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. (0,25đ) - Pha tối gồm các phản ứng chịu sự xúc tác của enzim nên rất phụ thuộc vào nhiệt độ. (0,25đ) b. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá thích nghi với chức năng quang hợp - Đặc điểm hình thái: + Lá có hình bản tạo diện tích bề mặt lớn giúp lá hấp thu được nhiều tia sáng. (0,25đ) + Phiến lá mỏng tạo điều kiện CO2 khuếch tán vào lá. (0,25đ) - Đặc điểm giải phẫu: + Các tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục, xếp song song sít nhau ngay sát lớp biểu bì trên giúp các phân tử sắc tố dễ hấp thu ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá. (0,25đ) + Các tế bào mô xốp phân bố xa nhau tạo các khoảng trống, nằm sát lớp biểu bì dưới (nơi có nhiều khí khổng) là điều kiện thuận lợi trao đổi khí trong quang hợp. (0,25đ) Câu 4: (2 điểm) a. Ủ có vai trò: + Ủ để etylen nội sinh không khuếch tán ra môi trường (0,25 đ) + Ủ để giữ nhiệt => tăng tốc độ các phản ứng chuyển hóa trong quả. (0,25đ) b. Có hai kiểu quả không hạt: + Quả không hạt được tạo nên không qua thụ tinh. Có thể tạo quả này không cần sự thụ phấn như ở dứa, chuối. Một số loại quả không hạt tạo ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn rơi trên núm nhụy (thụ phấn) nhưng không có quá trình thụ tinh xảy ra. VD ở nho. (0,25 đ) + Quả không hạt được tạo nên qua thụ tinh, nhưng sau đó phôi không phát triển. VD ở nho, đào. (0,25 đ) Cơ sở khoa học và phương pháp tạo ra quả không hạt nhân tạo - Sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt và sản xuất ra Auxin, giberelin nội sinh, các hoocmon này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào bầu phân chia, lớn lên thành quả. Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, tức là hạt không hình thành, thì hoa sẽ rụng, tức là bầu không hình thành quả. (0,5 đ) - Để tạo quả không hạt, người ta không cho hoa thụ phấn, như vậy phôi sẽ không hình thành hạt, nên Auxin giberelin nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng hỗn hợp Auxin, giberelin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ là quả không hạt. (0,5 đ) Câu 5: (2 điểm) + Bằng các phương pháp sắc kí và quang phổ hiện đại, đến nay đã phân biệt 4 nhóm sắc tố chính trong lá xanh: Clorophin, carôtenoit, phicôbilin và sắc tố của dịch tế bào (antôxian) (1,0 đ) 2 Bảng A – Ngày 1
- + Do có nhân Mg trong vòng pyron mang tính tan trong nước và kết hợp với prôtêin màng, trong khi đó đuôi dài cacbon của gốc rượu phytol lại mang tính kị nước và hướng tới cấu trúc lipit của màng tilacoit, nên phân tử clrophin chủ yếu hòa tan trong dung môi hữu cơ. Tuy nhiên để tách tốt clorophin ra khỏi lá, người ta không dùng ete petrol hay benzen mà dùng cồn hay axêton pha với một ít nước để tách được hết phân tử clrophin từ lá. Các sắc tố của nhóm carotenoit (dùng benzen) cũng được tách chiết theo phương pháp như trên. (1,0 đ) Câu 6: (2 điểm) Lượng photpho cây sử dụng được: 100/2 =50g (0,5 đ) Lượng chất hữu cơ khô cây tổng hợp được : (50x1000)/0,1 = 500000 g = 500 kg (0,75 đ) Lượng chất khô tích lũy trong hạt là : 500000 x20% = 100000 g = 100 kg (0,75 đ) Câu 7: (2 điểm) - Ta thấy khả năng nín thở sẽ lâu hơn bình thường, nếu trước lúc nín thở hít sâu và thở gắng sức 4 – 5 lần. (1,0đ) - Vì do CO2 tích lũy trong máu, sản phẩm của hô hấp tế bào được chuyển thành H+ sẽ kích thích trong khi hô hấp. (1,0đ) Câu 8: (2 điểm) - Hoocmon A: Ecđixơn, có bản chất hóa học là steroid, do tuyến trước ngực tiết ra (0,75 đ) Hoocmon B: Juvenin, có bản chất là dẫn xuất của axit béo, do thể alata tiết ra (0,75 đ) - Chức năng của các loại hoocmon trên: + Ecđixơn có chức năng gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm (0,25 đ) + Juvenin có chức năng ức chế sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm (0,25 đ) Câu 9: (2 điểm) B1. Chuẩn bị chế phẩm thần kinh – cơ (0,5 điểm) - Phá hủy tủy sống để làm ếch bất động. - Mổ lộ các bó dây thần kinh màu trắng đi từ tủy sống xuống hai chân sau. - Tạo 2 chế phẩm thần kinh-cơ gồm dây thần kinh tọa, cơ bắp chân có dính mẩu xương khớp gối ở 2 chân ếch, mỗi chân là một chế phẩm thần kinh-cơ. - Ngâm chế phẩm thần kinh-cơ vào cốc có chứa dung dịch sinh lí Rinh-gơ để giữ chế phẩm không bị khô. Chú ý: Khi làm chế phần thần kinh-cơ không để tổn thương dây thần kinh, khớp nối giữa dây thần kinh và cơ. B2. Thí nghiệm về điện thế nghỉ (0,5 điểm) - Đặt 2 chế phẩm thần kinh-cơ lên khay mổ. Dùng bông thấm bớt nước dính trên cơ của chế phẩm thần kinh-cơ 1. - Dùng kéo sắc (đã được lau khô) cắt đôi cơ của chế phẩm thần kinh-cơ 1. - Dùng đũa thủy tinh đặt dây thần kinh của chế phẩm thần kinh-cơ 2 chạm vào hai điểm của nửa cơ bị cắt: một điểm trên bề mặt bắp cơ và điểm kia ở bề mặt vết cắt. - Quan sát sự co cơ của chế phẩm thần kinh - cơ 2. Chú ý: Chỉ thấm bớt nước chứ không lau thật khô chế phẩm thần kinh - cơ. 3 Bảng A – Ngày 1
- B3. Thí nghiệm về điện thế hoạt động (0,5 điểm) - Đặt hai chế phẩm thần kinh-cơ lên khay mổ. Dùng bông thấm bớt nước trên hai chế phẩm. - Đặt dây thần kinh của chế phẩm thần kinh-cơ 1 vắt ngang bắp cơ của chế phẩm thần kinh-cơ 2. Quan sát sự co cơ ở cả hai chế phẩm. - Dùng máy kích thích điện kích thích dây thần kinh của chế phẩm thần kinh-cơ 2 (kích thích ở cường độ trên ngưỡng). Quan sát sự co cơ ở cả hai chế phẩm. Chú ý: Khi làm chế phần thần kinh-cơ không để tổn thương dây thần kinh, khớp nối giữa dây thần kinh và cơ; Chỉ thấm bớt nước chứ không lau thật khô chế phẩm thần kinh - cơ. (0,25đ) Phải dùng móc thủy tinh để tìm dây thần kinh mà không dùng dụng cụ khác như kim hủy tủy, tăm tre vì: Dây thần kinh có khả năng tiếp nhận và dẫn điện. Nếu dùng kim hủy tủy (bằng kim loại) sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm về điện thế; nếu dùng tăm tre có thể làm tổn thương dây thần kinh, kết quả không chính xác. (0,25đ) Câu 10: (2 điểm) a. - Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì (0,25đ) - Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung (0,25đ) Thời gian của 1 chu kì tim là: 1s + 7s = 8s (hoặc 3s +5s = 8s) (0,25đ) Nhịp tim trung bình của người trưởng thành trong 1 phút là: 60s : 8s = 75 lần/phút (0,25đ) b. Do thời gian dãn của tâm nhĩ và tâm thất đều dài hơn thời gian co, đủ để tim khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Vì vậy, tim hoạt động suốt đời không mỏi (0,25đ) c. Nhịp tim của người trưởng thành chậm hơn nhịp tim của trẻ sơ sinh. (0,25đ) Kết luận: nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể (0,25đ) d. Tỉ lệ s/v càng lớn thì nhịp tim càng nhanh (0,25đ) HẾT 4 Bảng A – Ngày 1
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (2 điểm) a) Khí sinh học là gì? Cơ chế của quá trình hình thành khí sinh học. b) Bột giặt sinh học là loại bột giặt như thế nào? Tác dụng. Câu 2: (2 điểm) Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Đổ 400 ml nước đường 10 % có bổ sung thêm dịch quả tươi ép vào bình thủy tinh hình trụ 500 ml. Đổ thêm 5 ml dung dịch bột bánh men vào. Sau 48 giờ, hãy cho biết các hiện tượng gì đã xảy ra trong và ngoài thành bình thí nghiệm? Hãy giải thích và rút ra kết luận. Câu 3: (2 điểm) a) Vì sao quang hợp được xem là quá trình oxy hóa khử? b) Trình bày đặc điểm hình thái, giải phẫu lá phù hợp với chức năng quang hợp. Câu 4: (2 điểm) Vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật "thắp đèn" nhằm kích thích cây Thanh Long ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên. Câu 5: (2 điểm) Hệ sắc tố quang hợp của thực vật gồm có những nhóm nào? Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Câu 6: (2 điểm) Hãy tính hệ số hô hấp RQ của các hợp chất hữu cơ sau đây: a) Glucose b) Glyxêrin c) Axit stêaric d) Axit oxalic Câu 7: (2 điểm) Hãy so sánh khả năng nín thở lúc bình thường và sau khi thở sâu nhiều lần. 1 Bảng B-Ngày 1
