Đề thi thử đại học môn sinh học 2011 - Đề số 10
lượt xem 25
download
Câu 1: Một quần thể xuất phát, xét một gen có 2 alen A và a, có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng A. 4 thế hệ. 5 thế hệ. B. 6 thế hệ. C. 3 thế hệ. D. Câu 2: Sự đọc mã trên mARN diễn ra chính xác là do: A. đoạn -XXA (3’) của tARN C. enzim aminoacyl~tARN synthetase. B. enzim peptidyl transferase....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử đại học môn sinh học 2011 - Đề số 10
- Đề thi thử đại học 10 Câu 1: Một quần thể xuất phát, xét một gen có 2 alen A và a, có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng A. 4 thế hệ. B. 6 thế hệ. C. 3 thế hệ. D. 5 thế hệ. Câu 2: Sự đọc mã trên mARN diễn ra chính xác là do: A. đoạn -XXA (3’) của tARN B. enzim peptidyl transferase. D. anticodon của tARN C. enzim aminoacyl~tARN synthetase. Câu 3: Trong các thí nghiệm ADN tái tổ hợp có sử dụng vector plasmid, điều kiện quan trọng nhất cần tuân thủ là: A. giữ nguyên vẹn khởi điểm tái bản của nó. B. giữ nguyên vẹn các gen kháng thuốc của nó. C. chọn plasmid có trọng lượng phân tử thấp. D. chọn plasmid có chứa nhiều gen kháng thuốc. Câu 4: Về bản chất, sự điều hoà âm tính của gen là cơ chế mà trong đó sản phẩm của gen điều hoà : A. Dùng để “đóng” (ức chế) vùng khởi động không cho các gen cấu trúc hoạt động. B. Dùng để “đóng” (ức chế) một hệ thống di truyền đã bị đột biến. C. Dùng để “đóng” (ức chế) vùng vận hành không cho các gen cấu trúc hoạt động. D. Dùng để “mở” (kích thích) một hệ thống di truyền. Câu 5: Thực hiện phép lai phân tích AaBb x aabb hoặc Aabb x aaBb đối với một tính trạng, nếu thu được tỷ lệ kiểu hình 1:2:1 chứng tỏ tính trạng KHÔNG tuân theo quy luật tương tác gen thuộc kiểu: A. bổ trợ 9:6:1 B. bổ trợ 9:3:3:1 C. át chế trội 12:3:1 D. át chế lặn 9:3:4
- Câu 6: Cơ sở NST của hội chứng Down được khám phá lần đầu vào năm 1959, sau khi xác định chính xác số lượng NST lưỡng bội ở người. Về nguyên nhân, được biết đa số (khoảng 95%) trường hợp phát sinh từ: A. sự không phân tách của NST 21 xảy ra chủ yếu ở kỳ sau giảm phân I. B. sự thụ tinh giữa một giao tử thừa NST 21 với một giao tử bình thường. C. tuổi tác người mẹ (có sự liên quan rõ rệt với những người mẹ lớn tuổi). D. sự có mặt ba bản sao của NST 21 (trisomy 21) trong các tế bào. Câu 7: Sự tái bản kiểu nửa gián đoạn ở mỗi chạc diễn ra là do hai sợi khuôn ngược chiều nhau, trong khi các ADN polymerase chỉ xúc tác tổng hợp mới: A. từng đoạn Okazaki. B. theo chiều 5’--> 3’. C. khi đã có đoạn mồi. D. theo chiều 3’--> 5’ Câu 8: Một người đàn ông mắc một bệnh di truyền cưới một người phụ nữ có kiểu hình bình thường. Họ sinh được 4 trai và 4 gái; tất cả các con gái của họ đều mắc bệnh giống như bố, nhưng không có con trai nào của họ mắc bệnh này. Phát biểu nào dưới đây nhiều khả năng đúng hơn cả ? Bệnh này gây ra bởi .......... A. một alen lặn trên NST thường B. một alen trội trên NST thường C. một alen trội trên NST X D. một alen lặn trên NST Y Câu 9: Để phát hiện các dị tật và bệnh bẩm sinh liên quan đến các đột biến NST ở người, người ta sử dụng phương pháp nào dưới đây : A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh B. Nghiên cứu phả hệ C. Nghiên cứu tế bào D. Di truyền sinh hoá Câu 10: Trong sinh học hiện đại, nhân tố tiến hoá được hiểu : A. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Là các nhân tố của môi trường tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật C. Là nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho sinh vật ngày càng tiến bộ. D. Là nhân tố làm cho sinh vật biến đổi ngày càng thích nghi với môi trường.
