intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dịch tễ học lâm sàng u nguyên bào võng mạc ở miền Bắc Việt Nam (2004 - 2013)

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

61
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cho thấy u nguyên bào võng mạc xuất hiện ngày càng nhiều, chủ yếu ở nhóm u một mắt, tuổi mắc bệnh rất nhỏ. Tiền sử gia đình thường gặp ở nhóm u hai mắt. Bệnh chẩn đoán muộn và tình trạng sót tế bào u ở diện cắt thị thần kinh vẫn còn tồn tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dịch tễ học lâm sàng u nguyên bào võng mạc ở miền Bắc Việt Nam (2004 - 2013)

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG U NGUYÊN BÀO<br /> VÕNG MẠC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM (2004 - 2013)<br /> Nguyễn Ngân Hà1,2, Phạm Trọng Văn1.2, Phạm Thị Minh Châu1,<br /> Phạm Hồng Vân1, Hoàng Anh Tuấn1, Vũ Thị Bích Thủy1,<br /> Nguyễn Xuân Tịnh1, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Hà Thị Thu Hà1, Nguyễn Ngọc Chung3<br /> 1<br /> <br /> Bệnh viện Mắt Trung ương, 2Trường Đại học Y Hà Nội, 3Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> <br /> U nguyên bào võng mạc là khối u nội nhãn ác tính hay gặp ở trẻ em gây mù lòa và tử vong nếu không<br /> được phát hiện và điều trị sớm. Nghiên cứu được thực hiện hồi cứu trên các bệnh nhân bị u nguyên bào<br /> võng mạc trong 10 năm (2004 - 2013) tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Kết quả nghiên cứu trên 298 bệnh<br /> nhân chia thành 2 nhóm (79% u một mắt và 21% u hai mắt). Số lượng bệnh nhân tăng trong 4 năm cuối<br /> đặc biệt là u một mắt. Bệnh nhân mắc bệnh < 4 tuổi nhưng không có khác biệt rõ về tuổi và giới giữa hai<br /> nhóm. Nhiều bệnh nhân nhóm u hai mắt có tiền sử gia đình (5/58) so với nhóm u một mắt (5/240). Lý do<br /> đến khám chủ yếu là ánh đồng tử trắng, lác và đỏ mắt. Xét nghiệm giải phẫu bệnh thấy 32 mắt (9,6%) còn<br /> tế bào u ở diện cắt thị thần kinh. Nghiên cứu cho thấy u nguyên bào võng mạc xuất hiện ngày càng nhiều,<br /> chủ yếu ở nhóm u một mắt, tuổi mắc bệnh rất nhỏ. Tiền sử gia đình thường gặp ở nhóm u hai mắt. Bệnh<br /> chẩn đoán muộn và tình trạng sót tế bào u ở diện cắt thị thần kinh vẫn còn tồn tại.<br /> Từ khóa: U nguyên bào võng mạc<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> U nguyên bào võng mạc mang tính gia<br /> <br /> U nguyên bào võng mạc (retinoblastoma)<br /> <br /> đình (heritable familial retinoblastoma) với 2%<br /> <br /> là loại u nội nhãn ác tính thường gặp ở trẻ em<br /> <br /> trẻ em bị u nguyên bào võng mạc thừa hưởng<br /> <br /> [1]. Bệnh xuất hiện theo cơ chế sinh u sau hai<br /> <br /> một gen RB1 đột biến từ cha hay mẹ. Khi đó<br /> <br /> lần đột biến gen RB1 trên nhánh dài của<br /> <br /> gọi là u nguyên bào võng mạc mang tính gia<br /> <br /> nhiễm sắc thể 13q14. Nếu dựa trên quan điểm<br /> <br /> đình. Mỗi tế bào trên cơ thể đứa trẻ đều mang<br /> <br /> di truyền, u có ba dạng: mang tính gia đình, rải<br /> <br /> một đột biến gen RB1 - đột biến thứ nhất. Đột<br /> <br /> rác không di truyền và không di truyền [2; 3].<br /> <br /> biến thứ hai xảy ra với bản sao còn lại của<br /> <br /> Phân tích dịch tễ đều dựa trên số liệu của các<br /> <br /> gen RB1 xảy ra ở các tế bào võng mạc vào<br /> <br /> nước phát triển, nơi hồ sơ theo dõi được lưu<br /> <br /> một thời điểm nào đó sau khi thụ thai. Đột<br /> <br /> trữ cẩn thận. Số liệu ở các nước đang phát<br /> <br /> biến gen di truyền có độ xâm nhập cao và hầu<br /> <br /> triển chủ yếu là loại u nguyên bào võng mạc<br /> <br /> như toàn bộ (95%) trẻ có mang gen đều xuất<br /> <br /> không di truyền. Lý do là vì phân tích u di<br /> <br /> hiện u nguyên bào võng mạc.<br /> <br /> truyền rất phức tạp, đòi hỏi thời gian và xử trí<br /> bệnh đa chuyên khoa [2; 4 - 6].<br /> <br /> U nguyên bào võng mạc rải rác di truyền<br /> (heritable sporadic retinoblastoma) với 30%<br /> trẻ bị u nguyên bào võng mạc có đột biến RB1<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Ngân Hà, Bộ môn Mắt, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội<br /> Email: dr.nganha@gmail.com<br /> <br /> ở tất cả các tế bào và cùng có nguy cơ như<br /> những trẻ có gen bệnh đến từ cha hay mẹ.<br /> <br /> Ngày nhận: 26/6/2016<br /> <br /> Tất nhiên là các trẻ này không có cha hay mẹ<br /> <br /> Ngày được chấp thuận: 08/12/2016<br /> <br /> mang gen đột biến. Đột biến mới xuất hiện ở<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 129<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> tế bào gốc của trẻ cho nên trẻ vẫn có thể<br /> <br /> cứu hồ sơ từ năm 2004 - 2013. Các thông tin<br /> <br /> truyền đột biến đó sang thế hệ sau.<br /> <br /> quan tâm bao gồm: Tuổi, giới, nơi ở, tiền sử<br /> <br /> U nguyên bào võng mạc không di truyền<br /> (nonheritable sporadic retinoblastoma) với<br /> <br /> gia đình, số mắt bị bệnh, dấu hiệu lâm sàng<br /> và kết quả giải phẫu bệnh.<br /> <br /> 60% trẻ bị u nguyên bào võng mạc không di<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> truyền. Đột biến xảy ra hai lần trên tế bào đã<br /> <br /> Các thông tin được nhập vào bệnh án mẫu<br /> <br /> biệt hóa ở một thời điểm sau khi thụ thai. U<br /> <br /> và phân tích. Bệnh nhân được xếp vào hai<br /> <br /> nguyên bào võng mạc có thể bị ở một mắt và<br /> <br /> nhóm: u nguyên bào võng mạc một mắt và u<br /> <br /> hai mắt. Đa số trẻ bị u nguyên bào võng mạc<br /> <br /> nguyên bào võng mạc hai mắt nhằm so sánh<br /> <br /> mang tính gia đình hay rải rác di truyền đều bị<br /> <br /> các số liệu liên quan.<br /> <br /> bệnh hai mắt, chỉ có 10 - 15% có bệnh một<br /> <br /> 3. Đạo đức nghiên cứu<br /> <br /> mắt. Tất cả u nguyên bào võng mạc không di<br /> truyền đều ở một mắt. Muốn có các thông tin ý<br /> <br /> Tất cả hoạt động tiến hành trong nghiên<br /> <br /> nghĩa cần theo dõi ba thế hệ. Các nghiên cứu<br /> <br /> cứu này đều tuân thủ quy định và nguyên tắc<br /> <br /> hay gộp u nguyên bào võng mạc một mắt là<br /> <br /> chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học<br /> <br /> thể không di truyền và u nguyên bào võng<br /> <br /> của Việt Nam và quốc tế. Toàn bộ số liệu thu<br /> <br /> mạc hai mắt là thể di truyền cho nên số liệu về<br /> <br /> thập được trong nghiên cứu là hoàn toàn<br /> <br /> u nguyên bào võng mạc một mắt thường<br /> <br /> trung thực. Các số liệu y học mang tính cá<br /> <br /> thống nhất trong khi u nguyên bào võng mạc<br /> <br /> nhân trong nghiên cứu được bảo mật.<br /> <br /> hai mắt rất thay đổi [2; 3; 7; 8].<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt<br /> về các thông tin dịch tễ học lâm sàng như tuổi<br /> <br /> Trong 10 năm (2004 - 2013) có 298 bệnh<br /> <br /> mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng, u một bên hay<br /> <br /> nhân mắc u nguyên bào võng mạc đã được<br /> <br /> cả hai bên mắt và đáp ứng điều trị giữa hai<br /> <br /> khẳng định với chẩn đoán giải phẫu bệnh. Số<br /> <br /> thể di truyền và không di truyền. Đây là nghiên<br /> <br /> lượng bệnh nhân tăng trong 4 năm cuối (2010<br /> <br /> cứu trên một số lượng lớn bệnh nhân trong<br /> <br /> - 2013) (biểu đồ 1). Đa số bệnh nhân bị u<br /> <br /> thời gian 10 năm với mục tiêu: 1. Phân tích<br /> đặc điểm tình hình và một số thông tin dịch tễ<br /> học. 2. Xác định khác biệt về đặc điểm của u<br /> nguyên bào võng mạc một mắt và hai mắt.<br /> <br /> nguyên bào võng mạc một mắt (79,5%) trong<br /> khi tỷ lệ mắc u hai mắt là 19,5%. Không có<br /> khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh mắt phải so với<br /> mắt trái (mắt phải 44%, mắt trái 36,5%).