intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị mạng máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTMMT-LT49 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị mạng máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTMMT-LT49 (kèm đáp án) sau đây. Đề thi hữu ích đối với sinh viên nghề Quản trị mạng máy tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị mạng máy tính - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: QTMMT-LT49 (kèm đáp án)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: QTMMT - LT 49 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày các thành phần cơ bản về phần cứng máy tính Câu 2: (2 điểm) Thuật toán định tuyến là gì? Phân tích các mục tiêu khi thiết kế các thuật toán định tuyến. Câu 3: (3 điểm) Trình bày cấu trúc và sự phân lớp của địa chỉ IP v4. Một doanh nghiệp được cấp địa chỉ mạng: 172.16.32.0/19 . Doanh nghiệp này cần tạo 3 mạng con hợp lệ ( subnet ) để tiện cho việc quản lý. Với cương vị là người quản trị mạng, hãy phân chia địa chỉ IP sao cho hợp lý và đảm bảo yếu tố tiết kiệm tối đa tài nguyên địa chỉ IP? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Phần này do từng Trường tổ chức thi tốt nghiệp tự chọn nội dung để đưa vào đề thi, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. .........,ngày.......tháng.......năm..... DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI Chú ý: Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang:1/ 6
  2. DANH SÁCH CHUYÊN GIA NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH T GHI ĐỊA CHỈ LIÊN SỐ ĐIỆN HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ EMAIL T CHÚ LẠC THOẠI 1 Chuyên Tr. CĐN Đà Nẵng Nguyễn Văn Hưng 0903510171 hungnguyenvan@walla.com gia trưởng 2 Chuyên Tr. CĐN Việt Nguyễn Anh Tuấn 0918849243 tuancdvs@gmail.com gia Nam-Singgapore 3 Chuyên Tr. CĐN Cơ giới Phan Huy Thành 0919508585 thanhphanhuy@gmail.com gia Ninh Bình 4 Chuyên Tr. CĐN KTCN Vũ Minh Luân 0937339007 Vuminh_luan@yahoo.com gia HCM 5 Chuyên Tr. CĐN TNDT Trần Quang Sang 0978127169 sangdaklakvietnam@gmail.com gia Tây nguyên 6 Tr. CĐN CNC Chuyên Vũ Thị Hường Đồng An – Bình 0936141431 Vuhuong.Dl08@gmail.com gia Dương 7 Tr. CĐN Quốc tế Nguyễn Thị Thuỳ Chuyên Nam Việt (Nha 0982999062 Thuyduong11582@gmail.com Dương gia Trang) 8 Chuyên Tr. CĐN Việt Mỹ Lê Phúc 0907677675 lephucxm@gmail.com gia HCM Trang:2/ 6
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề số: DA QTMMT - LT49 Câu Nội dung Điểm I. Phần bắt buộc 1 Khối xử lý trung tâm CPU 0,5 điểm Có thể nói CPU là bộ chỉ huy của máy tính. Nó có 0,5 điểm nhiệm vụ thực hiện các phép tính số học và logic đồng thời điều khiển các quá trình thực hiện lệnh. CPU có 3 bộ phận chính đó là: + Khối tính toán số học và logic ((ALU = Arithmetic logic Unit) ALU thực hiện hầu hết các thao tác, phép tính quan trọng của hệ thống, đó là: - Các phép tính số học cộng, trừ, nhân, chia - Các phép tính logic And, Or Xor - Các phép tính quan hệ < , > , = , < >. + Khối điều khiển (CU = Control Unit) Khối điều khiển quyết định dãy thao tác cần làm đối với hệ thống bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển mọi công việc. + Thanh ghi (Register) Ngoài hai bộ phận nói trên, bên trong CPU còn có một số thanh ghi làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian, số thanh ghi này không có nhiều khoảng hơn mười cái. Nó được gắn chặt vào CPU bằng mạch điện tử với những chức năng cụ thể chuyên dụng nên tốc độ trao đối thông tin cực lớn và các câu lệnh làm việc với thanh ghi được viết ra cũng cực kỳ đơn gian. Trong CPU của hãng Intel có 13 thanh ghi 16 bít sau : AX, BX, CX, DX, SP, BP, SI, DI, CS, DS, ES, SS, IP và thanh ghi cờ (Flag) + Đồng hồ CPU được gắn với một bộ dao động thạch anh thường được gọi là một bộ đồng hồ hay bộ tạo xung nhịp. CPU điều khiển toàn bộ công việc theo một nhịp chuẩn của xung đồng hồ. Tầng số đồng hồ Trang:3/ 6