- Câu 11: Cơ chế gây đột biến của chất 5-BU là A. B. C. D. Câu 12: Giả sử rằng ở một tinh bào sơ cấp xảy ra sự không phân tách đối với một cặp NST trong giảm phân I. Kết thúc giảm phân sẽ cho ra ...... tinh trùng khác nhau và có bộ NST ......? A. hai; n +1 và n. B. ba; n +1 , n -1 và n. C. hai; n -1 và n D. hai; n +1 và n -1. Câu 13: Ở một locus trên NST thường có n + 1 alen. Tần số của một alen là ½, trong khi tần số của mỗi alen còn lại là 1/(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec, thì tần số các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu ? A. (n - 1)/(2n) B. (3n - 1)/(4n) C. (4n - 1)/(5n) D. (2n - 1)/(3n) Câu 14: Ở một loài côn trùng, 2 gen trội A và B nằm trên 2 NST thường khác nhau tác động quy định cơ thể có cánh dài. Thiếu một hay thiếu cả hai gen trội nói trên đều tạo ra kiểu hình cánh ngắn. Khi cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phối nhau và tiếp tục cho F1 tạp giao. Biết rằng kết quả F2 là 1 trong 4 trường hợp sau đây thì trường hợp đó là : A. 81,25 cánh ngắn : 18,75% cánh dài. B. 56,25% cánh dài : 43,75% cánh ngắn C. 81,25% cánh dài : 18,75% cánh ngắn D. 56,25% cánh ngắn : 43,75% cánh dài Câu 15: Trong các phương pháp sau đây: I. Chọc dò dịch ối. II.Liệu pháp gen. III.Sinh thiết tua nhau. IV.Di truyền phả hệ. Phương pháp nào được sử dụng để phát hiện thai nhi có bệnh hay không? A. III, IV. B. I, IV. C. I, III. D. II, IV.
- Câu 16: Nhiệm vụ nào sau đây KHÔNG đúng với di truyền y học tư vấn khi tư vấn cho các cặp vợ chồng mà bản thân họ hoặc những người trong dòng họ mắc bệnh di truyền? A. Đưa ra các biện pháp chữa trị thích hợp với các bệnh di truyền. B. Chẩn đoán đúng các bệnh di truyền. C. Cung cấp thông tin về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con. D. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh con để phòng, hạn chế hậu quả xấu. Câu 17: Kết quả xét nghiệm tế bào học của một người cho thấy có hai thể Barr, chứng tỏ người đó là A. siêu nữ (XXX) B. nữ bình thường (XX) C. nam XYY D. nam Klinefelter (XXY) Câu 18: Một loài côn trùng được tìm thấy có tính kháng thuốc với một loại thuốc trừ sâu phổ biến. Giải thích nào dưới đây là hợp lý hơn cả ? A. Chọn lọc tự nhiên tạo ra khả năng kháng thuốc ở quần thể côn trùng. B. Thuốc trừ sâu thúc đẩy sự phát triển tính kháng thuốc ở những cá thể nhất định và đặc điểm này được di truyền. C. Vốn gen ban đầu đã có sẵn các gen tạo cho côn trùng có tính kháng thuốc. D. Thuốc trừ sâu tạo ra đột biến mới mã hoá tính kháng thuốc và đột biến này được di truyền. Câu 19: Sự sai khác chính yếu về mặt tổ chức giữa các mARN trưởng thành của các tế bào nhân chuẩn và mARN của sinh vật nhân sơ là ở : A. Đoạn không mã hoá. B. Đoạn kéo sau. C. Đoạn dẫn đầu. D. Đoạn mã hoá. Câu 20: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1và F2 là A. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng. B. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.
- C. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng. D. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng. Câu 21: Cho cặp P thuần chủng về các tính trạng tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu? A. 600 cây. B. 450 cây. C. 150 cây. D. 300 cây. Câu 22: Locus thứ nhất có 2 alen là A và a; Locus thứ hai có hai alen B và b; Trong trường hợp cả hai gen trên đều nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y, số kiểu gen tối đa trong quần thể về hai gen này là A. 10 B. 9 C. 15 D. 14 Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến. B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới. C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới. D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. Câu 24: Sự phát sinh và tiến hoá của loài người chịu tác động của các nhân tố nào sau đây ? A. Nhân tố chọn lọc tự nhiên như núi lửa, phóng xạ, thay đổi sinh cảnh B. Nhân tố xã hội như biết sống chung và chọn lọc tự nhiên, đột biến. C. Nhân tố sinh học như đột biến gen, đột biến NST D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội Câu 25: Để tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp ở vi khuẩn phải : A. Sử dụng vi khuẩn có gen đánh dấu, không cần quan tâm tới thể truyền. B. Sử dụng thể truyền có cùng dấu hiệu với vi khuẩn nhận ADN tái tổ hợp.
