intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi khảo sát môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương

  1. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG KHẢO SÁT MÔN CHUYÊN: ĐỊA LÍ 12 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022- 2023 NGUYỄN TRÃI Ngày thi: 30/8/2022 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (3,0 điểm) 1. Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa). Liên hệ quy luật này trong cuộc sống bản thân học sinh. 2. Vì sao có hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời? Chuyển động này ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi ngày địa cực, đêm địa cực trên Trái Đất? Câu II (2,0 điểm) Phân tích biểu hiện và nguyên nhân của thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Câu III (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Phân tích vai trò của hệ thống rừng ngập mặn ven biển nước ta. Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn Việt Nam. 2. Chứng minh rằng địa hình nước ta có tính phân bậc và giải thích nguyên nhân vì sao có sự phân bậc đó. Câu IV (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Phân tích sự khác biệt trong chế độ nước sông giữa sông Hồng và sông Đà Rằng. 2. Giải thích tại sao mùa đông ở Đông Bắc lạnh và kéo dài hơn ở Tây Bắc. Câu V (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy 1. Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Giải thích vì sao các đô thị miền Trung tập trung ở vùng ven biển. 2. Chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng lao động nước ta hiện nay. Câu VI (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2017 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Lúa đông Lúa hè thu và Lúa mùa Lúa đông Lúa hè thu và Lúa mùa xuân thu đông xuân thu đông 2005 2942,1 2349,3 2037,8 17331,6 10436,2 8065,1 2013 3105,6 2810,8 1986,1 20069,7 14623,4 9346,0 2017 3117,1 2878,0 1713,6 19415,7 15461,8 7886,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017) Từ bảng số liệu trên và kiến thức đã học, hãy: 1. Nhận xét về tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2005 – 2017. 2. Giải thích sự khác biệt trong sản xuất lúa vụ đông xuân với vụ lúa mùa giai đoạn 2005 – 2017. Câu VII (3,0 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích điều kiện phát triển công nghiệp điện ở Tây Nguyên. 2. Từ việc chỉ ra những thách thức phải đối mặt của xuất khẩu nông sản nước ta thời gian qua, em hãy đề xuất giải pháp nâng cao vị thế nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. ---------HẾT--------- Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài. Họ và tên thí sinh……………………………...............Số báo danh…………………………………… Chữ ký giám thị 1: ……………………………………………. Chữ ký giám thị 2:……………………
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÝ Câu Ý Nôi dung cần đạt Điểm 1 Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (khái niệm, nguyên 1,25 nhân, biểu hiện, ý nghĩa). - Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của 0,25 mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí. - Nguyên nhân: nội lực và ngoại lực có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành 0,25 phần của lớp vỏ địa lí, các thành phần tự nhiên có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau. - Biểu hiện của quy luật: các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn 0,25 nhau, nếu một thành phần thay đổi sẽ kém theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Một số ví dụ: khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) 0,25 dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng). - Ý nghĩa thực tiễn: cần nghiên cứu kĩ và toàn diện môi trường tự nhiên, dự báo trước 0,25 những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp. 2 Vì sao có hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời? Chuyển động 1,75 này ảnh hưởng như thế nào đến phạm vi ngày địa