  4. càng lớn thì máy chạy càng nhanh. Bộ nhớ trong 0,5 điểm Bộ nhớ trong (bộ nhớ trung tâm) là bộ nhớ chứa chương trình và số liệu. Nó gắn liền với CPU để CPU có thể làm việc được ngay. + Ô nhớ, địa chỉ ô nhớ và dung lượng bộ nhớ. Bộ nhớ trong gồm các mảng các ô nhớ. Độ dài mỗi ô nhớ thường là một byte (có thể là hai byte). Mỗi ô nhớ đều có một địa chỉ. Số bít địa chỉ quyết định dung lương bộ nhớ. Nội dung bộ nhớ có thể thay đổi nhưng địa chỉ thì không thể. + Bus CPU nối với bộ nhớ theo các tuyến địa chỉ (Address bus), các tuyến dữ liệu (Data bus) và các tuyến điều khiển (Control Bus). Các Bus này thực chất là các dây nối. Khi 0,5 điểm ta nói data bus 32 bit có nghĩa là có 32 đầu dây dẫn điện nối giữa CPU với các bộ phận khác (bộ nhớ, cổng vào ra...) + RAM (Random Access Memory) Là bộ nhớ mà khi máy tính hoạt động ta có thể ghi vào, đọc ra một cách dễ dàng. Khi mất điện hay tắt máy thì thông tin trong RAM cũng mất luôn.. + ROM (Read Only Memory) Là bộ nhớ chỉ có thể đọc thông tin ra, thông tin tồn tại trong bộ nhớ ROM là thường xuyên ngay cả khi mất điện hay tắt máy. Việc ghi thông tin vào ROM là công việc của các chuyên gia kỹ thuật, các nhà sản xuất. Bản thân máy tính không thể thay đổi nội dung của ROM. Bộ nhớ ngoài 0,5 điểm + Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ phụ (Auxiliary Storage) là các thiết bị lưu trữ thông tin khối lượng lớn nên nó còn được gọi là bộ nhớ lưu trữ dung lượng lớn. Khi máy cần dùng dữ liệu, thông tin nào thì nó được tải lên bộ nhớ để làm việc nhanh hơn. 0,5 điểm + Bộ nhớ ngoài điển hình nhất là: - Đĩa mềm (Flopy Disk) - Đĩa cứng (Hard disk) - USB, CD, … Các thiết bị vào ra (input – ontput devices) 0,5 điểm Các thiết bị vào-ra có thể coi là các bộ phận để trao 0,5 điểm đổi thông tin giữa người và máy, máy với máy. Một máy tính có thể có nhiều thiết bị vào-ra + Thiết bị vào : được dùng để cung cấp dữ liệu cho bộ vi xử lý, thông dụng là bàn phím (Keyboard), con Trang:4/ 6
  5. chuột (Mouse), máy quét (Scaner) + Thiết bị ra : là phần đưa ra các kết quả tính toán, đưa ra các thông tin cho con người biết...các thiết bị ra thông dụng là màn hình (Monitor), máy in (Printer), máy vẽ (Ploter)... 2 Thuật toán định tuyến là gì? 0,5 điểm Thuật toán định tuyến là lời giải chi tiết cho bài toán tìm 0,5 điểm đường đi tốt nhất cho gói tin di chuyển từ nguồn tới đích Phân tích các mục tiêu khi thiết kế các thuật toán định 0,5 điểm tuyến ? - Sự tối ưu + Mô tả khả năng của thuật toán định tuyển chọn ra con đường đi tốt nhất 0,5 điểm + Thuật toán sẽ tuỳ thuộc vào các metric và trọng số của các metric được dùng để tính toán - Đơn giản và có lượng overhead nhỏ + Thuật toán càng nhỏ thì việc xử lý của CPU và bộ 0,25 nhớ trong Router càng hiệu quả hơn điểm + Ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô mạng - Tính bền vững và ổn định Là khả năng thực hiện chính xác việc chọn đường khi gặp 0,25 phải các tình huống không bình thường và không thể đoán điểm trước. - Tính linh hoạt 0,25 Là khả năng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của điểm hệ thống mạng. - Hội tụ nhanh 0,25 Là quá trình đạt được sự thống nhất với tất cả các Router điểm và các tuyến đường đang sử dụng. 3 Trình bày cấu trúc và sự phân lớp của địa chỉ IP v4? 0,5 điểm a/ Cấu trúc địa chỉ IP - Gồm 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bit 1 cho đến bit 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) - Chia thành 2 phần: Network ID và HostID Network ID HostID Bit 1 ……………………………. 32 b/ Sự phân lớp địa chỉ IP 0,75 điểm - Lớp A: 0,25 + Dành một byte cho phần network_id và ba byte cho điểm phần host_id. + Những địa chỉ IP có octe đầu tiên nằm trong khoảng Trang:5/ 6
  6. từ 0 (00000000) đến 127 (01111111) sẽ thuộc lớp A - Lớp B: + Dành hai byte cho mỗi phần network_id và host_id. 0,25 + Những địa chỉ IP có octe đầu tiên nằm trong khoảng điểm từ 128 (10000000) đến 191 (10111111) sẽ thuộc về lớp B. - Lớp C + Dành ba byte cho phần network_id và một byte cho phần host_id. 0,25 + Những địa chỉ nằm trong khoảng từ 192 (11000000) điểm đến 223 (11011111) sẽ thuộc về lớp C - Ngoài ra còn có lớp D và lớp E. Tuy nhiên 2 lớp này ít được sử dụng trong thực tế. Chỉ dùng để nghiên cứu. c/Bài toán về chia địa chỉ IP 1,25 điểm - Cần chia 3 subnet hợp lệ, như vậy cần phải mượn 3 bit 0,25 trong phần HostID của địa chỉ mạng đã cho điểm ( Số subnet hợp lệ=2x-2, với x là số bit đi mượn ) - 172.16.32.0/19 được viết thành 0,25 10101100.00010000.001HHHHH.HHHHHHHH/19 điểm Ta có thể mượn 3 bit host đầu tiên từ bên trái sang 0,25 - Mạng mới sẽ là: điểm 10101100.00010000.001NNNHH.HHHHHHHH/21 - Ta có 3 subnet hợp lệ mới là: + 10101100.00010000.00100100.00000000/21  172.16.36.0/21 + 10101100.00010000.00101000.00000000/21 0,5 điểm  172.16.40.0/21 + 10101100.00010000.00101100.00000000/21  172.16.44.0/21 Cộng (I) 7 điểm II. Phần tự chọn, do trường biên soạn 1 2 … Cộng (II) 3 điểm Tổng cộng (I+II) 10 điểm ……., ngày… tháng,… năm…… …………………………..Hết……………………… Trang:6/ 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2