- Câu 8: (2 điểm) Vì sao nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgesterôn có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung? Câu 9: (2 điểm) Trình bày nội dung bước chuẩn bị chế phẩm thần kinh - cơ cho thí nghiệm về điện thế ở ếch. Câu 10: (2 điểm) Ở người trưởng thành, biết: - Thời gian co tâm nhĩ là 0,1s; dãn tâm nhĩ là 0,7s - Thời gian co tâm thất là 0,3s, dãn tâm thất là 0,5s a) Tính nhịp tim trung bình của người trong 1 phút b) Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? c) Nhịp tim của người trưởng thành so với trẻ sơ sinh là nhanh hơn hay chậm hơn? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về mối tương quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể ? d) Em có nhận xét gì về mối tương quan giữa tỉ lệ s/v với nhịp tim của các loài (Biết s là diện tích bề mặt cơ thể, v là thể tích cơ thể) ---HẾT--- 2 Bảng B-Ngày 1
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) a. Khí sinh học (biogas) là khí do một số vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ sinh ra.Thành phần khí sinh học gồm 50 – 85% là khí metan và 15 – 50% là khí CO2 . (0,5 đ) Cơ chế hình thành: Xác động vật, thực vật hoặc các phế liệu hữu cơ được các vi khuẩn kị khí bắt buộc ưa nhiệt, gây quá trình lên men phân giải thành các sản phẩm trung gian (đường, axit amin, axit hữu cơ, rượu…) cuối cùng thành CO2 và CH4. (0,5đ) b.Bột giặt sinh học là loại bột giặt có chứa từ 1 loại hoặc nhiều hơn 1 loại en zim từ vi sinh vật. (0,25đ) Bột giặt sinh học dùng để tẩy sạch các vết bẩn do thức ăn. (0,25đ) Ví dụ: (0,5đ) En zim amilaza: loại bỏ tinh bột. En zim proteaza: loại bỏ protein En zim lipaza loại bỏ mỡ Câu 2: (2 điểm) - Các hiện tượng xảy ra ở bình thí nghiệm: (0,5đ) + Bọt khí xuất hiện + Dung dịch trong bình bị xáo trộn + Mở hé bình thấy có mùi rượu + Xuất hiện lớp váng bề mặt và lớp cặn ở đáy + Sờ tay lên thành bình thấy ấm - Giải thích các hiện tượng trên: (1đ) + Sự chuyển động của dịch lên men là do nấm men phân giải đường thành rượu giải phóng ra CO2. CO2 thoát ra làm xáo trộn dung dịch trong bình. + Mùi rượu: Chứng tỏ phản ứng lên men đã xảy ra, rượu và CO2 đã được hình thành lên men êtilic làm giảm hàm lượng đường, tăng hàm lượng rượu. + Lớp váng trên bề mặt là xác nấm men và các chất xơ trong quả. Lớp cặn đáy bình là xác nấm men. + Thành bình ấm là do phản ứng sinh nhiệt xảy ra. - Kết luận: Phản ứng đã biến đường saccarôzơ thành rượu êtilic và CO2 (0,5đ) (C6 H12O5 ) n → C6 H12O6 C6 H12O6 → 2C2 H 5OH + 2CO2 + Q Câu 3: (2 điểm) a. Quang hợp gồm 2 pha: - Pha sáng là pha oxy hóa nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng oxy vào khí quyển. (0,25đ) 1 Bảng B – Ngày 1