cực, đêm địa cực trên Trái Đất? - Khái niệm: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, ngày địa cực, đêm địa cực 0,25 I - Nguyên nhân: 3,00 + Do Trái Đất có dạng hình cầu chuyển động tự quay quanh trục và quay xung quanh 0,25 điểm Mặt trời với trục luôn nghiêng một góc 66°33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương trong không gian (chuyển động tịnh tiến) + Nên dẫn tới hiện tượng tia sáng Mặt trời lần lượt chiếu thẳng vuông góc với tiếp 0,25 tuyến bề mặt Trái Đất từ 23°27’B đến 23°27’N sinh ra ảo giác Mặt trời di chuyển giữa 2 chí tuyến trong năm. - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời ảnh hưởng rõ đến phạm vi ngày địa cực, đêm địa cực trên Trái Đất: + Mặt trời chuyển động biểu kiến từ XĐ lên CTB: phạm vi hiện tượng ngày địa cực ở 0,25 bán cầu Bắc và đêm địa cực ở bán cầu Nam mở rộng về phía xích đạo (tối đa là đến vòng cực vào ngày 22/6) + Mặt trời chuyển động biểu kiến từ CTB đến XĐ: phạm vi hiện tượng ngày địa cực ở 0,25 bán cầu Bắc và đêm địa cực ở bán cầu Nam thu hẹp về phía cực (phạm vi thu hẹp nhỏ nhất vào ngày 23/9) + Mặt trời chuyển động biểu kiến từ XĐ đến CTN: hiện tượng đêm địa cực ở bán cầu 0,25 Bắc và ngày địa cực ở bán cầu Nam mở rộng về phía xích đạo (tối đa là đến vòng cực vào ngày 22/12) + Mặt trời chuyển động biểu kiến từ CTN lên XĐ: hiện tượng đêm địa cực ở bán cầu 0,25 Bắc và ngày địa cực ở bán cầu Nam thu hẹp về phía cực (phạm vi thu hẹp nhỏ nhất vào ngày 21/3) Phân tích biểu hiện và nguyên nhân thương mại quốc tế ngày càng phát triển. 2,00 - Khái quát: thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch giữa các quốc gia, gồm 0,25 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu - Biểu hiện thương mại quốc tế ngày càng phát triển: + Tốc độ tăng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung 0,25 + Tổ chức thương mại thế giời ngày càng có vai trò quan trọng (diễn giải) 0,25 II - Nguyên nhân thương mại quốc tế ngày càng phát triển: 2,00 + Thương mại quốc tế có vai trò ngày càng lớn: giúp các nước sử dụng ngày càng 0,25 điểm hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống... (diễn giải) + Kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa và dịch vụ ngày 0,25 càng lớn (diễn giải) + Quy mô dân số gia tăng cùng chất lượng cuộc sống được nâng cao nên nhu cầu 0,25 mua bán ngày càng nhiều (diễn giải)
  3. + Việc trao đổi hàng hóa quốc tế ngày càng thuận lợi nhờ sự phát triển của GTVT, 0,25 TTLL, sự hình thành của các tổ chức quốc tế và khu vực (diễn giải) + Nguyên nhân khác: chính sách, xu thế toàn cầu hóa, thị trường quốc tế được thiết 0,25 lập 1 Phân tích vai trò của hệ thống rừng ngập mặn ven biển nước ta. Đề xuất các giải 1,50 pháp bảo vệ rừng ngập mặn Việt Nam. - Khái quát rừng ngập mặn VN: tổng diện tích khoảng 200.000 ha (top đầu thế giới, một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ, Rú Chà, Tam Giang, Cà Mau, 0.25 hiện nay rừng ngập mặn đang bị suy giảm. - Ý nghĩa: + Ý nghĩa tự nhiên: cung cấp oxy, giúp điều hòa không khí, bảo vệ địa hình ven biển, 0.5 giảm tác động của thiên tai của biến đổi khí hậu, duy trì đa dạng sinh học... (phân tích) + Ý nghĩa kinh tế-xã hội-an ninh: tạo môi trường cho người dân nuôi trồng thủy hải sản, 0.5 cung cấp dược liệu và chất đốt cho một số ngành công nghiệp, thu hút nhiều khách du lịch (phân tích). - Giải pháp bảo vệ: tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của rừng ngập mặn, quy hoạch rõ diện 0.25 tích hạn chế lấn chiếm bởi đất nuôi tôm, phát triển kinh tế đa ngành vùng ven biển... Chứng minh rằng địa hình nước ta có tính phân bậc và giải thích nguyên nhân vì 1,50 sao có sự phân bậc đó. * Chứng minh: Địa hình nước ta được phân thành 8 bậc địa hình: III - Độ cao trên 2500m: phân bố ở khu vực Tây Bắc, Trường Sơn Nam (dẫn chứng vd 0,25 3,0 Phan Xi păng (3143m), Phu Luông (2874m)) điểm - Độ cao từ 2000-2500m: vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Thượng nguồn vùng núi Đông Bắc (dẫn chứng vd Pu Huổi Long (2178m), Tây Côn Lĩnh (2419m), Kiều Li Ti (2402m)) - Độ cao 1500-2000m: chủ vùng núi Đông Bắc, 1 số đỉnh núi ở TSN, dọc biên giới Việt- 0,25 Lào (dẫn chứng vd Phia Booc (1578m), Tam Đảo (1591m), Mẫu Sơn (1541m)) - Độ cao từ 1000-1500m : Yên Tử ( 1068m ), Bạch Mã (1444m) - Độ cao từ 500-1000m: Núi Nưa (538m), núi Bà Rá (736m ), cao nguyên Pleiku 0,25 - Độ cao từ 200-500m:vùng cực nam của Tây Nguyên , đồi trung du ở TDMNBB - Độ cao từ 50-200m: Bắc Trung Bộ , Đông Nam Bộ 0,25 - Độ cao từ 0-50m: đồng bằng châu thổ ĐBSH, ĐBSCL, đồng bằng duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Tuy Hòa...) * Giải thích: - Địa hình có sự phân bậc do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực. 0,25 - Ở kì Tân Kiến Tạo, vận động tạo núi Anpơ-Himalaya làm địa hình nước ta được nâng 0,25 lên với các chu kì, cường độ khác nhau, xen giữa các đợt nâng là những đợt nghỉ và chịu tác động của ngoại lực bào mòn nên địa hình có tính phân bậc. 1 Phân tích sự khác biệt trong chế độ nước sông giữa sông Hồng và sông Đà Rằng 1,75 - Khái quát 2 sông: sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, đổ ra biển Đông bằng các cửa 0,25 biển: Trà Lí, Ba Lạt, Lạch Giang; sông Đà Rằng bắt nguồn từ cao nguyên Kon Tum đổ ra biển Đông với 1 cửa biển là cửa Diệt. - Tổng lượng nước sông: sông Hồng lớn hơn nhiều sông Đà Rằng (dẫn chứng) 0,25 Giải thích: Diện tích lưu vực sông Hồng lớn hơn sông Đà Rằng: S lưu vực sông Hồng c 0,25 hiếm 21,91% S lưu vực sông cả nước, xếp thứ 1. S lưu vực sông Đà Rằng chiếm 4,19%, xếp thứ 7. Sông Hồng có nguồn phát sinh bên ngoài lãnh thổ Việt Nam - Chế độ nước sông khác nhau do do chế độ mưa và hình thái mạng lưới sông: + Sông Hồng có mùa lũ từ tháng 6 - tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 - tháng 4, đỉnh lũ 0,5 vào tháng 8, lũ lên nhanh, rút chậm, chênh lệch lưu lượng nước lớn. Do: phù hợp chế độ mưa, sông có dạng nan quạt, nhiều chi lưu (phân tích) + Sông Đà Rằng có mùa lũ lệch vào thu đông từ tháng 9 - tháng 12, mùa khô từ tháng 1- 0,5 tháng 8, đỉnh lũ vào tháng 11, lũ lên nhanh rút nhanh, chênh lệch lưu lượng nước nhỏ hơn. Do: phù hợp chế độ mưa, chảy trên địa hình dốc, hẹp ngang (phân tích) IV 2 Giải thích tại sao mùa đông ở Đông Bắc lạnh và kéo dài hơn ở Tây Bắc 1,25 3,0 - Biểu hiện: mùa đông Đông Bắc đến sớm, kết thúc muộn hơn, số tháng < 18oC ở ĐB 0,25 điểm nhiều hơn, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở ĐB cao hơn TB (dẫn chứng) - Nguyên nhân: tác động của vị trí, hoàn lưu, địa hình
  4. + Đông Bắc: trực tiếp đón những đợt GMĐB đầu tiên, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp 0,5 kết hợp với 4 cánh cung núi lớn hút GMĐB xuống sâu (diễn giải) + Tây Bắc: dãy HLS cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam ngăn ảnh hưởng 0,5 của GMĐB, các luồng khí lạnh vào Tây Bắc qua các thung lũng sông hoặc qua các đèo ở dãy HLS nên khi đến Tây Bắc không khí lạnh đã bị biến tính (diễn giải) 1 Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Giải 2,0 thích vì sao các đô thị miền Trung tập trung ở vùng ven biển. *Phân tích mối quan hệ giữa đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta: - Khái quát: ĐTH, CCCCKT, mối quan hệ chặt chẽ giữa ĐTH và CCCCKT 0,25 - Đô thị hóa tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: + Các đô thị lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội các vùng, địa phương 0,25 trong cả nước + Các thành phố, thị xã là các thị trường lớn, sức mua đa dạng, nơi tập trung đông đảo 0,25 nguồn lao động, cơ sở vật chất hiện đại, thu hút vốn đầu tư....tạo động lực phát triển KT - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa: + Sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng 0,25 cao vai trò của đô thị. + Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật 0,25 V tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị . 3,0 + Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện 0,25 điểm thúc đẩy quá trình đô thị hóa Tuy nhiên ĐTH gây sức ép lên môi trường, an sinh xã hội, CDCC KT chậm gây kìm hãm ĐTH… (thưởng 0,25đ khi câu này chưa đạt điểm tối đa) *Đô thị ở miền Trung tập trung ở vùng ven biển vì: - Vị trí địa lí, tự nhiên: ven biển thuận lợi cho giao lưu, đón nhận đầu tư, địa hình bằng 0,25 phẳng, diện tích rộng, khí hậu thuận hòa, nước dồi dào, cửa sông rộng, nhiều vũng vịnh, tài nguyên biển phong phú... - KT-XH, lịch sử: phát triển kinh tế biển, kinh tế vùng ven biển, tập trung các cơ sở kinh 0,25 tế, giao thông..., lịch sử phát triển lâu đời. 2 Chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng lao động nước ta hiện nay. 1,00 - Lao động phân bố chưa hợp lí (diễn giải) 0,25 - Lao động chuyển dịch chậm (diễn giải) 0,25 - Năng suất lao động chưa cao (diễn giải) 0,25 - Thất nghiệp, thiếu việc làm, chảy máu chất xám... 0,25 1 Nhận xét về tình hình sản xuất lúa nước ta giai đoạn 2005 – 2017. 1,75 - Xử lí số liệu: lập bảng năng suất lúa và bảng cơ cấu diện tích, sản lượng lúa các vụ giai 0,50 đoạn 2005 – 2017. - Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả nước có xu hướng tăng (dẫn chứng) 0,25 - Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vụ đông xuân nhìn chung tăng và lớn nhất 0,25 - Diện tích và sản lượng lúa vụ mùa nhìn chung thấp nhất, có xu hướng giảm, năng suất 0,25 vụ mùa thấp nhất trong 3 vụ và tăng (dẫn chứng) - Diện tích, năng suất và sản lượng lúa vụ hè thu và thu đông nhìn chung tăng và lớn thứ 0,25 hai (dẫn chứng) - Tỉ trọng diện tích và sản lượng của các vụ lúa khác nhau và có sự thay đổi (dẫn chứng) 0,25 2 Giải thích sự khác biệt trong sản xuất lúa vụ đông xuân với vụ lúa mùa giai đoạn 1,25 2005 – 2017. - Sự khác biệt: vụ đông xuân có diện tích, năng suất, sản lượng lớn hơn và có xu hướng 0,25 tăng, vụ mùa có diện tích, năng suất, sản lượng nhỏ nhất và có xu hướng giảm ở diện tích và sản lượng (dẫn chứng) VI - Vụ đông xuân có diện tích, năng suất, sản lượng lớn hơn và có xu hướng tăng do vụ 0,50 3,0 này tránh được thời kì mưa bão, ít sâu bệnh, khá ổn định, chi phí sản xuất thất, hiệu quả điểm (phân tích) - Vụ mùa có diện tích, năng suất, sản lượng nhỏ nhất và giảm do thời tiết có nhiều bất 0,50 lợi: ảnh hưởng của mưa bão (ở miền Bắc, miền Trung), của lũ (miền Nam), hơn nữa do độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển mạnh nên năng suất thấp nhất (phân tích) VII 1 Phân tích điều kiện phát triển công nghiệp điện ở Tây Nguyên. 1,50 3,0 - Thuận lợi:
  5. điểm + Nguồn thủy năng dồi dào hình thành bậc thang thủy điện tiết kiệm chi phí và khai thác 0,50 tốt công suất (phân tích) + Nguồn điện Mặt trời, điện gió (phân tích) 0,25 + Khác: thị trường, chính sách... (phân tích) 0,25 - Khó khăn: + Tác động tiêu cực của các nhà máy thủy điện đến môi trường, tài nguyên và việc di 0,25 dân (phân tích) + “Khủng hoảng thừa” điện năng từ các nhà máy điện Mặt trời dẫn đến cắt giảm luân 0,25 phiên công suất phát của các nhà máy 2 Từ việc chỉ ra những thách thức phải đối mặt của xuất khẩu nông sản nước ta thời 1,50 gian qua, em hãy đề xuất giải pháp nâng cao vị thế nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. - Những thách thức của xuất khẩu nông sản: + Sự biến động của thị trường, xu thế tiêu dùng 0,25 + Dịch bệnh, biến đổi khí hậu 0,25 + Sự cạnh tranh về giá, vệ sinh ATTP, chất lượng nông sản, thuế... 0,25 - Giải pháp nâng cao vị thế nông sản Việt: + Nâng cao chất lượng, vệ sinh ATTP, đẩy mạnh chế biến nâng cao giá trị 0,25 + Nắm bắt, mở rộng thị trường 0,25 + Xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ 0,25 TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI: Câu I + II + III + IV + V + VI + VII = 20,00 ĐIỂM ---------HẾT- --------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2