intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử Đại học môn Văn khối C năm 2014 - GDĐT Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Lam Chi Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

156
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng nhìn thấy cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài diễn ra ở không gian nào? Việc lựa chọn không gian ấy có ý nghĩa gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử Đại học môn Văn khối C năm 2014 - GDĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN; Khối C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng nhìn thấy cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài diễn ra ở không gian nào? Việc lựa chọn không gian ấy có ý nghĩa gì? Câu 2. (3,0 điểm) Có một nhà xã hội học trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường hợp khá thú vị. Đó là : anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này A trở thành một chàng trai đi đầu trong công tác chống nghiện ngập và bạo lực gia đình còn B lại trở thành một phiên bản khác của cha anh. Nhà xã hội học cùng đặt một câu hỏi cho cả hai người: “ Điều gì khiến anh trở nên như thế ?” Ông nhận được cùng một câu trả lời: “Có một người cha như thế nên tôi phải như thế”. Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhà văn Nguyễn Thi viết: Chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Anh/chị hãy phân tích nhân vật Việt và Chiến và chỉ rõ hai nhân vật này đã ghi những gì vào dòng sông truyền thống gia đình như mong ước của chú Năm? Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản. Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Phân tích bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ nhận định. --------- Hết --------- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh..................................................; SBD ...................................................................
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2013-2014 Môn: NGỮ VĂN; Khối C (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm II. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, 2,0 nhân vật nghệ sĩ Phùng nhìn thấy cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài diễn ra ở không gian nào? Việc lựa chọn không gian ấy có ý nghĩa gì? 1. Không gian diễn ra cảnh bạo hành (0,5 điểm) - Bãi xe tăng hỏng trên bờ biển, nơi Phùng đang đứng trú mưa bên bánh xích một 0,25 chiếc xe tăng và thu vào máy ảnh những khoảnh khắc hạnh phúc của tâm hồn khi anh phát hiện ra vẻ đẹp chiếc thuyền lưới vó từ ngoài khơi đang tiến vào gần bờ. - Ở bãi xe tăng hỏng có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ, chiếc xe màu 0,25 vàng tươi và to lớn gấp đôi chiếc xe tăng hỏng của ta. 2. Ý nghĩa của việc lựa chọn không gian (1,5 điểm) - Tái hiện chân thực cuộc sống của người dân vùng biển. Mặc dù cuộc chiến tranh 0,5 gian khổ đã đi qua, đất nước hoàn toàn được độc lập, thống nhất, hòa bình, nhưng trên chính vùng đất oanh liệt năm xưa, nhân dân lao động vẫn sống trong cảnh đói nghèo và bạo lực, nước mắt và khổ đau. - Nguyễn Minh Châu thể hiện suy tư sâu sắc về những vấn đề đặt ra trong cuộc 0,5 sống thời bình. Trong kháng chiến chống Mĩ, đất nước ta đã giành chiến thắng. Nhưng cuộc chiến chống đói nghèo và bạo lực còn lâu dài, gian khổ hơn rất nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm. Con người đừng vì vinh quang quá khứ mà ngủ quên trên vòng hoa chiến thắng. - Người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Nhìn bề ngoài, bãi xe tăng 0,5 hỏng, dấu tích chiến thắng vinh quang mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Nhưng nếu tìm hiểu kĩ, quan sát kĩ, sẽ thấy bao điều nhức nhối, trái ngang, đau khổ ẩn giấu bên trong. Người nghệ sĩ cần có trái tim, tấm lòng gắn bó với con người, cuộc sống. Đừng vì nghệ thuật mà lãng quên cuộc đời. Đó là cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và lo âu cho con người của Nguyễn Minh Châu. 2 Viết bài văn trình bày suy nghĩ về một hiện tượng xã hội 3,0 1. Phân tích ý nghĩa câu chuyện (1,0 điểm) - Câu chuyện nêu lên một hiện tượng quen thuộc trong đời sống: Cả thanh niên A 0,5 và B đều có một người cha nghiện ngập, vũ phu. Họ cùng chung một cảnh ngộ éo le, bất hạnh như nhau và chịu không ít ảnh hưởng từ hoàn cảnh xấu ấy. Tuy nhiên, kết quả tác động lại khác nhau. Anh A trở thành một chàng trai đi đầu trong công 1
  3. tác chống nghiện ngập và bạo lực gia đình. Anh B lại trở thành phiên bản khác của cha anh. - Câu chuyện đặt ra vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó là sự tác động của 0,5 hoàn cảnh sống và thái độ, ý chí, hành động của con người trước hoàn cảnh ấy. 2. Bình luận (1,5 điểm) - Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh cụ thể. Không ai có 0,5 thể tự chọn hoàn cảnh sống như mong muốn. Hoàn cảnh tốt là điều kiện để con người tu dưỡng, rèn luyện, phát triển khả năng. Hoàn cảnh khó khăn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và tính cách, số phận con người. - Tuy nhiên, hoàn cảnh tác động đến con người như thế nào lại hoàn toàn phụ 0,5 thuộc vào ý chí, nghị lực, quyết tâm của con người. Nếu con người có ý chí, quyết tâm sẽ vượt lên, cải tạo và chiến thắng hoàn cảnh, sống cuộc đời có ý nghĩa. Nếu thiếu ý chí, đầu hàng hoàn cảnh, đổ lỗi cho hoàn cảnh sẽ mất nghị lực, niềm tin và tương lai, hạnh phúc, thậm chí, hủy hoại cả đời mình. - Trong xã hội hiện nay, có nhiều người đang sống trong nhiều hoàn cảnh éo le, 0,5 khắc nghiệt khác nhau. Nhưng họ vẫn vượt lên số phận, thật đáng khâm phục. Ngược lại, có nhiều người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, nhưng không biết quý trọng những gì mình có, sống buông thả, dựa dẫm, hưởng thụ, thiếu ý chí, nghị lực, quyết tâm vươn lên, thật đáng chê trách, phê phán. 3. Bài học (0,5 điểm) - Cần nhận thức đúng đắn về sự tác động của hoàn cảnh sống đối với mỗi người 0,25 và ý chí, nghị lực của con người trước hoàn cảnh ấy. - Cần tạo hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển của con người. Mặt khác, mỗi 0,25 người phải nỗ lực, quyết tâm rèn luyện để làm chủ hoàn cảnh, làm chủ số phận và cuộc đời mình. 3.a Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, nhà văn Nguyễn Thi viết: 5,0 Chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Anh/chị hãy phân tích nhân vật Việt và Chiến và chỉ rõ hai nhân vật này đã ghi những gì vào dòng sông truyền thống gia đình như mong ước của chú Năm? 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Nguyễn Thi (1928 - 1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miềm Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, những con người vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu, vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc. 0,5 - Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. 2. Giải thích câu nói (0,5 điểm) - Chú Năm nói câu trên trước ngày hai chị em Việt, Chiến lên đường nhập ngũ. 0,5 Bằng cách nói hình ảnh chuyện của gia đình ta nó cũng dài như sông và mỗi đứa con trong gia đình là một khúc của dòng sông ấy, chú đã gợi lại niềm tự hào về truyền thống cách mạng của một gia đình nông dân Nam Bộ và nhắc nhở các cháu tiếp nối vẻ vang truyền thống ấy. 3. Phân tích nhân vật Việt và Chiến và chỉ rõ những điều hai nhân vật đã ghi vào dòng sông truyền thống gia đình (4,0 điểm) 2
  4. a. Nhân vật Việt (1,5 điểm) - Việt có nét riêng rất dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc, vô tư, tính tình còn 0,5 rất "trẻ con", rất ngây thơ, hiếu động (hay tranh giành phần hơn với chị, thích câu cá, bắn chim, phó thác mọi việc nhà cho chị, khi bị thương, gặp lại đồng đội thì khóc đó rồi cười đó,...). - Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chững 1,0 chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường (ngay từ nhỏ Việt không sợ bạo tàn, nằng nặc đòi đi tòng quân trả thù cho ba má, khi xông trận chiến đấu rất dũng cảm, bị trọng thương vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu,...); giàu tình cảm (luôn nhớ về đồng chí, đồng đội, người thân) và rất mực khiêm tốn, giản dị (thấy chiến công của mình chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và niềm ước mong của má). b. Nhân vật Chiến (1,0 điểm) - Chiến kế thừa những vẻ đẹp của người má, từ ngoại hình đến sự gan góc, đảm 0,5 đang, lo toan tháo vát (sắp xếp việc nhà chu đáo, trọn vẹn). - Chiến khác má ở vẻ hồn nhiên, trẻ trung, thích làm duyên làm dáng. Vận hội 0,5 mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề như dao chém đá của mình: "Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất". c. Những điều mà Việt và Chiến đã ghi vào dòng sông truyền thống (0,5 điểm) - Việt và Chiến đã ghi vào dòng sông truyền thống gia đình kỉ niệm sâu sắc ngày hai chị em lên đường tòng quân, đánh giặc trả thù cho ba má. - Hai chị em còn ghi vào truyền thống gia đình những biểu hiện phong phú của 0,5 tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với đồng chí, đồng đội, tình cảm gia đình gắn bó, sâu nặng, yêu thương và trên hết là ý chí và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu nhiệt huyết đền nợ nước, trả thù nhà; lí tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. d. Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5 điểm) - Xây dựng được một tình huống khá đặc biệt trong chiến tranh; truyện được trần 0,25 thuật chủ yếu qua hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại ở chiến trường; nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách người nông dân Nam Bộ. - Năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, có khả năng thâm nhập sâu vào đời sống nội 0,25 tâm của nhân vật, phân tích và diễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh vi của con người; chọn được những chi tiết truyện góc cạnh, cô đọng, dồn nén, mang tính tiểu thuyết; ngôn ngữ mang đậm sắc thái miền Nam. 3. Đánh giá (0,5 điểm) - Qua hai nhân vật Việt và Chiến, Nguyễn Thi không chỉ tái hiện lại hiện thực đau 0,25 thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh hùng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước mà còn khẳng định sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Với những nét đặc sắc về nghệ thuật trần thuật, khắc họa tính cách và miêu tả 0,25 tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ, Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn tiêu biểu cho văn học kháng chiến Việt Nam. 3.b Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận xét bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là 5,0 tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản. Anh/chị hiểu nhận định trên như thế nào? Phân tích bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ nhận định. 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Tố Hữu (1920 - 2002) là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường 3
  5. cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. - Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao 0,5 đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận những cảm xúc đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết bài thơ Từ ấy. Bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy. 2. Giải thích nhận định (0,5 điểm) - Tiếng hát: Là sự hòa điệu giữa ngôn từ và giai điệu được cất lên qua sự rung 0,25 động của tâm hồn con người. - Trong nhận định của Hoài Thanh, tiếng hát là cách nói hình ảnh diễn tả niềm vui 0,25 sướng, hạnh phúc, say mê mãnh liệt của người thanh niên, người cộng sản trẻ tuổi khi bắt gặp lí tưởng cách mạng, sẵn sàng tự nguyện gắn bó tình cảm và cuộc đời mình với thế giới nhân loại cần lao. 3. Phân tích, chứng minh nhận định (3,5 điểm) - Khổ 1 diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng. Hai câu thơ 1,5 đầu được viết theo bút pháp tự sự, kể lại một kỉ niệm không thể quên của cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Lí tưởng ấy như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Hai câu thơ sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. - Khổ 2 biểu hiện những nhận thức mới về lẽ sống. Khi được giác ngộ lí tưởng, 1,0 Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung một cách tự nguyện sâu sắc, nhà thơ muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hoà với quần chúng lao khổ tạo nên sức mạnh chiến đấu. - Khổ 3 cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm và nghệ thuật của Tố 1,0 Hữu. Nhà thơ tự coi mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ với vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ cù bất cù bơ giữa cuộc đời cũ còn nhiều bất công ngang trái; đồng thời, chính họ sẽ trở thành đối tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ. 4. Đánh giá (0,5 điểm) - Bằng việc sáng tạo một tứ thơ độc đáo, mới mẻ, hình ảnh thơ tươi vui, giàu sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng, nhạc điệu phong phú, ngân vang,… Từ ấy diễn tả niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng 0,5 cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ. Nhờ có lí tưởng Đảng, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng tâm hồn mình và có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tình cảm gắn bó với nhân loại cần lao. Bài thơ thực sự là tiếng hát từ tâm hồn, trái tim, lẽ sống của nhà thơ cộng sản Tố Hữu. ------------Hết----------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2