- - Đây là giai đoạn gồm các phản ứng cần ánh sáng và phụ thuộc vào cường độ ánh sáng. (0,25đ) - Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. (0,25đ) - Pha tối gồm các phản ứng chịu sự xúc tác của enzim nên rất phụ thuộc vào nhiệt độ. (0,25đ) b. Đặc điểm hình thái, giải phẫu lá thích nghi với chức năng quang hợp - Đặc điểm hình thái: + Lá có hình bản tạo diện tích bề mặt lớn giúp lá hấp thu được nhiều tia sáng. (0,25đ) + Phiến lá mỏng tạo điều kiện CO2 khuếch tán vào lá. (0,25đ) - Đặc điểm giải phẫu: + Các tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục, xếp song song sít nhau ngay sát lớp biểu bì trên giúp các phân tử sắc tố dễ hấp thu ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá. (0,25đ) + Các tế bào mô xốp phân bố xa nhau tạo các khoảng trống, nằm sát lớp biểu bì dưới (nơi có nhiều khí khổng) là điều kiện thuận lợi trao đổi khí trong quang hợp. (0,25đ) Câu 4: (2 điểm) - Thanh Long là một loài thực vật ngày dài, nó ra hoa trong điều kiện đêm ngắn (độ dài đêm ngắn hơn đêm tới hạn). (0, 5 đ) - Trong điều kiện tự nhiên, cây Thanh Long chỉ ra hoa và kết quả từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch (thời điểm có ngày dài và đêm ngắn). (0, 5 đ) - Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, độ dài đêm luôn lớn hơn đêm tới hạn nên trong tự nhiên Thanh Long không ra hoa. (0, 5 đ) - Việc thắp đèn vào ban đêm sẽ làm cho đêm dài được chia thành 2 đêm ngắn nên sẽ kích thích cây ra hoa. (0, 5 đ) Câu 5: (2 điểm) + Bằng các phương pháp sắc kí và quang phổ hiện đại, đến nay đã phân biệt 4 nhóm sắc tố chính trong lá xanh: Clorophin, carôtenoit, phicôbilin và sắc tố của dịch tế bào (antôxian) (1,0 đ) + Do có nhân Mg trong vòng pyron mang tính tan trong nước và kết hợp với prôtêin màng, trong khi đó đuôi dài cacbon của gốc rượu phytol lại mang tính kị nước và hướng tới cấu trúc lipit của màng tilacoit, nên phân tử clrophin chủ yếu hòa tan trong dung môi hữu cơ. Tuy nhiên để tách tốt clorophin ra khỏi lá, người ta không dùng ete petrol hay benzen mà dùng cồn hay axêton pha với một ít nước để tách được hết phân tử clrophin từ lá. Các sắc tố của nhóm carotenoit (dùng benzen) cũng được tách chiết theo phương pháp như trên. (1,0 đ) Câu 6: (2 điểm) a. PT: C6H12O6 + 6O2 -> 6 CO2 + 6H2O => RQ =1 (0, 5 đ) b. PT: 2C3H8O3 + 7O2 -> 6 CO2 + 8H2O => RQ =0,86 (0, 5 đ) c. PT: C18H36O2 + 26O2 -> 18 CO2 + 18H2O => RQ =0,69 (0, 5 đ) d. PT: C2H2O4 + O2 -> 4 CO2 + 2H2O => RQ = 4,0 (0, 5 đ) 2 Bảng B – Ngày 1
- Câu 7: (2 điểm) - Ta thấy khả năng nín thở sẽ lâu hơn bình thường, nếu trước lúc nín thở hít sâu và thở gắng sức 4 – 5 lần. (1,0đ) - Vì do CO2 tích lũy trong máu, sản phẩm của hô hấp tế bào được chuyển thành H+ sẽ kích thích trong khi hô hấp. (1,0đ) Câu 8: (2 điểm) - Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgesterôn và estrôgen làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu tăng lên. (0, 5 đ) Thể vàng thoái hoá làm cho LH giảm từ đó gây giảm nồng độ prôgesterôn trong máu. (0, 5 đ) - Nồng độ prôgesterôn tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không chín và trứng không rụng. (0, 5 đ) Nồng độ prôgesterôn giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH. (0, 5 đ) Câu 9: (2 điểm) Bước chuẩn bị chế phẩm thần kinh - cơ - Phá hủy tủy sống để làm ếch bất động: Cầm ếch bằng tay trái, để mặt lưng lên trên. Tìm nơi tiếp giáp giữa xương sống và hộp sọ, đó là chỗ lõm nằm ở đỉnh của tam giác đều có đáy là đường nối giữa hai mắt ếch. Ấn mạnh kim chọc tủy xuống chỗ lõm và đâm sâu xuống tủy sống, Nếu mũi kim chạm đúng tủy sống thì ếch sẽ có phản ứng lấy hai chi trước che mặt. Nghiêng cán kim chọc tủy về phía đầu, chiều dài kim thẳng hàng với cột sống và điều chỉnh mũi kim đâm sâu vào ống tủy xương sống để phá tủy sống. Nếu phá đúng tủy thì hai chân ếch sẽ duỗi thẳng ra. (0, 5 đ) - Mổ lộ các bó dây thần kinh màu trắng đi từ tủy sống xuống hai chân sau. Dùng kéo cắt da vòng quanh bụng ếch và lột bỏ da phần dưới thân. Tay trái cầm thân ếch sao cho đầu ếch trút xuống dưới và phần mông nhô lên cao. Dùng kéo bấm đứt mỏm cuối xương cùng và cắt đứt các cơ bên phía trái và phải xương cùng, làm như vậy thì xương cùng sẽ nhô lên cao. Dùng kéo cắt bỏ xương cùng để lộ các bó dây thần kinh màu trắng đi từ tủy sống xuống hai chân sau. (0, 5 đ) - Tạo 2 chế phẩm thần kinh-cơ gồm dây thần kinh tọa, cơ bắp chân có dính mẩu xương khớp gối ở 2 chân ếch, mỗi chân là một chế phẩm thần kinh-cơ. Cắt tách màng liên cơ phía sau đùi ếch của một bên chân, dùng móc thủy tinh lách xuống tìm dây thần kinh tọa (dây thần kinh sciatic). Tách dây thần kinh tọa từ cột sống cho đến sát khớp đầu gối. Khi tách dây thần kinh tọa, cần chú ý tách dần dây này ra khỏi các mô cơ bao quanh đồng thời cắt đứt các nhánh dây nhỏ từ dây thần kinh tọa đi vào các cơ đùi. Cắt đứt dây thần kinh tọa ngay sát cột sống để dây dài được hơn 2cm. Dùng kéo cắt dứt gân asin của phần cuối cơ bắp chân (cơ gastrocnemian) và kéo ngược cơ bắp chân về phía khớp gối. Cắt đứt xương ở phía trên và phía dưới khớp gối và thu được cơ bắp chân dính liền dây thần kinh tọa. (0, 75 đ) - Ngâm chế phẩm thần kinh-cơ vào cốc có chứa dung dịch sinh lí Rinh-gơ để giữ chế phẩm không bị khô. (0, 25 đ) Chú ý: Khi làm chế phần thần kinh-cơ không để tổn thương dây thần kinh, khớp nối giữa dây thần kinh và cơ. 3 Bảng B – Ngày 1
- Câu 10: (2 điểm) a. - Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì (0,25đ) - Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, tiếp đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung (0,25đ) Thời gian của 1 chu kì tim là: 1s + 7s = 8s (hoặc 3s +5s = 8s) (0,25đ) Nhịp tim trung bình của người trưởng thành trong 1 phút là: 60s : 8s = 75 lần/phút (0,25đ) b. Do thời gian dãn của tâm nhĩ và tâm thất đều dài hơn thời gian co, đủ để tim khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Vì vậy, tim hoạt động suốt đời không mỏi (0,25đ) c. Nhịp tim của người trưởng thành chậm hơn nhịp tim của trẻ sơ sinh. (0,25đ) Kết luận: nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể (0,25đ) d. Tỉ lệ s/v càng lớn thì nhịp tim càng nhanh (0,25đ) HẾT 4 Bảng B – Ngày 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý
121 p | 2941 | 924
-
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi lớp 12 các môn
17 p | 2422 | 830
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Anh - Kèm đáp án
29 p | 2565 | 609
-
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học có hướng giẫn giải
21 p | 2952 | 594
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 - Phạm Bá Thanh
47 p | 1754 | 454
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Hóa cấp tỉnh
29 p | 1217 | 376
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 - Sở Gd&ĐT Bạc Liêu
17 p | 1611 | 319
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt cấp tỉnh
6 p | 2402 | 250
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm 2011 - 2012
116 p | 593 | 90
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh - Sở GD&ĐT Cà Mau
12 p | 939 | 66
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lý lớp 9 cấp tỉnh - Kèm đáp án
19 p | 1072 | 64
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm 2010 - 2011 - Kèm đáp án
78 p | 764 | 62
-
16 Đề thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Anh - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
65 p | 526 | 59
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 cấp tỉnh năm 2012 - 2013
10 p | 414 | 57
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Tin cấp quốc gia
12 p | 361 | 47
-
Đề thi học sinh giỏi lớp cấp tỉnh năm 2010 - 2011
17 p | 363 | 39
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán - Trường THCS Phạm Công Bình
49 p | 591 | 34
-
Tuyển tập 45 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán học có đáp án
159 p | 166 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn