intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lại môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Ban KHTN) - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi lại môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Ban KHTN) - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lại môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Ban KHTN) - Trường THPT Bình Chiểu, TP HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2022-2023 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 11 – Ban KHTN TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 19/6/2023 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 02 trang) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm) Câu 1: Cho các hợp chất sau đây: CH3–OH, CH2=CH–OH, CH3–CH(OH)–CH3, C6H5–OH (C6H5– là nhóm phenyl), CH3–CH2–OH, (CH3)3C–OH. Số ancol trong dãy chất trên là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 2: Công thức phân tử chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-2O. B. CnH2nO. C. CnH2n-2O2. D. CnH2nO2. Câu 3: Số đồng phân anđehit ứng với công thức phân tử C5H10O là A. 1. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí propilen vào dung dịch thuốc tím là A. xuất hiện kết tủa vàng. B. xuất hiện kết tủa đen. C. dung dịch bị nhạt màu. D. dung dịch chuyển sang màu xanh. Câu 5: Hiện tượng xảy ra khi cho etylen glicol vào ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 là A. xuất hiện khí không màu, không mùi. B. dung dịch bị nhạt màu. C. kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. D. xuất hiện kết tủa màu vàng. Câu 6: Ankin X có công thức cấu tạo CH≡C–CH(CH3)–CH(CH3)–CH3. Tên thay thế của X là A. 2,3-metylpent-4-en. B. 3,4-đimetylpent-1-en. C. 2,3-metylpent-4-in. D. 3,4-đimetylpent-1-in. Câu 7: Axit cacboxylic X có công tên thay thế là axit 3-metylbutanoic. Công thức cấu tạo của X là A. CH3–CH2–CH(CH3)–COOH. B. CH3–CH(CH3)–CH2–COOH. C. CH3–CH2–CH(CH3)–CH2–COOH. D. CH3–CH(CH3)–CH2–CH2–COOH. Câu 8: Anđehit thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với A. dung dịch Br2. B. O2 (Mn2+, t0). C. AgNO3/NH3, t0. D. H2 (Ni, t0). Câu 9: Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Từ axetilen có thể điều chế được nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng như axit axetic, ancol etylic, các polime, sợi tổng hợp, cao su. Công thức cấu tạo của axetilen là A. CH2=CH2. B. CH≡CH. C. CH2=CH–CH=CH2. D. CH3–CH2–OH. Câu 10: Ancol etylic không phản ứng với chất nào sau đây? A. Na. B. Cu(OH)2. C. HBr, t0. D. CuO, t0.
  2. Câu 11: Chất X có CTCT: CH3–C(CH3)2–CH(CH3)–CHO. X là một A. anđehit no đơn chức mạch hở. B. axit no, đơn chức, mạch hở. C. ancol no, đơn chức, mạch hở. D. este no, đơn chức, mạch hở. Câu 12: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 30 có nghĩa là 0 A. cứ 100ml nước thì có 30ml rượu etylic nguyên chất. B. cứ 100g dung dịch thì có 30g rượu etylic nguyên chất. C. cứ 70ml nước thì có 30ml rượu etylic nguyên chất. D. cứ 70g nước thì có 30g rượu etylic nguyên chất. B. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có, đối với phương trình có nhiều sản phẩm chỉ viết phương trình tạo thành sản phẩm chính): a) CH3–CH2–CH2–OH + HCl (t0). b) CH3–COOH + KOH. c) Toluen tác dụng với Br2 (t0). d) Benzen tác dụng với HNO3 đặc (tỉ lệ mol 1:1, xúc tác H2SO4 đặc, t0). Câu 2: (2,0 điểm) Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các chất sau đây, viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có): Axit axetic (CH3COOH), etanal (CH3CHO), hexan (C6H14), metanol (CH3OH). Câu 3: (2,0 điểm) Cho 1,66 gam hỗn hợp gồm 2 ancol A, B đều no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MA < MB) tác dụng với lượng dư Na thì thu được 0,336 lít khí thoát ra (đktc). a) Xác định công thức phân tử của các ancol A, B. b) Xác định công thức cấu tạo đúng của ancol B, biết rằng khi oxi hóa không hoàn toàn ancol B bởi CuO (t0) thì tạo được sản phẩm hữu cơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Viết phương trình phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol B bằng CuO (t0). Câu 4: (1,0 điểm) Cho 1,84 gam axit fomic (HCOOH) tác dụng với lượng dư KHCO3 tạo thành V lít khí CO2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính giá trị của V. ----------HẾT---------- Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; O=16; Br=80; Ag=108. Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: .............................................................................................................. Số báo danh: ...................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2