- C. Sử dụng các thể truyền có gen đánh dấu giống ho àn toàn như gen đánh dấu ở vi khuẩn. D. Sử dụng các thể truyền có dấu hiệu trái ngược với vi khuẩn nhận ADN tái tổ hợp. Câu 26: Cho biết kết quả thí nghiệm của Mendel: P: hoa tím x hoa trắng --> F1: tím --> F2: 3/4 tím và 1/4 trắng. Xác suất để một cây hoa tím chọn ngẫu nhiên từ F2 là dị hợp bằng bao nhiêu? Biết màu sắc hoa do một cặp gen quy định. A. 75%. B. 50%. C. 66,7%. D. 25%. Câu 27: Cơ quan tương tự là những cơ quan: A. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. B. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. Câu 28: Bệnh nhân phenylxeton niệu (PKU) có hàm lượng phenylalanine trong máu cao, đầu nhỏ, chỉ số IQ thấp và tóc hơi sáng. Điều đó cho thấy A. nhiều bệnh di truyền ở người gây ra bởi những gen như vậy B. một gen đơn ảnh hưởng lên nhiều tính trạng C. bệnh xảy ra ở các cá thể đồng hợp về allele lặn đột biến D. có sự tích luỹ chất độc trong đầu làm tổn hại não bộ Câu 29: Trong quá trình tiến hoá, các cơ chế cách li đóng vai trò gì? A. Quy định chiều hướng, tốc độ tiến hoá. B. Duy trì sự toàn vẹn của loài. C. Tạo ra nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. Câu 30: Cho một cây cà chua thân cao, quả đỏ thụ phấn với một cây cà chua thân cao, quả đỏ khác với ý định tạo nên một giống cà chua thuần chủng toàn thân cao quả đỏ nhưng đời con vẫn xuất hiện những cây thân thấp, quả vàng. Điều này chứng tỏ :
- A. Các cá thể đem lai đều thuần chủng B. Các cá thể đem lai đều cho giao tử lặn. C. Các cá thể đem lai chưa thuần chủng D. Các cá thể đem lai đều dị hợp về cả hai cặp gen. Câu 31: Phép lai giữa hai ruồi giấm cánh vênh cho ra 50 con cánh vênh và 23 con cánh thẳng.Với giả thiết này, ý kiến nào sau đây là hợp lý hơn cả ? A. Không thể xuất hiện ruồi cánh vênh đồng hợp B. Gen gây chết ở trạng thái đồng hợp. C. Bố mẹ không thể thuần chủng. D. Allele cánh vênh là đột biến trội gây chết. Câu 32: Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống vì : A. Làm thay đổi kiểu hình của vật nuôi, cây trồng. B. Tạo ra vật liệu di truyền mới C. Làm phát sinh ra nhiều kiểu gen mới D. Làm tăng năng suất cây trồng. Câu 33: Giả sử một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản) của sinh vật nhân thực có 30 phân đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị nhân đôi đó ? A. 32 B. 30 C. 60 D. 31 Câu 34: Để điều trị cho người mắc bệnh máu khó đông, người ta đã : A. Sữa chữa cấu trúc của gen đột biến B. Thay gen đột biến bằng gen bình thường C. Tiêm chất sinh sợi huyết D. Làm mất đoạn NST chứa gen đột biến. Câu 35: Loại giao tử nào sau đây không được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen có hoán vị gen với tần số 20% trên cặp NST giới tính ? A. de = 5% B. DE = 20% C. DE = 5% D. de = 5% Câu 36: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec ? A. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen
- B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể C. Không phát sinh đột biến D. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau Câu 37: Một gen của vi khuẩn, có A = 20% và tổng số liên kết hiđrô bằng 6240 liên kết. Số nuclêôtit mỗi loại có trong gen là : A. A = T = 380, G = X = 720 B. A = T = 960, G = X = 1440 C. A = T = 1440, G = X = 960 D. A = T = G = X = 1200 Câu 38: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích gì ? A. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để t ìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. Phát hiện các gen biểu hiện phụ thuộc giới tính. C. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. D. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết giới tính. Câu 39: Intron là: A. đoạn ADN ngoại lai được xen vào trong gen. B. đoạn ADN vận động chèn vào trong một gen. C. đoạn ADN và ARN tương ứng không mã hoá protein. D. đoạn ADN không mã hoá nên không được phiên mã. Câu 40: Nếu sự tạp giao giữa các thể F1 dị hợp tử kép từ hai phép lai khác nhau thu được F2 gồm: 108 A-B-, 41 A-bb, 43 aaB- và 8 aabb. Tần số tái tổ hợp ở cả hai phía là: A. 16%. B. 12%. C. 8%. D. 20%. Câu 41: Sáu loài thuộc giống muỗi Anopheles ở châu Âu giống nhau về kiểu hình, chỉ kkhác nhau về màu sắc trứng, có đốt người hay không, có truyền bệnh sốt rét hay không. Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt?