<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Phân tích riêng hai nhóm bệnh u một mắt<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> và u hai mắt cho thấy tỷ lệ tăng trong 4 năm<br /> <br /> Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định u<br /> <br /> gần đây rõ với nhóm u một mắt (bảng 1).<br /> <br /> nguyên bào võng mạc tại Khoa Giải phẫu<br /> <br /> Trong khi đó số lượng bệnh nhân bị u hai mắt<br /> <br /> bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương được hồi<br /> <br /> rất thay đổi và không có xu hướng rõ ràng.<br /> <br /> 130<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 60<br /> Số lượng bệnh nhân<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> 2004<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân u nguyên bào võng mạc<br /> tại Bệnh viện Mắt Trung ương theo năm<br /> Bảng 1. Số lượng bệnh nhân mắc bệnh một mắt và hai mắt theo năm<br /> Năm<br /> <br /> U một mắt (%)<br /> <br /> U hai mắt (%)<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 22 (9,2)<br /> <br /> 7 (12,0)<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 11 (4,6)<br /> <br /> 3 (5,2)<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 22 (9,2)<br /> <br /> 3 (5,2)<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 20 (8,3)<br /> <br /> 10 (17,2)<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 17 (7,1)<br /> <br /> 9 (15,5)<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 18 (7,5)<br /> <br /> 4 (6,9)<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 31 (12,9)<br /> <br /> 3 (5,2)<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 26 (10,8)<br /> <br /> 8 (13,8)<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 25 (10,4)<br /> <br /> 7 (12,1)<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 48 (20)<br /> <br /> 4 (6,9)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 240 (100%)<br /> <br /> 58 (100%)<br /> <br /> Phân tích phân bố bệnh nhân theo từng vùng miền cho thấy Hà Nội là nơi có nhiều bệnh nhân<br /> nhất, tiếp theo là Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa và Hải Phòng. Có nhiều tỉnh nghèo nhưng số<br /> lượng bệnh nhân thấp chỉ 2 - 3 bệnh nhân (bảng 2).<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 131<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 2. Số lượng bệnh nhân mắc bệnh một mắt và hai mắt theo địa lý<br /> Địa phương<br /> <br /> U một mắt (%)<br /> <br /> U hai mắt (%)<br /> <br /> Hà Nội<br /> <br /> 42 (17,5)<br /> <br /> 17 (29,3)<br /> <br /> Nghệ An<br /> <br /> 18 (7,5)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Hải Dương<br /> <br /> 16 (6,67)<br /> <br /> 2 (3,45)<br /> <br /> Thái Bình<br /> <br /> 13 (5,42)<br /> <br /> 2 (3,45)<br /> <br /> Hưng Yên<br /> <br /> 10 (4,17)<br /> <br /> 4 (6,9)<br /> <br /> Thanh Hóa<br /> <br /> 12 (5,0)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Hải Phòng<br /> <br /> 12 (5,0)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Nam Định<br /> <br /> 7 (2,92)<br /> <br /> 5 (8,62)<br /> <br /> Phú Thọ<br /> <br /> 11 (4,58)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Bắc Ninh<br /> <br /> 10 (4,17)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Hòa Bình<br /> <br /> 6 (2,50)<br /> <br /> 3 (5,17)<br /> <br /> Ninh Bình<br /> <br /> 7 (2,92)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Vĩnh Phúc<br /> <br /> 5 (2,08)<br /> <br /> 3 (5,17)<br /> <br /> Hà Nam<br /> <br /> 4 (1,67)<br /> <br /> 4 (6,9)<br /> <br /> Thái Nguyên<br /> <br /> 6 (2,5)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Bắc Giang<br /> <br /> 3 (1,25)<br /> <br /> 3 (5,17)<br /> <br /> Lạng Sơn<br /> <br /> 6 (2,5)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Quảng Bình<br /> <br /> 6 (2,5)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Điện Biên<br /> <br /> 4 (1,67)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Hà Tĩnh<br /> <br /> 5 (2,08)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Lào Cai<br /> <br /> 5 (2,08)<br /> <br /> 0<br /> <br /> Sơn La<br /> <br /> 4 (1,67)<br /> <br /> 1 (1,72)<br /> <br /> Yên Bái<br /> <br /> 3 (1,25)<br /> <br /> 2 (345)<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 25 (10,42)<br /> <br /> 3 (5,17)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 240 (100%)<br /> <br /> 58 (100%)<br /> <br /> Phân tích các yếu tố dịch tễ học cho thấy đa số u nguyên bào võng mạc xuất hiện ở trẻ < 3<br /> tuổi. U nguyên bào võng mạc hai mắt cũng xuất hiện ở lứa tuổi < 1 và lứa tuổi > 2, thậm chí có<br /> 6 trường hợp u nguyên bào võng mạc hai mắt xuất hiện lúc 4 - 5 tuổi. Không có khác biệt về tỷ<br /> lệ mắc bệnh nam nữ ở hai thể bệnh. Đáng chú ý là mỗi nhóm đều có 5 bệnh nhân có tiền sử<br /> 132<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> gia đình. Đa số bệnh nhân là dân tộc Kinh nhưng 26 bệnh nhân các dân tộc khác cũng mắc<br /> bệnh (2 mắt: 3, 1 mắt: 23) (bảng 3).<br /> Bảng 3. So sánh một số đặc điểm dịch tễ của u nguyên bào võng mạc một mắt và hai mắt<br /> U một mắt<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> U hai mắt<br /> <br /> n<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 0 - 1 tuổi<br /> <br /> 116<br /> <br /> 31<br /> <br /> 26,7<br /> <br /> 85<br /> <br /> 73,3<br /> <br /> 2 - 3 tuổi<br /> <br /> 136<br /> <br /> 21<br /> <br /> 15,4<br /> <br /> 115<br /> <br /> 84,6<br /> <br /> 4 - 5 tuổi<br /> <br /> 46<br /> <br /> 6<br /> <br /> 13,0<br /> <br /> 40<br /> <br /> 87,0<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 164<br /> <br /> 35<br /> <br /> 21,3<br /> <br /> 129<br /> <br /> 78,7<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 134<br /> <br /> 23<br /> <br /> 17,2<br /> <br /> 111<br /> <br /> 82,8<br /> <br /> Có<br /> <br /> 10<br /> <br /> 5<br /> <br /> 50<br /> <br /> 5<br /> <br /> 50<br /> <br /> Kinh<br /> <br /> 272<br /> <br /> 55<br /> <br /> 20,2<br /> <br /> 217<br /> <br /> 79,8<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 26<br /> <br /> 3<br /> <br /> 11,5<br /> <br /> 23<br /> <br /> 88,5<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,038<br /> <br /> 0,36<br /> <br /> Giới<br /> <br /> Tiền sử<br /> <br /> 0,013<br /> <br /> 0,21<br /> <br /> Dân tộc<br /> <br /> Với cả hai nhóm, ánh đồng tử trắng là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân đến khám bệnh. Lác<br /> mắt và đỏ mắt là những lý do khác nhưng chủ yếu chỉ xảy ra với nhóm u một mắt.<br /> Bảng 4. So sánh lý do đến khám bệnh giữa hai nhóm u một mắt và hai mắt<br /> Lý do vào viện<br /> <br /> U một mắt<br /> <br /> U hai mắt<br /> <br /> Ánh đồng tử trắng<br /> <br /> 143 (59,6)<br /> <br /> 32 (55,2)<br /> <br /> 24 (10)<br /> <br /> 8 (13,8)<br /> <br /> Lác mắt<br /> <br /> 31 (12,9)<br /> <br /> 3 (5,2)<br /> <br /> Sưng nề mắt, chảy máu<br /> <br /> 10 (4,2)<br /> <br /> 1 (1,7)<br /> <br /> Thị lực kém<br /> <br /> 27 (11,3)<br /> <br /> 13 (22,4)<br /> <br /> Khác<br /> <br /> 5 (2,1)<br /> <br /> 1 (1,7)<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 240 (100%)<br /> <br /> 58 (100%)<br /> <br /> Đỏ mắt, đau nhức mắt<br /> <br /> Xét nghiệm giải phẫu bệnh cho thấy hình ảnh u phát triển quá mức, hướng nội và hướng<br /> ngoại chứng tỏ bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ bệnh nhân còn sót tế bào u ở diện<br /> cắt thị thần kinh vẫn còn khá cao (9,6%).<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 133<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2