- A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh. C. tiêu chuẩn địa lý - sinh thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. Câu 42: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ráp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì ? A. Sự xuất hiện các axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống. B. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã. C. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic. D. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin. Câu 43: Ở thỏ, chiều dài tai do 2 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định và cứ mỗi gen trội quy định tai dài 7,5 cm, thỏ có tai ngắn nhất trong quần thể là 10 cm. Kiểu hình tai dài nhất do kiểu gen nào sau đây quy định và có chiều dài bao nhiêu ? A. AABB, chiều dài của tai là 40 cm B. aaBB, chiều dài của tai là 30 cm. C. AABB, chiều dài của tai là 30 cm D. AAbb, chiều dài của tai là 40 cm Câu 44: Với phép lai AaBbDd x AaBbDd, điều kỳ vọng nào sau đây ở đời con là KHÔNG hợp lý? A. A-bbD- = 9/64 B. A-bbdd = 3/64 C. aaB-Dd = 9/64 D. aabbdd = 1/64 Câu 45: Ở một loài, xét hiện tượng 2 gen nằm trên cùng một NST với khoảng cách 25cM. Cho cơ thể mang kiểu gen lai phân tích và biết rằng trong giảm phân xảy ra trao đổi chéo NST ở tế bào sinh giao tử của cá thể nói trên. Tỉ lệ kiểu gen xuất hiện ở con lai là : A. 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% B. 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% C. 25% : 25% : 25% : 25% D. 25% : 50% : 25% Câu 46: Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu A-B-D- là:
- A. 25% B. 28.125% C. 37,5% D. 56,25% Câu 47: Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm ba loại: n +1, n - 1 và n mà từ đó đã sinh ra người mắc hội chứng siêu nữ; chứng tỏ đã xảy ra sự không phân tách một cặp NST trong A. giảm phân I trong sự tạo tinh trùng hoặc trứng B. giảm phân II trong sự tạo trứng. C. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng hoặc trứng. D. giảm phân II trong sự tạo tinh trùng. Câu 48: Cho các nhân tố sau: (1) Yếu tố ngẫu nhiên. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 49: Các intron có vai trò như là những đoạn đệm: A. phân cách các vùng chức năng của protein. B. nhờ đó có thể tạo ra nhiều hơn 1 loại polypeptit từ 1 gen. C. tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo bên trong gen. D. cả A,B và C. Câu 50: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng vẫn được coi là nhân tố tiến hoá ? A. Giao phối không ngẫu nhiên đã làm giảm khả năng sinh ra các biến dị tổ hợp t rong quá trình sinh sản. B. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tốc độ sinh sản vì có sự lựa chọn các cá thể trong quá trình giao phối.
- C. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các kiểu gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên làm xuất hiện các cặp gen đồng hợp tử lặn có hại nên gây chết cho sinh vật. Câu Đáp án 1 A 2 D 3 A 4 C 5 B 6 A 7 B 8 C 9 C 10 A 11 A 12 D 13 B 14 B 15 C 16 B 17 A 18 C 19 D 20 D 21 A 22 D 23 D 24 D 25 D 26 C 27 A 28 B 29 B 30 B 31 B 32 C 33 A 34 C 35 D 36 D 37 B 38 A 39 C 40 D 41 B 42 A 43 A 44 C 45 B 46 B 47 C 48 A 49 D 50 C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 khối A, B - Trường THPT Đồng Lộc (Mã đề 161)
5 p | 826 | 490
-
.....đề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & Dđề thi thử đại học môn Văn dành cho các bạn luyện thi khối C & D
5 p | 907 | 329
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011 - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
5 p | 748 | 262
-
Đề thi thử Đại học môn Hoá - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề 101)
17 p | 591 | 256
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 01)
6 p | 444 | 242
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh (Mã đề 165)
6 p | 476 | 233
-
Đề thi thử Đại học môn Văn khối D năm 2011
4 p | 885 | 212
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 02)
6 p | 386 | 184
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Bộ GD & ĐT (Đề 08)
7 p | 305 | 119
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 - Trường THPT Tĩnh Gia 2 (Mã đề 135)
21 p | 329 | 73
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 1
5 p | 235 | 54
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2011 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Mã đề 268)
6 p | 167 | 35
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 4
7 p | 168 | 29
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 3
6 p | 176 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 5
4 p | 180 | 25
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 14
5 p | 122 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Lý khối A - Đề số 8
6 p | 166 | 21
-
Đề thi thử Đại học môn Hóa năm 2010 khối A, B - Trường THPT Hương Khê (Mã đề 142)
7 p | 182 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn